BỘ CÔNG
THƯƠNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
28/2013/TT-BCT
|
Hà Nội, ngày
06 tháng 11 năm 2013
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI THỰC
PHẨM NHẬP KHẨU THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12
tháng 11 năm 2012 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25
tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
an toàn thực phẩm;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư
quy định kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc
trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về phương thức, nội
dung, quy trình, thủ tục kiểm tra và tổ chức kiểm tra nhà nước về an toàn thực
phẩm đối với các sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu, bao gồm: rượu, bia, nước giải
khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo
và bao bì chứa đựng các sản phẩm trên (sau đây gọi chung là các sản phẩm thực
phẩm).
2. Các trường hợp sau đây được miễn kiểm tra nhà
nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu:
a) Thực phẩm mang theo người nhập cảnh để tiêu
dùng cá nhân trong định mức được miễn thuế nhập khẩu;
b) Thực phẩm trong túi ngoại giao, túi lãnh sự;
c) Thực phẩm quá cảnh, chuyển khẩu;
d) Thực phẩm gửi kho ngoại quan;
đ) Thực phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu;
e) Thực phẩm là mẫu trưng bày hội chợ, triển
lãm.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá
nhân có liên quan đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm quy định tại
khoản 1 Điều 1 của Thông tư này trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Lô hàng sản phẩm thực phẩm là một số
lượng xác định của một loại sản phẩm cùng tên, chất lượng, nguyên liệu, thời hạn
sử dụng và cùng được sản xuất tại một cơ sở (sau đây gọi tắt là lô sản phẩm).
2. Lô hàng nhập khẩu: Là lượng hàng hóa
nhập khẩu được đăng ký kiểm tra trong một lần.
3. Lô hàng kiểm tra: Là lượng hàng hóa
cùng loại, của cùng một cơ sở sản xuất được đăng ký kiểm tra trong một lần.
4. Vi phạm qui định an toàn thực phẩm:
Hàng hóa bị phát hiện có chứa tác nhân gây hại sức khỏe, tính mạng con người.
5. Tần suất lấy mẫu lô hàng: Là số lần thực
hiện lấy mẫu kiểm nghiệm đối với các lô hàng kiểm tra nhập khẩu.
6. Chủ hàng: Là tổ chức, cá nhân sở hữu hợp
pháp hàng hóa nhập khẩu.
Điều 4. Yêu cầu đối với thực
phẩm nhập khẩu
Các sản phẩm thực phẩm được quy định tại khoản 1
Điều 1 của Thông tư này chỉ được phép lưu thông, tiêu thụ tại thị trường Việt
Nam sau khi được cơ quan kiểm tra nhà nước cấp một trong các giấy tờ sau:
a) Thông báo thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu;
b) Thông báo thực phẩm chỉ kiểm tra hồ sơ.
Chương II
PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA
Điều 5. Phương thức kiểm tra
chặt
1. Kiểm tra chặt là lấy mẫu xác suất hoặc lấy tại
các điểm nghi ngờ (đủ lượng mẫu tối thiểu) để kiểm nghiệm, đánh giá toàn diện
an toàn thực phẩm đối với tất cả các lô sản phẩm của cùng lô hàng thuộc một
trong các trường hợp dưới đây:
a) Thực phẩm được nhập từ một cơ sở chế biến ở
nước ngoài và cơ quan kiểm tra được thông báo hoặc được biết là nằm trong khu vực
có nguồn ô nhiễm hoặc có mầm bệnh dịch nguy hiểm có thể lây sang người;
b) Lần nhập trước đó không đạt yêu cầu nhập khẩu;
c) Có văn bản của Bộ Công Thương yêu cầu áp dụng
phương thức kiểm tra chặt vì phát hiện sản phẩm đang lưu thông trên thị trường
có nguy cơ gây hại sức khỏe, tính mạng con người.
2. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
này, chủ hàng phải tự bảo quản hàng hóa (tại cửa khẩu, nơi tập kết hoặc kho bảo
quản) và chỉ được thông quan sau khi đã có Thông báo thực phẩm đạt yêu cầu nhập
khẩu do cơ quan kiểm tra cấp.
3. Trường hợp kiểm nghiệm mẫu của hai (02) lô
hàng kiểm tra liên tiếp có kết quả đạt yêu cầu nhập khẩu thì lô hàng tiếp theo
cùng loại, cùng xuất xứ được áp dụng phương thức kiểm tra thông thường quy định
tại Điều 6 của Thông tư này.
Điều 6. Phương thức kiểm tra
thông thường
Kiểm tra thông thường là lấy mẫu xác suất (ngẫu
nhiên) đủ để kiểm tra cảm quan và kiểm nghiệm một số chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng,
an toàn thực phẩm đối với lô hàng không thuộc các trường hợp quy định tại khoản
1 Điều 5, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này.
Điều 7. Phương thức kiểm tra
giảm
Kiểm tra giảm là phương thức chỉ lấy mẫu đại diện
để kiểm tra việc ghi nhãn, tính đồng nhất của lô hàng nhập khẩu (về xuất xứ, số
lô) mà không phải kiểm nghiệm mẫu để đối chiếu với hồ sơ đối với một trong những
trường hợp dưới đây:
1. Thực phẩm đã có dấu hợp quy.
2. Thực phẩm cùng loại, cùng xuất xứ có chất lượng
ổn định qua ít nhất hai (02) lần kiểm tra liên tiếp hoặc đã được Bộ Công Thương
xác nhận bằng văn bản đủ điều kiện kiểm tra giảm.
3. Thực phẩm cùng loại, cùng xuất xứ với mẫu
chào hàng đã kiểm nghiệm đạt yêu cầu nhập khẩu.
4. Thực phẩm cùng loại, cùng xuất xứ và đã được
kiểm tra trước khi nhập khẩu hoặc có phiếu kết quả phân tích của bên thứ ba tại
nước sản xuất được cơ quan thẩm quyền của nước ký kết Điều ước quốc tế với Việt
Nam thừa nhận lẫn nhau đối với hoạt động chứng nhận an toàn thực phẩm chứng nhận.
5. Thực phẩm thuộc Danh mục hàng hóa được chứng
nhận mang dấu phù hợp tiêu chuẩn (dấu hợp chuẩn) của nước xuất khẩu hoặc của khối
thị trường chung khu vực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thừa nhận và
công bố theo từng thời kỳ.
Điều 8. Phương thức kiểm tra
giảm chỉ kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra giảm chỉ kiểm tra hồ sơ là việc chỉ nhận
và kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm tra, không lấy mẫu sản phẩm. Các lô hàng thuộc
diện chỉ kiểm tra hồ sơ có thể được kiểm tra đột xuất bằng phương thức khác nếu
thấy có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam về chất lượng, an
toàn thực phẩm.
Đối với các sản phẩm thực phẩm thuộc phương thức
kiểm tra này, việc áp dụng phương thức kiểm tra thông thường hoặc kiểm tra giảm
chỉ thực hiện một lần đối với số lần nhập khẩu trong vòng một (01) năm của cùng
một loại hàng hóa do một chủ hàng nhập khẩu và áp dụng đối với thực phẩm thuộc
một trong những trường hợp dưới đây:
1. Thực phẩm nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm
quyền của nước ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt
động chứng nhận an toàn thực phẩm xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm.
2. Thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh đã được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam hoặc nước xuất khẩu chứng nhận
có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu
chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam.
3. Các lô hàng cùng loại có cùng xuất xứ đã được
kiểm tra năm (05) lần trước đó đạt yêu cầu nhập khẩu.
Chương III
THỦ TỤC VÀ QUY TRÌNH KIỂM
TRA
Điều 9. Hồ sơ đăng ký kiểm
tra
1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực
phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu
theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực Giấy tiếp nhận công bố
hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định về an toàn thực phẩm do Bộ
Y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền được Bộ Y tế ủy quyền cấp;
c) Bản sao công chứng Hợp đồng nhập khẩu hàng
hóa (Contract), danh mục hàng hóa kèm theo (Packing list);
d) Bản sao có chứng thực và có xác nhận của tổ
chức, cá nhân nhập khẩu: Vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice);
tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
2. Trường hợp áp dụng phương thức kiểm tra giảm,
kiểm tra giảm chỉ kiểm tra, hồ sơ đăng ký kiểm tra gồm: Bản sao có chứng thực
hoặc các tài liệu liên quan chứng minh theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của
Thông tư này.
Điều 10. Cơ quan kiểm tra
1. Cơ quan kiểm tra là cơ sở kiểm nghiệm được Bộ
Công Thương chỉ định thực hiện chức năng kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm
đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương (sau
đây gọi là cơ quan kiểm tra).
2. Chỉ định cơ quan kiểm tra trong các trường hợp
đặc biệt
Trường hợp chủ hàng thường xuyên tập kết thực phẩm
nhập khẩu ở một địa điểm xa trụ sở của cơ quan kiểm tra thì chủ hàng có thể đề nghị
Bộ Công Thương tạm thời chỉ định cơ quan chuyên môn cùng địa bàn với điểm tập kết
thực phẩm nhập khẩu thực hiện việc kiểm tra, kiểm nghiệm thực tế lô hàng và
thông báo kết quả kiểm tra tới các bên liên quan.
Trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ khi nhận
được đề nghị của chủ hàng, Bộ Công Thương sẽ xem xét và quyết định cơ quan
chuyên môn thực hiện việc kiểm tra, kiểm nghiệm thực tế lô hàng theo quy định
và thông báo cho chủ hàng bằng văn bản.
Điều 11. Quy trình kiểm tra
Thực phẩm nhập khẩu phải được lấy mẫu tại địa điểm
do cơ quan kiểm tra quyết định (tại cửa khẩu, nơi tập kết hoặc trong kho bảo quản).
1. Cơ quan kiểm tra được Bộ Công Thương chỉ định
có nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký kiểm tra để xác định
phương thức kiểm tra phù hợp đối với từng lô hàng.
2. Tổ chức lấy mẫu tại địa điểm chủ hàng đã đăng
ký để kiểm tra. Trong trường hợp chủ hàng tự ý tiêu thụ hoặc phân tán lô hàng
khỏi địa điểm tập kết trước khi cơ quan kiểm tra lấy mẫu kiểm tra, Cơ quan kiểm
tra gửi văn bản thông báo cho cơ quan Hải quan và Bộ Công Thương để có biện
pháp thu hồi hoặc xử lý theo quy định.
3. Lập Biên bản lấy mẫu theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản kiểm
tra phải có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan và được lưu vào hồ sơ kiểm tra
chung của lô hàng.
Điều 12. Nội dung kiểm tra
Cơ quan kiểm tra căn cứ vào kết quả kiểm tra, kiểm
nghiệm (hồ sơ đăng ký kiểm tra và thông tin của lô hàng nhập khẩu) để xác định
phương thức kiểm tra cụ thể, lượng mẫu, số chỉ tiêu cần kiểm nghiệm, phương
pháp thử và tiến hành kiểm tra mẫu đối với sản phẩm thực phẩm đã được cấp Giấy
tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực
phẩm theo quy định, gồm:
1. Nội dung ghi trong Giấy tiếp nhận bản công bố
hợp quy với mẫu sản phẩm kiểm tra để quyết định phương thức kiểm tra theo quy định
tại Chương II của Thông tư này.
2. Thời hạn sử dụng và nội dung ghi nhãn.
3. Các yêu cầu an toàn khác khi có thông tin về
rủi ro hoặc được Bộ Công Thương yêu cầu bằng văn bản.
Điều 13. Căn cứ đối chiếu kết
quả kiểm tra
Căn cứ để đối chiếu kết quả kiểm tra gồm:
1. Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy
xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
2. Các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia của Việt Nam về chất lượng, an toàn thực phẩm, ghi nhãn hàng hóa.
Điều 14: Kết luận và thời hạn
thực hiện kiểm tra
1. Kết luận sau khi kiểm tra
a) Trường hợp lô hàng kiểm tra đạt yêu cầu nhập
khẩu theo quy định, cơ quan kiểm tra nhà nước cấp Thông báo thực phẩm đạt yêu cầu
nhập khẩu theo Phụ lục III hoặc cấp Thông báo thực
phẩm chỉ kiểm tra hồ sơ theo Phụ lục IV của Thông
tư này;
b) Trường hợp lô hàng kiểm tra không đạt yêu cầu
nhập khẩu theo quy định, trong vòng năm (05) ngày làm việc cơ quan kiểm tra nhà
nước gửi phiếu kết quả thử nghiệm và Thông báo thực phẩm không đạt yêu cầu nhập
khẩu theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này
cho chủ hàng và cơ quan Hải quan nơi hàng đến, đồng thời báo cáo Bộ Công Thương
kèm theo đề xuất biện pháp xử lý lô hàng.
2. Thời hạn thực hiện
a) Cấp Giấy xác nhận lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu:
- Đối với các thực phẩm thuộc phương thức kiểm
tra chặt: Không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày lấy được mẫu đăng ký kiểm
tra cộng với thời gian thử nghiệm theo quy định của phương pháp thử;
- Đối với thực phẩm thuộc phương thức kiểm tra
thông thường và kiểm tra giảm: Không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày lấy
được mẫu đăng ký kiểm tra cộng với thời gian thử nghiệm theo quy định của
phương pháp thử;
b) Cấp thông báo thực phẩm chỉ kiểm tra hồ sơ đối
với thực phẩm thuộc phương thức kiểm tra giảm chỉ kiểm tra hồ sơ: Không quá hai
(02) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra đầy đủ, hợp lệ;
c) Thông báo kết quả kiểm tra thuộc phương thức
kiểm tra chặt và thông báo lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu kèm theo phiếu kết
quả thử nghiệm đối với từng lô sản phẩm khi giao cho chủ hàng nhập khẩu và báo
cáo về Bộ Công Thương không quá năm (05) ngày sau khi có kết quả kiểm tra.
Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ
khi nhận được thông báo của cơ quan kiểm tra đối với lô hàng kiểm tra không đạt
yêu cầu nhập khẩu, Bộ Công Thương sẽ quyết định xử lý lô hàng theo quy định.
Điều 15. Phí và lệ phí kiểm
tra
1. Chủ hàng có trách nhiệm nộp phí, lệ phí kiểm
tra theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
2. Việc quản lý phí, lệ phí kiểm tra được thực
hiện theo quy định hiện hành.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
Điều 16. Trách nhiệm của cơ
quan kiểm tra
1. Lưu mẫu thực phẩm theo quy định đối với từng loại
thực phẩm để thử nghiệm lại khi có yêu cầu. Quá thời hạn trên, cơ quan kiểm tra
thông báo chủ hàng đến nhận lại mẫu hoặc lập biên bản thanh lý mẫu theo đúng
quy định.
2. Tuân thủ chặt chẽ các quy định về quy trình
và nguyên tắc kiểm tra, kiểm nghiệm.
3. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của chủ
hàng đối với việc kiểm tra và xác nhận lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu do mình tiến
hành trong thời gian năm (05) ngày làm việc kể từ khi nhận được khiếu nại bằng
văn bản của chủ hàng. Chịu trách nhiệm về những sai sót trong quá trình kiểm
tra và xác nhận; nếu gây thiệt hại cho chủ hàng, cơ quan kiểm tra phải bồi thường
theo quy định hiện hành.
4. Lưu trữ hồ sơ kiểm tra trong thời hạn ba (03)
năm kể từ ngày cấp thông báo kết quả kiểm tra và xuất trình hồ sơ lưu trữ khi
các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
5. Gửi báo cáo về Bộ Công Thương và đề xuất danh
mục các thực phẩm cần được xem xét để thực hiện kiểm tra theo phương thức giảm,
chỉ kiểm tra hồ sơ.
6. Báo cáo Bộ Công Thương trong các trường hợp:
a) Thay đổi, bổ sung trụ sở làm việc;
b) Tạm thời ngừng hoặc chấm dứt hoạt động.
7. Thông báo cho cơ quan Hải quan cửa khẩu về kết
quả kiểm tra, các trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm tra nhưng không xuất trình
lô hàng để kiểm tra hoặc kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu nhập khẩu.
8. Cấp Giấy xác nhận đăng ký kiểm tra với nội
dung “Lô hàng chờ kết quả kiểm tra” và thông báo cho cơ quan Hải quan cửa khẩu
chỉ thực hiện thông quan sau khi đã có kết quả kiểm tra trong các trường hợp
sau:
a) Có bằng chứng khách quan về việc lô hàng nhập
khẩu xin đăng ký kiểm tra không đáp ứng các yêu cầu quy định về an toàn thực phẩm;
b) Phát hiện lô hàng cùng loại được nhập khẩu
trước đó của cùng chủ hàng không đáp ứng các yêu cầu quy định về an toàn thực
phẩm;
c) Hàng hóa thuộc phương thức kiểm tra chặt quy
định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.
9. Giám sát việc xử lý các lô hàng không đạt yêu
cầu nhập khẩu và/hoặc đề nghị cơ quan y tế có thẩm quyền địa phương phối hợp
giám sát việc xử lý lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu trên địa bàn.
Điều 17. Quyền hạn của cơ
quan kiểm tra
1. Yêu cầu chủ hàng cung cấp tài liệu liên quan
theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
2. Được ra, vào nơi lưu giữ, bảo quản hàng hóa
hoặc cho phép doanh nghiệp xuất trình nguyên lô sản phẩm tại cơ quan kiểm tra để
thực hiện kiểm tra và lấy mẫu.
3. Tiến hành kiểm tra thực phẩm theo phương thức
và thủ tục quy định tại Thông tư này; được quyền chủ động trong 05 (năm) lần kiểm
tra chỉ (02) hai lần áp dụng phương thức kiểm tra thông thường.
Điều 18. Trách nhiệm của chủ
hàng nhập khẩu
1. Trước khi làm thủ tục hải quan, chủ hàng phải
nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm với cơ quan kiểm tra
theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này, nộp phí và lệ phí kiểm tra theo quy
định.
2. Ngay sau khi lô hàng được phép tập kết về kho
có đủ điều kiện bảo quản, chủ hàng phải chủ động xuất trình toàn bộ hồ sơ đăng
ký kiểm tra theo quy định để cơ quan kiểm tra thực hiện việc kiểm tra nhà nước
về an toàn thực phẩm.
3. Chỉ được phép đưa thực phẩm nhập khẩu vào sử
dụng, lưu thông khi đã được cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm cấp
Thông báo thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu hoặc Thông báo thực phẩm chỉ kiểm tra
hồ sơ theo quy định.
4. Tự chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa đã được
kiểm tra trong suốt thời gian chờ kết luận kiểm tra của cơ quan kiểm tra hoặc
quyết định của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp lô hàng đã có kết luận
không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định.
5. Chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí hợp
lý cho cơ quan giám sát việc xử lý các lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu, bao
gồm cả những chi phí đối với nhân viên của cơ quan giám sát.
6. Bị xử lý theo quy định của pháp luật đối với
những hành vi vi phạm các quy định tại Thông tư này.
Điều 19. Quyền hạn của chủ
hàng nhập khẩu
1. Cung cấp những bằng chứng bằng văn bản và đề
nghị cơ quan kiểm tra lô hàng nhập khẩu xem xét lại kết quả kiểm tra hoặc tái
kiểm tra trong thời hạn mười (10) ngày kể từ khi nhận được Thông báo thực phẩm
không đạt yêu cầu nhập khẩu. Sau khi được cơ quan kiểm tra chấp nhận:
a) Trường hợp kết quả tái kiểm tra trái với kết
quả kiểm tra lần đầu, chủ hàng không phải trả chi phí cho việc tái kiểm tra;
b) Trường hợp kết quả tái kiểm tra phù hợp với kết
quả kiểm tra lần đầu, chủ hàng phải chịu chi phí cho việc tái kiểm tra.
2. Chứng minh với cơ quan kiểm tra và Bộ Công
Thương những kết quả phân tích mẫu đã được chứng nhận, kiểm tra tại phòng thử
nghiệm đạt chuẩn và những quy định của quốc tế hoặc nước xuất khẩu cho phép lưu
hành về giới hạn chất ô nhiễm được phép sử dụng trong thực phẩm.
3. Đề nghị Bộ Công Thương một trong các biện
pháp xử lý những lô sản phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định tại khoản
8, Điều này. Biện pháp xử lý đưa ra phải chi tiết và phù hợp với quy định của
pháp luật.
4. Khiếu nại và tố cáo theo quy định của pháp luật
về khiếu nại, tố cáo.
5. Đề nghị Bộ Công Thương cho phép các lô hàng
được áp dụng các phương thức kiểm tra giảm sau hai (02) lần liên tiếp được cấp
Thông báo thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu trong trường hợp lô hàng đủ điều kiện
theo quy định tại Điều 7 hoặc được áp dụng phương thức chỉ kiểm tra hồ sơ trong
trường hợp lô hàng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
6. Đề nghị Bộ Công Thương cho phép được thực hiện
việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm tại một cơ quan kiểm tra có trụ sở
gần địa điểm thường xuyên tập kết lô hàng.
7. Đề nghị tái kiểm tra hoặc chứng minh lô hàng
đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm trong trường hợp có kết quả phân tích của ít
nhất hai (02) cơ quan kiểm tra khác đã được Bộ Công Thương chỉ định hoặc thừa
nhận phù hợp với căn cứ để đối chiếu kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 13
của Thông tư này.
8. Kiến nghị với Bộ Công Thương một trong các biện
pháp xử lý sau:
a) Tái chế sản phẩm: Chủ hàng phải báo cáo biện
pháp tái chế, địa chỉ tái chế cho cơ quan kiểm tra và chỉ tiến hành tái chế sản
phẩm khi đã có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan kiểm tra nhà nước. Sau khi
tái chế, chủ hàng đề nghị cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra lô hàng đã được
tái chế để quyết định xử lý trong các trường hợp dưới đây:
- Trường hợp lô hàng thực phẩm đạt yêu cầu nhập
khẩu và/hoặc phải sửa nội dung ghi nhãn nếu chất lượng sản phẩm không đúng so với
công bố trên nhãn, cơ quan kiểm tra phải báo cáo Bộ Công Thương để xem xét và
quyết định cấp Thông báo thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu;
- Trường hợp lô hàng vẫn không đạt yêu cầu nhập
khẩu, cơ quan kiểm tra sẽ thông báo với chủ hàng và đề nghị Bộ Công Thương chỉ
định cơ quan giám sát việc chủ hàng hủy bỏ lô hàng hoặc chuyển không sử dụng
làm thực phẩm theo quy định.
b) Chuyển không sử dụng làm thực phẩm sau khi sửa
lại nội dung ghi nhãn;
c) Tái xuất: chủ hàng phải nộp chứng từ tái xuất
cho cơ quan kiểm tra để hoàn tất hồ sơ;
d) Tiêu hủy: chủ hàng phải hợp đồng với cơ quan
có nhiệm vụ xử lý tiêu hủy và có biên bản xác nhận đã tiêu hủy thực phẩm của cơ
quan quản lý môi trường nơi tiến hành giám sát tiêu hủy về thời gian, địa điểm,
phương pháp và nội dung thực hiện việc tiêu hủy đó.
Điều 20. Tổ chức thực hiện
1. Vụ Khoa học và công nghệ (Bộ Công Thương) có
trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra, tổng hợp báo cáo tình hình
thực hiện Thông tư này trên phạm vi cả nước;
b) Quyết định các biện pháp xử lý đối với các lô
hàng nhập khẩu không đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm;
c) Quyết định phương thức kiểm tra đối với các
lô hàng nhập khẩu: Kiểm tra giảm, chỉ kiểm tra hồ sơ trên cơ sở đề xuất của cơ
quan kiểm tra hoặc đề nghị của chủ hàng;
d) Chỉ định và công bố trên trang Website Bộ
Công Thương các cơ quan kiểm tra thực hiện chức năng kiểm tra nhà nước về an
toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ
Công Thương;
đ) Định kỳ hàng năm thực hiện kiểm tra năng lực
chuyên môn của các cơ quan kiểm tra; quyết định tạm thời đình chỉ, mở rộng hoặc
hạn chế thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực
phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương của các cơ quan kiểm
tra do Bộ Công Thương chỉ định;
e) Tiếp nhận và đề xuất Bộ Công Thương phương án
giải quyết các kiến nghị của chủ hàng, cơ quan kiểm tra theo quy định của pháp
luật.
2. Các cơ quan kiểm tra được Bộ Công Thương chỉ
định có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm
đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương theo
quy định tại Thông tư này.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng
12 năm 2013.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, cơ
quan, tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều 2 của Thông tư này cần phản ánh kịp
thời về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính Phủ (vụ KGVX, Cổng
TTĐT Chính phủ);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Cục Kiểm tra VB QPPL (Bộ Tư pháp);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các Thứ trưởng;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Công báo;
- Sở Công Thương các tỉnh, TP. trực thuộc TƯ;
- Cổng TTĐT Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, KHCN.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Cẩm Tú
|
PHỤ LỤC I
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA THỰC PHẨM NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2013/TT-BCT ngày 06 tháng 11 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------------
.....,
ngày........... tháng.......... năm 20.....
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA
THỰC PHẨM NHẬP KHẨU
Kính gửi: [Tên tổ chức
kiểm tra được chỉ định]..............
Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:
Số CMTND (đối với cá nhân)…………….… nơi cấp:………..
ngày cấp:……….
Điện thoại:.................................................Fax/E-mail:
Đề nghị quý tổ chức/cơ quan kiểm tra nhà nước an
toàn thực phẩm (ATTP) lô hàng nhập khẩu sau:
1. Tên hàng:...................................................Tên
khoa học: ……………..............
Cơ sở sản xuất:.......................................................................................................
Địa chỉ:.....................................................................................................................
2. Số lượng và loại bao bì:
.....................................................................................
3. Trọng lượng tịnh:
..................................................... Trọng lượng cả bì ………..
4. Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán
........................................................
5. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu:
..............................................................................
Địa chỉ: ....................................................................................................................
6. Nước xuất khẩu:
.................................................................................................
7. Cửa khẩu xuất: ...................................................................................................
8. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu:..............................................................................
Địa chỉ:
....................................................................................................................
9. Cửa khẩu nhập:
..................................................................................................
10. Phương tiện vận chuyển:
.................................................................................
11. Mục đích sử dụng:
.............................................................................................
12. Giấy phép kiểm tra hàng hóa nhập khẩu (nếu
có): ............................................
13. Địa điểm kiểm tra ATTP:
....................................................................................
14. Thời gian kiểm tra ATTP:
....................................................................................
Chúng tôi xin cam kết: Bảo đảm nguyên trạng hàng
hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa
hàng hóa ra lưu thông/sử dụng sau khi được quý cơ quan/tổ chức cấp Giấy chứng
nhận kiểm tra ATTP theo quy định.
|
Tổ chức,
cá
nhân đăng ký
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
PHỤ LỤC II
BIÊN BẢN LẤY MẪU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2013/TT-BCT ngày 06 tháng 11 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TÊN CƠ QUAN CHỦ
QUẢN:
TỔ CHỨC KIỂM TRA:
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
BIÊN BẢN LẤY MẪU
Nơi kiểm tra :
....................................................................................................
Tôi : ...................................................................................................................
Là cán bộ cơ quan kiểm tra:...............................................................................
Với sự có mặt của Ông/Bà :................................................................ ...............
.....................................................................................................................
Theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã tiến
hành kiểm tra và lấy mẫu
thực phẩm sau đây:
STT
|
Tên hàng hóa
|
Khối
lượng lô hàng
|
Số lượng
|
Nơi sản
xuất, mã số (nếu
có)
|
Mẫu trung
bình
đã lấy
|
Số lượng
|
Khối
lượng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ông/ Bà .......................... ..đã nhận số lượng mẫu ghi trong biên bản này.
Biên bản này được lập thành hai bản: - Một do người có hàng giữ.
- Một do cán bộ kiểm tra giữ.
..............., ngày.......tháng.......năm.........
Đại diện hải quan, ga
xe,
hải cảng, sân bay (nếu có)
(ký tên)
|
Người có hàng
(ký tên)
|
Cán bộ lấy
mẫu
(ký tên)
|
PHỤ LỤC III
THÔNG BÁO THỰC PHẨM ĐẠT YÊU CẦU NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2013/TT-BCT ngày 06 tháng 11 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TÊN CƠ QUAN CHỦ
QUẢN:
TỔ CHỨC KIỂM TRA:
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
THÔNG BÁO THỰC PHẨM
ĐẠT
YÊU CẦU NHẬP KHẨU
Thương nhân nhập
khẩu:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
E-mail:
|
Số hợp đồng:
Bến đến:
|
Thương nhân xuất
khẩu:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
E-mail
|
Bến đi:
|
Mô tả hàng hóa:
Tên hàng hóa:
Ký hiệu mã:
Xuất xứ:
|
Số lượng:
Khối lượng:
|
Số vận đơn
Ngày…. tháng…..
năm…..
|
Giá trị hàng
hóa:
|
Kết luận:
THỰC PHẨM ĐẠT YÊU CẦU NHẬP KHẨU
|
- Nơi nhận:
- Thương nhân nhập khẩu;
- Hải quan cửa khẩu;
- Bộ Công Thương.
|
Đại diện của tổ chức
kiểm tra
..............,ngày…. tháng….. năm…..
(ký tên, đóng dấu)
|
|
|
|
PHỤ LỤC IV
THÔNG BÁO THỰC PHẨM CHỈ KIỂM TRA HỒ SƠ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2013/TT-BCT ngày 06 tháng 11 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TÊN CƠ QUAN CHỦ
QUẢN:
TỔ CHỨC KIỂM TRA:
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
THÔNG BÁO THỰC PHẨM CHỈ KIỂM TRA HỒ SƠ
Thương nhân nhập khẩu:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
E-mail
|
Số hợp đồng:
Bến đến:
|
Thương nhân xuất khẩu (Exporter)
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
E-mail
|
Bến đi:
|
Mô tả hàng hóa:
Tên hàng hóa:
Ký hiệu mã:
Xuất xứ:
|
Số lượng:
Khối lượng:
|
Số vận đơn:
Ngày…. tháng….. năm…..
|
Giá trị hàng hóa:
|
Kết luận:
THỰC PHẨM CHỈ KIỂM TRA HỒ SƠ
|
Nơi nhận:
- Thương nhân nhập khẩu;
- Hải quan cửa khẩu;
- Bộ Công Thương.
|
Đại diện của tổ chức kiểm tra
..............,ngày…. tháng….. năm…..
(ký tên, đóng dấu)
|
|
|
|
PHỤ LỤC V
THÔNG BÁO THỰC PHẨM KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2013/TT-BCT ngày 06 tháng 11 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TÊN CƠ QUAN CHỦ
QUẢN:
TỔ CHỨC KIỂM TRA:
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
THÔNG BÁO THỰC PHẨM KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU NHẬP KHẨU
Thương nhân nhập khẩu:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
E-mail
|
Số hợp đồng:
Bến đến:
|
Thương nhân xuất khẩu:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
E-mail:
|
Bến đi:
|
Mô tả hàng hóa:
Tên hàng hóa:
Ký hiệu mã:
Xuất xứ:
|
Số lượng:
Khối lượng:
|
Số vận đơn:
Ngày…. tháng….. năm…..
Giá trị hàng hóa:
|
Địa điểm kiểm tra:
Thời gian kiểm tra:
|
Kết luận:
THỰC PHẨM
KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU NHẬP KHẨU
Phương thức kiểm tra:
Lý do không đạt:
|
Nơi nhận:
- Thương nhân nhập khẩu;
- Hải quan cửa khẩu;
- Bộ Công Thương.
|
Đại diện của tổ chức kiểm tra
..........,ngày…. tháng….. năm…..
(ký tên, đóng dấu)
|
|
|
|