Học khối A là những môn nào? Học khối A có thi bác sĩ được không?
Học khối A là những môn nào?
Khối A là một trong những khối thi truyền thống được nhiều học sinh lựa chọn khi định hướng nghề nghiệp. Các môn học của khối A tập trung vào khoa học tự nhiên, giúp phát triển tư duy logic, phân tích và giải quyết vấn đề.
Hiện nay, khối A được chia thành nhiều tổ hợp khác nhau, nhưng phổ biến nhất là Toán – Vật lý – Hóa.
Dưới đây là chi tiết tổ hợp môn khối A được chia thành nhiều tổ hợp môn cùng với các khối thi đại học khác nhau, cụ thể gồm có 19 khối như sau:
Tổ hợp môn khối A |
Môn học |
Khối A00 |
Toán – Lý – Hóa |
Khối A01 |
Toán – Lý – Anh |
Khối A02 |
Toán – Lý – Sinh |
Khối A03 |
Toán – Lý – Sử |
Khối A04 |
Toán – Lý – Địa |
Khối A05 |
Toán – Hóa – Sử |
Khối A06 |
Toán – Hóa – Địa |
Khối A07 |
Toán – Sử – Địa |
Khối A08 |
Toán – Sử – Giáo dục công dân |
Khối A09 |
Toán – Địa – Giáo dục công dân |
Khối A10 |
Toán – Lý – Giáo dục công dân |
Khối A11 |
Toán – Hóa – Giáo dục công dân |
Khối A12 |
Toán – Khoa học tự nhiên – Khoa học xã hội |
Khối A13 |
Toán – Khoa học tự nhiên – Sử |
Khối A14 |
Toán – Khoa học tự nhiên – Địa |
Khối A15 |
Toán – Khoa học tự nhiên – Giáo dục công dân |
Khối A14 |
Toán – Khoa học tự nhiên – Văn |
Khối A17 |
Toán – Lý – Khoa học xã hội |
Khối A18 |
Toán – Hóa – Khoa học xã hội |
Lưu ý: Thông tin trên về học khối A là những môn nào chỉ mang tính tham khảo.
Học khối A là những môn nào? Học khối A có thi bác sĩ được không? (Hình từ Internet)
Học khối A có thi bác sĩ được không?
Ngành Y luôn là một trong những lĩnh vực thu hút nhiều thí sinh bởi cơ hội nghề nghiệp rộng mở và ý nghĩa nhân văn cao. Tuy nhiên, để theo học ngành này, thí sinh cần lựa chọn khối thi phù hợp với yêu cầu xét tuyển của các trường đào tạo Y khoa.
Thông thường, các ngành Y khoa, Răng – Hàm – Mặt, Dược học, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học… tuyển sinh chủ yếu theo khối B00 (Toán – Hóa – Sinh). Điều này là do môn Sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nền tảng kiến thức về cơ thể con người, sinh lý, bệnh học và các nguyên lý khoa học liên quan đến y dược.
Nhưng với xu hướng tuyển sinh hiện nay, Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy định tuyển sinh mở rộng xét tuyển thêm nhiều khối thi khác. Các trường y dược hiện nay xét tuyển tổ hợp các môn sau:
- A00 (Toán, Lý, Hoá)
- A02 (Toán, Lý, Sinh)
- B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- B01 (Toán, Sinh, Sử)
- B03 (Toán, Sinh, Văn)
- B04 (Toán, Sinh, Giáo dục công dân)
- D01 (Toán, Văn, Anh)
- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
Như vậy, có thể thấy học khối A vẫn có thể thi đại học xét tuyển ngành y làm bác sĩ. Tuy nhiên thí sinh cần lưu ý số lượng trường y có tiêu chí xét tuyển khối A cho ngành Y.
Do đó, nếu học khối A và muốn theo đuổi ngành Y, hãy kiểm tra kỹ thông tin tuyển sinh của các trường mà mình có nguyện vọng theo học để biết có tổ hợp môn mình chọn có phù hợp với tổ hợp môn xét tuyển sinh đại học ngành y của trường hay không.
Lưu ý: Thông tin trên về học khối A có thi bác sĩ được không chỉ mang tính tham khảo.
Bác sĩ đa khoa phải thực hành bao lâu để đủ điền kiện được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh đa khoa?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 21/2020/TT-BYT quy định khung nội dung, thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Khung nội dung, thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh
1. Nội dung thực hành khám bệnh, chữa bệnh dựa trên cơ sở chuẩn năng lực của bác sỹ đa khoa đã được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 1854/QĐ-BYT ngày 18 tháng 05 năm 2015; các kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo tại các trường chuyên ngành y cho bác sỹ đa khoa, bác sỹ y khoa và dựa trên phạm vi hoạt động chuyên môn của bác sỹ đa khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 35/2019/TT-BYT.
2. Tổng thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh là 18 tháng được phân bổ theo từng chuyên khoa như sau:
a) Thời gian thực hành chuyên khoa Nội trong đó có Hồi sức cấp cứu: 5 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên khoa Ngoại: 3 tháng;
c) Thời gian thực hành chuyên khoa Sản phụ khoa: 3 tháng;
d) Thời gian thực hành chuyên khoa Nhi: 4 tháng;
đ) Thời gian thực hành một số kỹ thuật của chuyên khoa khác (tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt, da liễu, phục hồi chức năng, y học cổ truyền và một số kỹ thuật của chuyên khoa khác theo Thông tư số 35/2019/TT-BYT): 3 tháng.
...
Như vậy theo quy định trên, để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh đa khoa, bác sĩ đa khoa phải thực hành trong 18 tháng và được phân bổ theo từng chuyên khoa cụ thể như:
- Thực hành chuyên khoa Nội trong đó có Hồi sức cấp cứu
- Thực hành chuyên khoa Nội trong đó có Hồi sức cấp cứu: 5 tháng.
- Thực hành chuyên khoa Ngoại: 3 tháng.
- Thực hành chuyên khoa Sản phụ khoa: 3 tháng.
- Thực hành chuyên khoa Nhi: 4 tháng.
- Thực hành một số kỹ thuật của chuyên khoa khác (tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt, da liễu, phục hồi chức năng, y học cổ truyền và một số kỹ thuật của chuyên khoa khác theo Thông tư 35/2019/TT-BYT): 3 tháng.




