Mẫu viết bài suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự tha thứ trong cuộc sống? Quy tắc ứng xử của giáo viên đối với học sinh?
Mẫu viết bài suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự tha thứ trong cuộc sống?
Dưới đây là những mẫu viết bài suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự tha thứ trong cuộc sống:
Mẫu viết bài suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự tha thứ trong cuộc sống - Mẫu số 1 Mỗi người trong chúng ta không thể thiếu đi tấm lòng vị tha. Biết tha thứ cho lỗi lầm, bao dung với với người khác thì bản thân chúng ta cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng và thanh thản hơn Con người ai cũng có những sai lầm, dù là lớn hay nhỏ. Mỗi sai lầm đều có thể sửa chữa được nếu người đó nhận ra và thức tỉnh sớm. Việc nhận được sự tha thứ cũng là một động lực để người phạm sai lầm có thể sửa chữa sai lầm đó. Nếu chúng ta không biết tha thứ, chỉ biết nhắc lại sai lầm của người khác thì trong lòng mỗi người sẽ không vơi được suy nghĩ về những sai lầm đó. Chi bằng biết tha thứ cho nhau, mọi thứ sẽ diễn ra nhẹ nhàng hơn Ngoài ra, việc biết tha thứ cho người khác cũng giúp cho cuộc sống trở nên tích cực hơn. Nếu con người chỉ biết oán hận nhau, chì chiết nhau thì mọi thứ sẽ diễn ra theo chiều hướng tiêu cực, dần dần con người bắt đầu xa cách nhau. Nhưng có những lỗi lầm không thể tha thứ được, dù có là người có lòng vị tha bao la. Người có lòng vị tha còn được người khác yêu mến và kính trọng, nể phục. Hãy sống với tấm lòng vị tha và tha thứ cho người khác nếu có thể để cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn |
Mẫu viết bài suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự tha thứ trong cuộc sống - Mẫu số 2 Sự tha thứ, lòng vị tha nghe tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất khó để thực hiện. Không phải ai cũng đủ bao dung để tha thứ cho người khác được, nên có thể nói sự tha thứ trong cuộc sống phải rèn luyện lâu dài mới có thể làm được Muốn có được lòng vị tha trước hết phải đối xử nhẹ nhàng với người khác, biết quan tâm và giúp đỡ mà không màng đến lợi ích cá nhân. Sự tha thứ sẽ xóa bỏ ranh giới giữa mọi người với nhau., giúp cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ hơn Nếu có thể hãy nên có lòng vị tha với những người xung quanh để bản thân cảm thấy nhẹ lòng hơn |
Mẫu viết bài suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự tha thứ trong cuộc sống - Mẫu số 3 Giữa lòng vị tha và sự ích kỷ, có lẽ lòng vị tha sẽ là liều thuốc tinh thần tốt nhất cho mỗi người, giúp cho tâm hồn trở nên lạc quan, thanh thản Người sống ích kỷ chỉ biết nghĩ cho mình thường bị xã hội xa lánh, không thiện cảm, còn người có lòng bao dung, vị tha thì thường được xã hội coi trọng, nể phục. Sự tha thứ, lòng vị tha nghe tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất khó để thực hiện. Không phải ai cũng đủ bao dung để tha thứ cho người khác được, nên có thể nói sự tha thứ trong cuộc sống phải rèn luyện lâu dài mới có thể làm được. Muốn có được lòng vị tha trước hết phải đối xử nhẹ nhàng với người khác, biết quan tâm và giúp đỡ mà không màng đến lợi ích cá nhân. Sự tha thứ sẽ xóa bỏ ranh giới giữa mọi người với nhau., giúp cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ hơn Biết tha thứ cho người khác là cũng đang tự tạo cho mình một cuộc sống bình yên, thanh thản hơn. Do đó, nếu có thể hãy bao dung và độ lượng hơn với những người xung quanh mình |
Lưu ý: Bài viết về Mẫu viết bài suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự tha thứ trong cuộc sống? Quy tắc ứng xử của giáo viên đối với học sinh? chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu viết bài suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự tha thứ trong cuộc sống? Quy tắc ứng xử của giáo viên đối với học sinh? (Hình từ Internet)
Quy tắc ứng xử của giáo viên đối với học sinh?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định về việc ứng xử của giáo viên đối với người học như sau:
Ứng xử của giáo viên
1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.
2. Ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý.
3. Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.
4. Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi.
5. Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
Như vậy, quy tắc ứng xử của giáo viên với học sinh được quy định như sau: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.
Giáo viên xúc phạm học sinh bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học; vi phạm quy định về chính sách đối với người học như sau:
Vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học; vi phạm quy định về chính sách đối với người học
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kỷ luật người học không đúng quy định của pháp luật hiện hành;
b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với người học.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể hoặc người đại diện hợp pháp của người học là người chưa thành niên có yêu cầu không xin lỗi công khai.
Như vậy, giáo viên xúc phạm học sinh sẽ bị xử lý theo quy định như trên.