Hoạt động ký kết Thỏa thuận quốc tế trong Kiểm toán Nhà nước phải đảm bảo được những nguyên tắc thế nào?

Cho hỏi: Hoạt động ký kết Thỏa thuận quốc tế trong KTNN phải đảm bảo được những nguyên tắc thế nào? Muốn bổ sung hoạt động ký kết Thỏa thuận quốc tế trong Kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm của KTNN phải được trình ai xem xét, quyết định? - câu hỏi của anh Khánh (Tiền Giang)

Thỏa thuận quốc tế là gì?

Theo Điều 2 Quy chế quản lý các hoạt động đối ngoại của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 649a/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về thỏa thuận quốc tế như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- “Thỏa thuận quốc tế” là cam kết bằng văn bản về hợp tác quốc tế được ký kết nhân danh Kiểm toán nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với một hoặc nhiều bên ký kết nước ngoài. Thỏa thuận quốc tế được ký kết với tên gọi là Thỏa thuận, Biên bản ghi nhớ, Biên bản thỏa thuận, Biên bản trao đổi, Chương trình hợp tác, Kế hoạch hợp tác hoặc tên gọi khác.
...

Theo quy định thỏa thuận quốc tế là cam kết bằng văn bản về hợp tác quốc tế được ký kết nhân danh Kiểm toán nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với một hoặc nhiều bên ký kết nước ngoài.

Thỏa thuận quốc tế được ký kết với tên gọi là Thỏa thuận, Biên bản ghi nhớ, Biên bản thỏa thuận, Biên bản trao đổi, Chương trình hợp tác, Kế hoạch hợp tác hoặc tên gọi khác.

Hoạt động ký kết Thỏa thuận quốc tế trong Kiểm toán Nhà nước phải đảm bảo được những nguyên tắc thế nào?

Theo Điều 10 Quy chế quản lý các hoạt động đối ngoại của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 649a/QĐ-KTNN năm 2016 quy định như sau:

Nguyên tắc ký kết Thỏa thuận quốc tế
1. Phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phù hợp với lợi ích quốc gia, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
2. Phù hợp với nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế; phù hợp với Điều ước quốc tế quy định về cùng một lĩnh vực mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
3. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước; bảo đảm tính khả thi và hiệu quả của thỏa thuận quốc tế được ký kết;
4. Chỉ có giá trị ràng buộc đối với Kiểm toán nhà nước; không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lý quốc tế của Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam.

Theo quy định hoạt động ký kết Thỏa thuận quốc tế trong Kiểm toán Nhà nước phải đảm bảo được những nguyên tắc sau đây:

- Phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phù hợp với lợi ích quốc gia, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Phù hợp với nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế; phù hợp với Điều ước quốc tế quy định về cùng một lĩnh vực mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước; bảo đảm tính khả thi và hiệu quả của thỏa thuận quốc tế được ký kết;

- Chỉ có giá trị ràng buộc đối với Kiểm toán nhà nước; không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lý quốc tế của Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam.

KÝ KẾT THỎA THUẬN QUỐC TẾ

Hoạt động ký kết Thỏa thuận quốc tế trong Kiểm toán Nhà nước phải đảm bảo được những nguyên tắc thế nào? (Hình từ Internet)

Muốn bổ sung hoạt động ký kết Thỏa thuận quốc tế trong Kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm của KTNN phải được trình ai xem xét, quyết định?

Theo Điều 8 Quy chế quản lý các hoạt động đối ngoại của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 649a/QĐ-KTNN năm 2016 quy định như sau:

Bổ sung và Điều chỉnh Kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm
1. Trong trường hợp phát sinh các hoạt động đối ngoại ngoài Kế hoạch hoặc Điều chỉnh các hoạt động đối ngoại trong Kế hoạch đã được phê duyệt, Vụ Hợp tác quốc tế tổng hợp trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét bổ sung, Điều chỉnh. Tờ trình xin bổ sung, Điều chỉnh phải nêu rõ lý do, Mục đích, nội dung phát sinh hoặc Điều chỉnh hoạt động đối ngoại.
2. Các hoạt động đối ngoại bổ sung hoặc Điều chỉnh của Kiểm toán nhà nước gồm đoàn ra, đoàn vào; nhận, tặng các hình thức khen thưởng có yếu tố nước ngoài; đăng cai, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế; gia nhập, rút khỏi các tổ chức quốc tế; ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế phải được trình Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định qua Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội trước khi thực hiện ít nhất 15 ngày làm việc.

Theo quy định thì muốn bổ sung hoạt động ký kết Thỏa thuận quốc tế trong Kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm của Kiểm toán Nhà nước phải được trình Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định qua Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội trước khi thực hiện ít nhất 15 ngày làm việc.

Thỏa thuận quốc tế Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Thỏa thuận quốc tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thỏa thuận quốc tế có bắt buộc phải có văn bản bằng tiếng việt hay không theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia khác không có quy định về hiệu lực thì hiệu lực của thỏa thuận được xác định như nào?
Pháp luật
Thẩm quyền quyết định ký kết thỏa thuận quốc tế trong trường hợp thỏa thuận quốc tế nhân danh nhiều cơ quan?
Pháp luật
Có xem là thỏa thuận Quốc tế bị điều chỉnh bởi Luật Thỏa thuận Quốc tế khi doanh nghiệp nhà nước ký kết hợp tác với tập đoàn nước ngoài hay không?
Pháp luật
Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức xã hội nghề nghiệp phải báo cáo tình hình thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc đến ai?
Pháp luật
Khi thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp Cục phải đảm bảo văn bản thỏa thuận có những nội dung nào?
Pháp luật
Thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp sở đã ký kết có thể được gia hạn theo quy định pháp luật hiện nay hay không?
Pháp luật
Muốn chấm dứt hiệu lực thỏa thuận quốc tế nhân danh Ủy ban nhân dân cấp huyện cần thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Việc ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc có phải cần được báo cáo định kỳ hàng năm hay không?
Pháp luật
Nội dung thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức phải đảm bảo những tiêu chí gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thỏa thuận quốc tế
396 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thỏa thuận quốc tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: