Đăng kiểm viên đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Cho tôi hỏi đăng kiểm viên đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Đảm nhiệm công tác trong phạm vi nào? Thực hiện những nhiệm vụ gì? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Đăng kiểm viên đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Theo Điều 6 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 như sau:

Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II
1. Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, cơ khí tàu thuyền.
2. Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II.
3. Là Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III có thời gian giữ hạng liên tục tối thiểu 36 tháng.
4. Có ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B trở lên hoặc tương đương.
5. Đã thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II tối thiểu 12 tháng.

Theo đó, đăng kiểm viên đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 phải đáp ứng những tiêu chuẩn như sau:

- Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, cơ khí tàu thuyền.

- Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng 2.

- Là Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng 3 có thời gian giữ hạng liên tục tối thiểu 36 tháng.

- Có ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B trở lên hoặc tương đương.

- Đã thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 tối thiểu 12 tháng.

Đăng kiểm viên đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Đăng kiểm viên đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì? (hình từ Internet)

Đăng kiểm viên đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 thực hiện những nhiệm vụ gì?

Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định về nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 như sau:

Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II
1. Nhiệm vụ
Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này, Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Kiểm tra chứng nhận chất lượng đối với sản phẩm công nghiệp sử dụng trong đóng mới, hoán cải, lắp đặt trên phương tiện;
b) Giám định kỹ thuật, tham gia điều tra tai nạn đối với phương tiện thủy nội địa trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Tham gia tập huấn nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên hạng III và hạng II khi được yêu cầu;
d) Kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ của Đăng kiểm viên hạng III.
...

Theo đó, đăng kiểm viên đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT và các nhiệm vụ sau đây:

- Kiểm tra chứng nhận chất lượng đối với sản phẩm công nghiệp sử dụng trong đóng mới, hoán cải, lắp đặt trên phương tiện;

- Giám định kỹ thuật, tham gia điều tra tai nạn đối với phương tiện thủy nội địa trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

- Tham gia tập huấn nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên hạng 3 và hạng 2 khi được yêu cầu;

- Kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ của Đăng kiểm viên hạng 3.

Đăng kiểm viên đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 trong phạm vi nào?

Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định về nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 như sau:

Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II
...
2. Phạm vi thực hiện
a) Thực hiện công tác kiểm tra đối với các loại phương tiện thủy nội địa (trừ tàu hàng có trọng tải toàn phần từ 2000 tấn trở lên; tàu dầu loại II có trọng tải toàn phần từ 1000 tấn trở lên, tàu dầu loại I có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên, tàu hàng cấp VR-SB có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên hoặc tàu khách cấp VR-SB có sức chở từ 50 người trở lên, tàu đệm khí, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng).
b) Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II, nếu là Đăng kiểm viên chuyên ngành vỏ tàu được đào tạo bổ sung chương trình 4 Mục III Phụ lục I của Thông tư này hoặc là Đăng kiểm viên chuyên ngành máy tàu được đào tạo bổ sung chương trình 2 Mục III Phụ lục I của Thông tư này sẽ được thực hiện toàn bộ khối lượng kiểm tra trên đà, hàng năm, bất thường đối với phương tiện nêu tại điểm a khoản 2 Điều 11 của Thông tư này.

Theo đó, đăng kiểm viên đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 trong phạm vi sau đây:

- Thực hiện công tác kiểm tra đối với các loại phương tiện thủy nội địa (trừ tàu hàng có trọng tải toàn phần từ 2000 tấn trở lên; tàu dầu loại II có trọng tải toàn phần từ 1000 tấn trở lên, tàu dầu loại I có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên, tàu hàng cấp VR-SB có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên hoặc tàu khách cấp VR-SB có sức chở từ 50 người trở lên, tàu đệm khí, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng).

- Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng 2, nếu là Đăng kiểm viên chuyên ngành vỏ tàu được đào tạo bổ sung chương trình 4 Mục III Phụ lục I Thông tư 49/2015/TT-BGTVT hoặc là Đăng kiểm viên chuyên ngành máy tàu được đào tạo bổ sung chương trình 2 Mục III Phụ lục I Thông tư 49/2015/TT-BGTVT sẽ được thực hiện toàn bộ khối lượng kiểm tra trên đà, hàng năm, bất thường đối với phương tiện nêu tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT.

Phương tiện thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đăng kiểm viên có quyền từ chối thẩm định thiết kế đối với phương tiện thủy nội địa mà mình chưa được đào tạo không?
Pháp luật
Danh mục các biểu mẫu giấy chứng nhận, sổ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho phương tiện thủy nội địa từ 01/01/2023?
Pháp luật
Tàu cao tốc chở khách được hiểu là như thế nào? Tàu cao tốc chở khách có được miễn lệ phí trước bạ không?
Pháp luật
Nhà hàng nổi là gì? Trên hành lang của nhà hàng nổi có cần phải có thiết bị chỉ hướng đến các lối thoát nạn bằng ánh sáng không?
Pháp luật
Tàu đệm khí có niên hạn sử dụng trong bao lâu? Niên hạn sử dụng của tàu đệm khí nội địa được tính từ khi nào?
Pháp luật
Điện áp định mức đầu ra cung cấp cho mạng điện phương tiện thủy nội địa không được lớn hơn các trị số nào?
Pháp luật
Sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa là gì? Nguyên tắc kiểm tra sản phẩm công nghiệp này là gì?
Pháp luật
Việc thuê tàu thuyền có bắt buộc lập hợp đồng không? Có mấy hình thức thuê tàu thuyền hiện nay?
Pháp luật
Âu tàu là gì? Những phương tiện thủy nội địa nào được ưu tiên đi trước khi qua âu tàu và có lưu ý gì?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị kiểm tra cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện thủy nội địa
525 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện thủy nội địa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: