Giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng 2025 đại cát, đại lộc cho dân kinh doanh? Những lưu ý đối với dân kinh doanh khi cúng Rằm tháng Giêng 2025?
Giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng 2025 đại cát, đại lộc cho dân kinh doanh?
Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng Nguyên. Dân gian có câu “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của nghi lễ này trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc.
Theo Lịch vạn niên, Rằm tháng Giêng năm 2025 rơi vào thứ Tư, ngày 12/2/2025 Dương lịch. Lịch can chi là ngày Nhâm Tý, ngày Hoàng đạo. Đây được đánh giá ngày cát lành, thích hợp để thực hiện nghi lễ cúng Rằm.
*Dưới đây là thông tin về giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng 2025 đại cát, đại lộc cho dân kinh doanh:
- Giờ Quý Mão (5h-7h): Giờ Ngọc Đường rất tốt cho khởi sự mới, tiến hành các nghi lễ cầu cúng linh thiêng, sau này làm việc gì cũng được quý nhân tương trợ, nâng đỡ, đạt thành công ngoài mong đợi.
- Giờ Bính Ngọ (11h-13h): Giờ Tư Mệnh được xem là khung giờ đại cát để tiến hành cúng Rằm tháng Giêng. Đây là thời điểm Phật giáng thế, nghiệm chứng lòng thành cho gia chủ, giúp công việc làm ăn thuận lợi, cuộc sống sung túc, bình an và hạnh phúc viên mãn.
- Giờ Mậu Thân (15h-17h): Giờ Thanh Long rất tốt cho khởi sự. Tiến hành cúng Rằm tháng Giêng vào giờ này thì mưu sự thuận lợi, nhất là việc kết hôn, thành gia lập thất lại càng viên mãn.
- Giờ Kỷ Dậu (17h-19h): Giờ Minh Đường được xem là một trong những khung giờ đẹp để tiến hành cúng Rằm tháng Giêng. Cúng Rằm tháng Giêng vào giờ này làm gì cũng có quý nhân phù trợ, thích hợp để lập nghiệp, bắt đầu công việc mới.
>> Trên đây là thông tin về giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng 2025 trong ngày 15 tháng Giêng Âm lịch 2025 nhằm thứ Tư, ngày 12/2/2025 Dương lịch.
Lưu ý: Thông tin trên về giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng 2025 đại cát, đại lộc cho dân kinh doan chỉ mang tính tham khảo.
Giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng 2025 đại cát, đại lộc cho dân kinh doanh? Những lưu ý đối với dân kinh doanh khi cúng Rằm tháng Giêng 2025? (Hình từ Internet)
Những lưu ý đối với dân kinh doanh khi cúng Rằm tháng Giêng 2025?
Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là ngày rằm quan trọng đầu tiên của năm mới. Đối với giới kinh doanh, ngoài việc cúng lễ cầu tài lộc, còn có những điều cần kiêng kỵ để tránh vận xui, giúp công việc buôn bán cả năm thuận lợi. Dưới đây là một số điều mà dân kinh doanh cần lưu ý kinh cúng Rằm tháng Giêng 2025 này:
(1) Thời gian cúng: Cúng Rằm tháng Giêng nên thực hiện vào buổi sáng hoặc buổi chiều (trước giờ Ngọ), khi mà ánh sáng tự nhiên tốt nhất và không gian thanh tịnh. Trong ngày Rằm, tuyệt đối tránh cúng vào lúc tối muộn vì cho rằng đây là thời điểm không tốt cho việc cầu tài.
(2) Chuẩn bị lễ vật:
- Mâm cúng: Tùy vào khả năng của mỗi gia đình hoặc cửa hàng, nhưng mâm cúng thường có hoa quả, bánh chưng, bánh tét, hương, nước và ngũ quả. Một số gia đình có thể cúng thêm gà, heo quay, hoặc mâm cỗ đầy đủ.
- Đồ cúng tài lộc: Đối với dân kinh doanh, ngoài mâm cúng truyền thống, họ thường chuẩn bị thêm lúa gạo (biểu tượng cho sự phát triển), tiền vàng (cầu tài lộc), và mâm cỗ cúng thần tài.
(3) Lời khấn cúng
- Cần chuẩn bị lời khấn cúng rõ ràng, tôn kính và thành tâm. Lời khấn thường bao gồm những mong cầu may mắn, tài lộc, sức khỏe cho gia đình và công việc kinh doanh.
- Đừng quên cảm tạ: Sau khi khấn xong, hãy tạ ơn và cầu xin sự phù hộ của các vị thần linh, tổ tiên để công việc làm ăn được thuận lợi, phát triển.
(4) Cúng thần tài
Nếu có cửa hàng, doanh nghiệp, người kinh doanh nên cúng thần tài vào -ngày này để cầu mong tài lộc. Thường thì người ta sẽ chuẩn bị mâm cúng nhỏ, bao gồm nhang, đèn, hoa quả và bánh kẹo cho thần tài.
- Các hình thức cúng thần tài có thể khác nhau tùy theo địa phương và tín ngưỡng của mỗi gia đình.
(5) Lưu ý trong việc đặt lễ
- Đặt mâm cúng ở nơi trang trọng, sạch sẽ, cao ráo. Đảm bảo không gian xung quanh là yên tĩnh, thanh tịnh, tránh ô nhiễm, ồn ào ảnh hưởng đến việc cầu cúng.
- Cúng xong, không nên để mâm cúng qua đêm mà nên dọn dẹp ngay để tránh tình trạng đồ ăn hỏng, giảm tính tôn nghiêm.
(6) Thực hiện các nghi lễ phụ trợ
- Một số người kinh doanh còn thực hiện phóng sinh, đặc biệt là phóng sinh chim, cá vào ngày Rằm tháng Giêng, với mong muốn mang lại sự sống và tài lộc cho công việc.
- Một số khác cũng chọn mua sắm vật phẩm phong thủy, chẳng hạn như cây tài lộc, gương bát quái, hoặc tượng thần tài để trưng trong cửa hàng hoặc văn phòng.
(7) Nên kiêng kỵ
- Không nên cúng vào những ngày xấu, ngày xung khắc với tuổi của người cúng hoặc gia chủ.
- Kiêng kỵ nói những lời không hay trong ngày cúng, tránh những hành động thiếu tôn trọng với thần linh, tổ tiên.
(8) Tâm lý cầu nguyện: Lưu ý là cúng bái không chỉ mang tính chất tâm linh mà còn phải đi kèm với hành động thiết thực trong công việc. Tạo cơ hội phát triển cho công việc kinh doanh, như khám phá thị trường mới, tăng cường giao dịch, và đặc biệt là tăng cường chăm sóc khách hàng.
Lưu ý: Thông tin những lưu ý đối với dân kinh doanh khi cúng Rằm tháng Giêng 2025 chỉ mang tính tham khảo.
Cá nhân người kinh doanh có phải đóng lệ phí môn bài không?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về người phải nộp lệ phí môn bài cụ thể như sau:
Người nộp lệ phí môn bài
Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
3. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
5. Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).
7. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, chỉ cần cá nhân có hoạt động kinh doanh thì phải nộp lệ phí môn bài. Nhưng cũng có một số trường hợp cá nhân kinh doanh được miễn lệ phí môn bài, cụ thể như sau:
+ Cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định.
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
+ Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.




