Để có thể tham gia điều tra giải quyết tai nạn giao thông các cán bộ cảnh sát giao thông cần có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông là bao lâu?

Cho tôi hỏi các cán bộ cảnh sát giao thông cần phải có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông là bao lâu mới có thể tham gia điều tra giải quyết tai nạn giao thông? Câu hỏi của anh Y (Bình Định).

Để có thể tham gia điều tra giải quyết tai nạn giao thông các cán bộ cảnh sát giao thông cần có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông là bao lâu?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định như sau:

Tiêu chuẩn của cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông
1. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên. Trường hợp tốt nghiệp đại học các trường ngoài ngành Công an đã học nghiệp vụ An ninh, Cảnh sát theo quy định.
2. Có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông từ 06 tháng trở lên.
3. Đã được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.

Theo quy định của pháp luật thì Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

- Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên. Trường hợp tốt nghiệp đại học các trường ngoài ngành Công an đã học nghiệp vụ An ninh, Cảnh sát theo quy định.

- Có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông từ 06 tháng trở lên.

- Đã được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.

Như vậy, cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn cần phải có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông từ 06 tháng trở lên theo quy định của pháp luật.

Để có thể tham gia điều tra giải quyết tai nạn giao thông các cán bộ cảnh sát giao thông cần có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông là bao lâu?

Để có thể tham gia điều tra giải quyết tai nạn giao thông các cán bộ cảnh sát giao thông cần có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông là bao lâu? (hình từ internet)

Cảnh sát giao thông có cần ngay lập tức đến hiện trường để giải quyết tai nạn giao thông không?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông bao gồm những nguyên tắc sau:

- Tất cả các vụ tai nạn giao thông xảy ra phải được điều tra, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, toàn diện;

- Các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý tin báo về tai nạn giao thông phải khẩn trương cử cán bộ đến hiện trường để giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Lực lượng Cảnh sát giao thông phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong Công an nhân dân khi điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông bảo đảm tập trung, thống nhất theo chỉ đạo của Thủ trưởng Công an các cấp. Cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của cấp trên;

- Cá nhân chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

- Không được lợi dụng, lạm dụng công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý tin báo về tai nạn giao thông phải khẩn trương cử cán bộ đến hiện trường để giải quyết theo quy định

Cảnh sát giao thông có cần phải xác minh chất lượng hạ tầng giao thông khi xảy ra tai nạn giao thông hay không?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định như sau

Nội dung điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông
1. Khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xác minh:
a) Có hay không có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ; diễn biến, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông;
b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;
c) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
d) Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ gây ra;
đ) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt, giải quyết vụ tai nạn;
e) Bất cập, sơ hở, thiếu sót trong tổ chức giao thông, chất lượng hạ tầng giao thông; quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông;
g) Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.

Theo quy định của pháp luật thì khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xác minh như sau:

- Có hay không có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ;

- Diễn biến, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông;

- Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;

- Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;

- Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ gây ra;

- Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt, giải quyết vụ tai nạn;

- Bất cập, sơ hở, thiếu sót trong tổ chức giao thông, chất lượng hạ tầng giao thông;

- Quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông;

- Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cảnh sát giao thông có trách nhiệm xác minh chất lượng hạ tầng giao thông khi xảy ra tai nạn giao thông.

Tai nạn giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xe ưu tiên gây tai nạn giao thông thì tài xế có phải chịu trách nhiệm không? Có những trách nhiệm pháp lý nào mà tài xế có thể phải chịu?
Pháp luật
Xe khách chở quá số người quy định gây tại nạn nghiêm trọng thì tài xế sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Tham gia giao thông gây tai nạn dẫn đến chết người thì chi phí bồi thường thiệt hại được tính như thế nào?
Pháp luật
Để có thể tham gia điều tra giải quyết tai nạn giao thông các cán bộ cảnh sát giao thông cần có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông là bao lâu?
Pháp luật
Nạn nhân bị thương, gia đình có nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông được nhận hỗ trợ như thế nào trong dịp Tết Nguyên đán?
Pháp luật
Đề xuất số tiền bảo hiểm tối thiểu là 150 triệu đồng/người trong một vụ tai nạn giao thông?
Pháp luật
Bệnh viện có được đề nghị trợ giúp xã hội khẩn cấp khi người bị tai nạn giao thông nặng ngoài nơi cư trú không có người thân chăm sóc không?
Pháp luật
Gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người đã bồi thường thiệt hại thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Người lao động xảy ra tai nạn trên đường nội bộ của công ty thì có được xem là tai nạn giao thông không?
Pháp luật
Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông được tổ chức vào ngày nào? Điều kiện tổ chức lễ tưởng niệm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn giao thông
447 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn giao thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào