Mẫu đơn xin việc tiếng Anh cho nhiều ngành nghề? Tải về file word mẫu đơn xin việc tiếng anh?

Mẫu đơn xin việc tiếng Anh cho nhiều ngành nghề? Tải về file word mẫu đơn xin việc tiếng anh? Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất ứng viên cần biết?

Mẫu đơn xin việc tiếng Anh cho nhiều ngành nghề? Tải về file word mẫu đơn xin việc tiếng anh?

Đơn xin việc bằng tiếng Anh là công cụ quan trọng giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, đặc biệt khi ứng tuyển vào các công ty nước ngoài hoặc doanh nghiệp yêu cầu khả năng sử dụng tiếng Anh. Một đơn xin việc chuyên nghiệp không chỉ thể hiện trình độ ngoại ngữ mà còn giúp bạn truyền tải kỹ năng, kinh nghiệm một cách rõ ràng, thuyết phục.

Dù bạn đang tìm việc trong lĩnh vực kế toán, marketing, IT, kỹ sư hay nhà hàng – khách sạn,... việc có một mẫu đơn xin việc phù hợp sẽ giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa theo từng vị trí ứng tuyển

Mẫu đơn xin việc tiếng anh cho nhiều ngành nghề có dạng như sau:

APPLICATION LETTER

 

Dear Human Resource Manager:

I am applying for the position of Sales Executive, which was advertised on Aug. 4 with the career services center at …………… University. The position seems to fit very well with my education, experience, and career interests.

According to the advertisement, your position requires excellent communication skills, computer literacy, and a B.S. degree in business, economics, or finance. I will be graduating from ………… University this month with a B.S. degree in finance. My studies have included courses in computer science, business administration, speech communications, and business writing. I understand the position also requires a candidate who is team- and detail-oriented, works well under pressure, and is able to deal with people in departments throughout the firm. These are skills I developed both in my course work and in my recent internship at United Distribution Inc. in Ho Chi Minh City.

...

>>Tải về file word mẫu đơn xin việc tiếng Anh cho nhiều ngành nghề: Tải về.

Mẫu đơn xin việc tiếng anh cho nhiều ngành nghề? Tải về file word mẫu đơn xin việc tiếng anh?

Mẫu đơn xin việc tiếng Anh cho nhiều ngành nghề? Tải về file word mẫu đơn xin việc tiếng anh? (Hình từ Internet)

Lưu ý: Thông tin trên về mẫu đơn xin việc tiếng Anh cho nhiều ngành nghề chỉ mang tính tham khảo.

Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất ứng viên cần biết?

Phỏng vấn xin việc là cơ hội để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực, kỹ năng và sự phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng. Để tự tin và gây ấn tượng tốt, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho các câu hỏi phổ biến mà nhà tuyển dụng thường đặt ra.

>> Dưới dây là tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất ứng viên cần biết:

(1) Hãy giới thiệu về bản thân bạn?

Ví dụ: "Tôi là Nguyễn Văn A, đã có 3 năm kinh nghiệm với vị trí Business Analyst tại công ty X. Tại đây, tôi đã lãnh đạo một dự án chuyển đổi tất cả dữ liệu hoạt động sang một hệ thống kho dữ liệu mới để giảm chi phí. Giải pháp mới đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm lên đến $200,000 hàng năm."

(2) Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên Business Analyst: "Trong vòng 12 tháng, tôi sẽ nâng cao kỹ năng phân tích dữ liệu của mình bằng cách hoàn thành ít nhất 3 khóa học chuyên sâu, và sử dụng kiến thức mới để cải thiện hiệu suất phân tích dự án công ty, nhằm đạt được tăng trưởng doanh thu ít nhất 5%"

(3) Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Ví dụ: Định hướng phát triển của công ty cũ không còn phù hợp; cơ hội để phát triển bản thân không cao, muốn tìm môi trường mới năng động hơn, v.vv..

Một số yếu tố khách quan như: "Muốn tìm việc gần nhà hơn, lương ở công ty cũ thấp", v.v.. vẫn có thể được chấp nhận được.

(3) Điểm mạnh của bạn là gì?

Ví dụ: "Điểm mạnh lớn nhất của tôi với vai trò Business Analyst là khả năng phân tích dữ liệu một cách chính xác và hiệu quả. Tôi đã từng tham gia vào nhiều dự án và đã có kinh nghiệm làm việc với các công cụ phân tích dữ liệu như SQL, Excel và Tableau."

(4) Điểm yếu của bạn là gì?

Ví dụ:

- Tôi hay quên nên sẽ luôn tự sắp xếp sẵn lịch trình công việc chi tiết để nhắc nhở bản thân

- Tôi thấy mình giao tiếp tiếng Anh còn thiếu tự tin nên vẫn đang dành thời gian luyện tập thêm vào thời gian rảnh

- Chú ý, các điểm yếu đưa ra không nên ảnh hưởng trực tiếp tới công việc đang ứng tuyển.

(5) Sở trường của bạn là gì?

Ví dụ: "Sở trường của tôi là khả năng giao tiếp và trình bày. Khi phân tích dữ liệu, tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc truyền đạt thông tin một cách rõ ràng cho các bên liên quan. Sau khi hoàn thành bất kỳ dự án nào, tôi sẽ tổ chức một buổi thuyết trình trước ban lãnh đạo, giải thích rõ ràng về phân tích và đề xuất của tôi, giúp dự án nhận được sự hỗ trợ và cam kết từ ban lãnh đạo."

(6) Bạn biết gì về công ty chúng tôi?

Ví dụ: "Qua tìm hiểu, tôi được biết Công ty ABC thành lập năm 1998 và đến nay đã khẳng định được vị trí trong top 10 doanh nghiệp thiết kế nội thất uy tín và chất lượng tại khu vực miền Bắc. Công ty nổi tiếng với dự án thiết kế X, mang đến một không gian sang trọng và hiện đại. Ngay sau khi trực tiếp khám phá dự án này tôi thực sự ấn tượng với cách thiết kế cũng như phối màu, rất độc đáo và thu hút. Dự án này cho thấy sự sáng tạo và cam kết với chất lượng. 

Ngoài ra, văn hóa công ty, tập trung vào con người và khai phá tiềm năng con người cũng là điều khiến tôi cảm thấy rất phấn khích. Tôi tin rằng giá trị và sứ mệnh của quý công ty cùng với kế hoạch phát triển trong tương lai sẽ làm nên một môi trường làm việc lý tưởng, giúp tôi có thể đóng góp và phát triển cùng công ty."

(7) Tại sao bạn lại ứng tuyển vị trí này?

Ví dụ: "Ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, tôi đã đặt ra mục tiêu sẽ trở thành một Chuyên viên Marketing xuất sắc, giỏi về chuyên môn và vững về kinh nghiệm. Tôi ứng tuyển vị trí Nhân viên marketing tại quý công ty chính là bước đi đầu tiên để tôi có thể tích lũy nhiều kiến thức cho mình và đạt được mục tiêu đã đề ra. Tôi tin rằng môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp và đầy sáng tạo của quý công ty sẽ giúp tôi từng bước trau dồi kỹ năng của mình để tự tin thực hiện các kế hoạch marketing từ quy mô vừa đến lớn."

(8) Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?

Câu trả lời gợi ý: 

"Với kỹ năng tư năng, sáng tạo cùng kinh nghiệm 2 năm làm việc trong ngành marketing, tôi tự tin rằng mình có thể đóng góp tích cực cho vị trí Nhân viên marketing. Sự thành công trong dự án X mà tôi đã thực hiện tại công ty cũ với thành tích gia tăng doanh số 20% so với KPIs đề ra là minh chứng về khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để đạt được kết quả cụ thể. 

Hơn nữa, tôi đánh giá cao giá trị và văn hóa tại quý công tin, tôi tin rằng thái độ làm việc tích cực và sẵn lòng học hỏi của mình sẽ giúp bản thân hòa nhập nhanh chóng vào đội ngũ. Tôi hứng thú với cơ hội phát triển chuyên môn cũng như cá nhân trong một môi trường đầy thách thức và hỗ trợ như tại quý công ty. Cuối cùng, tôi mong muốn không chỉ thực hiện công việc mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của công ty".

(9) Bạn đã từng làm công việc này chưa?

Đây là câu hỏi phỏng vấn xin việc mà nhà tuyển dụng vốn đã biết trước câu trả lời. Nhưng cách bạn trả lời ảnh hưởng lớn tới kết quả buổi phỏng vấn.

Vì thế, bạn hãy tập trung vào những phẩm chất riêng biệt cho thấy sự phù hợp của bản thân với công việc. Điều này giúp nhà tuyển dụng cân nhắc và trao cơ hội dẫu bạn chưa từng hoặc ít kinh nghiệm làm việc này.

(10) Bạn có ngại làm thêm giờ?

Các câu hỏi tuyển dụng về làm thêm giờ để đánh giá về tinh thần trách nhiệm của ứng viên. Vậy nên cách trả lời phỏng vấn xin việc chuyên nghiệp, ấn tượng cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Trình bày về việc bản thân đã có kinh nghiệm làm việc thêm giờ trước đây

Đề cập khéo léo về chế độ và quyền lợi bạn từng được hưởng ở công ty cũ khi phải làm thêm giờ. Từ đó, bạn nhắc khéo nhà tuyển dụng chia sẻ về chính sách và quyền lợi được hưởng nếu làm thêm ngoài giờ.

Khẳng định tinh thần trách nhiệm và thái độ của bản thân dù có "overtime" hay không vẫn sẽ đảm bảo tiến độ công việc.

Những câu hỏi mà nhà tuyển dụng hay hỏi trong phỏng vấn

(11) Bạn không hài lòng điều gì ở sếp cũ?

Bạn không nên nhắc đến những điều tiêu cực. Hãy nhấn mạnh vào những gì sếp cũ đã làm cho công ty, các kiến thức và kỹ năng mà bạn đã học hỏi được từ vị sếp đó.

Nếu có bất đồng quan điểm lớn, bạn nên cố gắng giảm nhẹ xuống mức độ thấp nhất. Nên làm sao để mọi thứ nhẹ nhàng và nêu ra hướng giải quyết của 2 bên lúc đó.

(12) Mức lương ở công ty cũ của bạn là bao nhiêu?

Kinh nghiệm phỏng vấn khi trả lời mức lương ở công ty cũ là:

Sử dụng con số chung chung: Thay vì nói con số chính xác, bạn có thể cung cấp con số chung chung. Ví dụ: Mức lương cũ của tôi trên 12 triệu.

Sử dụng một phạm vi: Bạn có thể cung cấp mức lương khởi điểm và mức lương hiện tại ở công ty cũ. Ví dụ: Khi mới bắt đầu công việc nhân viên marketing, tôi nhận được mức lương 9 triệu và hiện tại mức lương là 12 triệu.

Cung cấp con số chính xác: Bạn hoàn toàn có thể chia sẻ thẳng thắn nhưng nên cung cấp tổng mức lương hàng năm trước thuế TNCN để tránh tạo cảm giác lương của bạn đang ở mức thấp hơn.

(13) Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Để trả lời các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn này, bạn nên tìm hiểu trước về mức lương chung cho vị trí cũng như mức độ kinh nghiệm của mình. Từ đó, bạn sẽ dung hòa để đưa ra mức lương không quá cao nhưng không phải thấp, đủ để thấy được giá trị bản thân.

Ngoài mức lương, bạn nên trao đổi thẳng thắn về các quyền lợi bảo hiểm xã hội, phụ cấp xăng, ăn uống; chế độ nghỉ thai sản, v.vv.. rõ ràng và cụ thể.

(14) Ngoài thời gian làm việc, bạn có sở thích hay đam mê gì không?

Bạn có thể đưa ra một vài sở thích, hoạt động lành mạnh. Đặc biệt, các sở thích này cần thể hiện được các kỹ năng mà công việc yêu cầu. Việc bạn làm gì khi rảnh rỗi cũng cần liên quan tới các thông tin có trong CV xin việc.

(15) Bạn dự định làm cho công ty trong bao lâu?

Ví dụ: Tôi đã nghe nói về sự tăng trưởng ổn định của công ty. Các yêu cầu cho vị trí này cũng rất phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của tôi. Tôi mong muốn được làm việc và cống hiến cho công ty lâu nhất có thể.

(16) Nếu chúng tôi không chọn bạn, bạn nghĩ gì?

Hãy tự tin vào bản thân rằng cho dù không được trúng tuyển, bạn cũng vẫn sẽ vui vẻ chấp nhận.

Bởi điều đó không có nghĩa là bạn không giỏi mà có thể do không phù hợp. Hãy nhấn mạnh, bạn đã có cơ hội trao đổi, học hỏi nhiều điều sau buổi phỏng vấn.

(17) Triết lý trong công việc của bạn?

Trong list câu hỏi phỏng vấn, câu hỏi về triết lý cũng khiến nhiều ứng viên lúng túng. Tuy nhiên bạn hãy bình tĩnh đưa ra tuyên bố rõ ràng về con người của mình, cách bạn áp dụng điều đó vào công việc để mang tới những giá trị cho tập thể, công ty.

(18) Điều gì quan trọng hơn đối với bạn: Công việc hay tiền?

Cả 2 đều quan trọng nên bạn sẽ cần cân bằng 2 yếu tố đó. Câu trả lời tốt nhất là: "Tiền và công việc luôn song hành với nhau. Tôi tin khi mình làm việc chăm chỉ, gặt hái được thành công tiền sẽ tự động chạy tới. Vì vậy, công việc và tiền bạc đều quan trọng".

(19) Khả năng chịu áp lực công việc của bạn thế nào?

Để tránh bị "vặn", bạn nên trả lời theo hướng "áp lực ở mức độ phù hợp mang lại hiệu quả tối đa". Bạn nên cho biết, mình có thể làm việc có áp lực, miễn là mang lại hiệu quả công việc. Đưa ra ví dụ cụ thể về công việc trước đó là điểm cộng.

(20) Bạn làm thế nào để hoàn thành công việc đúng thời hạn?

Ví dụ: Tôi luôn phân bổ thời gian và tập trung tối đa khi làm việc. Đây là cách giúp tôi hoàn thành tốt các mục tiêu theo đúng tiến độ.

Bạn nên khẳng định, bản thân luôn biết cách quản lý công việc 

Bạn mong muốn làm việc với người sếp như thế nào?

Bạn không cần trả lời chi tiết. Cứ thành thật chia sẻ kỳ vọng của bản thân về một lãnh đạo có "tâm" và có "tầm".

Chú ý, hãy đưa ra những tính cách mà sếp thường có, đừng quá xa vời. Ví dụ: Tài giỏi, tế nhị, công bằng, biết khuyến khích nhân viên làm việc.

(21) Nếu sếp của bạn làm sai, bạn sẽ góp ý trực tiếp hay bỏ qua?

Ví dụ: Nếu cấp trên làm sai, tôi sẽ tế nhị, đợi sau cuộc họp liên lạc riêng với sếp qua email hoặc gặp trực tiếp để xác nhận thông tin và đề xuất biện pháp khắc phục. Mong muốn của tôi là công ty được phát triển. Điều đó có lợi cho tất cả mọi người.

(22) Làm sao công ty tuyển dụng bạn khi bạn chưa có kinh nghiệm?

Hãy mô tả những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc bằng sự tự tin nhất định là cách trả lời phỏng vấn khôn khéo. Đưa ra một vài vị trí bạn đã từng làm giúp ích cho công việc đang ứng tuyển, bao gồm cả vị trí từng đảm nhiệm khi làm thêm, thực tập sinh hay khi còn đi học.

Lưu ý: Thông tin trên về tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất ứng viên cần biết? chỉ mang tính tham khảo.

Hồ sơ xin việc có cần giấy khám sức khỏe không?

Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP không có quy định về bắt buộc về giấy khám sức khoẻ trong hồ sơ xin việc.

Tuy nhiên, theo Điều 7 Nghị định 03/2014/NĐ-CP đã hết hiệu lực ngày 01/02/2021 có quy định về hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người lao động, cụ thể:

Thủ tục, trình tự tuyển lao động
...
2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người lao động gồm các văn bản sau đây:
a) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật; trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí cần tuyển;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
d) Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, theo quy định trên dù pháp luật hiện hành không còn các quy định về hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động cũng như yêu cầu phải có giấy khám sức khỏe như trước đây.

Nhưng người sử dụng lao động và người lao động có thể áp dụng tương tự các quy định nêu trên hoặc yêu cầu những giấy tờ khác phù hợp với điều kiện quản lý của cơ sở, yêu cầu của nhà tuyển dụng và đáp ứng các quy định khác theo pháp luật.

Phạm Văn Tiến 15
Tuyển dụng Chính sách
Công ty Tài Chính TNHH Một Thành Viên Bưu Điện
12 - 32 triệu
Thành phố Hà Nội
Công ty TNHH Viện Anh ngữ JC Cambridge
Thương lượng
Đồng Nai
Chi nhánh - Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Powertech
11 - 15 triệu
Tp Hồ Chí Minh
Công ty Cổ phần Fint Việt Nam
Thương lượng
Hà Nội
Công ty Cổ phần Fint Việt Nam
Thương lượng
Hà Nội
Chính sách
Link trực tiếp Man City vs Real Madrid ngày 20/2/2025? Nghĩa vụ của vận động viên, cầu thủ bóng đá đội tuyển thể thao quốc gia Việt Nam ra sao?
Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường? Tải về file word mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường?
Tổng hợp mẫu CV xin việc file word chuyên nghiệp, đầy đủ? Những lưu ý khi đi phỏng vấn xin việc?
Dự báo thời tiết Hồ Chí Minh 15 ngày tới? Phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành dự báo khí tượng thủy văn như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung - Mẫu đơn xin việc
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
giấy khám sức khỏe Đơn xin việc Mẫu đơn xin việc mẫu đơn xin việc tiếng anh đơn xin việc tiếng anh

Xem nhiều nhất gần đây
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào