Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường? Tải về file word mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường?
Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường? Tải về file word mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường?
Đối với sinh viên mới tốt nghiệp, đơn xin việc là công cụ quan trọng giúp tạo ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng. Khi chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, đơn xin việc cần tập trung làm nổi bật kỹ năng, kiến thức chuyên môn, thành tích học tập, thực tập và các hoạt động ngoại khóa liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Một đơn xin việc chuyên nghiệp cần có đầy đủ các phần: thông tin cá nhân, lý do ứng tuyển, điểm mạnh của bản thân và mong muốn đóng góp cho công ty. Việc sử dụng ngôn từ rõ ràng, chuyên nghiệp, cùng cách trình bày súc tích sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Dưới đây là mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường chi tiết đầy đủ mà bạn đọc có thể tham khảo:
>> Tải về file word mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường: Tải về.
Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường? Tải về file word mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường? (Hình từ Internet)
Những lưu ý khi đi phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường?
Phỏng vấn xin việc là bước quan trọng quyết định cơ hội nghề nghiệp của sinh viên mới tốt nghiệp. Để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và tăng khả năng trúng tuyển, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp bạn tự tin hơn khi tham gia phỏng vấn:
(1) Tìm hiểu kỹ về công ty và vị trí ứng tuyển
Trước buổi phỏng vấn, hãy nghiên cứu thông tin về công ty, lĩnh vực hoạt động, sản phẩm/dịch vụ và yêu cầu của vị trí mà bạn ứng tuyển. Điều này giúp bạn trả lời các câu hỏi một cách tự tin và thể hiện sự quan tâm nghiêm túc đối với công việc.
(2) Chuẩn bị hồ sơ chỉnh chu
Ngay cả khi bạn đã gửi CV online, hãy mang theo một bản in CV, đơn xin việc và các giấy tờ liên quan như bằng cấp, chứng chỉ hoặc portfolio (nếu cần). Một bộ hồ sơ đầy đủ thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.
(3) Trang phục lịch sự, gọn gàng
Ấn tượng ban đầu rất quan trọng, vì vậy hãy chọn trang phục phù hợp với môi trường công sở. Đối với nam, có thể mặc áo sơ mi, quần tây, giày da; còn nữ có thể chọn áo sơ mi, chân váy hoặc quần tây. Tránh mặc đồ quá sặc sỡ hoặc thiếu nghiêm túc.
(4) Rèn luyện kỹ năng trả lời phỏng vấn
Hãy chuẩn bị sẵn các câu trả lời cho những câu hỏi phổ biến như:
- Giới thiệu bản thân
- Điểm mạnh, điểm yếu của bạn
- Vì sao bạn chọn công ty này?
- Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
- Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
Ngoài ra, hãy tập trung vào kỹ năng mềm, tinh thần học hỏi và sự nhiệt huyết để bù đắp cho việc chưa có nhiều kinh nghiệm.
(5) Giữ tác phong chuyên nghiệp
Đến đúng giờ hoặc sớm hơn 10-15 phút để tạo ấn tượng tốt. Khi trò chuyện, hãy duy trì ánh mắt tự tin, giọng nói rõ ràng và thể hiện thái độ tích cực, chủ động. Hạn chế nói quá nhiều hoặc quá ít, tránh ngắt lời nhà tuyển dụng.
(6) Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Cuối buổi phỏng vấn, bạn có thể đặt câu hỏi về công ty, môi trường làm việc hoặc lộ trình thăng tiến. Điều này thể hiện sự quan tâm và nghiêm túc với công việc.
(7) Theo dõi sau phỏng vấn
Sau buổi phỏng vấn, bạn có thể gửi email cảm ơn nhà tuyển dụng để thể hiện sự chuyên nghiệp và nhấn mạnh lại mong muốn được làm việc tại công ty.
Lưu ý: Thông tin trên về những lưu ý khi đi phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường chỉ mang tính tham khảo.
Hồ sơ xin việc mới nhất hiện nay gồm những giấy tờ gì?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP không có quy định về các giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ xin việc.
Trước đó, theo Điều 7 Nghị định 03/2014/NĐ-CP đã hết hiệu lực ngày 01/02/2021 có quy định về hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người lao động, cụ thể:
Thủ tục, trình tự tuyển lao động
...
2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người lao động gồm các văn bản sau đây:
a) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật; trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí cần tuyển;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
d) Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, dù hiện nay pháp luật hiện hành không còn các quy định về hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động. Nhưng người sử dụng lao động và người lao động có thể áp dụng tương tự các quy định nêu trên hoặc yêu cầu những giấy tờ khác phù hợp với điều kiện quản lý của cơ sở, yêu cầu của nhà tuyển dụng và đáp ứng các quy định khác theo pháp luật.
Theo đó, thông thường hồ sơ xin việc sẽ gồm những giấy tờ sau:
1. Đơn xin việc
2. Bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân
3. Sơ yếu lý lịch có chứng thực
4. Bản sao bằng cấp có chứng thực
5. Giấy khám sức khỏe còn thời hạn
6. Ảnh hồ sơ xin việc
7. CV xin việc
8. Các bằng cấp, giấy tờ khác
Ngoài bằng cấp thì trong hồ sơ xin việc của ứng viên có thể nộp thêm một số loại giấy tờ như bảng điểm, chứng chỉ tin học (như MOS, IC3), chứng chỉ ngoại ngữ (6 bậc hoặc Toiec, ielts),…




