THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/CT-TTg

Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN, SỬ DỤNG VÀ XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN

Ngày 30 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản. Sau 05 năm thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhiều văn bản pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới đã góp phần hoàn thiện cơ bản hệ thống pháp luật về khoáng sản. Công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực khoáng sản đã được tăng cường, đạt nhiều kết quả, nhờ đó, hoạt động khai thác khoáng sản trái phép đã giảm; nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư công nghệ khai thác, chế biến làm tăng giá trị khoáng sản sau khai thác và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản.

Tuy nhiên, hoạt động khoáng sản và công tác quản lý nhà nước về khoáng sản còn một số tồn tại, hạn chế như: vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư cho công tác an toàn và bảo hộ lao động, đầu tư công nghệ, thiết bị khai thác, chế biến gắn với công tác bảo vệ môi trường; chưa thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ sau khi kết thúc khai thác theo quy định; hoạt động khai thác trái phép chưa được ngăn chặn triệt để, nhất là khai thác trái phép cát, sỏi lòng sông còn diễn biến phức tạp; công tác cấp phép thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản chưa nhiều; tình trạng vận chuyển, xuất khẩu khoáng sản trái phép chưa được khắc phục triệt để.

Nhằm tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) triển khai Nghị quyết số 101/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đối với việc không thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2020.

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan, hoàn thành Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Luật Khoáng sản trong năm 2020, trong đó đánh giá những tác động tích cực, các vấn đề còn tồn tại, bất cập và đề xuất nội dung điều chỉnh, bổ sung, báo cáo Chính phủ đề xuất Quốc hội khóa XV xây dựng Luật Khoáng sản để thay thế Luật Khoáng sản năm 2010; tập trung xây dựng, sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định quản lý khoáng sản ở các khu vực dự trữ để phát triển các dự án đầu tư trên mặt; Nghị định thay thế Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức triển khai Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông (Nghị định số 23/2020/NĐ-CP); chủ động đề xuất, triển khai công tác điều tra, đánh giá các loại khoáng sản để sản xuất cát nhân tạo nhằm bổ sung lượng cát, sỏi lòng sông ngày càng cạn kiệt.

d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hoàn thành báo cáo 10 năm thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; tổng kết thực hiện Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ; chủ trì xây dựng dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 02/NQ-TW và xây dựng Chiến lược khoáng sản trong giai đoạn mới.

đ) Tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, nhất là đối với hoạt động khai thác cát, sỏi. Tăng cường phối hợp với các bộ, ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản, pháp luật khác có liên quan của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản; thực hiện công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã khai thác, xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế. Nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án khai thác khoáng sản, đảm bảo giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến môi trường khu vực khai thác; kiểm tra, thanh tra, giám sát chặt chẽ công tác cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác, đóng cửa mỏ khoáng sản. Xử lý nghiêm đối với các trường hợp khai thác vượt phạm vi khu vực được cấp phép, gây ô nhiễm môi trường. Từng bước xây dựng hệ thống kiểm soát hoạt động khoáng sản bằng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử.

e) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trong việc lựa chọn các khu vực đã xác định được trữ lượng, tài nguyên khoáng sản, thuộc quy hoạch khoáng sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm cấm hoạt động khoáng sản, khu vực liên quan đến quy hoạch rừng tự nhiên để đẩy mạnh công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

2. Bộ Công Thương:

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu khoáng sản cho phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch công suất khai thác đối với từng mỏ, từng khu vực khoáng sản phải có tính dự báo cáo về thị trường, có công suất tối đa, tối thiểu gắn với nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

b) Chỉ bổ sung vào Quy hoạch đối với những dự án chế biến khoáng sản được gắn với nguồn nguyên liệu khoáng sản, có công nghệ chế biến tiên tiến, thu hồi tối đa khoáng sản, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

c) Rà soát, ban hành quy định về chỉ tiêu chất lượng xuất khẩu gắn với quy trình tuyển, chế biến phù hợp theo từng giai đoạn đối với một số loại khoáng sản có quy mô lớn, nhu cầu trong nước không cao; năng lực, công nghệ chế biến trong nước còn hạn chế, ảnh hưởng xấu đến môi trường, đảm bảo hiệu quả kinh tế và dự trữ như: titan sa khoáng, đất hiếm; xuất khẩu quặng tinh đối với các mỏ khoáng sản quy mô nhỏ, chất lượng thấp, phân bố ở vùng sâu, khu vực biên giới, vận chuyển về các trung tâm chế biến tập trung khó khăn, giá thành cao, gây hư hại đường giao thông. Đề xuất chính sách cho phép xuất - nhập khẩu một số loại khoáng sản, đáp ứng nhu cầu trong nước; không để các tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách xuất, nhập khẩu để buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép khoáng sản qua biên giới.

3. Bộ Xây dựng:

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định nhằm đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu khoáng sản làm vật liệu xây dựng cho phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch công suất khai thác đối với từng mỏ, từng khu vực khoáng sản phải có tính dự báo cáo về thị trường, có công suất tối đa, tối thiểu gắn với nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

b) Xem xét, bổ sung đưa vào danh mục không xuất khẩu một số loại khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng để phục vụ nhu cầu trong nước; hạn chế đầu tư mở rộng, nâng công suất các dự án xi măng tại các thành phố lớn, khu vực tập trung dân cư, các khu vực cảnh quan, môi trường thiên nhiên cần được bảo vệ.

c) Rà soát, ban hành quy định về chỉ tiêu kỹ thuật để xuất khẩu đá khối, đá ốp lát; cát trắng silic và cát vàng khuôn đúc sau tuyển, chế biến trên cơ sở cân đối nhu cầu trong nước và đảm bảo dự trữ khoáng sản.

d) Rà soát, ban hành đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật đối với các loại vật liệu thay thế cát xây dựng; đảm bảo cân đối cung - cầu vật liệu xây dựng trong nước.

4. Bộ Giao thông vận tải: Xác định phạm vi, quy mô, ranh giới các khu vực thuộc phạm vi bảo vệ an toàn tuyến luồng, các công trình trên sông thuộc thẩm quyền quản lý; phê duyệt, thông báo kế hoạch, thời gian thực hiện hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa hàng năm thuộc thẩm quyền đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để phối hợp quản lý theo quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát các chủ đầu tư thực hiện các dự án nạo vét, khơi thông luồng; xử lý nghiêm các trường hợp thực hiện không đúng chuẩn tắc thiết kế, lợi dụng việc nạo vét, khơi thông luồng để khai thác cát, khai thác khoáng sản trái phép.

5. Bộ Tài chính: Rà soát tổng thể chính sách tài chính về khoáng sản (thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, phí và lệ phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản), nhất là đối với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, đề xuất điều chỉnh chính sách tài chính phù hợp với thực tế, thúc đẩy phát triển, khuyến khích sử dụng vật liệu khác thay thế cát, sỏi lòng sông; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc chấp hành chế độ hóa đơn, chứng từ kế toán đối với việc kinh doanh cát, sỏi lòng sông; xử lý tình trạng hợp pháp hóa, hợp thức hóa chứng từ đầu vào đối với việc sử dụng cát, sỏi lòng sông tại các công trình, dự án; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản kiểm soát chặt chẽ nguồn thu từ khoáng sản thông qua sản lượng khai thác thực tế của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản. Chỉ đạo lực lượng Hải quan tăng cường công tác phân luồng, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất, nhập khẩu các loại khoáng sản theo quy định.

6. Bộ Quốc phòng: Chỉ đạo Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, các đơn vị liên quan phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với hành vi thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép, xuất khẩu lậu khoáng sản qua biên giới, đặc biệt là thông qua đường biển. Phối hợp với các bộ, ngành trong việc lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh.

7. Bộ Công an: Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng liên quan ngăn chặn hiệu quả và xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi vi phạm về khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường; vận chuyển, tập kết, kinh doanh và sử dụng khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, đặc biệt là đối với cát, sỏi lòng sông, than, titan...; các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, xuất, nhập khẩu khoáng sản trái phép.

8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra an toàn lao động trong khai thác khoáng sản, nhất là đối với mỏ đá làm vật liệu xây dựng.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, thanh tra việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để khai thác khoáng sản; chỉ đạo xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về trồng rừng thay thế.

b) Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan đề xuất giải quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trên diện tích đất có rừng; hoạt động khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò mà không ảnh hưởng đến mặt đất có rừng.

c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan quản lý hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của Luật Thủy lợi; bảo vệ lòng, bờ bãi sông gắn với yêu cầu về chỉnh trị sông, cải tạo cảnh quan ven sông theo quy định tại Nghị định số 23/2020/NĐ-CP.

10. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Chỉ đạo rà soát quy hoạch khoáng sản thuộc thẩm quyền đã phê duyệt trước ngày 01 tháng 01 năm 2019 để xây dựng nội dung Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên trên địa bàn trong quy hoạch tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch.

b) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ có liên quan để xác định khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản; rà soát quy hoạch rừng tự nhiên. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đối với lĩnh vực thăm dò, khai thác khoáng sản, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả và kiến nghị trong quá trình thực hiện.

c) Kiểm tra, rà soát, đánh giá tình hình cấp phép thăm dò, khai thác đối với các khu vực khoáng sản đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định, công bố là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; rà soát, đánh giá tình hình nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn, trong đó bao gồm các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường; chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản hàng năm theo quy định, tổng hợp, báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường.

d) Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định tại Nghị định số 23/2020/NĐ-CP. Theo đó, rà soát các khu vực khai thác cát, sỏi lòng sông; các dự án nạo vét, khơi thông luồng đã cấp phép đang triển khai thực hiện, xác định các dự án làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu, thoát lũ, sự ổn định của bờ sông, gây sạt lở bờ, bãi sông hoặc làm ảnh hưởng đến sự an toàn của các công trình ven sông để thực hiện theo quy định.

đ) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản, tập trung vào công tác bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản, đặc biệt là hoạt động khai thác, sử dụng cát, sỏi lòng sông; kiên quyết dừng khai thác, đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi môi trường đối với những khu vực khai thác không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường theo quy định pháp luật; xử lý nghiêm hoạt động khai thác, buôn bán, vận chuyển, xuất khẩu khoáng sản trái phép; rà soát, kiểm tra công tác đóng cửa mỏ đối với các giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hiệu lực theo quy định.

e) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát đường thủy, Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường thuộc Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan, chính quyền các cấp ngăn chặn hiệu quả và xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi khai thác khoáng sản trái phép, vận chuyển và kinh doanh khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, đặc biệt là khoáng sản cát, sỏi lòng sông trên địa bàn. Nghiêm cấm lợi dụng việc nạo vét, khơi thông luồng để khai thác cát, khai thác khoáng sản trái phép.

g) Nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt báo cáo thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền, nhất là các báo cáo thăm dò khoáng sản thuộc diện mỏ khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ. Thực hiện việc gửi Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định; yêu cầu tổ chức, cá nhân đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trữ lượng trong báo cáo thăm dò khoáng sản thực hiện trách nhiệm nộp Lưu trữ địa chất tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam theo quy định, chỉ đạo xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân không thực hiện.

h) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; lợi dụng việc nạo vét, khơi thông luồng để khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn.

11. Chỉ thị này thay thế Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản. Trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

12. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp giám sát việc thực thi pháp luật về khoáng sản, đặc biệt là việc ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, nhất là cát, sỏi lòng sông.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức thực hiện Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN(2b)

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness 
---------------

No. 38/CT-TTg

Hanoi, September 29, 2020

 

DIRECTIVE

CONTINUING ENHANCEMENT OF STATE MANAGEMENT OF EXPLORATION, EXTRACTION PROCESSING, USE AND EXPORT IF MINERALS

On March 30, 2015, the Prime Minister promulgated Directive No. 03/CT-TTg on enhancement of the effect of the legislation on minerals. After 05 years of implementation of the Prime Minister’s Directive No. 03/CT-TTg, multiple legal documents elaborating the Law on Mineral have been amended or issued to complete the system of mineral laws. Mineral-related inspections are also intensified causing a decrease in illegal mineral extraction; many enterprise has made investment in extraction and processing technologies to increase the value of extracted minerals, protect the environment and ensure environmental remediation after mineral extraction.

However, there are still unresolved issues concerning mineral extraction and state management thereof, such as: many enterprises have not invested adequately in safety, personal protective equipment, environmentally safe extraction and processing technologies; have not carried out environmental remediation and mine closing after extraction as per regulations; illegal extraction is not effectively prevented, especially extraction of river sand and gravel; grant of mineral extraction permits by bidding is still limited; illegal transport and export of minerals are yet to be completely eliminated.

In order to continue improving the effectiveness of state management of exploration, extraction processing, use and export of minerals, the Prime Minister’s directive is as follows:

1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:

a) Take charge and cooperate with the Ministry of Finance and the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “provinces) in implementation of the National Assembly’s Resolution No. 101/2019/QH14 dated November 27, 2019 regarding suspension of the collection of fees for grant of rights mineral extraction specified the Law on Mineral from July 01, 2011 to December 31, 2013; submit a report to the Prime Minister in Q3/2020.

b) Take charge and cooperate with relevant Ministries in completing the report on implementation of the Law on Mineral in 2020, which specifies positive impacts, unresolved issues, difficulties, proposed revisions; submit it to the Government for proposing promulgation of a new Law on Mineral to replace the 2010’s Law. Submit the draft Decree on management of minerals in reserve areas for development of surface project; the draft Decree that replaces the Decree No. 22/2012/ND-CP on mineral extraction right auction.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Take charge and cooperate with other Ministries, central authorities and local governments in completing the 10-year report on implementation of the Politburo’s Resolution No. 02/NQ-TW dated April, 25, 2011 on the mineral and mineral extraction strategy by 2020 and the visions towards 2030; Implementation of the Prime Minister’s mineral and mineral extraction strategy by 2020 and the visions towards 2030; preside over the drafting of a new Resolution to replace Resolution No. 02/NQ-TW and develop a new mineral strategy.

dd) Enhance inspection of accountability of heads of organizations where illegal mineral extraction occurs, especially sand and gravel extraction. Enhance cooperate with other Ministries and central authorities in inspection of compliance to mineral laws and relevant laws by organizations and individuals having mineral-related operations; produce statistics of extracted minerals in reality. Improve quality of the process of appraising and approving environmental impact assessment reports of mineral extraction projects to minimize negative impacts on the environment in the extraction area; inspect and supervise post-extraction environmental remediation and mine closing. Impose heavy penalties for extraction beyond licensed area or causing environment pollution. Gradually develop the information technology-based mineral extraction control system to contribute to the development of electronic government.

e) Take charge and cooperate with the People’s Committees of relevant provinces in selecting areas where mineral reserves have been determined, in the mineral planning approved by the Prime Minister, and outside of areas where mineral extraction is banned or suspended, and outside of areas relevant to natural forest planning in order to promote mineral extraction right auction.

2. The Ministry of Industry and Trade shall:

a) Take charge and cooperate with relevant Ministries and central authorities in preparation of the planning for exploration, extraction, processing and use of minerals, the planning for exploration, extraction, processing and use of radioactive ores for 2021 – 2030 and the visions towards 2050; submit them to the Prime Minister for approval. Estimates of extraction capacity of each mine and mineral areas shall include market forecasts, maximum capacity, minimum capacity, domestic and export market demands. t

b) Only mineral extraction projects that have specific mineral sources and advanced processing technology, ensure maximum recovery of minerals, satisfy environmental protection requirements.

c) Review and promulgate regulations on export quality norms associated with appropriate ore sorting and treatment processes for minerals with large quantities and medium domestic demands; limited domestic treatment technology, having negative impact on the environment, ensuring economic efficiency and reserve such as: titanium placer deposits, rare earth; export of refined ores from mines with small quantities, low quality, located in remote or bordering areas where transport of ores to processing facilities is costly and causes damage to the road. Propose policies on permission of export - import certain minerals to meet domestic demands. Do not allow taking advantage of export and import policies for smuggling, commission of trade fraud, illegal transport of minerals across the border.

3. The Ministry of Construction shall:

a) Take charge and cooperate with relevant Ministries and central authorities in preparation of the planning for exploration, extraction, processing and use of minerals as building materials for 2021 – 2030 and the visions towards 2050; submit them to the Prime Minister for approval. Estimates of extraction capacity of each mine and mineral areas shall include market forecasts, maximum capacity, minimum capacity, domestic and export market demands.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Review, promulgate regulations on technical norms for export of stone blocks, stone slabs; silicon sand and yellow molding sand after sorting and treatment on the basis of balance of domestic demand and adequacy of mineral reserves.

d) Review, promulgate technical regulations on sand alternatives for construction; ensure balance between domestic supply and demand of building materials.

4. The Ministry of Transport shall determine the scope, scale, boundaries of channel protection areas and works on rivers under its management; approve, announce the annual plan and time for dredging in port waters and inland waterways as per regulations; intensify inspection and supervision of investors executing dredging projects; impose heavy penalties against failure to comply with design standards, abuse of dredging operations for illegal sand or mineral extraction.

5. The Ministry of Finance shall review finance policies on minerals (resource royalty, export duties, fees and charges, fee for grant of mineral extraction right), especially those applicable to small and medium enterprises; propose revisions to finance policies to improve practicality, promote development, encourage use of river sand and gravel; take actions against legalization of input documents for use of river sand and gravel at construction works and projects; cooperate with mineral authorities in strictly control sources of revenue from minerals according to actual extraction. Request customs authorities to maintain channeling, inspection and control of export and import of minerals as per regulations.

6. The Ministry of National Defense shall request the border guard, the coastguard and relevant units to cooperate with other forces in inspection, control, prevention and taking of actions against illegal exploration, extraction and export of minerals, especially by sea. Cooperate with other Ministries and central authorities in developing the planning for exploration, extraction, processing and use of minerals to ensure defense and security.

7. The Ministry of Public Security shall request units and local police authorities to cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment, the local governments and relevant authorities in effectively preventing and taking actions against violations against regulations on mineral extraction, causing environment pollution; transport, gathering, sale and use of minerals without lawful origins, especially river gravel, sand, coal, titanium, etc.; smuggling, trade frauds, illegal export and import of minerals.

8. The Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs shall take charge and cooperate with relevant Ministries and the People’s Committees of provinces in enhancement of inspection of labor safety in mineral extraction, especially at quarries.

9. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

a) Take charge and cooperate with the People’s Committees of provinces in inspection of forest replacement when repurposing forest for mineral extraction; impose heavy penalties for violations against regulations of law on forest replacement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Take charge and cooperate with relevant Ministries, central authorities and local governments in management of mineral extraction within protection areas of irrigation works prescribed by the Law on Irrigation; protection of river bed and banks while fulfilling requirements for river regulation and improvement of riverside scenery prescribed in Decree No. 23/2020/ND-CP.

10. The People’s Committees of provinces shall:

a) Demand review of mineral plannings under their management which are approved before January 01, 2019 in order to prepare the plan for protection, extraction and use of resources in their provinces; submit it to the Prime Minister for approval in accordance with the Law on Planning.

b) Closely cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment and relevant Ministries to identify areas where mineral activities are prohibited or suspended; review planning for natural forests. Strictly implement the instructions of the Secretariat in Directive No. 13-CT / TW dated January 12, 2017 on strengthening the Communist Party's leadership in forest management, protection and development in the field of mineral exploration and extraction; submit progress reports and proposals to the Prime Minister during the process.

c) Inspect, review and evaluate the grant of licenses for mineral exploration and extraction in the mineral areas delineated and announced by the Ministry of Natural Resources and Environment as scattered and small mineral areas. review and evaluate the payment of fees for grant of mineral extraction right by organizations and individuals extracting minerals in their provinces, including those licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment; supervise the payment of fees for grant of mineral extraction right; submit annual reports to the Ministry of Natural Resources and Environment.

d) Organize the fulfillment of responsibilities of the People's Committees at all levels according to Decree No. 23/2020/ND-CP. Accordingly, review the river sand and gravel extraction areas; dredging projects that have been licensed are in progress; identify projects affecting the drainage of flood, stability of river banks, causing landslides of river banks or threatening the safety of riverside structures.

dd) Intensify inspection of mineral-related activities, focus on the environmental protection in mineral extraction and processing, especially the extraction and use of river sand and gravel; put an end to the extraction, carry out mine closure and environmental remediation in extraction areas that are inefficient and causing environmental pollution; impose heavy penalties for illegal extraction, trade, transport and export of minerals; review and inspect the mine closure for the expired mining licenses according to regulations.

e) Request the waterway police, the environment police authorities to cooperate with relevant authorities and units to effectively prevent and take actions against of illegal extraction, transport and trade of minerals without lawful origin, especially river sand and gravel in their provinces. It is strictly forbidden to take advantage of dredging activities for illegal extraction of sand or minerals.

g) Improve the quality of the process of appraising and approving mineral exploration reports within their jurisdiction, especially those of scattered and small mines; Send mineral exploration and extraction licenses they issue to the Ministry of Natural Resources and Environment as per regulations; request the organizations and individuals that have received the reserves approval by the People’s Committee of the province in their mineral exploration reports to submit geological archives at General Department of Geology and Minerals of Vietnam; take actions against those who fail to do so.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11. This Directive replaces the Prime Minister’s Directive No. 03/CT-TTg dated March 30, 2015 on enhanced implementation of mineral policies and laws. Before January 31 every year, Ministries and the People’s Committees of provinces shall submit reports on performance to their tasks specified in this Directive to the Ministry of Natural Resources and Environment, which will submit a consolidated report to the Prime Minister.

12. Central Committee of Vietnamese Fatherland Front shall request inferior Vietnamese Fatherland Front units to supervise the implementation of mineral laws, mainly prevention of illegal extraction of mineral, especially river sand and gravel.

The Prime Minister requests that relevant Ministries, central authorities, the People’s Committees of provinces promptly organize the implementation of this Directive and report difficulties that arise during the implementation of this Circular to the Prime Minister.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Directive No. 38/CT-TTg dated September 29, 2020 on continuing enhancement of state management of exploration, extraction processing, use and export if minerals
Official number: 38/CT-TTg Legislation Type: Directive
Organization: The Prime Minister of Government Signer: Nguyen Xuan Phuc
Issued Date: 29/09/2020 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Directive No. 38/CT-TTg dated September 29, 2020 on continuing enhancement of state management of exploration, extraction processing, use and export if minerals

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status