NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 53/2024/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2024

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI CƠ CẤU LẠI THỜI HẠN TRẢ NỢ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG GẶP KHÓ KHĂN DO ẢNH HƯỞNG, THIỆT HẠI CỦA BÃO SỐ 3, NGẬP LỤT, LŨ, SẠT LỞ ĐẤT SAU BÃO SỐ 3

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;

Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát;

Căn cứ Quyết định số 1510/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3 (sau đây gọi là bão số 3).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức tín dụng (không bao gồm ngân hàng chính sách), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3.

Điều 3. Áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

1. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 được thực hiện theo quy định tại Thông tư này; các nội dung khác liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ không quy định tại Thông tư này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo các quy định pháp luật khác nếu đáp ứng được quy định tại Thông tư này thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc, lãi của khoản nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đáp ứng các quy định sau đây:

1. Khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa (sau đây gọi là 26 tỉnh, thành phố) gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, bao gồm:

a) Khách hàng là cá nhân có nơi ở hiện tại hoặc đang làm việc hoặc có cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc có hoạt động đầu tư, xây dựng, sản xuất kinh doanh trên địa bàn 26 tỉnh, thành phố;

b) Khách hàng là tổ chức (trừ khách hàng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc có hoạt động đầu tư, xây dựng, sản xuất kinh doanh trên địa bàn 26 tỉnh, thành phố.

2. Có số dư nợ gốc phát sinh trước ngày 07/9/2024 và từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.

3. Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trong khoảng thời gian từ ngày 07/9/2024 đến hết ngày 31/12/2025.

4. Số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, trả nợ đã thỏa thuận. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ của khoản nợ đã quá hạn trên 10 (mười) ngày và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 07/9/2024 đến hết ngày 16/12/2024 khi thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu tiên theo quy định tại Thông tư này.

5. Khách hàng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là gặp khó khăn không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc, lãi theo hợp đồng đã thỏa thuận do bị ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 và có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc, lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại.

6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.

7. Việc xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2025 và không giới hạn về số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

8. Thời điểm trả nợ cuối cùng của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ được xác định phù hợp với mức độ khó khăn của khách hàng nhưng không vượt quá ngày 31/12/2027.

Điều 5. Phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và theo dõi lãi phải thu

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư này theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 (sau đây gọi là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ).

2. Đối với số lãi phải thu của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này và giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, kể từ ngày được cơ cấu lại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải hạch toán thu nhập (dự thu) mà thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu; thực hiện hạch toán vào thu nhập khi thu được theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm về quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này, thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ đảm bảo giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ để trục lợi.

2. Ban hành quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của Thông tư này để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, trong đó quy định cụ thể các nội dung sau:

a) Tiêu chí xác định khách hàng, số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này;

b) Trình tự, thủ tục, phân công, phân cấp, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này bảo đảm nguyên tắc cá nhân, bộ phận quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ không là cá nhân, bộ phận phê duyệt cấp tín dụng, trừ trường hợp việc cấp tín dụng do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, ngân hàng mẹ (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) thông qua. Trường hợp việc xét duyệt cấp tín dụng và xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ thực hiện thông qua cơ chế hội đồng thì Chủ tịch Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là Chủ tịch Hội đồng xét duyệt cấp tín dụng và ít nhất hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là thành viên của Hội đồng xét duyệt tín dụng;

c) Tần suất rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi 01 (một) bản quy định nội bộ quy định tại khoản 2 Điều này cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính) theo quy định pháp luật.

4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm gửi báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Phụ lục 01 và tình hình phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 7. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Trách nhiệm của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế

a) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư này theo chức năng, nhiệm vụ; tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư này;

b) Theo dõi, đôn đốc, tra soát, kiểm duyệt mẫu biểu báo cáo của tổ chức tín dụng (không bao gồm quỹ tín dụng nhân dân), chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các đơn vị liên quan trong việc tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.

2. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

a) Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện Thông tư này theo chức năng, nhiệm vụ;

b) Theo dõi, đôn đốc, tra soát, kiểm duyệt mẫu biểu báo cáo của tổ chức tín dụng (không bao gồm quỹ tín dụng nhân dân), chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh

a) Theo dõi, đôn đốc, tra soát và kiểm duyệt mẫu biểu báo cáo của quỹ tín dụng nhân dân quy định tại Phụ lục 01Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này; theo dõi, tra soát và kiểm duyệt mẫu biểu báo cáo của các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn quy định tại Phụ lục 01Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện Thông tư này theo chức năng, nhiệm vụ.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 8. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 04 tháng 12 năm 2024.

Điều 9. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Chánh Thanh tra giám sát, ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 9;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử NHNN;
- Lưu VT, PC, TDCNKT (3b).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đào Minh Tú

 

PHỤ LỤC 01

Đơn vị báo cáo:…..

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CẤU LẠI THỜI HẠN TRẢ NỢ THEO THÔNG TƯ SỐ .../2024/TT-NHNN

(Tháng... Năm....)

Đơn vị: tỷ đồng, khách hàng/lượt khách hàng

STT

Chỉ tiêu

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Số lãi phải thu hạch toán ngoại bảng theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư

Đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ

 

Tổng lũy kế các số dư nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Tại cuối kỳ báo cáo

Tổng số lượt khách hàng có đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Lũy kế

Số phát sinh trong kỳ báo cáo

 

Dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại cuối kỳ báo cáo

Số khách hàng còn dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại cuối kỳ báo cáo (gốc và/hoặc lãi)

Tổng dư nợ của khách hàng có số dư được cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại cuối kỳ báo cáo

Trong đó:

Tổng số lượt khách hàng có đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong kỳ báo cáo

Trong đó:

Nguyên nhân TCTD không cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng

 

Số lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Số lượt khách hàng không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Số lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Số lượt khách hàng không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ

 

Gốc

Lãi

Gốc

Lãi

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

 

I

Phân theo khách hàng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Phân theo mục đích vay vốn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Phân theo 21 ngành kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Khai khoáng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Công nghiệp chế biến, chế tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Vận tải kho bãi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Thông tin và truyền thông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Hoạt động kinh doanh bất động sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Hoạt động của đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Giáo dục và đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

Hoạt động dịch vụ khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

21

Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO:

1. Đối tượng áp dụng: Tổ chức tín dụng (trừ ngân hàng chính sách), chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD).

2. Thời gian gửi báo cáo: chậm nhất ngày 10 hàng tháng.

3. Yêu cầu số liệu báo cáo:

- Trụ sở chính TCTD gửi báo cáo thông qua Hệ thống báo cáo thống kê tập trung của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bao gồm:

+ Số liệu toàn hệ thống

+ Số liệu của từng chi nhánh TCTD trong hệ thống (nếu có).

- Kiểu dữ liệu: dạng số, tối đa 12 chữ số, lấy tối đa 3 chữ số thập phân sau dấu ","; cột (16) dạng số nguyên, tối đa 03 chữ số.

- TCTD không báo cáo tại các ô màu xám.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Tín dụng CNKT, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.

5. Hướng dẫn cụ thể:

- TCTD báo cáo số liệu đến ngày cuối cùng của tháng liền kề trước ngày báo cáo định kỳ hàng tháng.

- Cột (3): Lũy kế từ ngày Thông tư có hiệu lực đến cuối tháng báo cáo (lưu ý chỉ báo cáo số dư nợ gốc đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ từng lần theo Thông tư này không phải toàn bộ dư nợ của khoản nợ).

- Cột (4): Số tiền lãi đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư này lũy kế từ ngày Thông tư có hiệu lực đến cuối tháng báo cáo.

- Cột (5): Số dư nợ gốc (không phải toàn bộ dư nợ của khoản nợ) được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư này tại ngày cuối tháng báo cáo (Trường hợp đã kết thúc thời hạn cơ cấu nhưng khách hàng chưa trả hết nợ được cơ cấu, TCTD báo cáo số dư nợ cơ cấu còn lại thực tế tại ngày cuối tháng báo cáo).

- Cột (6): Số tiền lãi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư này tại ngày cuối tháng báo cáo (Trường hợp đã kết thúc thời hạn cơ cấu nhưng khách hàng chưa trả hết tiền lãi được cơ cấu, TCTD báo cáo số tiền lãi được cơ cấu còn lại thực tế tại ngày cuối tháng báo cáo).

- Cột (7): Số khách hàng còn dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư này tại ngày cuối tháng báo cáo (tương ứng với số liệu tại cột 5, cột 6).

- Cột (8): Tổng dư nợ (gốc và lãi) của khách hàng có số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư này tại ngày cuối tháng báo cáo (tương ứng với các khách hàng được thống kê tại cột 7).

- Cột (9): Số lãi phải thu theo dõi ngoại bảng của các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư và giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn do thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3.

- Cột (10): Tổng số lượt khách hàng đề nghị tổ chức tín dụng xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư lũy kế từ ngày Thông tư có hiệu lực đến cuối tháng báo cáo.

- Cột (11): Số lượt khách hàng đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư này lũy kế từ ngày Thông tư có hiệu lực đến cuối tháng báo cáo (một khách hàng có thể có nhiều lượt được cơ cấu lại thời hạn trả nợ).

- Cột (12): Số lượt khách hàng không được chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư lũy kế từ ngày Thông tư có hiệu lực đến cuối tháng báo cáo.

- Cột (13): Tổng số lượt khách hàng có đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư trong tháng báo cáo.

- Cột (14): Số lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư phát sinh trong tháng báo cáo tính đến cuối tháng báo cáo.

- Cột (15): Số lượt khách hàng không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ phát sinh trong tháng báo cáo tính đến cuối tháng báo cáo.

- Cột (16): Thống kê nguyên nhân TCTD không chấp thuận đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng như sau:

+ Nguyên nhân khách hàng không đáp ứng khoản 1 Điều 4 Thông tư: ghi số 1

+ Nguyên nhân khách hàng không đáp ứng khoản 2 Điều 4 Thông tư: ghi số 2

+ Nguyên nhân khách hàng không đáp ứng khoản 3 Điều 4 Thông tư: ghi số 3

+ Nguyên nhân khách hàng không đáp ứng khoản 4 Điều 4 Thông tư: ghi số 4

+ Nguyên nhân khách hàng không đáp ứng khoản 5 Điều 4 Thông tư: ghi số 5

Lưu ý: Chỉ nêu tối đa 03 nguyên nhân chính, các nguyên nhân nêu theo thứ tự tỷ trọng giảm dần từ lớn đến bé. Ví dụ: 512

6. Công thức kiểm tra số liệu:

- Công thức kiểm tra nội bảng (Sai số cho phép 1 tỷ đồng):

+ Dòng I = dòng 1 + 2 + 3 + 4 (Mục I), không tính giá trị tại cột (16).

+ Dòng II = Dòng 1 + 2 (Mục II), không tính tổng tại các ô bôi đen.

+ Dòng III = Dòng 1 + 2 + 3 + 4 + 5 +... +21 (Mục III), không tính tổng tại các ô bôi đen

+ Dòng I = Dòng II = Dòng III (trừ giá trị tại các cột từ cột 7 đến cột 16).

+ Cột (10)= Cột (11) + Cột (12)

+ Cột (13)= Cột (14) + Cột (15)

+ Cột (3) >= Cột (5)

+ Cột (4) >= Cột (6)

- Công thức kiểm tra số liệu toàn hàng tại các cột (3), (4), (5), (6) bằng số liệu tổng các chi nhánh tại các cột tương ứng (sai số cho phép là 50 tỷ đồng, trừ báo cáo của các tổ chức tài chính vi mô sai số là 0,1 tỷ đồng)

 

PHỤ LỤC 02

Đơn vị báo cáo:...

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO ĐỐI VỚI KHOẢN NỢ CỦA KHÁCH HÀNG GẶP KHÓ KHĂN DO ẢNH HƯỞNG, THIỆT HẠI CỦA BÃO SỐ 3

(Tháng... Năm....)

Đơn vị: tỷ đồng

STT

Chỉ tiêu

Nợ không bị chuyển sang nhóm nợ xấu do được giữ nguyên nhóm nợ

Dự phòng cụ thể

Tổng số dư nợ của khách hàng có khoản nợ không bị chuyển sang nhóm nợ xấu do được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ tại cuối kỳ báo cáo

Trong đó:

Số khách hàng không bị chuyển sang nhóm nợ xấu tại cuối kỳ báo cáo

Số tiền dự phòng phải trích tại cuối kỳ báo cáo

Trong đó:

Số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ không bị chuyển sang nhóm nợ xấu

Số tiền dự phòng đã trích

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

I

Phân theo khách hàng

 

 

 

 

 

1

Cá nhân

 

 

 

 

 

2

Doanh nghiệp

 

 

 

 

 

3

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

 

 

 

 

 

4

Khác

 

 

 

 

 

II

Phân theo mục đích vay vốn

 

 

 

 

 

1

Phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng

 

 

 

 

 

2

Phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh

 

 

 

 

 

III

Phân theo 21 ngành kinh tế

 

 

 

 

 

1

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

 

 

 

 

 

2

Khai khoáng

 

 

 

 

 

3

Công nghiệp chế biến, chế tạo

 

 

 

 

 

4

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

 

 

 

 

 

5

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.

 

 

 

 

 

6

Xây dựng

 

 

 

 

 

7

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

 

 

 

 

 

8

Vận tải kho bãi

 

 

 

 

 

9

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

 

 

 

 

 

10

Thông tin và truyền thông

 

 

 

 

 

11

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

 

 

 

 

 

12

Hoạt động kinh doanh bất động sản

 

 

 

 

 

13

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

 

 

 

 

 

14

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

 

 

 

 

 

15

Hoạt động của đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc

 

 

 

 

 

16

Giáo dục và đào tạo

 

 

 

 

 

17

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

 

 

 

 

 

18

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

 

 

 

 

 

19

Hoạt động dịch vụ khác

 

 

 

 

 

20

Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

 

 

 

 

 

21

Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO:

1. Đối tượng áp dụng: Tổ chức tín dụng (trừ ngân hàng chính sách), chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD).

2. Thời gian gửi báo cáo: chậm nhất ngày 10 hàng tháng.

3. Yêu cầu số liệu báo cáo:

- Trụ sở chính TCTD gửi báo cáo thông qua Hệ thống báo cáo thống kê tập trung của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bao gồm:

+ Số liệu toàn hệ thống

+ Số liệu của từng chi nhánh TCTD trong hệ thống (nếu có).

- Kiểu dữ liệu: dạng số, tối đa 12 chữ số, lấy tối đa 3 chữ số thập phân sau dấu “,”.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Cơ quan TTGSNH, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.

5. Hướng dẫn cụ thể:

- Cột (3): Tổng dư nợ gốc của khách hàng có khoản nợ có số dư nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này đang được phân loại ở nhóm 1, 2 nhưng sẽ phải chuyển sang nhóm 3, 4, 5 nếu thực hiện phân loại lại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có trong trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại cuối kỳ báo cáo.

- Cột (4): Số dư nợ gốc được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này đang được phân loại ở nhóm 1, 2 nhưng sẽ phải chuyển sang nhóm 3, 4, 5 nếu thực hiện phân loại lại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại cuối kỳ báo cáo.

- Cột (5): Tổng số khách hàng có số dư nợ được thống kê tại cột (4) tại cuối kỳ báo cáo.

- Cột (6): Tổng số tiền dự phòng phải trích của các khách hàng có số nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo điểm c khoản 1 Mục II Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 tại cuối kỳ báo cáo.

- Cột (7): Tổng số tiền dự phòng đã trích của các khách hàng có số nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo điểm d khoản 1 Mục II Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 tại cuối kỳ báo cáo.

THE STATE BANK OF VIETNAM
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom-Happiness
-----------------

No. 53/2024/TT-NHNN

Hanoi, December 04, 2024

 

CIRCULAR

PROVIDING INSTRUCTIONS FOR CREDIT INSTITUTIONS AND FOREIGN BANK BRANCHES ON DEBT RESCHEDULING FOR BORROWERS FACING DIFFICULTIES DUE TO IMPACT AND DAMAGE CAUSED BY STORM NO. 3, FLOODS, LANDSLIDES IN THE AFTERMATH OF STORM NO. 3

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated January 18, 2024;

Pursuant to the Government's Decree No. 102/2022/ND-CP dated December 12, 2022 prescribing functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam (SBV); 

Pursuant to the Government’s Resolution No. 143/NQ-CP dated September 17, 2024 defining key tasks and solutions to immediately overcome consequences of Storm No. 3 (Yagi), quickly stabilize life of the People, promote recovery of production and business, and actively promote economic growth and effective control of inflation;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 1510/QD-TTg dated December 04, 2024 prescribing classification of assets, required amounts and methods for establishment of provisions for risks, and use of provisions for managing risks associated with debts of borrowers facing difficulties due to impact and damage caused by Storm No. 3;

At the request of the Director of the Credit Department of Economic Sectors;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular provides instructions for credit institutions and foreign bank branches on debt rescheduling for borrowers facing difficulties due to impact and damage caused by Storm No. 3, floods, landslides in the aftermath of Storm No. 3 (hereinafter referred to as “Storm No. 3”).

Article 2. Regulated entities 

1. Credit institutions (except policy banks) and foreign bank branches (FBBs).

2. Borrowers of credit institutions and FBBs as prescribed in Clause 1 Article 4 of this Circular.

3. Other organizations and individuals involved in the debt rescheduling for borrowers facing difficulties due to impact and damage caused by Storm No. 3.

Article 3. Application of relevant legislative documents

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Where debts have already been rescheduled in accordance with other regulations of law, credit institutions and FBBs may consider rescheduling such debts in accordance with provisions herein if they meet relevant debt rescheduling requirements laid down herein.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Article 4. Debt rescheduling

Credit institutions and FBBs shall consider granting decisions on rescheduling of outstanding debts (principal and/or interest) on the basis of borrowers’ applications and financial capacity of credit institutions and FBBs provided that the following provisions are complied with:

1. Borrowers of credit institutions and FBBs in the following central-affiliated cities and provinces, including Ha Giang, Cao Bang, Lang Son, Bac Giang, Phu Tho, Thai Nguyen, Bac Kan, Tuyen Quang, Lao Cai, Yen Bai, Lai Chau, Son La, Dien Bien, Hoa Binh, Ha Noi, Hai Phong, Hai Duong, Hung Yen, Vinh Phuc, Bac Ninh, Thai Binh, Nam Dinh, Ha Nam, Ninh Binh, Quang Ninh, Thanh Hoa (hereinafter referred to as “26 provinces and cities”), are facing difficulties due to impact and damage of Storm No. 3, including:

a) Borrowers are individuals who are currently residing or working or locating their business establishments or carrying out investment, construction or business activities in the abovementioned 26 provinces and cities;

b) Borrowers are organizations (except borrowers that are credit institutions or FBBs) that are headquartered or locate their branches, representative offices or business establishments or carry out investment, construction or business activities in the abovementioned 26 provinces and cities.

2. Their outstanding principal amounts arise before September 07, 2024 from lending or finance lease activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The outstanding debt to be rescheduled is undue or up to 10 (ten) days past the agreed-upon due date. The credit institution or FBB may consider rescheduling the outstanding debt which is more than 10 (ten) days overdue and considered overdue within the period starting from September 07, 2024 to December 16, 2024 inclusive if these debt rescheduling procedures are carried out for the first time as prescribed herein.

5. The credit institution or FBB determines that the borrower is unable to repay the principal and/or interest on schedule under the signed agreement due to impact and damage caused by Storm No. 3, and is able to fully repay the principal and/or interest after the debt is rescheduled.

6. Debts that violate regulations of law shall not be rescheduled.

7. The debt rescheduling shall be considered and carried out from the effective date of this Circular to December 31, 2025 inclusive without limitation on times of debt rescheduling.

8. The date of final repayment of the rescheduled debt shall be determined taking into account the extent of difficulties encountered by each specific borrower but must not fall after December 31, 2027.

Article 5. Debt classification, establishment of provisions for risks and monitoring of interests receivable

1. Credit institutions and FBBs shall carry out debt classification and establish provisions for risks associated with the debts rescheduled under provisions herein in accordance with the Prime Minister’s Decision on classification of assets, required amounts and methods for establishment of provisions for risks, and use of provisions for managing risks associated with debts owed by borrowers facing difficulties due to impact and damage caused by Storm No. 3 (hereinafter referred to as “the Prime Minister’s Decision”).

2. From the rescheduling date, credit institutions and FBBs are not required to record the interests receivable on the outstanding debts that are rescheduled under provisions herein and still classified in the group of standard debts (Group 1) as prescribed in the Prime Minister’s Decision as (estimated) revenue. Instead, they shall be monitored off-balance sheet and recorded as revenue when they are collected in accordance with regulations of law on financial regimes applicable to credit institutions and FBBs.

Article 6. Responsibilities of credit institutions and FBBs

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Issue internal regulations on debt rescheduling in accordance with provisions herein and uniformly apply them throughout their systems. Such regulations shall include:

a) Criteria for determination of borrowers and their outstanding debts eligible for debt rescheduling as prescribed herein;

b) Procedures, power delegation, tasks and responsibilities of each individual and department for debt rescheduling as prescribed herein, ensuring that the individual or department that makes a decision on debt rescheduling is not the one that approves the credit extension, except cases of credit extension approved by the Board of Directors, Board of Members, General Director (or Director) or parent bank (for FBBs). In case the credit extension and debt rescheduling are approved by a council, the chairperson of the council that approves the debt rescheduling must be different from the chairperson of the council that approves the credit extension, and at least two thirds (2/3) of the members of the former must not be members of the latter;

c) Frequency for review and assessment of borrowers' solvency after their debts are rescheduled; monitoring, control and supervision of the process of debt rescheduling as prescribed herein.

3. The credit institution or FBB shall send 01 (one) copy of its internal regulations prescribed in clause 2 of this Article to SBV (via the SBV Banking Supervision Agency or SBV’s branch of the province or central-affiliated city where it is headquartered) in accordance with regulations of law.

4. Credit institutions and FBBs shall provide SBV with reports on debt rescheduling and reports on debt classification and establishment of risk provisions which are made according to Appendix 01 and Appendix 02 respectively to this Circular.

Article 7. Responsibilities of SBV’s affiliated units

1. The Credit Department of Economic Sectors shall:

a) Monitor and inspect the debt rescheduling under provisions herein within the ambit of its assigned functions and tasks; consolidate reports on debt rescheduling received as prescribed in clause 4 Article 6 hereof;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Take charge and cooperate with Financial Policy Department, SBV Banking Supervision Agency and relevant units in advising the SBV’s Governor about resolving issues that arise during the implementation of this Circular.

2. The SBV Banking Supervision Agency shall:

a) Carry out inspection and supervision of the implementation of this Circular by credit institutions and FBBs within the ambit of its assigned functions and tasks;

b) Monitor, expedite, carry out tracing, check and approve templates of reports used by credit institutions (except people’s credit funds) and FBBs as prescribed in Appendix 02 enclosed herewith.

3. SBV’s provincial branches shall:

a) Monitor, expedite, carry out tracing, check and approve templates of reports used by people’s credit funds as prescribed in Appendix 01 and Appendix 02 enclosed herewith; monitor, carry out tracing, check and approve templates of reports used by branches of credit institutions in their localities as prescribed in Appendix 01 and Appendix 02 enclosed herewith;

b) Carry out inspection and supervision of the implementation of this Circular by credit institutions and FBBs within the ambit of their assigned functions and tasks.

Chapter III

IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Circular comes into force from December 04, 2024.

Article 9. Implementation organization

Chief of Office, Director of the Credit Department of Economic Sectors, head of SBV Banking Supervision Agency, heads of SBV’s affiliated units, Directors of SBV’s provincial branches, credit institutions and FBBs are responsible for the implementation of this Circular./.

 

 

PP. GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Dao Minh Tu

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 53/2024/TT-NHNN dated December 04, 2024 on providing instructions for credit institutions and foreign bank branches on debt rescheduling for borrowers facing difficulties due to impact and damage caused by storm No. 3, floods, landslides in the aftermath of storm No. 3
Official number: 53/2024/TT-NHNN Legislation Type: Circular
Organization: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Signer: Dao Minh Tu
Issued Date: 04/12/2024 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 53/2024/TT-NHNN dated December 04, 2024 on providing instructions for credit institutions and foreign bank branches on debt rescheduling for borrowers facing difficulties due to impact and damage caused by storm No. 3, floods, landslides in the aftermath of storm No. 3

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status