Mâm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp cần những gì? Những lưu ý về giờ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp?

Mâm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp cần những gì? Những lưu ý về giờ cúng ông Công ông Táo? Ngày 23 tháng Chạp người lao động là chuyên viên pháp lý có được nghỉ không?

Mâm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp cần những gì?

Theo quan niệm của người Việt, vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên Trời để báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng. Theo đó vào ngày này, lễ đưa ông Công ông Táo về trời luôn được tiến hành một cách trọng thể. Điển hình qua mâm cúng ông Công ông Táo mang đậm truyền thống dân tộc.

Tùy theo điều kiện và phong tục của từng vùng miền, mâm cỗ có thể là mâm cỗ mặn hoặc mâm cỗ chay. Mâm cỗ mặn thường có gà luộc, xôi gấc, chè kho, và các món mặn khác như nem rán, giò lụa. Mâm cỗ chay có xôi chè, các món xào, canh chay. Ngoài ra, còn có bát hương, hoa quả, rượu, nước, và trầu cau.

Gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp:

(1) Măm cỗ mặn cơ bản, truyền thống:

- Gà luộc: Gà luộc nguyên con, được bày biện đẹp mắt, tượng trưng cho sự đầy đủ và ấm no.

- Xôi gấc: Màu đỏ của xôi gấc tượng trưng cho sự may mắn và tốt lành.

- Canh măng (hoặc canh bóng, canh mọc): Món canh nóng hổi thể hiện sự ấm cúng của bữa cơm gia đình.

- Các món xào: Các món xào thập cẩm hoặc xào rau củ, mang đến sự đa dạng cho mâm cỗ.

- Giò chả: Giò lụa, giò bò, chả quế… là những món ăn quen thuộc trong các dịp lễ tết.

- Các món ăn khác: Tùy theo từng gia đình và vùng miền, mâm cỗ có thể có thêm các món như nem rán, nộm, miến xào…

(2) Măm cỗ chay cơ bản, truyền thống:

- Xôi chè

- Các món xào, canh chay: Thường nấu từ các loại rau củ như cà rốt, su su, bông cải, và đậu que.

- Hoa quả: Chuối, bưởi, táo, cam, lê...

- Vàng mã

- Mũ áo, hia hài (3 bộ cho mỗi vị thần, 2 bộ cho nam và 1 bộ cho nữ)

- Cá chép giấy

- Tiền vàng mã

Ngoài ra, một số lễ vật cần thiết khác khi cúng ông Công, ông Táo như sau:

- Bát hương: Dùng để cắm hương, thường làm bằng đồng hoặc gốm sứ.

- Chén nước: Thường có 3 hoặc 5 chén, tượng trưng cho ngũ hành.

- Lọ hoa: Thường cắm hoa cúc vàng.

- Đĩa trái cây ngũ sắc: Nên chọn các loại trái cây có màu sắc tươi sáng, ý nghĩa tốt lành.

Mâm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp cần những gì? Những lưu ý về giờ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp? (Hình từ Internet)

Những lưu ý về giờ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp?

Theo quan niệm dân gian, lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng, tức là trước 12 giờ vì vậy tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo vào sáng, trưa, tối những ngày từ 20, đến 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Mặc khác, theo văn hóa dân gian, không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng Chạp. Gia đình nên cúng sớm nhất là từ ngày 20 tháng Chạp,

Theo quan niệm của người Việt, lễ cúng ông Công ông Táo nhằm mục đích tiễn các vị Thần cai quản bếp núc trong nhà lên trời, bẩm báo với Ngọc Hoàng việc làm tốt và chưa tốt của con người trong năm qua.

Theo Lịch vạn niên, năm Giáp Thìn 2024, ngoài ngày 23 tháng Chạp được đánh giá đẹp nhất để tiến hành cúng Táo Quân thì còn ngày 21 và 20 tháng Chạp cũng được xem là cát lành.

Ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 22/2 Dương lịch) có các khung giờ đẹp để tiến hành cúng ông Công ông Táo gồm giờ Mão (5-7h).

Ngày 21 tháng Chạp nên làm lễ vào giờ Mão (5-7h), giờ Tị (9-11h) hoặc giờ Thân (15-17h).

Ngày 20 tháng Chạp có các khung giờ đẹp là giờ Mão (5-7h), giờ Ngọ (11-13h), giờ Thân (15-17h) và giờ Dậu (17-19h).

Mâm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp cần những gì? Những lưu ý về giờ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp?

Lưu ý: Thông tin về mâm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp cần những gì? Những lưu ý về giờ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp chỉ mang tính tham khảo.

Ngày 23 tháng Chạp ngày đưa ông Công ông Táo về trời người lao động là chuyên viên pháp lý có được nghỉ không?

Căn cứ quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ lễ, tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Đông thời, căn cứ Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH ngày 03/12/2024, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng có thông báo về việc nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (công chức, viên chức) được nghỉ dịp Tết Nguyên đán 2025 từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Trong đó dịp nghỉ Tết này bao gồm 05 ngày nghỉ tết Âm lịch và 04 ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, từ những quy định trên ngày 23 Tháng Chạp không thuộc các ngày nghỉ lể, tết hưởng nguyên lương theo quy định Bộ Luật Lao động 2019. Do đó, người lao động là chuyên viên pháp lý sẽ không được nghỉ hưởng lương vào ngày này.

Tuy nhiên, nếu có nhu cầu thì người lao động là chuyên viên pháp lý đó vẫn có thể thỏa thuận, làm đơn nghỉ phép với người sử dụng lao động để được nghỉ có hưởng lương (trường hợp còn phép năm) hoặc nghỉ không lương (trường hợp không còn phép năm).

Phạm Văn Tiến 9
Tuyển dụng Pháp lý
Chi nhánh Công ty TNHH Dược Phú Thành - Nhà máy sản xuất Yến Sào Nestgia
10 - 14 triệu
Tp Hồ Chí Minh
Công ty Cổ phần Cải Tiến Xanh
18 - 25 triệu
Tp Hồ Chí Minh
Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn DEDICA
Dưới 12 triệu
Tp Hồ Chí Minh
Công ty Cổ phần Tư vấn Giải pháp Cenvi
0 - 0 triệu
Hà Nội
Công ty TNHH Tư vấn Dịch vụ Thương mại CTA
0 - 0 triệu
Tp Hồ Chí Minh
Pháp lý
Cách cúng ông táo ngày thường? Cúng ông táo ngày thường như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung - Mâm cúng ông Công ông Táo
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tết Âm lịch người lao động Chuyên viên pháp lý ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp Mâm cúng ông Công ông Táo giờ cúng ông Công ông Táo

Xem nhiều nhất gần đây
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào