NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 486/2003/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 486/2003/QĐ-NHNN NGÀY 19 THÁNG 5 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ KIỂM SOÁT NỘI BỘ, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang Bộ
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 93/1999/QĐ-NHNN4 ngày 20/03/1999 "ban hành Quy chế kiểm soát và kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước".

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Lê Đức Thuý

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

KIỂM SOÁT NỘI BỘ, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 486/2003/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

Quy chế này quy định việc tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.

Điều 2. Trong Quy chế này, các cụm từ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đơn vị là các Vụ Cục, Sở Giao dịch, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Văn phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước.

2. Kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là kiểm soát nội bộ) là việc các cá nhân hoặc bộ phận kiểm soát chuyên trách tại đơn vị kiểm tra việc thực hiện công việc của từng cá nhân, đơn vị nhằm đảm bảo an toàn tài sản, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra trong từng đơn vị.

3. Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là kiểm toán nội bộ) là việc xem xét, đánh giá một cách độc lập tính đầy đủ, hiệu quả của hệ thống Kiểm soát nội bộ; tính trung thực, chính xác, đầy đủ của các thông tin trên báo cáo tài chính, báo cáo nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước và chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao của các đơn vị.

4. Nguyên tắc kiểm soát kép: là yêu cầu trong việc phân công nhiệm vụ tại đơn vị, có ít nhất hai người thực hiện và kiểm tra đối với một công việc, đảm bảo an toàn tài sản và hiệu quả công tác.

Điều 3. Mục tiêu kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ.

1. Đảm bảo các đơn vị tuân thủ chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế và quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, ngăn ngừa những hiện tượng vi phạm hoặc không tuân thủ pháp luật, quy trình nghiệp vụ dẫn đến rủi ro trong hoạt động.

2. Đảm bảo hoạt động của từng đơn vị được triển khai đúng định hướng, các biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ có hiệu lực và hiệu quả.

3. Xác định, đánh giá tính chính xác, đầy dủ, hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính và báo cáo nghiệp vụ của các đơn vị.

4. Bảo vệ an toàn tài sản và uy tín của Ngân hàng Nhà nước.

5. Kiến nghị với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, quy chế nhằm tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn tài sản, tăng hiệu quả hoạt động.

Chương 2:

KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Điều 4. Kiểm soát nội bộ phải được tổ chức thực hiện thường xuyên, liên tục trong từng công việc của cá nhân, phòng, ban và cán bộ lãnh đạo tại mỗi đơn vị.

Điều 5. Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao để tổ chức kiểm soát nội bộ đầy đủ, có hiệu quả; chịu trách nhiệm trước Thống đốc về chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ tại đơn vị.

Điều 6. Nội dung hoạt động kiểm soát nội bộ

1. Ban hành quy chế làm việc của lãnh đạo đơn vị, quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của từng cán bộ lãnh đạo trong điều hành và xử lý công việc. Thủ trưởng đơn vị thực hiện uỷ quyền và phân cấp trách nhiệm duy trì công tác kiểm soát nội bộ cho từng phòng, ban trong đơn vị, nhằm kiểm soát toàn diện hoạt động của đơn vị.

2. Phổ biến thường xuyên, kịp thời, đầy đủ các văn bản chế độ của Nhà nước liên quan đến hoạt động Ngân hàng, cơ chế, quy chế và quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước đến tất cả cán bộ, nhân viên trong đơn vị.

3. Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm của các phòng ban, cá nhân trong đơn vị dựa trên nguyên tắc kiểm soát kép, đảm bảo mọi công việc đều có người thực hiện và người kiểm tra lại. Mỗi cá nhân, phòng ban đều phải tự kiểm soát và tự chịu trách nhiệm về công việc được giao, đảm bảo hiệu quả công việc, tuân thủ pháp luật, quy chế và quy trình nghiệp vụ.

4. Lãnh đạo từng cấp của đơn vị phải đánh giá mức độ rủi ro của từng nghiệp vụ để đề ra các biện pháp kiểm soát phù hợp: giám sát, kiểm soát trước, kiểm soát sau, kiểm soát đột xuất.

5. Quy định cụ thể chế độ thông tin báo cáo nội bộ, chế độ dân chủ và chế độ công khai tài chính trong đơn vị.

Điều 7. Phòng (Bộ phận) kiểm soát nội bộ (tại các đơn vị có tổ chức Phòng hoặc Bộ phận kiểm soát nội bộ riêng) chịu sự quản lý trực tiếp của thủ trưởng đơn vị, giúp thủ trưởng đơn vị tổ chức và thực hiện việc kiểm soát nội bộ trên mọi lĩnh vực hoạt động của đơn vị; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Vụ Tổng kiểm soát về quy trình, phương pháp kiểm soát.

Điều 8. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm soát viên tại đơn vị có vai trò độc lập tương đối khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát.

Chương 3:

KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Điều 9. Vụ Tổng kiểm soát thực hiện kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Thống đốc về những kết luận và kiến nghị nêu trong báo cáo kiểm toán nội bộ.

Điều 10. Nguyên tắc kiểm toán nội bộ

1. Tuân thủ pháp luật, quy chế, quy trình nghiệp vụ và nội dung chương trình kiểm toán đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

2. Đảm bảo tính độc lập, trung thực, khách quan và giữ bí mật Nhà nước, bí mật của đơn vị được kiểm toán.

3. Không gây cản trở hoạt động và can thiệp vào công việc điều hành của đơn vị được kiểm toán.

Điều 11. Phạm vi kiểm toán nội bộ

1. Kiểm toán báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước.

2. Kiểm toán tuân thủ đối với các đơn vị.

3. Kiểm toán hoạt động, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị nhằm đạt mục tiêu chung của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 12. Kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán báo cáo tài chính là việc các Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước tiến hành xem xét, đánh giá một cách độc lập báo cáo tài chính và các thông tin liên quan đến báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước để xác nhận tính chính xác, tính trung thực, tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với các nguyên tắc chế độ hạch toán kế toán, quản lý tài chính, xây dựng cơ bản hiện hành của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 13. Kiểm toán tuân thủ

Kiểm toán tuân thủ là việc các Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào các quy định hiện hành của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước và tình hình thực hiện của đơn vị để xem xét, đánh giá tính tuân thủ pháp luật, quy chế, cơ chế và quy trình nghiệp vụ của đơn vị được kiểm toán nhằm phát hiện sự vi phạm quy định, sai phạm trong điều hành, quản lý, ngăn chặn rủi ro trong hoạt động Ngân hàng.

Điều 14. Kiểm toán hoạt động

Kiểm toán hoạt động là việc các Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào hồ sơ, tài liệu tiến hành xem xét, đánh giá một cách độc lập việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của một đơn vị trên các mặt: tổ chức, quản lý, điều hành, sử dụng các nguồn lực và biện pháp hành chính, kỹ thuật nghiệp vụ để hoàn thành mục tiêu, qua đó đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả hoạt động của đơn vị đó.

Điều 15. Trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng đoàn kiểm toán nội bộ

1. Trưởng đoàn kiểm toán có trách nhiệm chỉ đạo điều hành công việc chung của Đoàn, đảm bảo hoàn thành kế hoạch kiểm toán.

2. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và các đơn vị liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu thông tin thuộc phạm vi đợt kiểm toán.

3. Xử lý kịp thời những vướng mắc với đơn vị được kiểm toán trong quá trình kiểm toán, trong phạm vi thẩm quyền và báo cáo ngay cho Lãnh đạo Vụ Tổng kiểm soát những vấn đề nghiêm trọng.

4. Tổng hợp, lập báo cáo kiểm toán và thông qua báo cáo kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán; chịu trách nhiệm trước Thống đốc và Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát về kết luận kiểm toán của đoàn; tập hợp và lưu giữ hồ sơ kiểm toán.

Điều 16. Trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị được kiểm toán nội bộ.

1. Chấp hành quyết định kiểm toán nội bộ.

2. Cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ tài liệu và phương tiện phục vụ cuộc kiểm toán nội bộ.

3. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, đầy đủ, chính xác của mọi tài liệu đã cung cấp cho Đoàn kiểm toán nội bộ.

4. Được quyền giải trình, báo cáo với Đoàn kiểm toán về kết luận của Đoàn kiểm toán hoặc bảo lưu ý kiến trình cấp có thẩm quyền nếu không thống nhất với Đoàn kiểm toán.

5. Tổ chức thực hiện các kiến nghị và báo cáo tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn kiểm toán bằng văn bản cho Thống đốc qua Vụ Tổng kiểm soát.

Điều 17. Trách nhiệm và quyền hạn của Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát Ngân hàng Nhà nước:

1. Ban hành hoặc trình Thống đốc ban hành các quy trình về kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.

2. Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm toán nội bộ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

3. Được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền ký quyết định thành 1ập các đoàn kiểm toán nội bộ theo kế hoạch đã được Thống đốc phê duyệt, trừ các đoàn kiểm toán tại các Vụ, Cục Ngân hàng Trung ương.

4. Thực hiện các nhiệm vụ khác quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ Tổng kiểm soát.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Quy chế này.

Điều 19. Việc bổ sung, sửa đổi Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

THE STATE BANK
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 486/2003/QD-NHNN

Hanoi, May 19, 2003

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON INTERNAL CONTROL AND INTERNAL AUDIT OF THE STATE BANK

THE STATE BANK GOVERNOR

Pursuant to Vietnam State Bank Law No. 01/1997/QH10 of December 12, 1997;
Pursuant to the Government’s Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002 defining the functions, tasks, powers and organizational structures of the ministries and ministerial-level agencies;
At the proposal of the director of the General Control Department,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on internal control and internal audit of the State Bank.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette and replaces Decision No. 93/1999/QD-NHNN4 of March 20, 1999 promulgating the Regulation on internal control and audit of the State Bank.

Article 3.- The director of the Office, the director of the General Control Department, the heads of the units of the State Bank and the directors of the State Bank’s branches in the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

GOVERNOR OF THE STATE BANK




Le Duc Thuy

 

REGULATION

ON INTERNAL CONTROL AND INTERNAL AUDIT OF THE STATE BANK
(Promulgated together with Decision No. 486/2003/QD-NHNN of May 19, 2003 of the State Bank Governor)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope and subjects of application

This Regulation prescribes the organization of the work of internal control and internal audit in the State Bank’s system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Units mean departments, transaction offices, branches, non-business units and representative offices of the State Bank.

2. Internal control of the State Bank (called the internal control for short) means the inspection of work performance by each individual or unit, conducted by specialized control individuals or sections in units, in order to ensure the asset safety and efficient realization of the objectives set by each unit.

3. Internal audit of the State Bank (called the internal audit for short) means the independent study and assessment of the adequacy and efficiency of the internal control system; the truthfulness, accuracy and adequacy of information in financial statements or professional reports of the State Bank as well as the quality of assigned-task performance by units.

4. Double-control principle means a requirement in the task assignment at units that a work should be performed and inspected by at least two persons, thus ensuring the asset safety and work efficiency.

Article 3.- Objectives of the internal control and internal audit

1. To ensure the units’ compliance with the undertakings, policies and laws of the State, professional regulations and procedures of the State Bank, prevent violations of, or non-compliance with, laws and professional processes, which may lead to operation risks.

2. To ensure that each unit operate in line with the set orientations and its measures for organizing the task performance be effective and efficient.

3. To identify and assess the accuracy, adequacy and rationality of information in the units’ financial statements and professional reports.

4. To protect the asset safety and prestige of the State Bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

INTERNAL CONTROL

Article 4.- Internal control must be regularly and constantly organized and conducted in each work of individuals, sections, divisions and leading officials at each unit.

Article 5.- Heads of units shall base themselves on the assigned functions and tasks to organize fully and efficiently internal control, and be answerable to the Governor for the quality of internal control activities at their respective units.

Article 6.- Contents of internal control activities

1. Promulgating working regulations applicable to unit leaders, specifying the powers and responsibilities of each leading official in the administration and handling of works. Unit heads shall authorize and assign responsibilities for maintaining the internal control work to each section or division in their units, with a view to comprehensively controlling their units’ operations.

2. Regularly, promptly and adequately disseminating the State’s regime documents on banking activities, the State Bank’s mechanisms, professional regulations and processes to all officials and employees in units.

3. Assigning tasks and responsibilities to sections, divisions and individuals in units on the double-control principle, thus ensuring that all works are performed and double-checked. Each individual or section shall have to exert self-control and take self-responsibility for the assigned works, ensuring work efficiency and compliance with law, professional regulations and processes.

4. Unit leaders of each level must assess the risk degree of each professional operation in order to put forward appropriate control measures: supervision, pre-control, post-control, extraordinary control.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 7.- Internal control sections (in units having organized their own internal control sections or divisions) shall be subject to the direct management by unit heads, assist unit heads in organizing and conducting the internal control in all operating domains of the units, and submit to the direct instruction by the General Control Department in terms of control processes and methods.

Article 8.- Units heads shall have to create conditions for controllers in their units to play a relatively independent role in performing their control tasks.

Chapter III

INTERNAL AUDIT

Article 9.- The General Control Department shall conduct the internal audit of the units attached to the State Bank, and be answerable to the Governor for its conclusions and proposals stated in internal audit reports.

Article 10.- Internal audit principles

1. Complying with laws, professional regulations and processes as well as audit contents and programs already approved by the State Bank Governor.

2. Ensuring the independence, truthfulness, objectivity and confidentiality of State secrets and secrets of audited units.

3. Not obstructing the operations and interferring in the administration activities of audited units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Auditing of financial statements of the State Bank.

2. Auditing of units’ compliance.

3. Auditing of operations, assessment of performance of tasks by units, with a view to attaining the general objectives of the State Bank.

Article 12.- Financial statement audit

Financial statement audit means that the State Bank’s controllers independently examine and assess the State Bank’s financial statements and information relevant thereto in order to certify their accuracy, truthfulness, adequacy, rationality and conformity with the current accounting and cost-accounting, financial management and capital construction principles and regimes of the State and the State Bank.

Article 13.- Compliance audit

Compliance audit means that the State Bank’s controllers base themselves on the current regulations of the State and the State Bank as well as the units’ implementation situation to examine and assess the audited units’ compliance with laws, regulations, mechanisms and professional processes in order to detect violations of regulations, wrongdoings in the administration and management, and preclude risks in banking activities.

Article 14.- Operation audit

Operation audit means that the State Bank’s controllers base themselves on dossiers and documents to independently examine and assess the task performance by an unit in the organization, management, administration and use of resources and administrative as well as techno-professional measures to attain the objectives, and on that basis to assess the effectiveness and efficiency of such units’ operations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Audit delegations’ heads shall have to direct and administer common works of their delegations, thus ensuring the fulfillment of audit plans.

2. To request the audited units and concerned units to supply dossiers, documents and information within the scope of the audit drive.

3. To promptly settle problems in relation with the audited units in the auditing course within the ambit of their competence, and to immediately report serious matters to the leadership of the General Control Department.

4. To sum up and make audit reports and adopt them at the audited units; to be answerable to the Governor and the director of the General Control Department for audit conclusions of their delegations; to gather and keep audit dossiers.

Article 16.- Responsibilities and powers of units subject to internal audit

1. To abide by internal audit decisions.

2. To supply adequate information, dossiers, documents and means in service of internal audit.

3. To bear responsibility for the truthfulness, completeness and accuracy of all documents supplied to internal audit delegations.

4. To be entitled to explain and report to the audit delegations on the latter’s conclusions or reserve and submit their opinions to the competent authorities in cases where they disagree with the audit delegations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17.- Responsibilities and powers of the director of the General Control Department of the State Bank

1. To promulgate or submit to the Governor for promulgation processes of internal audit of the State Bank.

2. To work out and submit internal audit programs and plans to the State Bank Governor for approval.

3. To be authorized by the State Bank Governor to sign decisions on setting up internal audit delegations under the plans already approved by the Governor, except for audit delegations at the departments of the Central Bank.

4. To perform other tasks prescribed in the Regulation on organization and operation of the General Control Department.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 18.- The director of the General Control Department of the State Bank shall guide in detail the implementation of this Regulation.

Article 19.- The amendments and/or supplements to this Regulation shall be decided by the State Bank Governor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

STATE BANK GOVERNOR




Le Duc Thuy

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decision No. 486/2003/QD-NHNN of May 19, 2003, promulgating the regulation on internal control and internal audit of the State bank
Official number: 486/2003/QD-NHNN Legislation Type: Decision
Organization: The State Bank Signer: Le Duc Thuy
Issued Date: 19/05/2003 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decision No. 486/2003/QD-NHNN of May 19, 2003, promulgating the regulation on internal control and internal audit of the State bank

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status