Khi nào văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực? Luật Công chứng 2024 có hiệu lực khi nào? Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên theo Luật mới?

Khi nào văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực? Luật Công chứng 2024 có hiệu lực khi nào? Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên theo Luật mới?

Khi nào văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực?

Căn cứ Điều 151 Luật Ban hành văn bản 2015 được sửa đổi bởi Khoản 48 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật như sau:

Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
2. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương; đăng Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, theo quy định trên thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại cụ thể như sau:

- Đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành ;

- Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành ;

- Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.

Khi nào văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực? Luật Công chứng 2024 có hiệu lực khi nào? Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên theo Luật mới?

Khi nào văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực? Luật Công chứng 2024 có hiệu lực khi nào? Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên theo Luật mới? (Hình từ Intermet)

Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày nào?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Công chứng 2024 về hiệu lực thi hành như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
2. Luật Công chứng số 53/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 16/2023/QH15 (sau đây gọi là Luật Công chứng số 53/2014/QH13) hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 6, 7, 9, 11, 12 và 14 Điều 76 của Luật này.

Như vậy, theo các quy định trên Luật Công chứng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên theo Luật Công chứng 2024?

Căn cứ quy định tại Điều 10 Luật Công chứng 2024 về tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên như sau:

Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên
Người có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét bổ nhiệm công chứng viên:
1. Là công dân Việt Nam không quá 70 tuổi;
2. Thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng;
3. Có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;
4. Có thời gian công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên tại cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;
5. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng;
6. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.

Như vậy, theo quy định trên tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên theo Luật Công chứng 2024 đối với người có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét bổ nhiệm công chứng viên như sau:

- Là công dân Việt Nam không quá 70 tuổi;

- Thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng;

- Có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;

- Có thời gian công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên tại cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;

- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng;

- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.

Phạm Văn Tiến 18
Công chứng/ Thừa phát lại
Người hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng phải có kinh nghiệm ít nhất mấy năm, kể từ 01/07/2025?
Muốn trở thành công chứng viên cần đáp ứng những tiêu chí nào?
Thời gian công tác pháp luật để bổ nhiệm công chứng viên có thay đổi từ ngày 1/7/2025 không?
Kể từ 01/07/2025, trường hợp nào không được bổ nhiệm công chứng viên?
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung - hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
công chứng viên Luật Công chứng 2024 văn bản quy phạm pháp luật hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật thời điểm có hiệu lực Khi nào văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực?

Xem nhiều nhất gần đây
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào