Tổ hợp môn khối B gồm những môn nào? Khối B không học y, dược thì chọn ngành gì để ra trường có việc làm?
Tổ hợp môn khối B gồm những môn nào?
Khối B là một trong những khối thi quan trọng trong hệ thống giáo dục, đặc biệt các thí sinh yêu thích và có thế mạnh về các môn khoa học tự nhiên có thể lựa chọn khối B làm khối dự thi xét tuyển sinh đại học. Đây cũng là khối thi mở ra cơ hội cho nhiều ngành học liên quan đến Y dược, Nông nghiệp, Công nghệ sinh học, Môi trường,…
Tổ hợp môn khối B là khối thiên về khoa học tự nhiên. Do đó, đòi hỏi thí sinh đăng ký xét tuyển với hai môn bắt buộc là Toán và Sinh học. Hai môn học này dường như thuộc hai lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, kiến thức giữa chúng lại có thể hỗ trợ nhau trong việc thu thập dữ liệu, phân tích và giải mã nên được xếp chung một tổ hợp môn.
Các tổ hợp môn khối B thông thường gồm 3 môn: Toán, Sinh học và Hóa học. Trong đó, có 2 môn Toán và Sinh học là chính. Còn riêng môn Hóa học có thể thay thế bằng Lịch sử, Địa lý hoặc Ngữ văn, Giáo dục công dân, Khoa học xã hội hoặc Tiếng Anh:
Tổ hợp môn khối B |
Môn học |
B00 |
Toán, Sinh học, Hóa học |
B01 |
Toán, Sinh học, Lịch sử |
B02 |
Toán, Sinh học, Địa lý |
B03 |
Toán, Sinh học, Ngữ văn |
B04 |
Toán, Sinh học, Giáo dục công dân |
B05 |
Toán, Sinh học, Khoa học xã hội |
B08 |
Toán – Sinh học – Tiếng Anh |
*Thông tin nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Tổ hợp môn khối B gồm những môn nào? Khối B không học y, dược thì chọn ngành gì để ra trường có việc làm? (Hình từ Internet)
Khối B không học y, dược thì chọn ngành gì để ra trường có việc làm?
Khối B truyền thống chỉ có tổ hợp 3 môn là Toán học, Hóa học và Sinh học. Hiện tại, khối này được mở rộng thêm nhiều tổ hợp môn khác nhau giúp thí sinh dễ dàng lựa chọn, phát huy khả năng học tập.
"Dân khối B" thường có tính cách thích tìm tòi, học hỏi, đam mê nghiên cứu, phân tích. Nhắc đến khối B, nhiều người nghĩ ngay đến các ngành như y dược. Thế nhưng, hiện nay có rất nhiều ngành khác nhau với triển vọng nghề nghiệp tương lai cho thí sinh lựa chọn theo học cụ thể như sau:
- Công nghệ thực phẩm: thuộc nhóm những ngành nghề có triển vọng, tuyển sinh khối B. Đây là ngành học chuyên về lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, kiểm tra, đánh giá chất lượng trong quá trình chế biến thực phẩm; đồng thời nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất - bảo quản, tạo ra nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm hay hóa học… Ứng dụng của ngành học này vô cùng đa dạng, vì vậy, cơ hội việc làm cũng rất rộng mở.
- Công nghệ sinh học: dành cho những người có sở thích nghiên cứu, tìm tòi và phân tích. Đây là ngành có thể ứng dụng vào nhiều công việc như: Chế biến bảo quản thực phẩm, sản xuất chế phẩm sinh học, xử lý ô nhiễm môi trường...
- Nhóm ngành Sư phạm: được đánh giá là một trong những ngành nghề 'hot', luôn cần trong mọi xã hội. Bên cạnh đó, các trường đại học Sư phạm cũng là lựa chọn lý tưởng đối với các thí sinh đang lo lắng về khoản học phí trong 4 năm đại học. Vì các trường khối sư phạm là những trường đại học miễn học phí ở Việt Nam.
- Chăn nuôi: là ngành triển vọng trong nền nông nghiệp hiện đại. Tốt nghiệp ngành chăn nuôi bạn có thể làm các công việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi hay làm việc ở các trạm khuyến nông ở địa phương... Bạn có thể tham khảo một số trường Đại học tuyển sinh ngành chăn nuôi sau đây:
- Ngoài ra, nếu đam mê về mảng xây dựng hay kinh tế, các sĩ tử cũng có thể tham khảo thêm các ngành khác như: Công nghệ kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật cấp thoát nước, Kinh tế đầu tư, Quản lý dự án...
Lưu ý: Thông tin trên về khối B không học y, dược thì chọn ngành gì để ra trường có việc làm chỉ mang tính tham khảo.
Điều kiện để dự thi tốt nghiệp THPT Quốc gia là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 19 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT về đối tượng, điều kiện dự thi như sau:
Đối tượng, điều kiện dự thi
1. Đối tượng dự thi gồm:
a) Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX trong năm tổ chức kỳ thi;
b) Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;
c) Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
d) Người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh.
2. Điều kiện dự thi:
a) Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn;
b) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT.
Như vậy, theo quy định trên điều kiện để dự thi tốt nghiệp THPT Quốc gia như sau:
- Phải là một trong các đối tượng sau:
(1) Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX trong năm tổ chức kỳ thi;
(2) Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;
(3) Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
(4) Người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh.
- Đáp ứng các điều kiện dự thi như sau:
(1) Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn;
(2) Người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục 2019 và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT




