Các tỉnh thành nào từng sáp nhập và chia tách ở Việt Nam? Cơ cấu tổ chức của hội đồng nhân dân tỉnh gồm những thành phần nào?

Lịch sử sáp nhập và chia tách tỉnh ở việt nam diễn ra như thế nào? Cơ cấu tổ chức của ủy ban nhân dân tỉnh ra sao?

Các tỉnh thành nào từng sáp nhập và chia tách ở Việt Nam? 

[1] Giai đoạn sau thống nhất đất nước (1975 - 1976)

Sau khi đất nước thống nhất vào tháng 4/1975, Việt Nam có tổng cộng 72 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 25 tỉnh ở miền Bắc và 47 tỉnh ở miền Nam.

Đến tháng 12/1975, Quốc hội ra nghị quyết về việc bãi bỏ cấp khu, giải thể khu tự trị và tiến hành sáp nhập nhiều tỉnh ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Đầu năm 1976, quá trình sáp nhập tiếp tục mở rộng từ Bắc Trung Bộ đến Tây Nam Bộ và Tây Nguyên. Kết quả, đến cuối năm 1976 sau khi sáp nhập và chia tách, cả nước chỉ còn 38 đơn vị hành chính cấp tỉnh.

[2] Giai đoạn điều chỉnh và mở rộng (1978 - 1989)

- Năm 1978, Quốc hội phê chuẩn việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội bằng cách sáp nhập thêm 5 huyện. Đồng thời, tỉnh Cao Lạng được tách thành Cao Bằng và Lạng Sơn, nâng tổng số đơn vị hành chính cấp tỉnh lên 39.

- Năm 1979, Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo được thành lập, tương đương cấp tỉnh, nâng tổng số đơn vị hành chính lên 40.

- Năm 1989, một số tỉnh lớn được chia tách trở lại:

+ Tỉnh Bình Trị Thiên tách thành Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

+ Tỉnh Nghĩa Bình tách thành Bình Định và Quảng Ngãi.

+ Tỉnh Phú Khánh tách thành Phú Yên và Khánh Hòa.

Lúc này, cả nước có 44 đơn vị hành chính, bao gồm 40 tỉnh, 3 thành phố trực thuộc Trung ương và Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.

[3] Giai đoạn tách tỉnh mở rộng (1991 - 1997)

- Năm 1991, hàng loạt tỉnh lớn tiếp tục được chia tách:

+ Hà Sơn Bình tách thành Hà Tây và Hòa Bình.

+ Hà Nam Ninh tách thành Nam Hà và Ninh Bình.

+ Nghệ Tĩnh tách thành Nghệ An và Hà Tĩnh.

+ Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập trên cơ sở đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo và 3 huyện tách từ tỉnh Đồng Nai.

Số tỉnh, thành cả nước tăng lên 53.

- Năm 1997, tiếp tục có 8 tỉnh được chia tách, nâng tổng số lên 61 đơn vị hành chính cấp tỉnh, cụ thể:

+ Bắc Thái tách thành Bắc Kạn và Thái Nguyên.

+ Hà Bắc tách thành Bắc Giang và Bắc Ninh.

+ Nam Hà tách thành Nam Định và Hà Nam.

+ Hải Hưng tách thành Hải Dương và Hưng Yên.

+ Vĩnh Phú tách thành Vĩnh Phúc và Phú Thọ.

[4] Giai đoạn ổn định và điều chỉnh nhỏ (2004 - 2008)

- Năm 2004, tiếp tục có 3 tỉnh được chia tách:

+ Đắk Lắk tách thành Đắk Lắk và Đắk Nông.

+ Cần Thơ tách thành thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang.

+ Lai Châu tách thành Lai Châu và Điện Biên.

Tổng số đơn vị hành chính cấp tỉnh nâng lên 64.

- Năm 2008, Quốc hội thông qua Nghị quyết 15/2008/QH12 điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội bằng cách:

+ Sáp nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây vào Hà Nội.

+ Chuyển huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của tỉnh Hòa Bình về Hà Nội.

Sau điều chỉnh, tổng số đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam từ năm 2008 đến nay là 63 tỉnh, thành phố.

Lưu ý: Các tỉnh thành nào từng sáp nhập và chia tách ở Việt Nam chỉ mang tính tham khảo!

Các tỉnh thành nào từng sáp nhập và chia tách ở Việt Nam? Cơ cấu tổ chức của hội đồng nhân dân tỉnh gồm những thành phần nào?

Các tỉnh thành nào từng sáp nhập và chia tách ở Việt Nam? Cơ cấu tổ chức của hội đồng nhân dân tỉnh gồm những thành phần nào?

Cơ cấu tổ chức của hội đồng nhân dân tỉnh gồm những thành phần nào?

Cụ thể tại Điều 18 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 quy định cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh như sau:

[1] Hội đồng nhân dân tỉnh gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở tỉnh bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

- Tỉnh miền núi, vùng cao có từ năm trăm nghìn dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên năm trăm nghìn dân thì cứ thêm năm mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bảy mươi lăm đại biểu;

- Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm bảy mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá tám mươi lăm đại biểu.

[2] Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì có một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì có hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

[3] Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách, Ban văn hóa - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này.

Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì Ban có một Phó Trưởng ban; trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì Ban có hai Phó Trưởng ban. Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

Các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

Cơ cấu tổ chức của ủy ban nhân dân tỉnh ra sao?

Căn cứ theo Điều 20 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh như sau:

- Ủy ban nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

Ủy ban nhân dân tỉnh loại I có không quá bốn Phó Chủ tịch; tỉnh loại II và loại III có không quá ba Phó Chủ tịch.

Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương đương sở.

Võ Phi 1,916
Chính sách về Lao động
Tổng hợp tất cả đối tượng nào thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/7/2025?
Chế độ bảo hiểm thất nghiệp mang lại lợi ích gì cho người lao động?
Bảo hiểm xã hội có bắt buộc đối với quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội không?
Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có được hưởng lương hưu luôn không?
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung - sáp nhập và chia tách
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
đơn vị hành chính đơn vị hành chính cấp tỉnh sáp nhập và chia tách địa giới hành chính hội đồng nhân dân tỉnh ủy ban nhân dân tỉnh

Xem nhiều nhất gần đây
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào