BỘ
TÀI CHÍNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
3035/QĐ-BTC
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY TẮC, BIỂU PHÍ VÀ MỨC TRÁCH NHIỆM
BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật
Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh
doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Nghị định
số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định
số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm
bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản
lý, giám sát bảo hiểm,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm cây lúa theo
chỉ số năng suất; Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm vật nuôi; Quy tắc,
biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm tôm/ cá để thực hiện Quyết định số
315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo
hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013.
Điều 2. Các doanh
nghiệp bảo hiểm được phép triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp chủ động phối
hợp với các cơ quan liên quan triển khai quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm
nông nghiệp ban hành theo Quyết định này; Xây dựng và áp dụng thống nhất các hợp
đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, hợp đồng đại lý.
Trong quá trình thực
hiện thí điểm, các doanh nghiệp bảo hiểm được Bộ Tài chính cho phép triển khai
thí điểm phải tuân thủ các quy định tại Thông tư số 121/2011/TT-BTC ngày
17/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Quyết định số 315/QĐ-TTg
ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông
nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 và các quy định pháp luật có liên quan. Trường hợp
có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét,
giải quyết.
Điều 3. Quyết định
này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Cục trưởng Cục Quản
lý, giám sát bảo hiểm; Chánh Văn phòng; Thủ trưởng các đơn vị liên quan và các
doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà
|
QUY TẮC, BIỂU PHÍ VÀ
MỨC TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM TÔM/CÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3035/QĐ-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Điều 1. Quy định chung
1. Quy tắc này được
xây dựng nhằm triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định
số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Quy tắc này quy
định các điều kiện và điều khoản của sản phẩm bảo hiểm tôm/cá.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Chủ hợp đồng
bảo hiểm: Là người được bảo hiểm và/hoặc đại diện do người được bảo hiểm ủy
quyền, được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân xã. Đại diện cho người được bảo
hiểm có thể là cán bộ chính quyền xã, người đứng đầu các tổ chức xã hội, nghề
nghiệp trong xã.
2. Người được bảo
hiểm: Là hộ nông dân hoặc tổ chức nuôi thương phẩm tôm sú, tôm chân trắng,
cá tra, cá basa.
3. Doanh nghiệp
bảo hiểm: Là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép triển khai thí điểm
bảo hiểm nông nghiệp.
4. Cơ sở nuôi
trồng: Là ao, hồ, đầm, đìa, lồng, bè tại các xã tham gia bảo hiểm. Cơ sở
nuôi trồng phải được Ủy ban nhân dân xã xác nhận về vị trí và diện tích/thể
tích.
5. Đối tượng được bảo hiểm: Là tôm sú, tôm chân trắng (tôm); cá
tra, cá basa (cá) được nuôi trồng thương phẩm tại các cơ sở nuôi trồng.
6. Dịch bệnh: Bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh teo và hoại tử
gan tụy (đối với tôm sú); bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hội chứng Taura,
bệnh teo và hoại tử gan tụy (đối với tôm chân trắng); bệnh gan thận mủ (đối với
cá tra, cá basa). Các dịch bệnh tôm/cá trên được xác nhận và công bố bởi cơ
quan chức năng có thẩm quyền.
7. Thiên tai: Là bão, lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương
giá, xâm nhập mặn, sóng thần theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn được công bố bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.
8. Sự kiện bảo
hiểm: Là sự kiện tôm/cá bị tổn thất do nguyên nhân dịch bệnh hoặc do thiên
tai trong thời hạn bảo hiểm.
9.
Số tiền bảo hiểm: Là một khoản tiền bằng Đồng Việt Nam được hai bên thỏa thuận
tương đương với tổng số chi phí con giống và chi phí thức ăn đến ngày nuôi thứ
80 đối với tôm chân trắng, đến ngày nuôi thứ 120 đối với tôm sú, đến ngày nuôi
thứ 182 đối với cá.
10. Số tiền bồi
thường: Là một khoản tiền bằng Đồng Việt Nam mà doanh nghiệp bảo hiểm phải
trả cho người được bảo hiểm để bồi thường các cơ sở nuôi trồng của họ bị thiệt
hại do các nguyên nhân trong phạm vi bảo hiểm được quy định trong Quy tắc này.
11. Mức khấu trừ:
Là tỷ lệ ba mươi phần trăm (30%) của số tiền bồi thường trên từng cơ sở nuôi trồng
bị thiệt hại do các nguyên nhân trong phạm vi bảo hiểm mà người được bảo hiểm
phải tự gánh chịu.
12. Diện tích
nuôi trồng: Là diện tích bề mặt của cơ sở nuôi trồng tính bằng đơn vị mét
vuông (m2), không bao gồm diện tích ao/hồ chứa lắng và ao/hồ xử lý chất thải.
13. Thể tích
nuôi trồng: Là thể tích của cơ sở nuôi trồng tính bằng đơn vị mét khối (m3)
không bao gồm thể tích ao hồ chứa lắng và ao/hồ xử lý chất thải.
14. Khai báo
hàng tháng: Là báo cáo hàng tháng theo mẫu quy định của doanh nghiệp bảo hiểm
về mật độ tôm (con/m2) hoặc mật độ cá (con/m3), kích thước tôm/cá và trọng lượng
tôm/cá.
15. Ngày nuôi
thứ nhất: Là ngày con giống được thả vào cơ sở nuôi trồng.
16. Thời điểm
thu hoạch: Là thời điểm tôm/cá được vớt ra khỏi cơ sở nuôi trồng để tiêu thụ
hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cam kết và điều kiện
1. Cam kết của chủ
hợp đồng bảo hiểm
Chủ hợp đồng bảo
hiểm cam kết rằng sẽ cung cấp chính xác và đúng sự thật cho doanh nghiệp bảo hiểm
danh sách người được bảo hiểm.
2. Cam kết của người được bảo hiểm
Người được bảo hiểm
cam kết rằng có quyền sử dụng cơ sở nuôi trồng và thực hiện nuôi trồng tôm/cá
theo quy trình và có quyền lợi trực tiếp đối với đối tượng được bảo hiểm.
Người được bảo hiểm
cam kết tham gia bảo hiểm toàn bộ các cơ sở nuôi trồng thuộc quyền quản lý, sử
dụng của mình trên cùng một địa bàn xã bởi Quy tắc bảo hiểm này.
3. Điều kiện chung khi tham gia
bảo hiểm
Người được bảo hiểm hiểu rằng
khi tham gia bảo hiểm nuôi trồng tôm/cá phải tuân thủ các quy định sau:
a) Tuân thủ theo đúng các quy
trình nuôi trồng tôm/cá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và/hoặc cơ
quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương quy định;
b) Người được bảo hiểm phải có
trách nhiệm gửi khai báo hàng tháng cho doanh nghiệp bảo hiểm thông qua chủ hợp
đồng bảo hiểm hoặc Ủy ban nhân dân xã hoặc các đại lý bảo hiểm vào ngày thứ 15
của tháng dương lịch liền kề sau đó;
c) Khi phát hiện ra bệnh hoặc dịch
bệnh đối với tôm/cá, người được bảo hiểm phải chủ động thực hiện mọi biện pháp
để hạn chế tổn thất, phải thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc các cơ quan
chính quyền địa phương trong vòng 48 giờ để phối hợp thực hiện. Trong trường hợp
thiên tai dẫn đến hiện tượng tôm/cá chết hàng loạt hoặc mất trắng, người được bảo
hiểm có trách nhiệm thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc đại lý của
doanh nghiệp bảo hiểm trong vòng 24 giờ.
Điều 4. Phạm
vi bảo hiểm
Người được bảo hiểm sẽ được bồi
thường theo tỷ lệ bồi thường quy định tại khoản 4 Điều 9 của Quy tắc này đối với
các tổn thất do các nguyên nhân trực tiếp sau:
1. Tôm sú bị mắc bệnh đốm trắng,
bệnh đầu vàng, bệnh teo và hoại tử gan tụy; tôm chân trắng bị mắc bệnh đốm trắng,
bệnh đầu vàng, bệnh hội chứng Taura, bệnh teo và hoại tử gan tụy; cá tra, cá
basa bị mắc bệnh gan thận mủ. Các dịch bệnh tôm/cá trên được xác nhận và công bố
bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.
2. Tôm/cá chết hàng loạt và/hoặc
mất trắng do thiên tai được xác nhận và công bố bởi cơ quan chức năng có thẩm
quyền.
Điều 5. Thời
hạn bảo hiểm
1. Đối với tôm chân trắng, thời
hạn bảo hiểm có hiệu lực kể từ 00h00 ngày nuôi thứ nhất (ngày thả con giống) đến
24h00 ngày nuôi thứ 80 và được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Đối với tôm sú, thời hạn bảo
hiểm có hiệu lực kể từ 00h00 ngày nuôi thứ nhất (ngày thả con giống) đến 24h00
ngày nuôi thứ 120 và được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Đối với cá, thời hạn bảo hiểm
có hiệu lực kể từ 00h00 ngày nuôi thứ nhất (ngày thả con giống) đến 24h00 ngày
nuôi thứ 182 và được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 6. Số
tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm: được tính theo
công thức như sau:
Tôm
|
Cá
|
STBH
= (DT x MĐ x HS x GT) + CG
|
STBH
= (TT x MĐ x HS x GT) + CG
|
Trong đó:
STBH: Số tiền bảo hiểm (đồng)
DT: Diện tích nuôi trồng (m2)
MĐ: Mật độ nuôi trồng (con/m2)
HS: Khối lượng thức ăn trung
bình của tôm. Trong đó tôm sú là 0,03 kg/con, tôm chân trắng là 0,02 kg/con
GT: Giá thức ăn trung bình (đồng/kg).
CG: Giá mua con giống (đồng).
|
Trong đó:
STBH: Số tiền bảo hiểm (đồng)
TT: Thể tích nuôi trồng (m3)
MĐ: Mật độ nuôi trồng (con/m3)
HS: Khối lượng thức ăn trung
bình của cá. Trong đó cá tra là 1,8 kg/con, cá basa là 2,3 kg/con.
GT: Giá thức ăn trung bình (đồng/kg).
CG: Giá mua con giống (đồng).
|
Điều 7. Phí bảo hiểm
1. Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm được tính
bằng tỷ lệ phí bảo hiểm nhân với số tiền bảo hiểm và được thể hiện trong hợp đồng
bảo hiểm.
2. Thanh toán phí
bảo hiểm:
Người được bảo hiểm
phải thanh toán cho doanh nghiệp bảo hiểm toàn bộ phí bảo hiểm được quy định
trong vòng 07 ngày kể từ ngày ký hợp đồng bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm
không thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn thì không được giải quyết bồi
thường, trừ khi có thỏa thuận khác bằng văn bản.
Điều 8. Loại trừ bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ không bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất xảy ra do các
nguyên nhân hoặc hệ quả từ:
1. Hành động cố ý
và hành vi sai trái: Cố ý gây độc hại hoặc gây thương tích cho tôm/cá;
2. Tổn thất xảy ra
do nguyên nhân dịch bệnh trong vòng 10 ngày kể từ ngày thả con giống;
3.
Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường một phần số tiền bồi thường bảo
hiểm đối với trường hợp tổn thất xảy ra do nguyên nhân trực tiếp từ việc người
được bảo hiểm không thực hiện quy trình nuôi thủy sản, phòng dịch theo quy định
của cơ quan chức năng có thẩm quyền;
4. Chất độc: Bất kỳ
những chất hay hóa chất gây ô nhiễm nguồn nước và/hoặc gây bệnh tật, thương
tích và/hoặc chết cho tôm/cá;
5. Các loại trừ
khác
a) Tôm/cá bị chết
hoặc bị tiêu hủy không do dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm
quyền;
b) Khai báo hàng
tháng không đúng thực tế nuôi trồng tôm/cá tại từng cơ sở nuôi trồng;
c) Tự ý thay đổi
diện tích cơ sở nuôi trồng mà không khai báo cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều 9. Giải quyết bồi thường
1. Thông báo
Người được bảo hiểm
phải thông báo cho chủ hợp đồng bảo hiểm và chính quyền địa phương trong vòng
24 (hai mươi bốn) giờ và chủ hợp đồng bảo hiểm phải thông báo cho doanh nghiệp
bảo hiểm trong vòng 48 (bốn mươi tám) giờ khi sự kiện bảo hiểm xảy ra và ngay lập
tức hành động xử lý kịp thời theo hướng dẫn của cơ quan chức năng có thẩm quyền
và/hoặc hướng dẫn/khuyến cáo của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm ngăn chặn và hạn chế
tối đa tổn thất.
2. Hồ sơ bồi thường
Hồ sơ bồi thường hợp
lệ (do doanh nghiệp bảo hiểm chủ trì lập) bao gồm:
a) Do người được bảo
hiểm và chủ hợp đồng bảo hiểm cung cấp:
- Bản sao hợp đồng
bảo hiểm do chủ hợp đồng bảo hiểm cung cấp;
- Giấy chứng nhận
bảo hiểm của từng người được bảo hiểm có cơ sở nuôi trồng bị thiệt hại;
- Giấy yêu cầu bồi
thường (do người được bảo hiểm yêu cầu và có xác nhận của chủ hợp đồng bảo hiểm).
b) Do doanh
nghiệp bảo hiểm thu thập:
- Văn bản công bố của cơ quan chức
năng có thẩm quyền về dịch bệnh/thiên tai và giấy xác nhận thiệt hại của các cơ
sở nuôi trồng của Ủy ban nhân dân xã;
- Các giấy tờ khác có liên quan
đến việc giải quyết bồi thường (theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp
với quy định của pháp luật).
3. Thời hạn giải quyết bồi thường
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách
nhiệm trả tiền bồi thường trong vòng 30 (ba mươi) ngày (không tính ngày lễ, thứ
bảy và chủ nhật) kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ bồi thường hợp lệ.
4. Thanh toán bồi thường
Số tiền bồi thường: Khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả cho người được bảo hiểm số tiền
bồi thường được tính theo công thức sau:
Số
tiền bồi thường = (Tỷ lệ thiệt hại được bảo hiểm x Số tiền bảo hiểm) x (100% -
Mức khấu trừ).
a) Bảng tỷ lệ
thiệt hại được bảo hiểm cho tôm chân trắng
Ngày
nuôi
|
Tỷ
lệ thiệt hại được bảo hiểm
|
Ngày
nuôi
|
Tỷ
lệ thiệt hại được bảo hiểm
|
Dịch
bệnh
|
Thiên
tai
|
Dịch
bệnh
|
Thiên
tai
|
1
- 10
|
0%
|
15%
|
50
- 54
|
55%
|
55%
|
11
- 19
|
17%
|
17%
|
55
- 59
|
64%
|
64%
|
20
- 29
|
21%
|
21%
|
60
- 64
|
54%
|
73%
|
30
- 34
|
26%
|
26%
|
65
- 69
|
44%
|
82%
|
35
- 39
|
32%
|
32%
|
70
- 74
|
28%
|
91%
|
40
- 44
|
39%
|
39%
|
75
- 80
|
16%
|
100%
|
45
- 49
|
46%
|
46%
|
|
|
|
b) Bảng tỷ lệ thiệt
hại được bảo hiểm cho tôm sú
Ngày
nuôi
|
Tỷ
lệ thiệt hại được bảo hiểm
|
Ngày
nuôi
|
Tỷ
lệ thiệt hại được bảo hiểm
|
Dịch
bệnh
|
Thiên
tai
|
Dịch
bệnh
|
Thiên
tai
|
1
- 10
|
0%
|
14%
|
70
- 74
|
33%
|
39%
|
11
- 19
|
15%
|
15%
|
75
- 79
|
28%
|
44%
|
20
- 29
|
16%
|
16%
|
80
- 84
|
23%
|
49%
|
30
- 34
|
17%
|
17%
|
85
- 89
|
17%
|
54%
|
35
- 39
|
18%
|
18%
|
90
- 94
|
15%
|
60%
|
40
- 44
|
20%
|
20%
|
95
- 99
|
13%
|
66%
|
45
- 49
|
22%
|
22%
|
100
- 104
|
10%
|
73%
|
50
- 54
|
24%
|
24%
|
105
- 109
|
7%
|
79%
|
55
- 59
|
27%
|
27%
|
110
- 114
|
6%
|
86%
|
60
- 64
|
31%
|
31%
|
115
- 119
|
3%
|
93%
|
65
- 69
|
35%
|
35%
|
120
|
2%
|
100%
|
c) Bảng tỷ lệ thiệt hại được bảo hiểm cho cá
Ngày
nuôi
|
Tỷ
lệ thiệt hại được bảo hiểm
|
Ngày
nuôi
|
Tỷ
lệ thiệt hại được bảo hiểm
|
Dịch
bệnh
|
Thiên
tai
|
Dịch
bệnh
|
Thiên
tai
|
1
- 10
|
0%
|
14%
|
91
- 97
|
57%
|
59%
|
11
- 13
|
16%
|
16%
|
98
- 104
|
61%
|
63%
|
14
- 20
|
18%
|
18%
|
105
- 111
|
65%
|
68%
|
21
- 27
|
21%
|
21%
|
112
- 118
|
68%
|
71%
|
28
- 34
|
23%
|
23%
|
119
- 125
|
70%
|
75%
|
35
- 41
|
26%
|
26%
|
126
- 132
|
72%
|
77%
|
42
- 48
|
29%
|
29%
|
133
- 139
|
71%
|
80%
|
49
- 55
|
32%
|
32%
|
140
- 146
|
69%
|
84%
|
56
- 62
|
36%
|
36%
|
147
- 153
|
56%
|
88%
|
63
- 69
|
40%
|
40%
|
154
- 160
|
46%
|
91%
|
70
- 76
|
45%
|
45%
|
161
- 167
|
36%
|
93%
|
77
- 83
|
50%
|
50%
|
168
- 174
|
30%
|
97%
|
84
- 90
|
54%
|
54%
|
175
- 182
|
27%
|
100%
|
Điều 10. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm
sẽ tự động chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:
a) Người được bảo hiểm
không đóng đầy đủ phí bảo hiểm và đúng thời hạn theo thỏa thuận;
b) Người được bảo
hiểm đã thu hoạch tôm/cá hoặc thời hạn bảo hiểm đã hết hiệu lực;
c) Khi doanh nghiệp
bảo hiểm đã thanh toán bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra
sự kiện bảo hiểm.
2. Trường hợp người
được bảo hiểm muốn chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn thì phải có yêu cầu
bằng văn bản gửi tới doanh nghiệp bảo hiểm trước 10 ngày. Sau khi hai bên đồng ý
chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bằng văn bản, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn lại số
tiền bằng 80% phần phí bảo hiểm của thời gian còn lại với điều kiện chưa xảy ra
sự kiện bảo hiểm. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
trước thời hạn thì phải hoàn lại 100% số phí bảo hiểm của thời gian còn lại.
Điều 11. Giải quyết tranh chấp
Mọi tranh chấp
phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, nếu không giải quyết được bằng
thương lượng, sẽ được giải quyết theo phán quyết của tòa án có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
Thời hiệu khởi kiện
về hợp đồng bảo hiểm là 3 năm kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.
PHỤ LỤC
BIỂU PHÍ BẢO HIỂM TÔM/CÁ
(Ban hành kèm theo Quy tắc, biểu phí và mức trách
nhiệm bảo hiểm tôm/cá)
Phí bảo hiểm gộp; mức khấu trừ 30%
Loại
hình bảo hiểm
|
Tỷ
lệ phí bảo hiểm theo hình thức nuôi
|
Thâm
canh
(%)
|
Bán
thâm canh
(%)
|
Quảng
canh cải tiến
(%)
|
Bảo hiểm tôm
Bảo hiểm cá
|
7,42
3,82
|
8,02
4,08
|
9,72
4,82
|
QUY TẮC, BIỂU PHÍ VÀ MỨC TRÁCH
NHIỆM BẢO HIỂM CÂY LÚA THEO CHỈ SỐ NĂNG SUẤT
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 3035/QĐ-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính)
Điều 1.
Quy định chung
1. Quy tắc này được xây dựng nhằm
triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định số
315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Quy tắc này quy định các điều
kiện và điều khoản của sản phẩm bảo hiểm cây lúa theo chỉ số năng suất.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
1. Cây lúa: Trong phạm vi
Quy tắc này cây lúa được hiểu là lúa nước.
2. Người được bảo hiểm:
Là các hộ nông dân/tổ chức trồng lúa tại địa bàn xã đã đăng ký tham gia bảo hiểm
và có quyền lợi hợp pháp đối với cây lúa trên diện tích lúa được bảo hiểm.
3. Chủ hợp đồng bảo hiểm:
Là người được bảo hiểm và/hoặc là đại diện do người được bảo hiểm ủy quyền được
sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân xã. Đại diện cho người được bảo hiểm có thể
là cán bộ chính quyền xã, người đứng đầu các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong
xã.
4. Đơn vị
được bảo hiểm: Là các xã thuộc các tỉnh thực hiện thí điểm bảo hiểm nông
nghiệp theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011.
5. Cơ quan cung cấp số liệu về
năng suất thực tế: Tổng cục Thống kê, các Cục thống kê (cấp tỉnh) và Chi cục
thống kê (cấp huyện).
6. Diện tích lúa được bảo hiểm:
Là diện tích trồng lúa thực tế của người được bảo hiểm. Đơn vị tính là ha theo
từng vụ.
7. Năng suất bình quân xã:
Là năng suất bình quân của 3 vụ tương ứng trong 3 năm trước đó tại xã được bảo
hiểm theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đơn vị tính là
tạ/ha.
8. Đơn giá lúa: Là giá trị
bằng tiền (Đồng Việt Nam) của một kilogram (kg) lúa tính cho từng vụ trên địa
bàn được bảo hiểm. Đơn giá lúa được xác định theo nguyên tắc lấy giá lúa vụ gần
nhất do Cục Thống kê tỉnh công bố và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm/giấy chứng
nhận bảo hiểm.
9. Năng suất
được bảo hiểm: Được tính bằng 80% năng suất bình quân xã. Bồi thường bảo hiểm
chỉ được chi trả trong trường hợp năng suất thực tế thấp hơn năng suất được bảo
hiểm tại xã được bảo hiểm. Đơn vị tính là tạ/ha.
10. Số tiền bảo hiểm: Là
giá trị bằng tiền được bảo hiểm theo từng vụ và được tính theo công thức sau:
Số
tiền bảo hiểm = Diện tích lúa được bảo hiểm x Năng suất bình quân xã x Đơn giá
lúa
11. Năng suất thực tế xã:
Là năng suất đạt được của từng vụ, tính chung cho cả xã, theo số liệu thống kê
của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đơn vị tính là tạ/ha.
12. Mức sụt giảm năng suất:
Là mức chênh lệch giữa năng suất thực tế xã và năng suất được bảo hiểm trong
trường hợp năng suất thực tế thấp hơn năng suất được bảo hiểm.
13. Thiên
tai: Bao gồm các sự kiện bão, lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương
giá, sóng thần, xâm nhập mặn theo công bố của các cơ quan chức năng.
14. Sâu bệnh,
bệnh/dịch bệnh: Bao gồm các bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen, cháy
lá đạo ôn và dịch rầy nâu theo công bố của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
15. Phí bảo hiểm: Là khoản
tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm thu được từ người được bảo hiểm và/hoặc kinh phí
hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Phí bảo hiểm được tính theo từng vụ.
16. Tỷ lệ phí bảo hiểm:
Là tỷ lệ (tính bằng phần trăm) giữa phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm. Tỷ lệ phí
bảo hiểm cụ thể theo Phụ lục kèm theo Quy tắc này.
Điều 3.
Cam kết và điều kiện
1. Điều kiện tham gia bảo hiểm
và trách nhiệm của người được bảo hiểm
Để được tham gia bảo hiểm, người
được bảo hiểm phải tuân thủ các điều kiện sau đây:
a) Kê khai trung thực, đầy đủ,
chính xác mọi thông tin theo mẫu Giấy yêu cầu bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm;
b) Thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ
và đúng hạn;
c) Tham gia bảo hiểm cho toàn bộ
diện tích lúa của hộ gia đình và tất cả các vụ;
d) Tuân thủ các quy trình canh
tác lúa, bao gồm cả giai đoạn gieo cấy và thu hoạch do Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và cơ quan có thẩm quyền tại địa phương quy định;
đ) Tuân thủ các khuyến nghị của
cơ quan quản lý nông nghiệp (phòng, sở nông nghiệp) về lựa chọn giống lúa gieo
trồng và các biện pháp kỹ thuật đề phòng thiệt hại và bảo vệ mùa màng;
e) Thông báo cho chủ hợp đồng
ngay khi phát sinh sự kiện bảo hiểm (thiên tai, dịch bệnh);
g) Phải tiến hành gieo cấy lại
theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và/hoặc cơ quan chức
năng có thẩm quyền tại địa phương;
h) Trong mọi trường hợp, bằng
chi phí của mình phải thực hiện mọi biện pháp thích hợp để đề phòng và hạn chế
tổn thất.
2. Quyền lợi của người được bảo
hiểm
Khi tham gia hợp đồng bảo hiểm
người được bảo hiểm có những quyền lợi sau đây:
a) Được nhận tiền bồi thường
theo Quy tắc này;
b) Có quyền khiếu nại trong trường
hợp có tranh chấp.
3. Trách nhiệm của chủ hợp đồng
a) Cung cấp thông tin một cách
trung thực, đầy đủ, chính xác trong vòng 15 ngày sau khi nhận được yêu cầu của
doanh nghiệp bảo hiểm;
b) Chủ hợp đồng ký hợp đồng bảo
hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và chuyển giao giấy chứng nhận bảo hiểm tới từng
người được bảo hiểm sau khi thu phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn trong xã được bảo
hiểm và nộp lại cho doanh nghiệp bảo hiểm;
c) Có trách nhiệm giải thích rõ
cho người được bảo hiểm về phương thức chi trả bồi thường. Phối hợp chặt chẽ với
doanh nghiệp bảo hiểm trong việc chi trả bồi thường cho người được bảo hiểm. Chịu
trách nhiệm trước pháp luật về việc chi trả bồi thường đầy đủ và chính xác cho
từng người được bảo hiểm trong xã trong vòng 15 ngày sau khi nhận được số tiền
bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểm;
d) Hợp tác và tạo mọi điều kiện
phù hợp cho các cơ quan cung cấp số liệu và chuyên gia nông nghiệp do doanh
nghiệp bảo hiểm chỉ định;
đ) Ngay sau khi nhận được thông
báo của người được bảo hiểm về các sự cố thiên tai, bệnh và dịch bệnh phải
thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm và các cơ quan chức năng có thẩm quyền
chậm nhất trong vòng 24 giờ.
4. Trách nhiệm và quyền lợi của
doanh nghiệp bảo hiểm
a) Khi nhận được thông báo xảy
ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm chủ trì và phối
hợp với các cơ quan liên quan xác định mức độ tổn thất và đề ra các biện pháp hạn
chế tổn thất đến mức tối đa;
b) Bồi thường kịp thời cho người
được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo Quy tắc này;
c) Được thu phí bảo hiểm theo thỏa
thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
5. Nguyên tắc xác định bồi thường
Doanh nghiệp bảo hiểm, chủ hợp đồng
và người được bảo hiểm hiểu và đồng ý rằng:
a) Giá trị tổn thất do sụt giảm
năng suất đối với mỗi người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở số liệu công
bố cho cấp xã của cơ quan cung cấp số liệu;
b) Diện tích gieo trồng lại được
xác định bởi chuyên gia nông nghiệp do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định;
c) Trong vòng 30 ngày kể từ khi
nhận đủ hồ sơ bồi thường hợp lệ, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trả tiền
bồi thường;
d) Trong trường hợp từ chối bồi
thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ ràng bằng văn bản.
6. Thời hạn yêu cầu bồi thường
Thời hạn yêu cầu bồi thường theo
hợp đồng bảo hiểm là 01 (một) năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Điều 4. Phạm
vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường
cho người được bảo hiểm mức sụt giảm năng suất lúa gây ra bởi các rủi ro thiên
tai và/hoặc sâu bệnh, bệnh/dịch bệnh trong thời hạn bảo hiểm.
Bảo hiểm bổ sung: Phạm vi bảo hiểm
theo Quy tắc này được mở rộng để bảo hiểm cho chi phí gieo trồng lại trong trường
hợp trên 20% diện tích lúa thực tế trong xã bị thiệt hại trong thời gian cấy/sạ
gây ra bởi các rủi ro được bảo hiểm theo Quy tắc này. Trong trường hợp đó doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm một lần với số tiền bồi
thường bằng 5% số tiền bảo hiểm của diện tích lúa phải gieo cấy/sạ lại.
Hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu
lực đối với diện tích lúa bị ảnh hưởng được gieo cấy/sạ lại.
Nếu không gieo cấy/sạ lại, hợp đồng
bảo hiểm sẽ tự động hết hiệu lực.
Điều 5. Thời
hạn bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm được ký cho thời
hạn là một năm và được tái tục theo thỏa thuận giữa các bên gồm doanh nghiệp bảo
hiểm, chủ hợp đồng và người được bảo hiểm. Tùy theo thời vụ sản xuất cụ thể các
bên có thể thỏa thuận điều chỉnh ngày hiệu lực hợp đồng để đảm bảo việc canh
tác lúa luôn được bảo hiểm. Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu sau khi cấy/sạ và chấm dứt
ngay sau ngày thu hoạch.
Điều 6.
Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm cho từng vụ và từng
người được bảo hiểm được tính theo công thức sau đây:
Phí
bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm
Người được bảo hiểm phải thanh
toán cho doanh nghiệp bảo hiểm toàn bộ phí bảo hiểm được quy định trong vòng 07
ngày kể từ ngày ký hợp đồng bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm không thanh toán
phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn thì không được giải quyết bồi thường, trừ khi
có thỏa thuận khác bằng văn bản.
Điều 7. Loại
trừ bảo hiểm
Các rủi ro sau đây không được bảo
hiểm trong hợp đồng bảo hiểm:
1. Tất cả các rủi ro không được
nêu tại khoản 13, 14 Điều 2 của Quy tắc này.
2. Các rủi ro chiến tranh, hạt
nhân, phóng xạ và khủng bố.
3. Người được bảo hiểm cố ý gây
thiệt hại.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền
từ chối bồi thường một phần số tiền bồi thường bảo hiểm đối với trường hợp tổn
thất xảy ra do nguyên nhân trực tiếp từ việc người được bảo hiểm không thực hiện
quy trình trồng lúa, phòng dịch theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
5. Rủi ro liên quan đến bảo quản
sau thu hoạch (lúa bị nảy mầm, cháy, ngập nước, mất cắp, bẩn...)
6. Các rủi ro về chất lượng lúa
như rủi ro liên quan đến hàm lượng dinh dưỡng, mốc, mất hương vị.
Điều 8. Bồi
thường
1. Hồ sơ bồi
thường hợp lệ (do doanh nghiệp bảo hiểm chủ trì lập) bao gồm:
a) Do người được bảo hiểm/chủ hợp
đồng bảo hiểm cung cấp:
- Bản sao hợp đồng bảo hiểm;
- Bản sao Giấy chứng nhận bảo hiểm;
- Giấy thông báo tổn thất và yêu
cầu bồi thường. b) Do doanh nghiệp bảo hiểm thu thập:
- Công bố của cơ quan chức năng
có thẩm quyền về sự kiện bảo hiểm (thiên tai, dịch bệnh);
- Công bố của cơ quan cung cấp số
liệu về năng suất thực tế;
- Các giấy tờ khác có liên quan
đến việc giải quyết bồi thường (theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp
với quy định của pháp luật).
2. Xác định số tiền bồi thường
Số tiền bồi thường theo từng vụ
được bảo hiểm được tính như sau:
Số
tiền bồi thường = Mức sụt giảm năng suất x Diện tích lúa được bảo hiểm x Đơn
giá lúa
3. Phương thức chi trả bồi thường
Sau khi xác định số tiền phải bồi
thường, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi bồi thường trực tiếp tới chủ hợp đồng. Chủ
hợp đồng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thanh toán số tiền bồi thường
tới từng hộ nông dân được bảo hiểm theo diện tích trồng lúa được bảo hiểm.
Điều 9. Chấm
dứt hợp đồng bảo hiểm
Trường hợp người được bảo hiểm
muốn chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn thì phải có yêu cầu bằng văn bản
gửi tới doanh nghiệp bảo hiểm trước 10 ngày. Sau khi hai bên đồng ý chấm dứt hợp
đồng bảo hiểm bằng văn bản, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn lại số tiền bằng 80%
phần phí bảo hiểm của thời gian còn lại với điều kiện chưa xảy ra sự kiện bảo
hiểm. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn
thì phải hoàn lại 100% số phí bảo hiểm của thời gian còn lại.
Điều 10.
Giải quyết tranh chấp
Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc
liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, nếu không giải quyết được bằng thương lượng, sẽ
được giải quyết theo phán quyết của tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật Việt Nam.
Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo
hiểm là 3 năm kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.
PHỤ LỤC
BIỂU PHÍ BẢO HIỂM CÂY LÚA THEO CHỈ SỐ NĂNG SUẤT
(Ban hành kèm theo Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm cây lúa
theo chỉ số năng suất)
1. Số tiền bảo hiểm: Số tiền bảo
hiểm được tính theo từng vụ bằng diện tích lúa bảo hiểm nhân với năng suất bình
quân 3 năm theo vụ nhân với đơn giá lúa.
2. Đơn giá lúa: Là giá trị bằng
tiền (Đồng Việt Nam) của một kilogram (kg) lúa tính cho từng vụ trên địa bàn được
bảo hiểm. Đơn giá lúa được xác định theo nguyên tắc lấy giá lúa vụ gần nhất do
Cục Thống kê tỉnh công bố và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm/giấy chứng nhận bảo
hiểm.
3. Tỷ lệ phí bảo
hiểm: Tỷ lệ phí bảo hiểm áp dụng cho tất cả các vụ trong tỉnh, được tính bằng tỷ
lệ phần trăm trên số tiền bảo hiểm.
Tỉnh
|
Tỷ
lệ phí bảo hiểm (%)
|
Nam Định
|
5,23
|
Thái Bình
|
5,23
|
Bình Thuận
|
5,38
|
Nghệ An
|
4,77
|
Hà Tĩnh
|
5,08
|
An Giang
|
2,31
|
Đồng Tháp
|
2,77
|
QUY TẮC, BIỂU PHÍ VÀ MỨC
TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM VẬT NUÔI
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 3035/QĐ-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính)
Điều 1.
Quy định chung
1. Quy tắc này được xây dựng nhằm
triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định số
315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Quy tắc này quy định các điều
kiện và điều khoản của sản phẩm bảo hiểm vật nuôi.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
1. Chủ hợp đồng bảo hiểm:
Là người được bảo hiểm và/hoặc là đại diện do người được bảo hiểm ủy quyền được
sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân xã. Đại diện cho người được bảo hiểm có thể
là cán bộ chính quyền xã, người đứng đầu các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong
xã.
2. Người được bảo hiểm:
Là hộ nông dân/tổ chức chăn nuôi thuộc địa bàn triển khai thí điểm bảo hiểm nông
nghiệp theo quy định.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm:
Là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép triển khai thí điểm bảo hiểm
nông nghiệp.
4. Chăn
nuôi trang trại: Là chăn nuôi tại thời điểm tham gia bảo hiểm có quy mô đàn
đạt đến số lượng:
a) Trâu, bò:
- Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có
thường xuyên từ 10 con trở lên;
- Chăn nuôi lấy thịt có thường
xuyên từ 50 con trở lên. b) Lợn thịt, lợn nái:
- Chăn nuôi sinh sản có thường
xuyên từ 20 con trở lên;
- Chăn nuôi lợn thịt có thường
xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa).
c) Gia cầm: Gà thịt, gà đẻ có
thường xuyên từ 1000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).
5. Chăn
nuôi cá lẻ: Là chăn nuôi theo quy mô dưới mức chăn nuôi trang trại.
6. Mức miễn
thường không khấu trừ: Là tỷ lệ phần trăm vật nuôi bị chết tính trên đàn
trên một vụ tổn thất không được coi là tổn thất bảo hiểm.
7. Mức miễn thường khấu trừ:
Là tỷ lệ phần trăm của số tiền bảo hiểm mà người được bảo hiểm phải tự gánh chịu
khi xảy ra sự kiện được bảo hiểm.
8. Sự kiện
bảo hiểm: Là sự kiện vật nuôi bị chết do nguyên nhân bệnh và dịch bệnh hoặc
do thiên tai trong thời hạn bảo hiểm được cơ quan chức năng có thẩm quyền công
bố.
9. Số tiền bảo hiểm: Là một
khoản tiền bằng Đồng Việt Nam được hai bên thỏa thuận làm cơ sở tính phí bảo hiểm
và bồi thường.
Điều 3. Điều
kiện bảo hiểm
1. Vật nuôi phải được nuôi theo
tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình chăn nuôi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và/hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương.
Vật nuôi khỏe mạnh, đã được tiêm
phòng và không chăn nuôi ở trong khu vực đang có dịch bệnh.
2. Số lượng vật
nuôi tham gia bảo hiểm phải đạt được những điều kiện sau:
a) Trường hợp chăn nuôi cá lẻ:
Phải bảo hiểm toàn bộ số vật nuôi của hộ và:
- Trâu, bò: Tối thiểu 30% số lượng
vật nuôi trong xã.
- Lợn thịt: Tối thiểu 30% số lượng
vật nuôi trong xã.
- Gia cầm: Tối thiểu 30% số lượng
gia cầm trong xã và hộ nuôi phải đảm bảo quy mô nhất định. Cụ thể: Nuôi lấy thịt
từ 200 con trở lên; nuôi lấy trứng từ 100 con trở lên.
b) Trường hợp chăn nuôi quy mô
trang trại: Phải bảo hiểm toàn bộ số vật nuôi của trang trại.
3. Thời gian chờ không thuộc
trách nhiệm bảo hiểm áp dụng đối với bệnh và dịch bệnh: Vật nuôi bị chết trong
phạm vi 10 ngày kể từ ngày nhận bảo hiểm và vật nuôi từ tỉnh khác chuyển đến bị
chết do bệnh và dịch bệnh trong vòng 30 ngày.
4. Vật nuôi trong độ tuổi theo
quy định dưới đây:
a) Bò sữa: Từ 6 tháng tuổi đến
12 tuổi.
b) Trâu, bò: Từ 6 tháng tuổi đến
10 tuổi.
c) Lợn nái, đực giống: Từ 6
tháng tuổi đến khi chuyển sang nuôi thịt hoặc loại thải và không quá 8 tuổi.
d) Lợn thịt (bao gồm cả lợn nái
hậu bị): Từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi.
đ) Gà thịt: Từ
2 tuần tuổi đến hết chu kỳ nuôi tùy theo từng loại.
e) Gà đẻ: Từ
2 tuần tuổi đến 60 tuần tuổi.
Điều 4. Phạm
vi bảo hiểm
Người được bảo hiểm sẽ được bồi
thường trong trường hợp vật nuôi bị chết do các nguyên nhân trực tiếp gây ra bởi:
1. Thiên tai:
Bão lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá, xâm nhập mặn, sóng thần.
2. Dịch bệnh:
a) Đối với trâu, bò: Bệnh lở mồm
long móng.
b) Đối với lợn: Dịch tai xanh, bệnh
lở mồm, long móng.
c) Đối với gà: Dịch cúm gia cầm.
3. Tiêu hủy do dịch bệnh (quy định
tại khoản 2 Điều 4 Quy tắc này) theo quyết định của cơ quan chức năng có thẩm
quyền.
Điều 5. Loại
trừ bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ
không chịu trách nhiệm bồi thường vật nuôi bị chết không phải do nguyên nhân
thiên tai, dịch bệnh nêu ở Điều 4 Quy tắc này.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền
từ chối bồi thường một phần số tiền bồi thường bảo hiểm đối với trường hợp tổn
thất xảy ra do nguyên nhân trực tiếp từ việc người được bảo hiểm không thực hiện
quy trình chăn nuôi, phòng dịch theo quy định của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ
không bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất xảy ra do:
a) Vật nuôi bị chết do hành động
cố ý của con người: giết mổ, hành động phá hoại, nổi loạn, đình công, bỏ đói.
b) Vật nuôi bị mất cắp;
c) Vật nuôi bị chết do sử dụng
không đúng mức, quá sức;
d) Vật nuôi bị chết do phẫu thuật
hoặc thiến hoạn;
đ) Vật nuôi bị chết trong quá
trình sinh đẻ;
e) Vật nuôi loại thải;
g) Vật nuôi bị chết do hao hụt tự
nhiên;
h) Chiến tranh, khủng bố, phóng
xạ, hạt nhân.
Điều 6. Số
tiền bảo hiểm
1. Trên cơ sở kiểm tra đối tượng
bảo hiểm của người được bảo hiểm, giấy yêu cầu bảo hiểm và các giấy tờ liên
quan, doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm thỏa thuận số tiền bảo hiểm
nhưng không vượt quá số tiền quy định trong biểu phí bảo hiểm.
2. Số tiền bảo hiểm đối với
trâu, bò, lợn nái được xác định cho từng con và cố định trong suốt thời hạn bảo
hiểm.
3. Số tiền bảo
hiểm đối với lợn thịt, gà được tính trên cơ sở giá trị sản lượng của đàn theo
chu kỳ chăn nuôi.
Điều 7. Thời
hạn bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm là khoảng thời
gian được quy định trong hợp đồng bảo hiểm và được tính chi tiết cho từng đàn vật
nuôi theo bảng kê. Nếu trong thời hạn này xảy ra sự kiện bảo hiểm thì người được
bảo hiểm được giải quyết bồi thường. Quy định cụ thể như sau:
1. Trâu, bò: Một năm.
2. Lợn thịt: Chu kỳ nuôi từ 2
tháng tuổi đến khi xuất chuồng và tối đa không vượt quá 6 tháng tuổi.
3. Lợn nái, đực giống: Một năm.
4. Gà thịt:
Chu kỳ nuôi từ 2 tuần tuổi đến khi xuất chuồng và không vượt quá 7 tuần đối với
gà chuyên thịt và 10 tuần tuổi đối với gà kiêm dụng.
5. Gà đẻ trứng:
Một năm hoặc cả chu kỳ chăn nuôi.
Điều 8.
Phí bảo hiểm
1. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm được tính bằng tỷ lệ
phí bảo hiểm (%) nhân với số tiền bảo hiểm và được quy định trong hợp đồng bảo
hiểm.
2. Thanh toán phí bảo hiểm
Người được bảo hiểm phải thanh
toán cho doanh nghiệp bảo hiểm toàn bộ phí bảo hiểm được quy định trong vòng 07
ngày kể từ ngày ký hợp đồng bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm không thanh toán
phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn thì không được giải quyết bồi thường, trừ khi
có thỏa thuận khác bằng văn bản.
Điều 9. Mức
miễn thường
1. Mức miễn
thường không khấu trừ chỉ áp dụng đối với rủi ro bệnh và dịch bệnh. Cụ thể:
a) Trường hợp chăn nuôi trang trại:
10% số lượng vật nuôi được bảo hiểm cho mỗi hợp đồng bảo hiểm;
b) Trường hợp chăn nuôi cá lẻ:
10% tổng đàn tính trên quy mô toàn xã;
2. Mức miễn thường khấu trừ áp dụng
cho tất cả các rủi ro. Cụ thể:
a) Chăn nuôi trang trại: 40% tổn
thất được bảo hiểm;
b) Chăn nuôi cá lẻ: 40% tổn thất
được bảo hiểm;
c) Trường hợp vật nuôi phải tiêu
hủy (quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy tắc này) theo quy định của cơ quan chức
năng có thẩm quyền: 50% tổn thất được bảo hiểm.
Điều 10.
Giải quyết bồi thường
1. Thông báo sự kiện bảo hiểm
Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, người
được bảo hiểm hoặc chủ hợp đồng bảo hiểm phải:
a) Thông báo ngay (chậm nhất là
02 ngày) cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm;
b) Lập tức có hành động xử lý kịp
thời nhằm ngăn chặn và hạn chế tối đa tổn thất.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể,
doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối bồi thường một phần số tiền bồi thường nếu
người được bảo hiểm không thực hiện các hành động xử lý như trên.
2. Hồ sơ bồi thường bao gồm:
a) Do người được bảo hiểm cung cấp:
- Giấy yêu cầu bồi thường (theo
mẫu);
- Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc
hợp đồng bảo hiểm (bản sao).
b) Do doanh
nghiệp bảo hiểm thu thập:
- Ảnh chụp vật nuôi bị thiệt hại
(nếu có);
- Biên bản giám định thiệt hại;
- Giấy chứng nhận vật nuôi bị chết
do bệnh, dịch bệnh có xác nhận của cơ quan thú y có thẩm quyền;
- Công bố bệnh, dịch bệnh hoặc
thiên tai/quyết định tiêu hủy (nếu có);
- Xác nhận nộp phí bảo hiểm.
3. Thời hạn giải quyết bồi thường
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách
nhiệm giải quyết bồi thường trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ
sơ bồi thường hợp lệ theo quy định tại Quy tắc này.
4. Thanh toán bồi thường
STBT
= SLVNC x STBHTĐC x (1-TLKT)
Trong đó:
- STBT là số tiền bồi thường.
- SLVNC là số lượng vật nuôi chết
thuộc phạm vi bảo hiểm.
- STBHTĐC là số tiền bảo hiểm quy
ước tại thời điểm vật nuôi bị chết được tính theo chu kỳ chăn nuôi theo bảng
phía dưới.
- TLKT: Tỷ lệ khấu trừ (mức miễn
thường).
a) Lợn thịt
Chu
kỳ chăn nuôi
|
Tỷ
lệ số tiền bảo hiểm tại thời điểm chết (STBHTĐC=X% x STBH)
|
Từ trên 2 tháng tuổi đến 3
tháng tuổi
|
30%
STBH
|
Từ trên 3 tháng tuổi đến 4
tháng tuổi
|
50%
STBH
|
Từ trên 4 tháng tuổi đến 5
tháng tuổi
|
80%
STBH
|
Từ trên 5 tháng tuổi
|
100%
STBH
|
b) Gà thịt
Chu
kỳ chăn nuôi
|
Tỷ
lệ số tiền bảo hiểm tại thời điểm chết (STBHTĐC=X% x STBH)
|
Dưới 2 tuần tuổi
|
0%
STBH
|
Từ trên 2 tuần tuổi đến dưới 3
tuần tuổi
|
40%
STBH
|
Từ trên 3 tuần tuổi đến dưới 4
tuần tuổi
|
50%
STBH
|
Từ trên 4 tuần tuổi đến dưới 5
tuần tuổi
|
70%
STBH
|
Từ trên 5 tuần tuổi
|
100%
STBH
|
c) Gà đẻ
Chu
kỳ chăn nuôi
|
Tỷ
lệ số tiền bảo hiểm tại thời điểm chết (STBHTĐC=X% x STBH)
|
Dưới 2 tuần tuổi
|
0%
STBH
|
Từ trên 2 tuần tuổi đến dưới 4
tuần tuổi
|
30%
STBH
|
Từ trên 4 tuần tuổi đến dưới 8
tuần tuổi
|
40%
STBH
|
Từ trên 8 tuần tuổi đến dưới
12 tuần tuổi
|
50%
STBH
|
Từ trên 12 tuần tuổi đến dưới
16 tuần tuổi
|
60%
STBH
|
Từ trên 16 tuần tuổi đến dưới
18 tuần tuổi
|
70%
STBH
|
Từ trên 18 tuần tuổi đến dưới
20 tuần tuổi
|
85%
STBH
|
Từ trên 20 tuần tuổi đến dưới
30 tuần tuổi
|
100%
STBH
|
Từ trên 30 tuần tuổi đến dưới
40 tuần tuổi
|
70%
STBH
|
Từ trên 40 tuần tuổi
|
50%
STBH
|
Điều 11. Trách nhiệm của người được bảo hiểm/chủ hợp đồng bảo hiểm
1. Thực hiện đầy đủ
việc chăm sóc, nuôi dưỡng, sử dụng vật nuôi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương.
2. Khi có những
thay đổi về đối tượng bảo hiểm, các yếu tố làm thay đổi mức độ rủi ro phải
thông báo kịp thời cho doanh nghiệp bảo hiểm để phối hợp cùng xử lý.
3. Khi vật nuôi có
dấu hiệu của dịch bệnh, phải tích cực tìm mọi biện pháp để cứu chữa và thông
báo kịp thời cho doanh nghiệp bảo hiểm.
4. Đóng phí bảo hiểm
đầy đủ, đúng hạn.
5. Khi có sự kiện
bảo hiểm (vật nuôi bị chết) thì người được bảo hiểm/chủ hợp đồng bảo hiểm phải
có trách nhiệm thông báo kịp thời cho doanh nghiệp bảo hiểm/đại diện của doanh
nghiệp bảo hiểm và ngay lập tức có hành động xử lý, đề phòng hạn chế tổn thất.
6. Có trách nhiệm
phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm trong công tác giám định, bồi thường.
7. Các trách nhiệm
khác theo quy định.
Điều 12. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm
1. Phối hợp chặt
chẽ với người được bảo hiểm để đề phòng hạn chế tổn thất tới mức tối đa.
2. Ghi nhận thông
báo tổn thất của khách hàng.
3. Hướng dẫn sơ bộ
hướng giải quyết tổn thất, hướng dẫn lập hồ sơ bồi thường.
4. Giải quyết bồi
thường kịp thời và đúng quy định.
Điều 13. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
1. Trường hợp người
được bảo hiểm muốn chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn thì phải có yêu cầu
bằng văn bản gửi tới doanh nghiệp bảo hiểm trước 10 ngày. Sau khi hai bên đồng
ý chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bằng văn bản, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn lại số
tiền bằng 80% phần phí bảo hiểm của thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm với
điều kiện chưa xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Trường hợp
doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn thì phải hoàn lại
100% số phí bảo hiểm của thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.
Điều 14. Giải quyết tranh chấp
Mọi tranh chấp
phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, nếu không giải quyết được bằng
thương lượng giữa các bên tham gia bảo hiểm, sẽ được giải quyết theo phán quyết
của tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thời hiệu khởi kiện
về hợp đồng bảo hiểm là 3 năm kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.
BIỂU PHÍ BẢO HIỂM VẬT
NUÔI
(Ban hành kèm theo Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm vật
nuôi)
1. Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm
được thỏa thuận giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm dựa trên cơ sở giá cả
thực tế nhưng không vượt quá số tiền quy định dưới đây:
Loại
vật nuôi
|
Số
tiền bảo hiểm VNĐ/con
|
Bò sữa
|
35.000.000
|
Trâu, bò
|
15.000.000
|
Lợn nái
|
8.000.000
|
Lợn thịt
|
6.000.000
|
Gà
|
150.000
|
2. Biểu
phí bảo hiểm
Loại
vật nuôi
|
Thời
hạn bảo hiểm
|
Tỷ
lệ phí thuần (%)
|
Trâu, bò
|
1
năm
|
4
|
Lợn nái, đực giống
|
1
năm
|
5
|
Lợn thịt
|
Chu
kỳ nuôi
|
5
|
Gà
|
Chu
kỳ nuôi
|
6
|