Ai có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam khi đang ở trong vùng lãnh hải Việt Nam?

Cho tôi hỏi ai có quyền truy đuỏi tàu thuyền nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam khi đang ở trong vùng lãnh hải Việt Nam? Quyền tài phán của Việt Nam đối với tàu thuyền nước ngoài được quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh Kiên đến từ Khánh Hòa

Ai có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam khi đang ở trong vùng lãnh hải Việt Nam?

Tại Điều 41 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định về truy đuổi tàu thuyền nước ngoài như sau:

Quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu các tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.
Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành. Việc truy đuổi có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Viêt Nam nếu được tiến hành liên tục, không ngắt quãng.
2. Quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
3. Việc truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát Việt Nam chấm dứt khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác.

Theo đó thì lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển sẽ là đối tượng có quyền đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu các tàu thuyền này đang ở trong vùng lãnh hải hay các vùng tiếp giáp lãnh hải, nội thủy của Việt Nam.

Ai có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam khi đang ở trong vùng lãnh hải Việt Nam?

Ai có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam khi đang ở trong vùng lãnh hải Việt Nam? (Hình từ Internet)

Quyền tài phán hình sự của Việt Nam đối với các tàu thuyền nước ngoài như thế nào?

Tại Điều 30 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định về quyền tài phán hình sự đối với các tàu thuyền nước ngoài như sau:

Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có quyền tiến hành các biện pháp để bắt người, điều tra đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài sau khi rời khỏi nội thủy và đang đi trong lãnh hải Việt Nam.

- Trường hợp tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam nhưng không phải ngay sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền tiến hành bắt người, điều tra trong các trường hợp sau đây:

+ Hậu quả của việc phạm tội ảnh hưởng đến Việt Nam;

+ Việc phạm tội có tính chất phá hoại hòa bình của Việt Nam hay trật tự trong lãnh hải Việt Nam;

+ Thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu thuyền mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

+ Để ngăn chặn hành vi mua bán người, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy.

- Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển sẽ không được tiến hành bất kỳ biện pháp nào trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam để bắt giữ người hay điều tra việc phạm tội đã xảy ra trước khi tàu thuyền đó đi vào lãnh hải Việt Nam nếu như tàu thuyền đó xuất phát từ một cảng nước ngoài và chỉ đi trong lãnh hải mà không đi vào nội thủy Việt Nam.

Trừ trường hợp cần ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trường biển hoặc để thực hiện quyền tài phán quốc gia quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 Luật Biển Việt Nam 2012 như sau:

Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế
1. Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện:
...
b) Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
...

- Việc thực hiện biện pháp tố tụng hình sự phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Quyền tài phán dân sự của Việt Nam đối với các tàu thuyền nước ngoài như thế nào?

Tại Điều 31 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định về quyền tài phán dân sự đối với các tàu thuyền nước ngoài như sau:

Quyền tài phán dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được buộc tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải phải dừng lại hoặc thay đổi hành trình chỉ vì mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự đối với cá nhân đang ở trên tàu thuyền đó.
2. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được tiến hành các biện pháp bắt giữ hay xử lý về mặt dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài đang đi trong vùng biển Việt Nam, trừ nội thủy, trừ trường hợp việc thi hành các biện pháp này liên quan đến nghĩa vụ đã cam kết hay trách nhiệm dân sự mà tàu thuyền phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để được đi qua vùng biển Việt Nam.
3. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có thể áp dụng các biện pháp bắt giữ hay xử lý tàu thuyền nước ngoài nhằm mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự nếu tàu thuyền đó đang đậu trong lãnh hải hoặc đi qua lãnh hải sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam.

Theo đó lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển sẽ có các quyền tài phán đối với tàu thuyền nước ngoài như trên.

Tàu thuyền nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tàu thuyền nước ngoài không treo Quốc kỳ Việt Nam khi hoạt động tại cảng Việt Nam bị phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Ai có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam khi đang ở trong vùng lãnh hải Việt Nam?
Pháp luật
Tàu thuyền nước ngoài chuyên chở chất độc hại, nguy hiểm đi qua lãnh hải Việt Nam khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại neo đậu trái phép trong lãnh hải Việt Nam bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam được hiểu như thế nào? Nghĩa vụ khi đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam là gì?
Pháp luật
Tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải Việt Nam bị coi là gây phương hại đến hòa bình, an ninh của Việt Nam nếu tàu thuyền đó có hành vi như thế nào?
Pháp luật
Tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển Việt Nam phải có các giấy tờ bản chính nào?
Pháp luật
Tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Tàu thuyền nước ngoài bị từ chối xuất nhập cảnh tại cửa khẩu cảng Việt Nam trong các trường hợp nào?
Pháp luật
Tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải có giám sát viên trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu thuyền nước ngoài
3,746 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu thuyền nước ngoài
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: