Thay đổi phân hạng giấy phép lái xe từ năm 2025 ra sao?
Thay đổi phân hạng giấy phép lái xe từ năm 2025 ra sao?
Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì từ năm 2025 giấy phép lái xe sẽ tăng lên 15 hạng là A1, A, B1, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE, còn theo Luật Giao thông đường bộ 2008 là 13 gồm A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FC và FE.
Đồng thời, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 cũng thay đổi loại xe được lái trong từng hạng, ví dụ như:
- Hạng A1 mới theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 cấp cho người lái xe mô tô từ trên 50 phân khối đến 125 phân khối.
- Hạng A mới Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 cấp cho người lái xe mô tô trên 125 phân khối.
Còn bằng A1 theo Luật Giao thông đường bộ 2008 cấp cho người lái xe mô tô từ 50 phân khối đến dưới 175 phân khối, bằng A2 hiện nay cấp cho người lái xe mô tô trên 175 phân khối.
- Hạng B1 mới theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 không còn cấp cho người lái xe ô tô như bằng B1 theo Luật Giao thông đường bộ 2008 mà sẽ cấp cho người lái xe mô tô 3 bánh.
Xem thêm: Năm 2025, giấy phép lái xe máy có phải đổi không? Bằng lái xe A1 cấp từ 1/1/2025 được chạy xe gì?
Thay đổi phân hạng giấy phép lái xe từ năm 2025 ra sao?
Thay đổi thời hạn của giấy phép lái xe có những điểm mới nào?
Dưới đây là bảng so sánh chi tiết về thay đổi thời hạn của giấy phép lái xe theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 so với quy định tại (Luật Giao thông đường bộ 2008 và Thông tư 12/2017/TT-BGTVT):
Loại giấy phép |
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 | |
---|---|---|
Hạng A1, A2, A3 |
Không có thời hạn |
Không có thời hạn |
Hạng B1 (mô tô 3 bánh) |
Không có thời hạn |
Không có thời hạn |
Đối với giấy phép lái xe ô tô
Loại giấy phép | Luật Giao thông đường bộ 2008 | Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 |
---|---|---|
Hạng B1 (Ô tô chở người đến 9 chỗ) | Thời hạn phụ thuộc vào độ tuổi của người lái xe: - Đến 55 tuổi (nữ) / 60 tuổi (nam) nếu cấp trước tuổi này. - 10 năm nếu cấp sau tuổi này. |
Có thời hạn 10 năm từ ngày cấp. |
Hạng B2 (Ô tô đến 9 chỗ, xe tải dưới 3,5 tấn) | 10 năm từ ngày cấp. | Hợp nhất thành hạng B mới và có thời hạn 10 năm. |
Hạng C1 (Ô tô tải từ 3,5 - 7,5 tấn) | Không có hạng này. | Mới bổ sung, có thời hạn 10 năm. |
Hạng C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE | 05 năm từ ngày cấp. | Không thay đổi, vẫn 05 năm từ ngày cấp. |
Hạng A4 (xe máy kéo nhỏ) | 10 năm từ ngày cấp. | Không thay đổi, vẫn 10 năm từ ngày cấp. |
Lưu ý:
- Điểm mới đáng chú ý nhất là giấy phép lái xe hạng B1 (dùng cho ô tô chở người đến 9 chỗ) trước đây có thời hạn phụ thuộc vào tuổi người lái, thì từ năm 2025 sẽ cố định 10 năm.
- Hạng B2 hiện tại được hợp nhất thành hạng B mới, có thời hạn 10 năm.
- Hạng C1 (ô tô tải từ 3,5 - 7,5 tấn) lần đầu tiên được đưa vào quy định, với thời hạn 10 năm.
Quy định mới về học lý thuyết thi giấy phép lái xe hiện nay như thế nào?
Theo đó, tại Điều 5 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT quy định về hình thức đào tạo như sau:
- Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe mô tô các hạng A1, A và B1:
+ Đối với nội dung học lý thuyết phải học đủ chương trình đào tạo theo quy định và được lựa chọn một trong các hình thức học sau: tự học các môn lý thuyết theo quy định của pháp luật về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe hoặc học tập trung tại cơ sở đào tạo lái xe;
+ Đối với nội dung thực hành lái xe: theo hình thức tập trung tại cơ sở đào tạo lái xe.
- Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE được đào tạo:
+ Đối với nội dung học lý thuyết phải học đủ chương trình đào tạo theo quy định và được lựa chọn một trong các hình thức học sau: tập trung tại cơ sở đào tạo lái xe hoặc đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn theo quy định của pháp luật về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe;
+ Đối với nội dung học thực hành lái xe: theo hình thức tập trung tại cơ sở đào tạo lái xe.
Trước đây, tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 và ô tô hạng B1 được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải đăng ký tại cơ sở được phép đào tạo để được ôn luyện, kiểm tra; riêng đối với các hạng A4, B1 phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo.
Như vậy, theo quy định mới, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu tất cả các hạng giấy phép lái xe ô tô phải học lý thuyết đầy đủ theo hình thức tập trung hoặc đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn.
Một điểm đáng chú ý khác tại Thông tư 35/2024/TT-BGTVT so với Thông tư 12/2017/TT-BGTVT là bỏ môn "nghiệp vụ vận tải".
Theo Thông tư 35/2024/TT-BGTVT, người học giấy phép lái xe các hạng B, C1 học lý thuyết với các nội dung: Pháp luật về giao thông đường bộ; cấu tạo và sửa chữa thông thường; đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông; kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; kỹ thuật lái xe; học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông.




