Thanh minh 2025 là ngày nào Âm lịch? Tết Thanh minh 2025 thì kế toán có được nghỉ để đi tảo mộ không?
Thanh minh 2025 là ngày nào Âm lịch?
Tết Thanh Minh 2025 là dịp để mỗi gia đình hướng về cội nguồn, tưởng nhớ tổ tiên và thắt chặt tình thân trong không khí trang nghiêm, đầm ấm. Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, Tết Thanh Minh còn là thời điểm để mọi người thể hiện lòng hiếu kính qua những nghi lễ truyền thống.
Tết Thanh minh, còn gọi là Ngày Tảo Mộ, là một lễ hội truyền thống quan trọng trong văn hóa Việt Nam và nhiều nước Á Đông. Tiết Thanh minh là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" của lịch âm dương, bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày và sau ngày Đông chí 105 ngày.
Thời gian của tiết Thanh Minh thường bắt đầu từ ngày 4 hoặc 5 tháng 4 (sau khi kết thúc tiết Xuân phân) và kết thúc vào khoảng ngày 20 hoặc 21 tháng 4 dương lịch. Năm 2025, Tết Thanh Minh sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng 4 dương lịch, tức ngày 8 tháng 3 âm lịch.
Như vậy, Tết Thanh minh 2025 sẽ rơi vào Thứ Sáu ngày 04 tháng 04 năm 2025 Dương lịch, tức ngày 08 tháng 03 năm 2025 Âm lịch.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo.
Thanh minh 2025 là ngày nào Âm lịch? Tết Thanh minh 2025 thì kế toán có được nghỉ để đi tảo mộ không? (Hình từ Internet)
Tết Thanh minh 2025 thì kế toán có được nghỉ để đi tảo mộ không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về các ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, Tết Thanh minh 2025 không phải là những ngày lễ, tết mà cán bộ, công chức thuế được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên, kế toán vẫn có thể xin nghỉ vào ngày này bằng cách thỏa thuận với người sử dụng lao động như: xin nghỉ phép, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương,...
Chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán được quy định ra sao?
Cắn cứ quy định tại Điều 7 Luật Kế toán 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 về chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán như sau:
Chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán
1. Chuẩn mực kế toán gồm những quy định và phương pháp kế toán cơ bản để lập báo cáo tài chính.
2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gồm những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm kế toán, kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
3. Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán của Việt Nam trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam; hướng dẫn đối tượng, phạm vi, thể thức, lộ trình và các nội dung khác liên quan đến việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán.
Như vậy, theo quy định trên chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán được quy định cụ thể như sau:
- Chuẩn mực kế toán gồm những quy định và phương pháp kế toán cơ bản để lập báo cáo tài chính.
- Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gồm những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm kế toán, kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
- Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán của Việt Nam trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam; hướng dẫn đối tượng, phạm vi, thể thức, lộ trình và các nội dung khác liên quan đến việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán.
Trách nhiệm của kế toán viên hành nghề là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 67 Luật Kế toán 2015, kế toán viên hành nghề có các trách nhiệm sau:
Trách nhiệm của kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán
1. Thực hiện công việc kế toán liên quan đến nội dung dịch vụ kế toán thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Tuân thủ pháp luật về kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán.
3. Chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về nội dung dịch vụ kế toán đã cung cấp và phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
4. Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Tuân thủ sự quản lý nghề nghiệp và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán của Bộ Tài chính hoặc của tổ chức nghề nghiệp về kế toán được Bộ Tài chính ủy quyền.
6. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định trên trách nhiệm của kế toán viên hành nghề bao gồm:
(1) Thực hiện công việc kế toán liên quan đến nội dung dịch vụ kế toán thỏa thuận trong hợp đồng.
(2) Tuân thủ pháp luật về kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán.
(3) Chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về nội dung dịch vụ kế toán đã cung cấp và phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
(4) Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.
(5) Tuân thủ sự quản lý nghề nghiệp và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán của Bộ Tài chính hoặc của tổ chức nghề nghiệp về kế toán được Bộ Tài chính ủy quyền.
(6) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ.