Kỹ thuật môi trường là gì? Tốt nghiệp ngành kỹ thuật môi trường thì làm gì?

Kỹ thuật môi trường là gì? Tốt nghiệp ngành kỹ thuật môi trường thì làm gì? Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra sao?

Kỹ thuật môi trường là gì?

 Kỹ thuật môi trường (tiếng Anh là Enviromental Engineer) là một ngành học đại học chuyên sâu về nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường, bao gồm sự phát triển bền vững, quản lý tác hại môi trường, quản lý nguồn tài nguyên môi trường, và phòng chống thảm họa môi trường.

Sinh viên ngành kỹ thuật môi trường sẽ được học về các chủ đề như các hệ thống môi trường, sự phát triển bền vững, oại tác hại môi trường, và các phương pháp quản lý môi trường. Kết quả cuối cùng là cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề môi trường trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

*Thông tin nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Kỹ thuật môi trường là gì? Tốt nghiệp ngành kỹ thuật môi trường thì làm gì?

Kỹ thuật môi trường là gì? Tốt nghiệp ngành kỹ thuật môi trường thì làm gì? (Hình từ Internet)

Tốt nghiệp ngành kỹ thuật môi trường thì làm gì?

Ngành kỹ thuật môi trường là ngành học có tính chất ứng dụng cao, các chuyên gia kỹ thuật môi trường ngoài việc đề xuất những giải pháp, phương hướng khắc phục những hậu quả của các thảm họa môi trường cũng như thiết lập các kế hoạch về tái chế, họ cũng là lực lượng chủ chốt để đảm bảo quá trình sản xuất xanh và thân thiện với môi trường, những người trực tiếp lắp đặt, xử lý các đường ống dẫn nước thải.

Theo đó, tốt nghiệp về kỹ thuật môi trường, sẽ có cơ hội đảm nhiệm tất cả các công việc trong các doanh nghiệp hay những đơn vị nhà nước ở cấp quản lý với một số đại diện vị trí như sau:

- Kỹ sư môi trường: Đây là cơ hội việc làm không thể bỏ qua của những ai quyết định bước theo ngành môi trường có áp dụng kỹ thuật cao để xử lý chất thải trong những doanh nghiệp lớn.

- Chuyên viên tư vấn môi trường: Được đào tạo đầy đủ những tri thức về môi trường và nắm trong tay kinh nghiệm giải quyết các vấn đề môi trường trong thực tiễn doanh nghiệp hay luật, quy định liên quan đến xử lý chất thải doanh nghiệp...có thể đảm nhiệm vị trí chuyên gia tư vấn tại các công ty về môi trường.

- Cán bộ quản lý: Nếu đủ kinh nghiệm quản lý kinh tế môi trường cũng như trình độ học vấn tốt...ngoài kỹ sư, bạn có thể tham gia thi công chức để đầu quân cho một số vị trí quản lý tại các cơ quan môi trường của Bộ, sở Tài nguyên và môi trường của tỉnh với vai trò là cán bộ quản lý.

- Giảng viên: Giảng viên là lựa chọn tốt cho những tín đồ của môi trường có kết quả học tập xuất sắc, có nhiều công trình nghiên cứu môi trường tốt đồng thời muốn gắn bó với nghiệp giảng dạy, truyền tri thức và cảm hứng...cho những thế hệ tương lai. 

- Kỹ thuật viên, nghiên cứu viên: Nếu yêu thích nghiên cứu, tìm tòi, khám phá hoặc yêu thích môi trường phòng thí nghiệm và khoác trên mình chiếc áo blouse trắng không khác gì bác sĩ nhưng công việc lại hết sức thoải mái và ít áp lực thì đây chính là sự lựa chọn tốt nhất. Kỹ thuật viên phân tích trong các trung tâm phân tích, các viện nghiên cứu luôn là ước mơ của nhiều bạn trẻ.

- Tham gia vào các dự án NGO: Môi trường là vấn đề toàn cầu, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi biến đổi khí hậu đang là một vấn đề nhức nhối thì các nguồn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ cho lĩnh vực bảo vệ môi trường là luôn có. Đây là một cơ hội làm việc mang tầm quốc tế cho các bạn có năng lực về ngoại ngữ và yêu thích một môi trường năng động và hội nhập.

Lưu ý: Thông tin về kỹ thuật môi trường là gì? Tốt nghiệp ngành kỹ thuật môi trường thì làm gì chỉ mang tính tham khảo?

Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra sao?

Tại Điều 97 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định về hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường, cụ thể như sau:

(1) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng môi trường xung quanh bao gồm:

- Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng đất, trầm tích;

- Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng nước mặt, nước dưới đất và nước biển;

- Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng không khí;

- Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ánh sáng, bức xạ;

- Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về tiếng ồn, độ rung.

(2) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải bao gồm:

- Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải;

- Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khí thải của phương tiện giao thông vận tải.

(3) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về quản lý chất thải bao gồm:

- Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải nguy hại;

- Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về bãi chôn lấp chất thải rắn;

- Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ;

- Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về lò đốt chất thải;

- Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về đồng xử lý chất thải;

- Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác về thiết bị xử lý, tái chế chất thải.

(4) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

(5) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về giới hạn các chất ô nhiễm khó phân hủy trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị.

(6) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác theo yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Phạm Văn Tiến 15
Kỹ thuật môi trường
Công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung - ngành kỹ thuật môi trường
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ môi trường kỹ thuật môi trường ngành kỹ thuật môi trường hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Xem nhiều nhất gần đây
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào