|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
06/CT-NHNN
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Ngân hàng Nhà nước
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Văn Bình
|
Ngày ban hành:
|
09/11/2012
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC
VIỆT NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 06/CT-NHNN
|
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2012
|
CHỈ THỊ
VỀ
CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
TRONG NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2012 VÀ ĐẦU NĂM 2013
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại
Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 về những giải pháp
chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 và Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản
xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường,
hệ thống ngân hàng đã và đang thực hiện quyết liệt các giải pháp điều hành
chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt tập trung tháo gỡ khó
khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường nhằm
kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và
duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Kết quả điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng qua hơn 10
tháng đầu năm 2012 đã cơ bản đạt mục tiêu theo chủ trương
của Chính phủ, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo và có xu hướng cải
thiện, mặt bằng lãi suất giảm mạnh, cơ cấu tín dụng tiếp tục
chuyển dịch theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, thị trường ngoại hối ổn định, dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao,
chương trình tái cơ cấu các tổ chức
tín dụng được triển khai quyết liệt, rủi ro hệ thống từng
bước được kiểm soát hoạt động của các tổ chức tín dụng về cơ bản an toàn.
Tuy nhiên, điều
hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong thời
gian tới vẫn còn những khó khăn, thách thức cần được tiếp
tục quan tâm xử lý, như lạm phát mặc dù đã được kiềm chế ở mức thấp nhưng vẫn có
nguy cơ tăng trở lại hoạt động sản xuất - kinh doanh đã có
chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn
khó khăn do sức cầu trong và ngoài nước
yêu, hàng tồn kho còn ở mức cao, tăng trưởng tín dụng ngân
hàng thấp, nợ xấu ngân hàng ở mức cao. Để tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động
ngân hàng trong những tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở
mức hợp lý gắn với tái cơ cấu kinh tế và bảo đảm an sinh
xã hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu:
1. Hệ thống ngân hàng tiếp tục thực hiện quyết liệt,
đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và
hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và
Nghị quyết số 13/NQ-CP , Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN
ngày 13/02/2012 và các văn bản có liên quan.
2. Đối với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước
ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng):
2.1. Thực
hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp huy động vốn, chủ động cân đối giữa
nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh khoản, đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng đối với nền kinh tế, các nhu cầu
thanh toán nhất là trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013.
2.2. Thực hiện các giải pháp mở
rộng tín dụng có hiệu quả để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở
mức hợp lý và góp phần kiềm chế lạm phát theo chỉ đạo của
Chính phủ, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng để
nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn hệ thống:
- Điều hành hoạt động tín dụng theo
quy định của pháp luật và trên cơ sở đánh giá thực trạng, khả năng mở rộng tín
dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn tín dụng; bố trí nguồn
vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng đối với nền kinh tế; ưu tiên tập trung vốn phục vụ
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất
khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động, dự án, phương án có hiệu quả.
- Nghiên cứu để xem xét triển khai
các gói sản phẩm tín dụng dựa trên các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí hoạt động
cho vay, hỗ trợ khách hàng vay vốn đầu tư, sản xuất - kinh doanh và tiêu thụ sản
phẩm, như cho vay theo chuỗi người nuôi, thu mua, chế biến
thủy sản xuất khẩu, cho vay liên kết giữa chủ đầu tư, nhà
thầu xây dựng, nhà cung cấp vật liệu xây dựng và người mua nhà.
- Tổ chức, triển khai các chương
trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ,
như: Chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy định
tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ; chính sách cho vay
đối với chăn nuôi, cá tra theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số
1149/TTg-KTN ngày 08/8/2012; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với
nông sản, thủy sản theo quy định tại Quyết định số
63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02/12/2011
của Thủ tướng Chính phủ; cho vay thu mua, tạm trữ lương thực, cà phê...
- Tiếp tục triển khai quyết liệt các
giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng với
khách hàng theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời góp phần hỗ trợ doanh
nghiệp và người dân duy trì, phát triển sản xuất - kinh
doanh, như cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ), miễn, giảm lãi vốn vay trên cơ sở khả
năng tài chính của tổ chức tín dụng... Trường hợp phát sinh khó khăn vướng mắc
về cơ chế, chính sách, thì báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xem xét, xử
lý kịp thời.
2.3. Về lãi suất huy động và
cho vay:
- Thực hiện nghiêm túc các quy định
và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất; áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và
mức độ rủi ro của khoản vay; tiết kiệm chi phí, giảm tối đa các chi phí quản
lý, quảng cáo, khuyến mại và chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất
cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay.
- Không được thu các loại phí liên
quan đến khoản vay, trừ một số khoản phí quy định tại Thông tư số
05/2011/TT-NHNN ngày 10/3/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về thu
phí cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
- Thường xuyên giám sát chặt chẽ việc
thực hiện các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất huy động và
cho vay, kịp thời phát hiện các vi phạm để có biện pháp xử lý phù hợp trên cơ sở phân định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân. Tổ chức tín dụng
vi phạm quy định về lãi suất bị xử lý theo quy định của pháp luật và Chỉ thị số
02/CT-NHNN ngày 7/9/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc chấn chỉnh việc
thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam và bằng đô la Mỹ.
2.4. Thực hiện các quy định về
quản lý ngoại hối và kinh doanh vàng:
- Chấp hành nghiêm các quy định về
niêm yết tỷ giá, quản lý ngoại hối của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam; thực hiện đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về huy động và
cho vay bằng vàng.
- Các tổ chức tín dụng sau khi được
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khẩn
trương triển khai mạng lưới chi nhánh, địa điểm mua, bán vàng miếng theo kế hoạch
và theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày
3/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
2.5. Thực hiện các biện pháp đảm
bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, chủ động thực hiện các giải pháp xử lý nợ
xấu:
- Chấp hành nghiêm các quy định của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, các tỷ lệ
đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi
ro đầy đủ theo quy định của pháp luật; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ; tăng cường giám sát chặt chẽ mọi hoạt động kinh doanh để
phòng ngừa và kịp thời xử lý các sai phạm.
- Tích cực triển khai đồng bộ các giải
pháp hạn chế nợ xấu gia tăng, đẩy mạnh xử lý nợ xấu thông qua dự phòng rủi ro,
bán nợ, xử lý tài sản đảm bảo và các hình thức xử lý nợ xấu khác theo quy định
của pháp luật; không được lợi dụng các quy định về cơ cấu lại nợ và các biện
pháp nghiệp vụ khác để che giấu nợ xấu hoặc làm sai lệch chất lượng tín dụng.
- Tổ chức tín dụng chưa trích lập dự
phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của pháp luật, thì chưa được chia cổ tức, lợi
nhuận của năm 2012 và không được tăng tiền lương, tiền thưởng, thù lao cho cán
bộ. Các ngân hàng thương mại cổ phần báo cáo phương án
phân phối cổ tức, lợi nhuận của năm 2012 trước khi thực hiện ít nhất 15 ngày
làm việc cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính của
ngân hàng thương mại cổ phần để có ý kiến.
3. Đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam:
3.1. Các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham mưu cho Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước và chủ động triển khai các giải pháp theo chức năng và nhiệm
vụ của các đơn vị, trong đó tập trung vào các trọng tâm
sau:
- Hoàn thành việc ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật theo chương trình năm 2012 và năm 2013, đặc biệt là ban hành
cơ chế mới về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và các tỷ lệ an toàn hoạt
động ngân hàng phù hợp thực tiễn, yêu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam và hoạt động của các tổ chức tín dụng.
- Điều hành chính sách tiền tệ chặt
chẽ, thận trọng và linh hoạt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo khả năng
thanh khoản của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là trong dịp Tết Dương lịch và Tết
Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013; điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ
mô và thị trường tiền tệ; thực hiện các công cụ chính sách tiền tệ để khuyến
khích mở rộng tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo chỉ đạo của
Chính phủ.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, các bộ, ngành liên quan và các tổ chức tín dụng đánh giá những
kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc trong quá
trình thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP để xem xét trình Chính phủ sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp với thực tế; xử lý các vấn đề khó
khăn, vướng mắc về hoạt động tín dụng đối với ngành, lĩnh vực kinh tế.
- Quản lý thị trường ngoại hối và điều
hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phù hợp với quan hệ cung - cầu
ngoại tệ, lãi suất, lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế, tạo điều kiện để tăng
dự trữ ngoại hối Nhà nước; theo dõi sát tình hình huy động và sử dụng vốn bằng
vàng của các tổ chức tín dụng để xử lý các khó khăn, vướng mắc, đảm bảo chấm dứt
theo đúng quy định; theo dõi sát diễn biến thị trường vàng để xử lý kịp thời,
tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh
mua, bán vàng miếng.
- Tích cực, chủ động thanh tra, giám
sát an toàn hoạt động ngân hàng về việc chấp hành các quy định của pháp luật về
tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức
năng tiến hành thanh tra, giám sát việc chấp hành các quy định về lãi suất;
phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ
các khoản mục chi phí và phân phối lợi nhuận của các tổ chức tín dụng.
- Tiếp tục triển khai phương án tái
cơ cấu các ngân hàng thương mại yếu kém theo đúng Đề án cơ cấu lại hệ thống các
tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012. Khẩn trương hoàn thiện Đề án thành lập Công
ty quản lý tài sản để đẩy nhanh xử lý nợ xấu, tăng khả năng cung ứng tín dụng của
hệ thống tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế.
- Chủ động tuyên truyền, phổ biến các
quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về điều hành chính sách tiền tệ,
tín dụng và hoạt động ngân hàng.
3.2. Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nhiệm vụ và các giải
pháp:
- Chủ động nghiên cứu, hướng dẫn các
tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và
hoạt động ngân hàng nhằm góp phần thực hiện điều hành chính sách tiền tệ có hiệu quả theo mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh
xã hội và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường
theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh
tra việc chấp hành các quy định về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng của
các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Giám sát chặt chẽ việc các tổ chức tín dụng
chấp hành các quy định về lãi suất, thu phí của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
phù hợp với các giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất -
kinh doanh. Xử lý nghiêm đối với các vi phạm của các tổ chức tín dụng trên địa
bàn; trường hợp phát sinh các vướng mắc vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, xử lý.
- Theo dõi và có ý kiến về phương án
phân phối cổ tức, lợi nhuận năm 2012 của các ngân hàng thương mại cổ phần có trụ
sở chính trên địa bàn, phù hợp quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước.
- Khẩn trương triển khai các biện
pháp cần thiết để thiết lập mạng lưới được cấp phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
trên địa bàn theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội
và hoạt động ngân hàng trên địa bàn để báo cáo và đề xuất với cấp ủy, chính quyền
địa phương và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về biện pháp quản lý hoạt động, mạng
lưới tổ chức tín dụng và sửa đổi các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện
thực tế; tăng cường sự phối hợp trao đổi thông tin với các đơn vị tại trụ sở
chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Chủ động tuyên truyền, phổ biến các
quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để
doanh nghiệp và người dân hiểu, thực hiện đúng các quy định
của pháp luật về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng.
4. Tổ chức thực hiện:
4.1. Chỉ thị này có hiệu lực kể
từ ngày ký.
4.2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng
Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên và Tổng giám đốc
(Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện Chỉ thị
này./.
Nơi nhận:
- Như điểm 4.2 Khoản 4;
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó
Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam;
- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ CSTT.
|
THỐNG ĐỐC
Nguyễn Văn Bình
|
Chỉ thị 06/CT-NHNN năm 2012 giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
THE STATE
BANK OF VIETNAM
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------
|
No.: 06/CT-NHNN
|
Hanoi ,
November 09, 2012
|
DIRECTIVE ON
SOLUTIONS MANAGING MONEYTARY, CREDIT POLICIES AND BANKING ACTIVITIES IN MONTHS
AT END OF YEAR 2012 AND BEGINNING OF YEAR 2013 In order to implement directions
of Government in the Resolution No.01/NQ-CP, of January 03, 2012 on major
solutions for guiding and managing the implementation of socio-economic
development plan and state budget estimation of the year 2012 and Resolution
No.13/NQ-CP, of May 10, 2012 on some solutions to remove difficulties for
production-business and market support, the banking system have implemented
drastic solutions in managing monetary policy on a tight, careful and flexible
manner, concentrating to remove difficulties for production-business and market
support aiming to control inflation, contributing in stability of
macro-economy, assurance of social security and maintain of economic growth at
reasonable level. The result of managing the monetary policy, banking
activities in over 10 months beginning of year 2012 basically attains target as
guideline of Government, liquidity of banking system has been ensured and
tended to improve, the interest rate surface has reduced strongly, credit
structure has continued to shift towards concentrating on incentive fields, the
foreign exchange market has been stable, the state foreign exchange reserves
have increased, program on re-structuring credit institutions have been
implemented in drastic manner, risks of system gradually have been controlled,
activities of credit institutions basically have been safe. However, managing the monetary
policy and banking activities in the future shall be still difficult with
challenges, need be continued to care and settle, the inflation although it has
been controlled at low level, it still has risk of increasing again, the
production-business activities have been positive changes but there are still
difficulties because domestic and overseas demand is weak, inventory still at
high level, banking credit growth is low, bad debts of banks at high level. In
order to continue to carry out effective solutions managing monetary, credit
policies and banking activities in months at end of year 2012 and beginning of
year 2013, in conformity with guidance of Government on solutions to control
inflation, stabilize macro-economy, support economic growth at rational level
in association with the economic re-structuring and assurance of social
security, governor of the state bank request: 1. The banking system
continues to implement in drastic, synchronous and effective manner solutions
managing the monetary, credit policies and banking activities according to
guidance of Government in the Resolution No.01/NQ-CP and Resolution
No.13/NQ-CP, of the State bank of Vietnam in the Directive No.01/CT-NHNN, of
February 13, 2012 and relevant documents. 2. For credit institutions
and branches of foreign banks (hereinafter referred to as credit institutions): 2.1. To
implement in synchronous and effective manner solutions mobilizing capital, on
initiative to balance between capital source and capital use in order to ensure
liquidity, meet timely credit demand for economy, payment demand, especially in
occasions of New year and Quy Ty Lunar Tet 2013. 2.2.
To implement solutions to expand credit effectively in order to support
economic growth at rational level and contribute to control inflation according
to guidance of Government, strengthen controlling credit quality in order to
enhance business efficiency and ensure safety for system: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - Researching to consider
development of credit product pack based on strings combining from production
to consumption aiming to enhance effectiveness and reduce expenditures of loan
activities, support for client to borrow capital for investment,
production-business and consumption of goods, such as loaning in string
including breeding persons, purchasers, persons processing seafood for export,
loaning with combination of investors, constructors, suppliers of building
materials and house buyers. - Organizing and carrying out
programs, credit policies according to guidance of Government and the Prime
Minister, such as: The credit policy for agriculture and rural field as
prescribed in the Government’s Decree No. 41/2010/ND-CP of April 12, 2010, the
policy on loaning to breeding shark catfish in according to direction of the
Prime Minister in the official dispatch No.1149/TTg-KTN, of August 08, 2012;
policy on support to reduce losses after harvest for agriculture products,
seafood as prescribed in the Decision No.63/2010/QD-TTg, of October 15, 2010
and Decision No.65/2011/QD-TTg, of December 02, 2011 of the Prime Minister;
loaning to purchase, store up food, coffee, etc - Continuing to carry out in
drastic manner solutions to remove difficulties in credit relation between
credit institutions and clients in according to guidance of Government and the
State bank of Vietnam aiming to facilitate for clients to access banking credit
capital sources in accordance to provisions of law, and contributing to support
enterprises and people in production and business maintaining and development,
such as re-structuring time limit of paying debts (adjusting debt duration,
prolonging debts), exemption, reduction of loan interest on basis of financial
ability of credit institutions, etc Any difficulties, problems arising should
be reported to the State bank of Vietnam for consideration and handling timely. 2.3. For
interest rate of mobilization and loan: - To strictly implement provisions
and guidance of the State bank of Vietnam on interest rates; apply the rational loaning interest rate on the basis of mobilization
interest rate and risk level of loan amounts; save
expenditures, reduce maximally cost for management, advertisement, promotion
and operation cost in order to have condition for reduction of loaning interest
rates aiming to share difficulties with borrowers. - Not allow to collect types of
charges relating to loan amounts, except for some types of charge specified in
the Circular No.05/2011/TT-NHNN, of March 10, 2011 of Governor of the State
bank stipulating on the charge of credit institutions’ loans to clients. - Regularly to supervise strictly
implementation of regulations of the State bank of Vietnam on mobilization
interest rate and loan, timely detect violations in order
to have suitable handling measures on the basis of clear delimiting the
responsibility of organizations, individuals. Credit institutions violating
provisions on interest shall be handled as prescribed by law and the Directive
No. 02/CT-NHNN, of September 07, 2011 of Governor of the State bank on
regulating the implementation of provisions on mobilization interest rate in Vietnam
dong and US dollar. 2.4. Implementation
of provisions on managing foreign exchange and gold business: - To strictly comply with
provisions on listing exchange rates, foreign exchange management of Government
and the State bank of Vietnam; implement properly provisions of the State bank
of Vietnam on mobilization and loan in gold. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 2.5. To
implement safety measures in banking activities, on initiative implement
solutions to handle bad debts: - To strictly comply with
regulations of the State bank of Vietnam on monetary, credit and banking
activities, safety guarantee rates in banking activities, classification of
debts, making risk provision fully as prescribed by law; enhance quality,
effectiveness of internal audit and controlling system; strengthen strict
supervision for all business activities in order to prevent and timely handle mistakes
and violations. - To positively carry out
synchronously solutions to restrain increasing of bad debts, boost handling bad
debts through risk provisions, buying debts, handling guaranteed assets and
other methods of handling bad debts as prescribed by law; not permit to take
advantage of provisions on re-structuring debt and other professional
operations in order to hide bad debts or falsify credit quality. - Credit institutions having not
yet made risk provisions fully as prescribed by law are not permit to divide
dividend, profit of year 2012 and not permit to increase salaries, bonus,
remunerations for officers. The joint-stock commercial banks report plan on
distributing dividend, profit of year 2012 before performance at least 15
working days to the State bank – branch in cities, provinces where set their head
office in order to ask for opinion. 3. For units of the State
bank of Vietnam: 3.1. Units
in head office of the State bank of Vietnam consult for Governor of the State
bank and proactively implement solutions under their functions and task, in
which concentrating on the following focus: - To complete promulgation of
legal documents under program of years 2012 and 2013, specially promulgation of
new mechanism on classification of debts, making risk provisions and safe rates
for banking activities being suitable with actual situation, management
requirement of the State bank of Vietnam and operation of credit institutions. - To manage the monetary policies
in tight, careful and flexible manner aiming to stabilize monetary market,
ensure the liquidity of credit institutions, especially in occasion of New year
and Quy Ty Lunar Tet 2013; manage interest in conformity with movements of
macro-economy and monetary market; implement monetary policy tools to encourage
expansion of credit servicing for agriculture and rural development according
to guidance of Government. - To coordinate with the Ministry
of Agriculture and Rural Development, relevant ministries, sectors and credit
institutions to assess attained results and difficulties, problems during the
course of implementation of the Government’s Decree No. 41/2010/ND-CP in order
to consider, submit to Government for amendment and supplement in conformity
with reality; and handle difficulties, problems on credit operation for
economic sectors, fields. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - Positively, on initiative
inspect, supervise safety of banking activities on compliance of provisions of
law on monetary, credit, bank, especially coordinate closely with functional
agencies to implement inspection, supervision of compliance of regulations on
interest; detect and handle strictly cases of law breaking. To strictly control
amounts, items of expenditure and profit distribution of credit institutions. - To continue to carry out the
plan on re-structuring weak commercial banks in accordance to the Scheme on re-structuring
system of credit institutions in the 2011-2015 period being approved by the
Prime Minister in the Decision No.254/QD-TTg, of March 01, 2012. To urgently
complete the Scheme on establishing Company of asset management in order to
push up handling bad debts, increasing credit supply of system of credit
institutions for the economy. - Proactively propagate,
popularize provisions of law, guidance of Government and the State bank of
Vietnam on managing the monetary, credit policies and banking activities. 3.2. The
state bank – branches in central-affiliated cities and provinces implement
their duties and solutions: - Proactively research, guide
credit institutions in their localities to implement solutions on monetary,
credit and banking activities aiming to contribute in implementation of
managing the monetary policies effectively under target of restraining
inflation, stabilizing macro-economy, assuring social security and removing
difficulties for production-business activities, market support according to
direction of Government and the State bank of Vietnam. - To strengthen examination,
inspection of compliance of regulations on monetary, credit and banking
activities of credit institutions in their localities. To strictly supervise
compliance of credit institutions with respect to regulations of the State bank
of Vietnam on interest rates, collection of charges, in conformity with
solutions concentrating on removing difficulties for production-business
activities. To strictly handle violations of credit institutions in their
localities; in case arising problems exceeding their authorities, timely report
to Governor of the State bank for consideration, handling. - To monitor and give out opinion
on plan of distribution of dividend, profit of year 2012 of the joint-stock
commercial banks which have head office in their localities, in conformity with
law and direction of Governor of the State bank. - Urgently carry out necessary
measures in order to set up a network to license for trading gold bar in their
localities according to direction of Governor of the State bank. - To catch up socio-economic
situation and banking activities in their localities in order to report and
propose with executive committees, local authorities and Governor of the State
bank on measures to manage activities, networks of credit institutions and
amend mechanisms, policies for conformity with actual conditions; strengthen
coordination to exchange information with units in head office of the State
bank of Vietnam. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 4. Organizing implementation: 4.1. This
directive takes effect on the day of signing. 4.2. The
Chief officers, the Director of the Financial policy department and heads of
units of the State bank of Vietnam, Directors of the State bank branch in
central-affiliated cities and provinces, presidents of Board of Directors,
presidents of Members' Council and directors general (directors) of credit
institutions, branches of foreign banks shall implement this Directive. GOVERNOR OF
THE STATE BANK
Nguyen Van Binh
Chỉ thị 06/CT-NHNN ngày 09/11/2012 giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối ngày 09/11/2012 và đầu năm 2013 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
24.233
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|