05 tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán nội bộ được quy định như thế nào?
05 tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán nội bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán nội bộ
1. Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ.
2. Đã có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 03 năm trở lên làm việc tại đơn vị đang công tác hoặc từ 03 năm trở lên làm kiểm toán, kế toán hoặc thanh tra.
3. Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ.
4. Chưa bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hoặc không đang trong thời gian bị thi hành án kỷ luật.
5. Các tiêu chuẩn khác do đơn vị quy định.
Như vậy, 05 tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán nội bộ được quy định bao gồm như sau:
(1) Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ.
(2) Đã có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 03 năm trở lên làm việc tại đơn vị đang công tác hoặc từ 03 năm trở lên làm kiểm toán, kế toán hoặc thanh tra.
(3) Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ.
(4) Chưa bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hoặc không đang trong thời gian bị thi hành án kỷ luật.
(5) Các tiêu chuẩn khác do đơn vị quy định.
Xem thêm Nghề kiểm toán nội bộ đòi hỏi những kỹ năng gì và làm thế nào để phát triển chúng?
05 tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán nội bộ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Bộ phận kiểm toán nội bộ có trách nhiệm đào tạo nâng cao người làm công tác kiểm toán nội bộ đúng không?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ
1. Bảo mật tài liệu, thông tin theo đúng quy định pháp luật hiện hành và Quy chế về kiểm toán nội bộ của đơn vị.
2. Chịu trách nhiệm trước các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này về kết quả công việc kiểm toán nội bộ, về những đánh giá, kết luận, kiến nghị, đề xuất trong các báo cáo kiểm toán nội bộ.
3. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện các kiến nghị sau kiểm toán nội bộ của các bộ phận thuộc đơn vị.
4. Tổ chức đào tạo liên tục nhằm nâng cao và đảm bảo năng lực chuyên môn cho người làm công tác kiểm toán nội bộ.
Theo đó, bộ phận kiểm toán nội bộ có trách nhiệm đào tạo nâng cao người làm công tác kiểm toán nội bộ.
Trách nhiệm của người làm công tác kiểm toán nội bộ là gì?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của người làm công tác kiểm toán nội bộ
1. Trách nhiệm:
a) Thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt;
b) Xác định các thông tin đầy đủ, tin cậy, phù hợp và hữu ích cho việc thực hiện các mục tiêu kiểm toán;
c) Căn cứ vào các phân tích và đánh giá phù hợp để đưa ra kết luận và các kết quả kiểm toán một cách độc lập, khách quan;
d) Lưu các thông tin liên quan để hỗ trợ các kết luận và đưa ra kết quả kiểm toán;
đ) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán được giao thực hiện;
e) Bảo mật thông tin theo đúng quy định của pháp luật;
g) Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp;
h) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
2. Quyền hạn:
a) Trong khi thực hiện kiểm toán có quyền độc lập trong việc nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán;
b) Có quyền yêu cầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán cung cấp kịp thời, đầy đủ tài liệu, thông tin có liên quan đến nội dung kiểm toán;
c) Bảo lưu ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm toán trong phạm vi được phân công;
d) Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Do vậy, người lầm công tác kiểm toán nội bộ có những trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt.
- Xác định các thông tin đầy đủ, tin cậy, phù hợp và hữu ích cho việc thực hiện các mục tiêu kiểm toán.
- Căn cứ vào các phân tích và đánh giá phù hợp để đưa ra kết luận và các kết quả kiểm toán một cách độc lập, khách quan.
- Lưu các thông tin liên quan để hỗ trợ các kết luận và đưa ra kết quả kiểm toán.
- Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán được giao thực hiện.
- Bảo mật thông tin theo đúng quy định của pháp luật.
- Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp.
- Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Xem thêm Kiểm toán đóng vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?



