CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 34/2002/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2002

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 34/2002/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 3 NĂM 2002 QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ CHẾ ĐỘ CAI NGHIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nghị định này quy định về trình tự, thủ tục và chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma tuý (sau đây gọi tắt là người nghiện) đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 28 và các khoản 1 và 2 Điều 29 của Luật Phòng, chống ma tuý.

Điều 2. Cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định trong Nghị định này là cơ sở chữa bệnh được thành lập theo Nghị định số 20/CP ngày 13 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ ban hành Quy chế về cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995.

Chương 2:

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ CHẾ ĐỘ CAI NGHIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN BỊ ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC

Điều 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi người nghiện cư trú hoặc nơi người nghiện có hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý đối với người không có nơi cư trú nhất định, lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện).

Công an cấp xã chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ... giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ này.

Điều 4. Hồ sơ xét đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm:

1. Sơ yếu lý lịch của người nghiện.

2. Các biện pháp cai nghiện đã áp dụng.

3. Những tài liệu khác có liên quan đến nhân thân người nghiện (nếu có).

4. Nhận xét của Công an cấp xã, ý kiến của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể, tổ chức xã hội mà người đó là thành viên.

Điều 5. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an cùng cấp giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tiếp nhận và thẩm định hồ sơ.

Điều 6.

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng Tư vấn để giúp việc xét duyệt hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Thành phần Hội đồng Tư vấn gồm: Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là thường trực Hội đồng; Trưởng phòng Tư pháp, Trưởng phòng Y tế và Trưởng Công an cấp huyện là các ủy viên của Hội đồng.

Thường trực Hội đồng Tư vấn có trách nhiệm tổ chức chủ trì phiên họp và làm văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ đến các thành viên của Hội đồng Tư vấn và triệu tập họp Hội đồng Tư vấn.

4. Hội đồng Tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, xem xét và biểu quyết từng trường hợp cụ thể, kết luận theo đa số. Nếu người nghiện là người chưa thành niên, Hội đồng Tư vấn mời đại diện cơ quan bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng cấp tham gia phiên họp.

Biên bản họp Hội đồng Tư vấn phải ghi rõ ý kiến phát biểu của từng đại biểu tham dự .

Điều 7. Kinh phí lập hồ sơ, đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và hoạt động của Hội đồng Tư vấn được trích từ kinh phí phòng, chống ma tuý hàng năm của địa phương.

Điều 8.

1. Trong thời hạn 04 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng Tư vấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét và quyết định việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Quyết định được gửi cho cá nhân và gia đình người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ và cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.

Điều 9.

1. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, cơ quan công an cấp huyện có trách nhiệm đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Thời hạn thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được tính từ thời điểm cơ sở cai nghiện bắt buộc làm thủ tục tiếp nhận.

Điều 10. Chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma tuý bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của Nghị định số 20/CP ngày 13 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ ban hành Quy chế về cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995.

Chương 3:

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ CHẾ ĐỘ CAI NGHIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN TỰ NGUYỆN XIN VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC

Điều 11. Người nghiện ma tuý tự nguyện xin cai nghiện được nhận vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không coi là bị xử lý vi phạm hành chính.

Hồ sơ của người nghiện tự nguyện xin vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm:

1. Đơn xin vào cơ sở cai nghiện của cá nhân hoặc gia đình người tự nguyện cai nghiện, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú. Đối với người nghiện dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.

2. Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn (kèm theo bản chính để đối chiếu).

3. Bản cam kết cai nghiện của người tự nguyện hoặc người đại diện hợp pháp với cơ sở cai nghiện.

Hồ sơ được nộp cho người đứng đầu cơ sở cai nghiện.

Điều 12. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người tự nguyện xin vào cơ sở cai nghiện, người đứng đầu cơ sở cai nghiện bắt buộc xem xét hồ sơ và căn cứ vào khả năng của cơ sở ra quyết định tiếp nhận. Thời hạn cai nghiện tại cơ sở ít nhất là 6 tháng.

Quyết định được gửi cho cá nhân và gia đình người nghiện tự nguyện xin vào cơ sở cai nghiện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

Điều 13. Chế độ cai nghiện đối với người nghiện tự nguyện xin vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của Nghị định số 20/CP ngày 13 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ ban hành Quy chế về cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995.

Điều 14. Người nghiện tự nguyện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải đóng góp các chi phí trong thời gian ở cơ sở cai nghiện, trừ trường hợp được miễn, giảm theo quy định của pháp luật. Tùy vào tình hình thực tế của điạ phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu phí chữa trị, phục hồi sức khoẻ tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Chương 4:

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ CHẾ ĐỘ CAI NGHIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ CHƯA THÀNH NIÊN VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC

Điều 15. Người chưa thành niên được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi và không coi là bị xử lý vi phạm hành chính.

Điều 16. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đối với người chưa thành niên nghiện ma tuý để đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Chương I Nghị định này.

Điều 17. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ và thời hạn cai nghiện đối với người nghiện chưa thành niên tự nguyện xin vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Chương III Nghị định này.

Điều 18. Những người nghiện chưa thành niên cai nghiện trong cơ sở cai nghiện bắt buộc được bố trí khu vực riêng, được chia thành đội, lớp, được sắp xếp chỗ ở tập thể phù hợp với độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, tính chất và mức độ nghiện.

Phòng ở phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông, hợp vệ sinh môi trường.

Điều 19. Người nghiện chưa thành niên cai nghiện trong cơ sở cai nghiện bắt buộc phải chịu sự quản lý, giáo dục và phân công lao động của cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Điều 20. Người nghiện chưa thành niên cai nghiện trong cơ sở cai nghiện bắt buộc chưa phổ cập giáo dục tiểu học phải học văn hoá theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với những người nghiện có trình độ khác thì tùy vào khả năng và điều kiện thực tế, cơ sở cai nghiện có thể tổ chức học tập văn hoá theo quy định.

Điều 21.

1. Ngoài giờ chữa trị, học tập, người nghiện chưa thành niên phải tham gia lao động do cơ sở cai nghiện tổ chức. Cơ sở cai nghiện có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển bình thường về thể chất, trí tuệ và đạo đức cho họ.

2. Không được sử dụng người nghiện chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.

3. Thời gian lao động của người nghiện chưa thành niên không được nhiều hơn thời gian học tập, chữa bệnh. Thời gian lao động, học tập không quá 7 giờ trong một ngày. Chỉ được sử dụng người nghiện chưa thành niên làm thêm giờ, làm việc ban đêm trong những trường hợp thật cần thiết và theo quy định của pháp luật về lao động.

Điều 22. Người nghiện chưa thành niên bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được trợ cấp tiền học phí, tiền thuốc điều trị, tiền học nghề và các chi phí khác trong thời gian chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện.

Điều 23. Cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người nghiện chưa thành niên có trách nhiệm đóng góp tiền ăn hàng tháng; trường hợp gia đình thuộc diện nghèo, người được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật hoặc người không có nơi cư trú nhất định thì được xét trợ cấp tiền ăn hàng tháng.

Điều 24. Chế độ cai nghiện đối với người chưa thành niên nghiện ma tuý tự nguyện xin vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định tại chương này.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 26. Người nghiện ma tuý bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền về việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo các quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo.

Điều 27. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công an, Tài chính, Y tế hướng dẫn việc thực hiện Nghị định này.

Điều 28. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 34/2002/ND-CP

Hanoi, March 28, 2002

 

DECREE

STIPULATING THE REHABILITATION ORDER, PROCEDURES AND REGIMES FOR DRUG ADDICTS CONSIGNED TO COMPUL-SORY REHABILITATION ESTABLISHMENTS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Drug Prevention and Fight of December 9, 2000;
At the proposals of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Minister of Public Security,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Decree prescribes the rehabilitation order, procedures and regimes for drug addicts (hereafter called addicts for short) who are consigned to compulsory rehabilitation establishments as stipulated in Clauses 1 and 3, Article 28 and Clauses 1 and 2, Article 29 of the Law on Drug Prevention and Fight.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

ORDER, PROCEDURES AND REHABILITATION REGIMES FOR ADDICTS WHO ARE CONSIGNED TO COMPULSORY REHABILITATION ESTABLISHMENTS

Article 3.- The presidents of the Peoples Committees of the communes, wards or townships (referred collectively to as commune-level) where the addicts reside or where they commit acts of illegally using narcotic substances, for those having no fixed residence places, shall compile and submit dossiers to the presidents of the Peoples Committees of the urban districts, rural districts, provincial towns and cities (referred collectively to as district-level).

The commune-level police offices shall assume the prime responsibility and coordinate with the Fatherland Front, Ho Chi Minh Communist Youth Union, War Veterans Association, Peasants Union, and Women’s Union organizations in assisting the presidents of the commune-level Peoples Committees in compiling such dossiers.

Article 4.- A dossier on consigning a drug addict to compulsory rehabilitation establishments includes:

1. Curriculum vitae of the addict;

2. Rehabilitation measures already applied;

3. Other documents related to relatives of the addict (if any);

4. Comments of the commune-level police office and the opinions of the Fatherland Front and social and mass organizations of which such person is a member.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.-

1. The presidents of the district-level Peoples Committees shall decide to set up Advisory Councils to assist them in examining and approving the dossiers on consigning addicts to compulsory rehabilitation establishments.

2. An Advisory Council shall be composed of the head of the Labor, War Invalids and Social Affairs Section as its standing member; and the head of Legal Section, the head of Health Section and the head of the police office of the district-level as its members.

The Advisory Councils standing member shall have to organize and preside over the Councils meetings and make records thereon for submission to the president of the district-level Peoples Committee.

3. Within five days as from the date of receiving the dossiers, the heads of the Labor, War Invalids and Social Affairs Sections shall send such dossiers to members of the Advisory Councils and convene the Councils meetings.

4. The Advisory Councils shall work collectively, consider and vote on each specific case and draw conclusions by the majority. If the addicts are minors, the Advisory Councils shall invite representatives of the child protection and care agencies of the same level to participate in the meetings.

The written records of the Advisory Councils meetings must clearly inscribe the opinions of each participant.

Article 7.- Funding for the compilation of dossiers on the consigning of addicts to compulsory rehabilitation establishments and the operation of Advisory Council shall be deducted from the annual funding for drug prevention and fight of the localities.

Article 8.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The decisions shall be sent to the persons to be consigned to compulsory rehabilitation establishments, their families, the Labor, War Invalids and Social Affairs Sections, the police offices and the Peoples Procuracies of the district level, the commune-level Peoples Committees which have compiled the dossiers, and the compulsory rehabilitation establishments.

3. The duration for drug detoxication at compulsory rehabilitation establishments shall range from one to two years.

Article 9.-

1. Within three days as from the date of receiving the decisions, the district-level Police Offices shall have to consign the persons subject to the decisions to compulsory rehabilitation establishments.

2. The duration of executing the decisions on consigning addicts to compulsory rehabilitation establishments shall be counted from the time the compulsory rehabilitation establishments fill in the reception procedures.

Article 10.- The rehabilitation regimes for drug addicts who are consigned to compulsory rehabilitation establishments shall comply with the provisions of the Governments Decree No. 20/CP of April 13, 1996 promulgating the Regulation on medical establishments according to the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995.

Chapter III

REHABILITATION ORDER, PROCEDURES AND REGIMES FOR ADDICTS WHO VOLUNTARILY APPLY FOR ADMISSION TO COMPULSORY REHABILITATION ESTABLISHMENTS

Article 11.- Drug addicts who voluntarily apply for rehabilitation and be admitted to compulsory rehabilitation establishments shall not be considered having been handled for administrative violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The application for admission to compulsory rehabilitation establishments of the addict or his/her family, certified by the commune-level Peoples Committee of the locality where he/she resides. For addicts aged under 18, there must be consents of their parents or lawful representatives.

2. A copy of his/her identity card, household registration book or long-term temporary residence certificate (enclosed with the originals for comparison)

3. The rehabilitation commitment made by the volunteer or his/her lawful representative to the compulsory rehabilitation establishment.

The dossiers shall be submitted to the heads of the rehabilitation establishments.

Article 12.- Within seven days as from the date of receiving the dossiers of those who voluntarily apply for admission to rehabilitation establishments, the heads of the compulsory rehabilitation establishments shall consider the dossiers and base themselves on the capability of their establishments to issue decisions admitting the applicants. The duration for rehabilitation at the establishments shall be at least six months.

The decisions shall be sent to the persons who voluntarily apply for admission to rehabilitation establishments, their families and the commune-level Peoples Committees of the localities where such persons reside.

Article 13.- The rehabilitation regimes for those who voluntarily apply for admission to compulsory rehabilitation establishments shall comply with the provisions of the Governments Decree No. 20/CP of April 13, 1996 promulgating the Regulation on medical establishments according to the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995.

Article 14.- Those who voluntarily apply for admission to compulsory rehabilitation establishments shall have to make contributions to cover expenses for their stay therein, except for cases of entitlement to exemption and/or reduction as prescribed by law. The provincial/municipal Peoples Committees shall, depending on the practical conditions of their localities, prescribe the levels of charge for medial treatment and health restoration at compulsory rehabilitation establishments.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.- Minors consigned to compulsory rehabilitation establishments are addicts who are aged from full 12 to under 18 and not considered having been handled for administrative violations.

Article 16.- The order and procedures for the compilation of dossiers for consigning juvenile drug addicts to compulsory rehabilitation establishments shall comply with the provisions in Chapter II of this Decree.

Article 17.- The order and procedures for the compilation of dossiers and the rehabilitation duration for juveniles, who voluntarily apply for admission to compulsory rehabilitation establishments shall comply with the provisions in Article 11 and Article 12, Chapter III of this Decree.

Article 18.- Juvenile addicts who are detoxicated at compulsory rehabilitation establishments shall be located in separate areas, grouped in teams and given collective accommodations suitable to their ages, gender, educational levels, and addiction nature and level.

The dormitories must be airy in summer and warm in winter, ensuring environmental hygiene.

Article 19.- Juvenile addicts who are detoxicated at compulsory rehabilitation establishments shall be subject to the management, education and labor assignment by the compulsory rehabilitation establishments.

Article 20.- Juvenile addicts at compulsory rehabilitation establishments who have not yet finished the universal primary education shall have to further their primary education according to the programs prescribed by the Ministry of Education and Training. For addicts with different educational levels, depending on the practical capability and conditions, the rehabilitation establishments may organize classes for them according to regulations.

Article 21.-

1. Apart from the time for medical treatment and study, juvenile addicts shall have to join in labor activities organized by rehabilitation establishments. The rehabilitation establishments shall have to arrange jobs suitable to their ages and health conditions so as to ensure their normal physical, intellectual and moral development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The working time of juvenile addicts must not be longer than the time for study and medical treatment. The working and studying time shall not exceed seven hours a day. Juvenile addicts may be employed to work overtime and at night only when it is really necessary and according to the provisions of the labor legislation.

Article 22.- Juvenile addicts who are consigned to compulsory rehabilitation establishments shall be provided with schooling fees, medicines and job-training as well as other expenses during the time of executing the decisions on consigning them to compulsory rehabilitation establishments.

Article 23.- Monthly, the father, mother or lawful representatives of juvenile addicts shall have to pay for their food; poor families, beneficiaries of preferential treatment policies as prescribed by law or people without any fixed residence places shall be considered for the provision of monthly meal allowance.

Article 24.- The rehabilitation regime for juvenile drug addicts who voluntarily apply for admission to compulsory rehabilitation establishments shall comply with the provisions in this Chapter.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 25.- This Decree takes effect 15 days after its signing. The previous provisions which are contrary to this Decree are hereby annulled.

Article 26.- Drug addicts who are consigned to compulsory rehabilitation establishments or their lawful representatives may lodge complaints to the competent agencies about the consigning of the addicts to compulsory rehabilitation establishments.

The competence, procedures and time limits for settling complaints and denunciations about the consigning of drug addicts to compulsory rehabilitation establishments shall comply with the provisions of the legislation on complaints and denunciations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree of Government No.34/2002/ND-CP of March 28, 2002 stipulating the rehabilitation order, procedures and regimes for drug addicts consigned to compul-sory rehabilitation establishments
Official number: 34/2002/ND-CP Legislation Type: Decree of Government
Organization: The Government Signer: Phan Van Khai
Issued Date: 28/03/2002 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree of Government No.34/2002/ND-CP of March 28, 2002 stipulating the rehabilitation order, procedures and regimes for drug addicts consigned to compul-sory rehabilitation establishments

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status