Nên làm gì trong ngày Rằm tháng Giêng để cả năm may mắn? Rằm tháng Giêng dân kinh doanh nên kiêng gì?
Nên làm gì trong ngày Rằm tháng Giêng để cả năm may mắn?
Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên Tiêu và diễn ra vào ngày 14 (đêm trước trăng rằm) đến ngày 15 (đêm trăng rằm) tháng Giêng Âm lịch. Theo lịch vạn niên thì Rằm tháng Giêng 2025 rơi vào Thứ Tư ngày 12 tháng 2 năm 2025 Dương lịch là một trong những ngày rằm quan trọng nhất trong năm, mang ý nghĩa cầu mong bình an, tài lộc và may mắn. Theo quan niệm dân gian, những việc làm sau đây sẽ giúp cả năm suôn sẻ, thuận lợi:
- Dọn dẹp bàn thờ: Ngày Rằm, các gia đình nên lau dọn lại bàn thờ gia tiên, tuy nhiên chú ý tuyệt đối không xê dịch bát hương và nên thắp một nén hương, khấn xin Thần linh, tổ tiên về việc mình sẽ lau dọn bàn thờ để cúng Rằm tháng Giêng.
- Cúng vào ngày chính rằm: Giờ Ngọ được xem là giờ chuẩn để thực hiện lễ cúng. Nhiều gia đình vì bận rộn hoặc vì lý do cá nhân nên thường cúng Rằm tháng Giêng sớm, rơi vào các ngày 13 hoặc 14 âm lịch. Tuy nhiên các chuyên gia phong thủy cho rằng đây là việc không nên. Gia đình nên sắp xếp cúng vào đúng ngày chính rằm, tức ngày 15/1 âm lịch, không nên cúng quá sớm hoặc quá muộn. Giờ Ngọ được xem là giờ chuẩn để thực hiện lễ cúng.
- Chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng: Mâm cỗ để cúng vào Rằm tháng Giêng vô cùng quan trọng vì ngày này được cho rằng là thời điểm Phật giáng trần, khác biệt so với các ngày rằm khác. Do vậy, gia đình nên chuẩn bị mâm lễ cúng chu đáo, đầy đủ, gồm mâm lễ cúng Phật, mâm lễ cúng gia tiên trong nhà.
- Chuẩn bị hoa tươi dâng lễ: Hoa tươi dâng lễ cúng Rằm tháng Giêng là điều không thể thiếu. Các loại hoa thường được chọn là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng,… Gia đình nên chú ý không dùng hoa giả, quả giả để dâng bàn thờ Phật cũng như không dùng những vật phẩm dùng chung, đã được sử dụng để cúng. Những việc này sẽ khiến việc cúng Rằm tháng Giêng trở nên uế tạp, không thể hiện được lòng thành.
- Phóng sinh: Phóng sinh là hoạt động thường thấy tại chùa vào ngày đầu năm. Nhiều gia đình khi đến chùa lễ Phật thường mua chim, cá, rùa thả phóng sinh, cầu sức khỏe, may mắn. Tuy nhiên cũng cần chú ý không phóng sinh ồ ạt, tạo cơ hội cho một vài đối tượng trục lợi từ việc này.
- Đi chùa lễ Phật: Sau khi thực hiện lễ cúng tại nhà, gia đình nên đến chùa viếng Phật, thắp hương, cúng dường. Rằm tháng Giêng không chỉ là Tết Nguyên tiêu, là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mà còn là ngày vía Thiên Quan. Do vậy để có thể giải trừ những tai ương trong năm cũ, cầu nguyện an lành và mọi điều tốt lành cho năm mới, gia đình nên đến chùa viếng Phật, thắp hương, cúng dường,…sau khi thực hiện lễ cúng tại nhà.
- Làm việc thiện: Vào ngày này bạn nên đi làm việc thiện để tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng và ý nghĩa hơn. Làm việc thiện không nhất thiết phải làm điều gì đó quá lớn lao, bạn có thể quyên góp tiền, thăm nuôi những hoàn cảnh khó khăn hoặc đơn giản chỉ là giúp đỡ những người xung quanh chúng ta.
- Thả đèn hoa đăng: Ngoài những việc kể trên, vào ngày Rằm tháng Giêng, nhiều nơi còn tổ chức hoạt động thả đèn hoa đăng để cầu may mắn, an nhiên và thành công trong suốt một năm tới cho bản thân và gia đình.
Ngoài ra, dịp rằm tháng Giêng cũng là một dịp lễ quan trọng đối với Phật giáo, nổi tiếng với câu nói “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng giêng”.
Vào ngày này, các gia đình sẽ cùng nhau đi chùa, bày mâm cỗ cúng để tỏ lòng thành kính với Phật và tổ tiên của mình, đồng thời, cầu mong may mắn, phước lành.
Lưu ý: Thông tin nên làm gì trong ngày Rằm tháng Giêng để cả năm may mắn chỉ mang tính tham khảo.
Nên làm gì trong ngày Rằm tháng Giêng để cả năm may mắn? Rằm tháng Giêng dân kinh doanh nên kiêng gì? (Hình từ Internet)
Rằm tháng Giêng dân kinh doanh nên kiêng gì?
Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là ngày rằm quan trọng đầu tiên của năm mới. Đối với giới kinh doanh, ngoài việc cúng lễ cầu tài lộc, còn có những điều cần kiêng kỵ để tránh vận xui, giúp công việc buôn bán cả năm thuận lợi. Dưới đây là một số điều mà dân kinh doanh nên tránh trong ngày này:
- Kiêng vay mượn tiền bạc: Cho vay hoặc đi vay vào ngày này được cho là sẽ khiến tài lộc bị phân tán, tiền bạc khó giữ, làm ăn không thuận lợi.
- Kiêng mở hàng nếu chưa xem ngày giờ đẹp: Đối với những cửa hàng, doanh nghiệp mới khai trương sau Tết, nên xem kỹ ngày giờ đẹp trước khi mở hàng để tránh xui rủi.
- Không xê dịch bát hương trong quá trình lau dọn bàn thờ. Các vật phẩm cúng được bày biện gọn gàng, đúng thứ tự, tránh đổ vỡ.
- Hoa và trái cây dâng lễ cúng Rằm tháng Giêng là điều không thể thiếu. Các gia đình lưu ý không dùng hoa, quả giả để dâng lên bàn thờ, đồng thời không dùng vật phẩm đã được sử dụng để cúng. Đây được coi là hành động bất kính, không thành tâm.
- Không dùng tiền giả, tiền có nguồn gốc bất chính. Gia đình Việt thường có thói quen đặt tiền thật lên bàn thờ khi cúng tế, ngụ ý muốn cầu xin tài lộc, may mắn. Tuyệt đối không dâng lên tiền giả hay tiền có nguồn gốc bất chính, có được từ những hành vi phạm pháp hay trái với đạo đức.
- Việc thờ cúng vốn tùy tâm, không phải dâng lên nhiều tiền là tốt, mà chưa hẳn không dâng tiền đã là xấu. Quan trọng là giữ tâm trong sáng, nhất tâm tin tưởng.
- Không cúng thủ lợn.Theo quan niệm dân gian từ xưa tới nay, mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng có thể cúng cả đồ chay và đồ mặn. Tuy nhiên, nếu gia chủ cúng mâm cỗ mặn thì nên nhớ, chớ nên cúng thủ lợn. Theo đó, việc cúng thủ được cho là hành vi sát sinh vào những ngày đầu năm. Điều này có thể ảnh hưởng đến vận phúc của cả gia đình trong năm.
- Kiêng câu cá. Dân gian có quan niệm rằng nếu câu cá vào ngày trăng tròn sẽ dễ mang đến vận đen xui rủi.
- Kiêng nói tục, chửi bậy. Nếu ngày rằm mà nói tục, chửi bậy sẽ mang đến nhiều thị phi.
Lưu ý: Thông tin rằm tháng Giêng dân kinh doanh nên kiêng gì chỉ mang tính tham khảo.
Cá nhân người kinh doanh có phải đóng lệ phí môn bài không?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về người phải nộp lệ phí môn bài cụ thể như sau:
Người nộp lệ phí môn bài
Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
3. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
5. Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).
7. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, chỉ cần cá nhân có hoạt động kinh doanh thì phải nộp lệ phí môn bài. Nhưng cũng có một số trường hợp cá nhân kinh doanh được miễn lệ phí môn bài, cụ thể như sau:
+ Cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định.
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
+ Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.




