Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ có quyền hạn gì?

Cho tôi hỏi cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ là cơ quan nào? Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ có quyền hạn gì? Câu hỏi của chị Ngân từ Hà Tĩnh.

Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ là cơ quan nào?

Căn cứ Điều 8 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 660/QĐ-TTCP năm 2014 quy định về cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo như sau:

Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo
Vụ Tổ chức Cán bộ là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC của cơ quan, có trách nhiệm giúp Ban Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được phân công; thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ giữa các tập thể và cá nhân có liên quan với Ban Chỉ đạo; đảm bảo cho Ban Chỉ đạo hoạt động thường xuyên, thiết thực, hiệu quả.

Như vậy, theo quy định, Vụ Tổ chức Cán bộ là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ.

Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ có quyền hạn gì?

Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ là cơ quan nào? (Hình từ Internet)

Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ có quyền hạn gì?

Căn cứ Điều 3 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 660/QĐ-TTCP năm 2014 quy định về quyền hạn của Ban Chỉ đạo như sau:

Quyền hạn
1. Liên hệ, làm việc với cấp ủy Đảng, Thủ trưởng của các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ về những nội dung liên quan đến việc xây dựng và thực hiện QCDC của đơn vị.
2. Tổ chức kiểm tra, nghiên cứu, khảo sát và lắng nghe ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động những nội dung liên quan đến việc thực hiện QCDC của đơn vị.
3. Kiến nghị, đề xuất với Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ về những chủ trương, giải pháp nhằm chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện QCDC của đơn vị.
4. Được sử dụng con dấu của cơ quan Thanh tra Chính phủ theo quy định hiện hành.
5. Được cung cấp thông tin và những tài liệu có liên quan để phục vụ công tác sơ kết, tổng kết, nghiên cứu tham mưu cho Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện QCDC của cơ quan.
6. Thành viên Ban Chỉ đạo khi thực hiện nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo phân công được sử dụng quyền hạn của Ban Chỉ đạo quy định tại Điều này tương ứng với nhiệm vụ được phân công.

Như vậy, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ có các quyền hạn sau đây:

(1) Liên hệ, làm việc với cấp ủy Đảng, Thủ trưởng của các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ về những nội dung liên quan đến việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ của đơn vị.

(2) Tổ chức kiểm tra, nghiên cứu, khảo sát và lắng nghe ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động những nội dung liên quan đến việc thực hiện Quy chế dân chủ của đơn vị.

(3) Kiến nghị, đề xuất với Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ về những chủ trương, giải pháp nhằm chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện Quy chế dân chủ của đơn vị.

(4) Được sử dụng con dấu của cơ quan Thanh tra Chính phủ theo quy định hiện hành.

(5) Được cung cấp thông tin và những tài liệu có liên quan để phục vụ công tác sơ kết, tổng kết, nghiên cứu tham mưu cho Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ của cơ quan.

(6) Thành viên Ban Chỉ đạo khi thực hiện nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo phân công được sử dụng quyền hạn của Ban Chỉ đạo quy định tại Điều này tương ứng với nhiệm vụ được phân công.

Thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Căn cứ Điều 7 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 660/QĐ-TTCP năm 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các Thành viên như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của các Thành viên
1. Thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch, chương trình công tác đã được Ban Chỉ đạo phân công;
2. Có trách nhiệm phối hợp với cấp ủy đảng, lãnh đạo các cục, vụ đơn vị nơi mình công tác để chỉ đạo đơn vị nhằm đưa việc thực hiện QCDC ở đơn vị vào nề nếp, thường xuyên và hiệu quả;
3. Tham dự đầy đủ các phiên họp của Ban Chỉ đạo và góp ý vào các văn bản khi được lấy ý kiến;
4. Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến việc thực hiện QCDC ở đơn vị khi cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu;
5. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo trong việc chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ thực hiện QCDC ở cơ quan.

Như vậy, theo quy định, thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ có các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

(1) Thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch, chương trình công tác đã được Ban Chỉ đạo phân công;

(2) Có trách nhiệm phối hợp với cấp ủy đảng, lãnh đạo các cục, vụ đơn vị nơi mình công tác để chỉ đạo đơn vị nhằm đưa việc thực hiện Quy chế dân chủ ở đơn vị vào nề nếp, thường xuyên và hiệu quả;

(3) Tham dự đầy đủ các phiên họp của Ban Chỉ đạo và góp ý vào các văn bản khi được lấy ý kiến;

(4) Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở đơn vị khi cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu;

(5) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo trong việc chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan

Quy chế dân chủ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2024 tại nơi làm việc theo Hướng dẫn 11/HD-TLĐ 2024 như thế nào?
Pháp luật
Khi xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc thì người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của ai?
Pháp luật
Lãnh đạo cơ sở y tế có phải nắm chắc nhân thân của công chức viên chức không? Lãnh đạo cơ sở y tế có phải thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở không?
Pháp luật
Kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp năm 2022: Mục đích, yêu cầu là gì? Các nhiệm vụ nào được đặt ra?
Pháp luật
Công dân có được đề xuất nội dung để Nhân dân bàn và quyết định trong thực hiện dân chủ ở cấp xã hay không?
Pháp luật
Trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã, chính quyền cấp xã về tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân tham gia ý kiến có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Trong việc thực hiện dân chủ ở xã phường thị trấn, ai chỉ đạo tổ chức họp thôn tổ dân phố để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp?
Pháp luật
Ban Chỉ đạo về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Bộ Giao thông vận tải làm việc theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ có quyền hạn gì?
Pháp luật
Nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan Ủy ban Dân tộc quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quy chế dân chủ
663 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quy chế dân chủ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: