Hàm lượng Cacbon dioxit trong khí thở vào của mặt nạ trùm toàn bộ khuôn mặt được quy định như thế nào?
Mặt nạ trùm toàn bộ khuôn mặt được hiểu như thế nào và có mấy loại?
Căn cứ theo tiểu mục 3.1 Mục 3 và Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13332:2021 quy định như sau:
Mặt nạ trùm toàn bộ khuôn mặt (Full face masks) (sau đây viết tắt là mặt trùm)
Một tấm che dùng để che mắt mũi, miệng, cằm và đảm bảo độ kín vừa khuôn mặt người đeo nhằm bảo vệ cơ quan hô hấp chống lại sự xâm nhập không khí bên ngoài, khi da khô hoặc ẩm và ngay cả khi đầu cử động hoặc khi người đeo đang nói.
...
5. Phân loại
Có ba loại mặt trùm được mô tả, mỗi loại đều có cùng mức độ bảo vệ cơ quan hô hấp nhưng có một số khác biệt, thể hiện các mục đích sử dụng khác nhau.
Mặt trùm loại 1: Mặt trùm cho mục đích sử dụng nhẹ.
Mặt trùm loại 2: Mặt trùm cho mục đích sử dụng chung.
Mặt trùm loại 3: Mặt trùm cho mục đích sử dụng đặc biệt.
Theo quy định trên, mặt nạ trùm toàn bộ khuôn mặt hay Full face masks, viết tắt là mặt trùm.
Mặt trùm có một tấm che dùng để che mắt mũi, miệng, cằm và đảm bảo độ kín vừa khuôn mặt người đeo nhằm bảo vệ cơ quan hô hấp chống lại sự xâm nhập không khí bên ngoài, khi da khô hoặc ẩm và ngay cả khi đầu cử động hoặc khi người đeo đang nói.
Mặt nạ trùm toàn bộ khuôn mặt có ba loại mặt trùm được mô tả, mỗi loại đều có cùng mức độ bảo vệ cơ quan hô hấp nhưng có một số khác biệt, thể hiện các mục đích sử dụng khác nhau.
Mặt trùm loại 1: Mặt trùm cho mục đích sử dụng nhẹ.
Mặt trùm loại 2: Mặt trùm cho mục đích sử dụng chung.
Mặt trùm loại 3: Mặt trùm cho mục đích sử dụng đặc biệt.
Hàm lượng Cacbon dioxit trong khí thở vào của mặt nạ trùm toàn bộ khuôn mặt được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hàm lượng Cacbon dioxit trong khí thở vào của mặt nạ trùm toàn bộ khuôn mặt được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 7.18 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13332:2021 quy định về hàm lượng Cacbon dioxit trong khí thở vào như sau:
Yêu cầu kỹ thuật
...
7.18 Hàm lượng Cacbon dioxit trong khí thở vào
Hàm lượng Cacbon dioxit trong khí thở đi vào (khoảng chết) không được vượt quá mức trung bình 1 % (theo thể tích).
Thực hiện thử nghiệm theo 8.14.
Theo đó, hàm lượng Cacbon dioxit trong khí thở đi vào (khoảng chết) không được vượt quá mức trung bình 1% (theo thể tích).
Thực hiện thử nghiệm hàm lượng Cacbon dioxit trong khí thở vào của mặt nạ trùm toàn bộ khuôn mặt như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 8.14 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13332:2021 quy định về hàm lượng Cacbon dioxit trong khí thở vào như sau:
Phương pháp thử
...
8.14 Hàm lượng Cacbon dioxit (CO2) trong khí thở vào
Một mẫu ở trạng thái như khi tiếp nhận sẽ được thử nghiệm trong ba thử nghiệm riêng biệt.
Mức độ CO2 đo được đưa ra đánh giá về “khoảng chết” của mặt trùm hơn là giá trị đo về mức độ CO2 trong khí thở vào.
Sẽ không sử dụng “quạt phụ” trong thử nghiệm (nghĩa là sẽ không có luồng khí 0,5 m/s hướng về mặt trùm).
Thiết bị này chủ yếu gồm một máy tạo nhịp thở với các van điện từ được điều khiển bằng máy tạo nhịp thở, đầu nối, lưu lượng kế CO2 và máy phân tích CO2.
Thiết bị này khiến cho mặt trùm phụ thuộc vào chu kỳ hô hấp bằng máy tạo nhịp thở.
Mặt trùm phải được lắp vào đầu giả Sheffield một cách chắc chắn nhưng không bị biến dạng và không bị rò rỉ. Nếu cần, có thể bịt kín mặt trùm với đầu giả (xem Hình 6), ví dụ, bằng băng dán PVC hoặc chất bịt kín phù hợp khác.
Không được sử dụng “miếng lót để đo trở lực đường thở” trong Hình 6 khi đo hàm lượng CO2.
Như mô tả trong Hình 7, các ống đồng tâm sẽ kết thúc ở vị trí ngang với “môi” của đầu giả và ống mẫu phải bằng với đầu của các ống đồng tâm.
Khí sẽ được cung cấp từ máy tạo nhịp thở được điều chỉnh thành 25 nhịp thở/min và 2,0 lit/nhịp thở, và khí thở sẽ chứa hàm lượng CO2 là 5% theo thể tích.
Sơ đồ thử nghiệm điển hình được mô tả theo Hình 7.
Để ngăn ngừa sự tích tụ CO2 do thiết kế của thiết bị thử nghiệm, phải sử dụng chất hấp thụ CO2 trong nhánh thở vào giữa van điện từ và máy tạo nhịp thở. CO2 sẽ được đưa vào máy tạo nhịp thở thông qua lưu lượng kế, túi bù khí và van một chiều.
Ngay trước van điện từ, một lượng nhỏ khí thở sẽ được hút liên tục qua đường lấy mẫu và sau đó được đưa vào khí thở ra qua máy phân tích CO2. Các mẫu cũng phải được lấy từ ống trung tâm khi sử dụng thiết bị xi lanh kép để thử nghiệm.
Để đo hàm lượng CO2 trong khí thở vào, 5% thể tích xi lanh ở giai đoạn thở vào của máy tạo nhịp thở phải được hút ra tại vị trí được đánh dấu bằng phổi phụ và đưa vào máy phân tích CO2. Tổng không gian chết của đường dẫn khí (không bao gồm máy tạo nhịp thở) của thiết bị thử nghiệm không được vượt quá 2000 ml.
Hàm lượng CO2 trong khí thở vào phải được đo và ghi nhận liên tục.
Thử nghiệm phải được thực hiện cho đến khi đạt được hàm lượng CO2 không đổi trong khí thở vào.
Mức CO2 trong môi trường xung quanh phải được đo ở 1 m phía trước và ngang bằng với đỉnh mũi của đầu giả. Mức CO2 trong môi trường xung quanh phải được đo ngay khi đạt được mức ổn định của CO2 trong khí thở vào.
Ngoài ra, có thể đo mức CO2 trong môi trường xung quanh tại ống lấy mẫu khi nguồn cấp CO2 bị tắt.
Các kết quả chỉ được chấp nhận nếu giá trị đo được của mức CO2 trong môi trường xung quanh nhỏ hơn 0,1% theo thể tích.
Mức CO2 trong môi trường xung quanh ở phòng thử nghiệm sẽ được trừ vào giá trị đo được.
Mẫu phải được thực hiện qua ba thử nghiệm riêng biệt. Mức trung bình của các thử nghiệm này phải được ghi lại là hàm lượng CO2 trong khí thở vào.
Mặt trùm không có van thở vào phải được thử nghiệm cùng với thiết bị hoàn chỉnh ngoại trừ các mặt trùm được thiết kế để sử dụng với thiết bị thở mạch kín. Điều này cho phép thử nghiệm mặt trùm có hoặc không có van thở vào/hoặc van thở ra. Trong trường hợp được cho là cần thiết theo thiết kế của nhà sản xuất, nhà sản xuất chỉ có quyền quy định thử nghiệm thiết bị hoàn chỉnh.
Như vậy, phương pháp thử nghiệm hàm lượng Cacbon dioxit trong khí thở vào của mặt nạ trùm toàn bộ khuôn mặt theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.