Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 80/2002/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 24/06/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 80/2002/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 80/2002/QĐ-TTG NGÀY 24 THÁNG 6 NĂM 2002 VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN HÀNG HOÁ THÔNG QUA HỢP ĐỒNG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá (bao gồm nông sản, lâm sản, thuỷ sản) và muối với người sản xuất (hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại, đại diện hộ nông dân) nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hoá để phát triển sản xuất ổn định và bền vững.

Hợp đồng sau khi đã ký kết là cơ sở pháp lý để gắn trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa người sản xuất nguyên liệu và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến và xuất khẩu theo các quy định của hợp đồng.

Điều 2. Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá phải được ký với người sản xuất ngay từ đầu vụ sản xuất, đầu năm hoặc đầu chu kỳ sản xuất. Trước mắt, thực hiện việc ký kết hợp đồng tiêu thụ đối với các sản phẩm là các mặt hàng chủ yếu để xuất khẩu : gạo, thuỷ sản, chè, cà phê, hồ tiêu, cao su, hạt điều, quả, dâu tằm, thịt,... và các sản phẩm chủ yếu để tiêu dùng trong nước có thông qua chế biến công nghiệp: bông, mía, thuốc lá lá, cây rừng nguyên liệu cho công nghiệp giấy, công nghiệp chế biến gỗ, sữa và muối...

Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá ký giữa các doanh nghiệp với người sản xuất theo các hình thức:

- Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hoá;

- Bán vật tư mua lại nông sản hàng hoá;

- Trực tiếp tiêu thụ nông sản hàng hoá,

- Liên kết sản xuất: hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất sau đó nông dân được sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp..

Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá phải bảo đảm nội dung và hình thức theo qui định của pháp luật.

Điều 3. Một số chính sách chủ yếu khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với người sản xuất.

1. Về đất đai

ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền về sử dụng đất, sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản; chỉ đạo việc xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, tạo điều kiện cho người sản xuất và doanh nghiệp tổ chức sản xuất, ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá; chỉ đạo thực hiện việc dồn điền, đổi thửa ở nơi cần thiết.

Các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản có nhu cầu đất đai để xây dựng nhà máy chế biến hoặc kho tàng, bến bãi bảo quản và vận chuyển hàng hoá thì được ưu tiên thuê đất. ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quy định cụ thể tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, giá cả để hỗ trợ các doanh nghiệp nhận đất đầu tư.

2. Về đầu tư

Vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hoá có hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, thuỷ lợi, điện,...), hệ thống chợ bán buôn, kho bảo quản, mạng lưới thông tin thị trường, các cơ sở kiểm định chất lượng nông sản hàng hoá. Cơ chế tài chính và hỗ trợ ngân sách thực hiện như quy định tại Điều 3, Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 7 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Về tín dụng

- Đối với tín dụng thương mại, các ngân hàng thương mại đảm bảo nhu cầu vay vốn cho người sản xuất và doanh nghiệp đã tham gia ký hợp đồng theo lãi suất thoả thuận với điều kiện và thủ tục thuận lợi. Người sản xuất, doanh nghiệp được thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn ngân hàng, được vay vốn bằng tín chấp và vay theo dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Người sản xuất, doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản có dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu được hưởng các hình thức đầu tư nhà nước từ Quỹ hỗ trợ phát triển theo quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về Tín dụng đầu tư của Nhà nước và Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg ngày 2 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

- Các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản để xuất khẩu, có dự án sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu theo quy định tại Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản mang tính thời vụ được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu để mua nông sản hàng hoá theo hợp đồng và được áp dụng hình thức tín chấp hoặc thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn.

- Đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo ngoài chính sách tín dụng hiện hành cho người sản xuất và doanh nghiệp vay như: cho vay hộ nghèo, giảm lãi suất cho vay khi thanh toán,... còn được thực hiện chính sách:

+ Đối với dự án đầu tư chế biến nông sản, tiêu thụ nông sản hàng hoá được vay từ Quỹ Hỗ trợ phát triển với mức lãi suất 3%/năm. Trường hợp dự án do doanh nghiệp nhà nước thực hiện thì khi dự án đi vào hoạt động, ngân sách nhà nước cấp đủ 30% vốn lưu động;

+ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc sử dụng Ngân sách điạ phương hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng cho từng dự án sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hoá phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

4. Về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ

Hàng năm, ngân sách nhà nước dành khoản kinh phí để hỗ trợ các doanh nghiệp và người sản xuất có hợp đồng tiêu thụ nông sản: áp dụng, phổ cập nhanh (kể cả nhập khẩu) các loại giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp các cơ sở sản xuất và nhân giống cây trồng, giống vật nuôi; đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, giáo dục (chương trình VIDEO, truyền thanh, truyền hình, Internet,...) nhằm phổ cập nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, thông về tin thị trường, giá cả đến người sản xuất, doanh nghiệp.

Các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có hợp đồng tiêu thụ nông sản được ưu tiên triển khai và hỗ trợ về công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

5. Về thị trường và xúc tiến thương mại

Ngoài các chính sách hiện hành, đối với vùng sản xuất hàng hoá tập trung các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các thành phần kinh tế có hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá với nông dân ngay từ đầu vụ được ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng thương mại của Chính phủ và các chương trình xúc tiến thương mại do Bộ Thương mại, Bộ, ngành có liên quan, Hiệp hội ngành hàng và địa phương tổ chức.

Điều 4. Việc ký kết và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá giữa người sản xuất với doanh nghiệp phải được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về hợp đồng.

Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá được ủy ban nhân dân xã xác nhận hoặc phòng công chứng huyện chứng thực.

Doanh nghiệp và người sản xuất có trách nhiệm thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng; bên nào không thực hiện đúng nội dung đã ký mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bị thiệt hại.

Các bên ký kết hợp đồng cùng nhau thoả thuận xử lý các rủi ro do về thiên tai, đột biến về giá cả thị trường và các nguyên nhân bất khả kháng khác theo nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro và được Nhà nước xem xét hỗ trợ một phần thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Các doanh nghiệp không được tranh mua nông sản hàng hoá của nông dân mà doanh nghiệp khác đã đầu tư phát triển sản xuất. Không được ký hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá mà người sản xuất đã ký hợp đồng với doanh nghiệp khác. Người sản xuất chỉ được bán nông sản hàng hoá sản xuất theo hợp đồng cho doanh nghiệp khác khi doanh nghiệp đã đầu tư hoặc ký hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá từ chối không mua hoặc mua không hết nông sản hàng hoá của mình.

Khi có tranh chấp về hợp đồng thì ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam cùng cấp và Hiệp hội ngành hàng tổ chức và tạo điều kiện để hai bên giải quyết bằng thương lượng, hoà giải. Trường hợp việc thương lượng, hoà giải không đạt được kết quả thì các bên đưa vụ tranh chấp ra toà án để giải quyết theo pháp luật.

Điều 5. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu doanh nghiệp vi phạm một trong những nội dung: không mua hết nông sản hàng hoá; mua không đúng thời gian, không đúng địa điểm như đã cam kết trong hợp đồng; gian lận thương mại trong việc định tiêu chuẩn chất lượng, số lượng nông sản hàng hoá; lợi dụng tính độc quyền của hợp đồng tiêu thụ để mua dưới giá đã ký kết trong hợp đồng hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho người sản xuất thì tuỳ theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm mà phải chịu các biện pháp xử lý như sau:

1. Bồi thường toàn bộ thiệt hại vật chất do hành vi vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật về hợp đồng;

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoặc tạm đình chỉ quyền kinh doanh đối với các mặt hàng nông sản mà doanh nghiệp vi phạm và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm hợp đồng của doanh nghiệp.

Điều 6. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu người sản xuất nhận tiền vốn, vật tư ứng trước của doanh nghiệp đã ký hợp đồng mà cố ý không bán nông sản hàng hoá hoặc bán nông sản hàng hoá cho doanh nghiệp khác không ký hợp đồng đầu tư sản xuất; bán thiếu số lượng, không đúng thời gian, không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá quy định trong hợp đồng; không thanh toán đúng thời hạn hoặc có hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà phải chịu các hình thức xử lý như sau:

1. Phải thanh toán lại cho doanh nghiệp các khoản nợ: vật tư, vốn (bao gồm cả lãi suất vốn vay ngân hàng trong thời gian tạm ứng) đã nhận tạm ứng;

2. Phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp đồng.

Điều 7. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo thực hiện các biện pháp thúc đẩy quá trình tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng tại địa phương, trong đó cần làm tốt một số việc sau đây:

- Chỉ đạo các ngành ở địa phương tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về phương thức sản xuất theo hợp đồng, tăng cường giáo dục về pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho doanh nghiệp và nông dân để nhân dân đồng tình hưởng ứng phương thức làm ăn mới trong cơ chế thị trường;

- Lựa chọn và quyết định cụ thể (có trường hợp cần phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Tổng công ty nhà nước) các doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá; đồng thời có kế hoạch từng bước mở rộng phương thức ký hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá, để đến năm 2005 ít nhất 30%, đến năm 2010 có trên 50% sản lượng nông sản hàng hoá của một số ngành sản xuất hàng hoá lớn được tiêu thụ thông qua hợp đồng.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp và người sản xuất ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hoá trên địa bàn; chỉ đạo các Sở, ban, ngành trong tỉnh đôn đốc, kiểm tra việc ký kết và thực hiện hợp đồng;

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ thủy sản, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Hội Nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể để từ đó mở rộng phương thức tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng với hợp tác xã nông nghiệp;

- Có biện pháp giúp đỡ cần thiết và tạo điều kiện cho người sản xuất và doanh nghiệp thực hiện phương thức tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng, phát hiện kịp thời những vướng mắc của doanh nghiệp và người sản xuất trong quá trình thực thi phương thức này; kịp thời xử lý những vướng mắc thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của địa phương và chủ động làm việc với các Bộ, ngành có liên quan để xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền của địa phương;

- Chỉ đạo xây dựng một số mô hình mẫu về phương thức sản xuất theo hợp đồng để rút kinh nghiệm chỉ đạo chung và hoàn thiện các chính sách, nhằm thúc đẩy quá trình liên kết ngày càng chặt chẽ và hiệu quả giữa người sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hoá trong nông nghiệp.

Điều 8: Trách nhiệm của các Bộ, ngành và tổ chức có liên quan:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành mẫu hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá của ngành, để các doanh nghiệp và người sản xuất vận dụng trong quá trình thực hiện; theo dõi tổng hợp việc triển khai thực hiện phương thức tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng báo cáo Thủ tướng Chính phủ

2. Bộ Thương mại có trách nhiệm hướng dẫn hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản.

3. Bộ Tài chính rà soát các chính sách thuế cho phù hợp đối với các bên ký hợp đồng; xây dựng cơ chế chính sách lập Quỹ bảo hiểm ngành hàng trình Chính phủ quyết định; hướng dẫn các chính sách về tài chính có liên quan.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ phát triển hướng dẫn tổ chức chỉ đạo việc cho các doanh nghiệp, người sản xuất vay vốn được quy định trong Quyết định này.

5. Cơ quan quản lý nhà nước về giá của Chính phủ hướng dẫn nguyên tắc xác định giá sàn nông sản hàng hoá mà doanh nghiệp mua của người sản xuất để bảo đảm người sản xuất có lợi, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.

6. Hội Nông dân Việt Nam, Hiệp hội ngành hàng phát huy vai trò, vị trí của ngành mình hỗ trợ các doanh nghiệp và người sản xuất ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản.

Điều 9. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 10. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 80/2002/QD-TTg

Hanoi, June 24, 2002

 

DECISION

ON POLICIES TO ENCOURAGE THE CONTRACTUAL SALE OF COMMODITY FARM PRODUCE

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECIDES:

Article 1.- The State encourages enterprises of all economic sectors to sign contracts on sales of commodity farm produce (including agricultural, forestrial and aquatic products) and salt with producers (cooperatives, peasant households, farms, peasant households representatives) with a view to linking production with processing and consumption of commodity farm produce to develop production in a stable and sustainable manner.

The contracts, after being signed, shall serve as legal basis for binding the parties in their responsibilities and obligations, protecting the rights and legitimate interests of the raw materials producers and the production, business, processing and exporting enterprises under the contractual provisions.

Article 2.- The contracts on sales of commodity farm produce must be signed with producers right at the beginning of crop seasons, the beginning of the year or the beginning of a production cycle. For the immediate future, to sign contracts on sales of products being major export items: rice, aquatic products, tea, coffee, pepper, rubber, cashew nuts, fruits, mulberry, meat, and major industrially processed products for domestic consumption: cotton, sugarcane, tobacco, raw material-forest trees for the paper industry, timber processing industry, milk and salt production...

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Advance of capital, supplies, technical and technological assistance, for purchase of commodity farm produce;

- Sale of supplies and purchase of commodity farm produce;

- Direct consumption of commodity farm produce;

- Production cooperation: The peasant households may use the land use right value for capital contribution, joint venture, cooperation with enterprises or sublease land to enterprises, then the peasants may carry on production on the land they have used for capital contribution, joint venture or cooperation or have leased, and send farm produce to enterprises, thus creating the sustainable bond between the peasants and enterprises.

The contracts on sales of commodity farm produce must ensure the contents and forms as prescribed by law.

Article 3.- A number of key policies to encourage enterprises to sign farm produce-selling contracts with producers.

1. Regarding land

The Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall create favorable conditions for peasants to fully and legally exercise their rights on the use of land, the use of land use right value for capital contribution, joint venture or cooperation with enterprises engaged in the processing, export and import of farm produce; direct the elaboration and finalization of planning of regions for concentrated production of commodity farm produce, creating conditions for producers and enterprises to organize production, sign contracts on the sales of farm produce; direct the realization of patching land and fields together in places where it is so necessary.

The farm produce- processing, -selling and/or -exporting enterprises, which have demands for land to build processing plants or warehouses, goods preserving yards and transportation shall be given priority in land lease. The Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall specify the favorable conditions in terms of procedures and prices in order to support enterprises in receiving land for investment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The concentrated raw materials-producing zones are linked to commodity farm produce- processing and consuming establishments through contracts on sales of commodity farm produce and shall be partly supported by the State budget in investment in the construction of infrastructure (communications roads, irrigation works, electricity supply), system of wholesale markets, preservation warehouses, market information networks, commodity farm produce quality-inspecting establishments. The financial mechanism and budget support shall comply with the provisions in Article 3 of Decision No. 132/2001/QD-TTg of September 7, 2001 of the Prime Minister.

3. Regarding credit

- For commercial credit, the commercial banks shall meet the capital-borrowing demands of producers and enterprises, that have signed contracts, at negotiable interest rates under favorable conditions and procedures. The producers and enterprises may mortgage the assets formulated from loan capital to borrow capital from banks, may borrow capital with trust guarantee and borrow capital for efficient production and business projects.

- Producers and enterprises that sign farm produce-sale contracts and have projects on exports production and processing shall be entitled to benefit from the forms of State investment from the Development Assistance Fund as provided for in the Governments Decree No. 43/1999/ND-CP of June 29, 1999 on the States investment credit and the Prime Ministers Decision No. 02/2001/QD-TTg of January 2, 2001.

- Enterprises which have signed contracts on the sale of farm produce for export and have projects on exports production and trading shall be entitled to borrow capital from the Export Support Fund under Decision No. 133/2001/QD-TTg of September 10, 2001 of the Prime Minister promulgating the Regulation on export-support credit. Enterprises marketing farm produce according to crop seasons may borrow capital from the Export Support Fund to buy commodity farm produce under contracts and may be eligible for the application of the form of trust guarantee or mortgage with assets formed from borrowed capital to borrow capital.

- For deep-lying, far-flung, difficulty-hit, border and/or island areas, in addition to the current credit policies on lending to producers and enterprises such as providing loans to poor households, reducing lending interest rates upon repayment, the following policies shall also apply:

+ For investment projects on processing agricultural products, selling commodity farm produce, borrowing capital from the Development Assistance Fund can be made at the annual interest rate of 3%. Where the projects are implemented by State enterprises, when the projects are put into operation, the State budget shall fully allocate 30% of the working capital;

+ The provincial/municipal People’s Committees shall decide on the use of local budgets to support the interests on bank loans for each project on production, processing and/or sale of commodity farm produce, suitable to the practical conditions of each locality.

4. Regarding transfer of technical advances and technologies

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The concentrated commodity production regions under farm produce- sale contracts shall be given priority in deployment of and support for the work of agricultural, forestrial and fishery promotion.

5. Regarding markets and trade promotion

Apart from the current policies, for the concentrated commodity production regions, the exporting enterprises of all economic sectors, which sign commodity farm produce-sale contracts with peasants right at the beginning of the crops, shall be given priority to participate in performing the States trade contracts and trade promotion programs organized by the Ministry of Trade, the concerned ministries and branches, the Commodity Lines Associations and localities.

Article 4.- The signing and performance of commodity farm produce-sale contracts between producers and enterprises must strictly comply with the law provisions on contracts.

The commodity farm produce-sale contracts shall be certified by commune Peoples Committees or authenticated by the district notary offices.

Enterprises and producers shall have the responsibility to strictly observe the contractual commitments; any party that fails to comply with the signed contents, thus causing damage shall have to pay compensation to the party suffering from the damage.

The contractual parties shall reach mutual agreement on handling of risks brought about by natural disasters, sudden changes in market prices and other force majeure reasons on the principle of risk sharing and shall be considered by the State for partial support for the damage as provided for by law.

Enterprises must not compete to buy commodity farm produce of peasants who have got investment from other enterprises for production development; must not sign commodity farm produce-sale contracts with the producers who have already signed such contracts with other enterprises. The producers can sell their contractual commodity farm produce to other enterprises only when the enterprises which have made investment in the production thereof or have signed commodity farm produce-sale contracts refuse to buy or do not buy out their commodity farm produce.

Where there appear contractual disputes, the commune Peoples Committees shall have to coordinate with the Peasants Association of the same level and the Commodity Lines Association in organizing and creating conditions for the two parties to settle their disputes through negotiations, reconciliation. Where the negotiation and reconciliation fail, the involved parties will bring their disputes to courts for settlement according to law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Paying compensation for all material damage caused by their acts of violation according to the law provisions on contracts;

2. The competent State bodies terminate or suspend their right to trade in the farm produce items which the enterprises have violated, and announce on mass media the contractual breaches by the enterprises.

Article 6.- In the course of contractual performance, if producers who have received the capital and supplies advanced by the contractual enterprises, but deliberately refuse to sell farm produce to the latter or sell their commodity farm produce to other enterprises which have not signed contracts for investment in production; sell with inadequate volume and/or not on schedule, fail to ensure the goods criteria and quality prescribed in the contracts; fail to repay in time or commit other acts of violation shall, depending on the nature and seriousness of their acts, be subject to the following handling measures:

1. Repaying to the enterprises the debt amounts on supplies, capital (including interests on bank loan capital for the duration of advance), which they have received as advance.

2. Paying compensation for the damage caused to the enterprises according to the law provisions on contracts.

Article 7.- The provincial/municipal Peoples Committees shall have to direct the application of measures to accelerate the process of reorganization of production and sales of farm produce through contracts in their respective localities, paying attention to well performing a number of following tasks:

- Directing local branches to propagate widely among people the contractual production mode, to enhance law education, raise the sense of law observance for enterprises and peasants so that people sympathize with and respond to the new mode of business in the market mechanism;

- Selecting and deciding concretely (in cases of necessity, they should coordinate with concerned ministries, branches, State corporations) the enterprises to sign commodity farm produce-sale contracts; and at the same time step by step expanding the mode of signing contracts on sales of commodity farm produce so that at least 30% by 2005 and over 50% by 2010 of the commodity farm produce output of a number of big commodity production branches are marketed through contracts.

- Guiding enterprises and producers to sign contracts on production and sales of commodity farm produce in their respective localities; directing the Services, Departments and branches in the provinces to urge and inspect the signing and performance of contracts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Adopting measures to provide necessary assistance and create conditions for producers and enterprises in realizing the mode of contractual sale of commodity farm produce, detecting in time problems faced by enterprises and producers in the course of implementing this mode; handling in time problems which fall under the responsibility and competence of the localities and taking initiative in working with the concerned ministries and branches to handle matters falling beyond the jurisdiction of localities;

- Directing the building up of a number of models of contractual production mode so as to draw experiences for general direction and finalization of policies, aiming to accelerate the process of closer and closer and more efficient cooperation between the producers, processors and consumers of commodity farm produce.

Article 8.- Responsibilities of the concerned ministries, branches and organizations:

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Aquatic Resources shall promulgate their respective branches model contracts on sales of commodity farm produce for application by enterprises and producers in the course of implementation; monitor and sum up the application of the mode of contractual sale of commodity farm produce for report to the Prime Minister.

2. The Ministry of Trade shall have to guide the support for enterprises in trade promotion and search for farm produce outlets.

3. The Finance Ministry shall examine tax policies to suit the contractual parties; work out policy mechanism for setting up commodity lines insurance funds and submit it to the Government for decision; guide the relevant financial policies.

4. The State Bank of Vietnam and the Development Assistance Fund shall guide the direction of loan provisions to enterprises and producers as prescribed in this Decision.

5. The Governments agency exercising the State management over prices shall guide the principles for determining the floor prices of commodity farm produce purchased by enterprises from producers so as to ensure benefits for the producers and efficient business for enterprises.

6. Vietnam Peasants Association and the Commodity Lines Association shall promote their roles and positions to support enterprises and producers in signing contracts for sales of farm produce.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.- The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the provincial/municipal Peoples Committees shall have to implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


29.824

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.165.234
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!