Khi vào khu vực biên giới thì công dân Việt Nam không phải là cư dân biên giới phải chuẩn bị các giấy tờ gì?

Liên về về khu vực biên giới, đối với công dân Việt Nam ( không phải là cư dân biên giới) thì cần chuẩn bị những giấy tờ nào? Ai có trách nhiệm trong việc xây dựng các dự án, công trình trong khu vực biên giới, và thẩm quyền tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới do ai quyết định? Anh Minh (TP.HCM) đặt câu hỏi.

Công dân Việt Nam không phải là cư dân biên giới khi vào khu vực biên giới phải chuẩn bị các giấy tờ gì?

Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 43/2015/TT-BQP quy định như sau:

Đi vào khu vực biên giới
1. Đối với công dân Việt Nam
a) Công dân Việt Nam (không phải là cư dân biên giới) vào khu vực biên giới phải:
- Có giấy tờ tùy thân theo quy định của pháp luật;
- Xuất trình giấy tờ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
- Trường hợp nghỉ qua đêm phải đăng ký lưu trú tại Công an xã, phường, thị trấn;
- Hết thời hạn lưu trú phải rời khỏi khu vực biên giới;
- Trường hợp có nhu cầu lưu lại quá thời hạn đã đăng ký phải đến nơi đã đăng ký xin gia hạn.
...
c) Người, phương tiện vào hoạt động trong khu vực biên giới phải có giấy tờ tùy thân, giấy tờ liên quan đến phương tiện và giấy phép hoạt động theo lĩnh vực chuyên ngành do cơ quan có thẩm quyền cấp, đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của Đồn Biên phòng, Công an cấp xã sở tại và lực lượng quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
d) Những người không được cư trú ở khu vực biên giới có lý do đặc biệt vào khu vực biên giới như có bố (mẹ), vợ (chồng), con chết hoặc ốm đau; ngoài giấy tờ tùy thân phải có giấy phép của Công an cấp xã nơi người đó cư trú, đồng thời phải trình báo Đồn Biên phòng hoặc Công an cấp xã sở tại biết thời gian lưu trú ở khu vực biên giới; trường hợp ở qua đêm hoặc vào vành đai biên giới phải được sự đồng ý của Đồn Biên phòng sở tại.

Theo đó, công dân Việt Nam (không phải là cư dân biên giới) vào khu vực biên giới phải có giấy tờ tùy thân theo quy định của pháp luật, xuất trình giấy tờ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp nghỉ qua đêm phải đăng ký lưu trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

Khi hết thời hạn lưu trú phải rời khỏi khu vực biên giới, nếu có nhu cầu lưu lại quá thời hạn đã đăng ký phải đến nơi đã đăng ký xin gia hạn.

Khi vào khu vực biên giới thì công dân Việt Nam không phải là cư dân biên giới phải chuẩn bị các giấy tờ gì?

Khi vào khu vực biên giới thì công dân Việt Nam không phải là cư dân biên giới phải chuẩn bị các giấy tờ gì? (Hình từ Internet)

Ai có trách nhiệm trong việc xây dựng các dự án, công trình trong khu vực biên giới?

Cụ thể tại Điều 7 Thông tư 43/2015/TT-BQP quy định về xây dựng các dự án, công trình trong khu vực biên giới, về đối tượng có trách nhiệm được quy định như sau:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các dự án, công trình hoặc tiến hành khảo sát, thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong khu vực biên giới phải có trách nhiệm quản lý người, phương tiện, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong thời gian hoạt động ở khu vực biên giới.

Đồng thời có trách nhiệm thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này cho Đồn Biên phòng, chính quyền địa phương sở tại để phối hợp quản lý.

- Khi xây dựng các dự án, công trình trong khu vực biên giới, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương và chủ đầu tư phải tuân thủ các quy định tại Điều 8 Nghị định 34/2014/NĐ-CP, đồng thời chấp hành nghiêm quy định về quy chế quản lý biên giới giữa hai nước; không được làm ảnh hưởng đến công trình biên giới, dấu hiệu nhận biết đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới.

- Cục Kế hoạch và Đầu tư Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh (nơi có dự án, công trình xây dựng) tổng hợp báo cáo Bộ Quốc phòng để có văn bản trả lời cơ quan gửi xin ý kiến đối với việc xây dựng các dự án, công trình trong khu vực biên giới theo quy định tại Nghị định 34/2014/NĐ-CP; hàng năm, tổng hợp báo cáo Bộ Quốc phòng về việc liên quan đến xây dựng các dự án, công trình trong khu vực biên giới.

- Đồn Biên phòng có trách nhiệm hướng dẫn, phổ biến cho tổ chức, cá nhân có liên quan nhận biết dấu hiệu đường biên giới quốc gia, phạm vi "vành đai biên giới", "vùng cấm", quy định có liên quan đến quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện trong quá trình hoạt động ở khu vực biên giới.

Việc tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới thuộc thẩm quyền của ai?

Liên quan đến tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới, theo Điều 8 Thông tư 43/2015/TT-BQP quy định như sau:

Tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới
1. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Đồn trưởng Đồn Biên phòng có thẩm quyền tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP.
Trong trường hợp cấp trưởng vắng mặt, cấp phó được cấp trưởng ủy quyền, thay thế có quyền ra quyết định tạm dừng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cấp trưởng về quyết định của mình.
2. Người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này, trước khi ra quyết định tạm dừng phải xác định các yếu tố sau:
a) Tính chất, mức độ nghiêm trọng của tình hình xảy ra trên biên giới, đối chiếu với quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP để xem xét, quyết định. Trường hợp chưa đủ yếu tố, điều kiện cần thiết ra quyết định tạm dừng thì phải điều tra, xác minh nghiên cứu nắm tình hình cụ thể và ra quyết định đúng với quy định của pháp luật;
b) Dự kiến hậu quả có thể xảy ra khi ra quyết định tạm dừng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, nhân dân ở khu vực biên giới để quyết định cho phù hợp;
c) Thời gian, phạm vi khu vực cần tạm dừng các hoạt động xác định trên bản đồ và trên thực địa.
3. Thực hiện tạm dừng:
a) Ra quyết định tạm dừng theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thông báo theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 10 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP. Hình thức thông báo bằng văn bản theo các Mẫu số 18, 19 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Chỉ đạo, theo dõi nắm chắc tình hình trong khu vực tạm dừng để hướng dẫn mọi người chấp hành, giải quyết, xử lý những tình huống phát sinh theo đúng quy định của pháp luật;
d) Trường hợp kéo dài thời hạn tạm dừng, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định gia hạn thời gian tạm dừng theo Mẫu số 20 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và tổ chức thi hành.
4. Kết thúc thực hiện quyết định tạm dừng và quyết định gia hạn tạm dừng
Người ra quyết định tạm dừng phải:
a) Ra quyết định bãi bỏ quyết định tạm dừng, quyết định bãi bỏ quyết định gia hạn tạm dừng theo các Mẫu số 21, 22 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời phải thông báo cho các cơ quan, tổ chức theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP, theo các Mẫu số 23, 24 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tham gia khắc phục hậu quả của quyết định tạm dừng và quyết định gia hạn tạm dừng (nếu có);
c) Đánh giá tác động của việc tạm dừng, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Đồn trưởng Đồn Biên phòng có thẩm quyền tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới theo quy định tại Điều 10 Nghị định 34/2014/NĐ-CP.

Trong trường hợp cấp trưởng vắng mặt, cấp phó được cấp trưởng ủy quyền, thay thế có quyền ra quyết định tạm dừng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cấp trưởng về quyết định của mình.

Khu vực biên giới
Biên giới quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nước có chung biên giới đất liền với nước Việt Nam là nước nào? Phương tiện của nước có chung biên giới vào khu vực cửa khẩu của VN có phải khai tờ khai hải quan không?
Pháp luật
Đỉnh Mẫu Sơn ở đâu? Đỉnh Mẫu Sơn ở tỉnh nào? Sản phẩm du lịch của Đỉnh Mẫu Sơn 2024 gồm những gì?
Pháp luật
Ngày 03 tháng 3 là Ngày Biên phòng toàn dân đúng không? Cách thức tổ chức Ngày Biên phòng toàn dân?
Pháp luật
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì? Mức phạt cao nhất cho người kích động chiến tranh xâm lược nhằm chống lại chủ quyền lãnh thổ Việt Nam là gì?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục thiết lập khu chợ biên giới Việt Nam - Trung Quốc thế nào? Khu chợ biên giới gồm những kiểu chợ gì?
Pháp luật
Mẫu Giấy xác nhận kinh doanh tại khu chợ biên giới của cư dân biên giới Trung Quốc hiện nay thế nào?
Pháp luật
Nội dung đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia gồm những nội dung nào? Cơ quan nào tổ chức thực hiện đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia?
Pháp luật
Nước nào có diện tích lớn nhất thế giới? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới quốc gia?
Pháp luật
Hộ di dân theo kế hoạch Nhà nước đến sinh sống ổn định lâu dài tại thôn sát biên giới Việt Trung được hỗ trợ khai hoang thế nào?
Pháp luật
Danh sách các cặp cửa khẩu giữa Việt Nam và Campuchia thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khu vực biên giới
5,344 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khu vực biên giới Biên giới quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: