Có bao nhiêu nguyên tắc kế toán cơ bản theo Chuẩn mực số 01? Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán được quy định ra sao?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau có bao nhiêu nguyên tắc kế toán cơ bản theo Chuẩn mực số 01? Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán theo Chuẩn mực số 01 được quy định ra sao? Câu hỏi của anh H.P.Q đến từ Hải Phòng.

Có bao nhiêu nguyên tắc kế toán cơ bản theo Chuẩn mực số 01?

Theo Mục 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09 Chuẩn mực số 01 ban hành và công bố theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC:

Về các nguyên tắc kế toán cơ bản, cụ thể như sau:

(1) Nguyên tắc cơ sở dồn tích

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

(2) Nguyên tắc hoạt động Liên tục

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.

Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.

(3) Nguyên tắc giá gốc

Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc.

Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.

Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.

(4) Nguyên tắc phù hợp

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau.

Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.

Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

(5) Nguyên tắc nhất quán

Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm.

Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

(6) Nguyên tắc thận trọng

Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn.

Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;

- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;

- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;

- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

(7) Nguyên tắc trọng yếu

Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.

Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể.

Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.

Như vậy, có 07 nguyên tắc kế toán cơ bản theo Chuẩn mực số 01.

Có bao nhiêu nguyên tắc kế toán cơ bản theo Chuẩn mực số 01?

Có bao nhiêu nguyên tắc kế toán cơ bản theo Chuẩn mực số 01? (Hình từ Internet)

Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán theo Chuẩn mực số 01 được quy định ra sao?

Theo Mục 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 Chuẩn mực số 01 ban hành và công bố theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC thì:

Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán được quy định cụ thể như sau:

(1) Yêu cầu Trung thực

Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

(2) Yêu cầu Khách quan

Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.

(3) Yêu cầu Đầy đủ

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.

(4) Yêu cầu Kịp thời

Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.

(5) Yêu cầu Dễ hiểu

Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng.

Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh.

(6) Yêu cầu Có thể so sánh

Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán.

Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch.

Lưu ý: Yêu cầu kế toán quy định tại (1), (2), (3), (4), (5), (6) nói trên phải được thực hiện đồng thời.

Ví dụ: Yêu cầu trung thực đã bao hàm yêu cầu khách quan; yêu cầu kịp thời nhưng phải đầy đủ, dễ hiểu và có thể so sánh được.

Nguyên tắc kế toán được quy định như thế nào?

Nguyên tắc kế toán được quy định tại Điều 6 Luật kế toán 2015, cụ thể như sau:

- Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính.

- Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.

- Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

- Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Luật này.

- Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

- Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch.

- Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước.

Chuẩn mực kế toán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách tính Phần lãi hoặc lỗ của nhà đầu tư trong công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu? Mẫu Bảng xác định phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết?
Pháp luật
Nghĩa vụ liên đới của doanh nghiệp là gì? Khoản dự phòng có được ghi nhận khi doanh nghiệp có nghĩa vụ liên đới hay không?
Pháp luật
Nghĩa vụ pháp lý là gì? Khoản nợ khi doanh nghiệp phải chịu nghĩa vụ pháp lý chung được ghi nhận là nợ tiềm tàng trong phạm vi nào?
Pháp luật
Khoản nợ bảo hiểm là gì? Khi nào thì khoản nợ bảo hiểm được xóa bỏ khỏi Bảng cân đối kế toán theo quy định?
Pháp luật
Có tất cả bao nhiêu Chuẩn mực kế toán? Tổng hợp tất cả các file tải về Chuẩn mực kế toán hiện hành?
Pháp luật
Hợp đồng có rủi ro lớn là gì? Nghĩa vụ nợ theo Hợp đồng có rủi ro lớn có được xác định là khoản dự phòng không?
Pháp luật
Có bao nhiêu nguyên tắc kế toán cơ bản theo Chuẩn mực số 01? Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán được quy định ra sao?
Pháp luật
Các bên liên quan là gì? Để xác định giá giao dịch giữa các bên liên quan có thể sử dụng những phương pháp nào?
Pháp luật
Thuế thu nhập hiện hành là gì? Doanh nghiệp chỉ được bù trừ các tài sản thuế thu nhập hiện hành và nợ phải trả thuế thu nhập hiện hành khi nào?
Pháp luật
Doanh thu bộ phận có bao gồm phần lỗ của các khoản đầu tư tài chính? Công thức tính kết quả kinh doanh của bộ phận?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuẩn mực kế toán
211 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuẩn mực kế toán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: