|
Statistics
- Documents in English (15411)
- Official Dispatches (1337)
|
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ******** |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** |
Số: 05/CT-NH14 |
Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 1994 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC NHIỀU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI MỘT DOANH NGHIỆP
Thời gian qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Quyết định số 04-NH-QĐ ngày 8-1-1991 ban hành Thể lệ tín dụng ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế và Quyết định số 23-NH-QĐ ngày 6-3-1991 ban hành Thể lệ tín dụng trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức kinh tế.
Để mở rộng phạm vi vay vốn của các doanh nghiệp, ngày 8-12-1992 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 273-QĐ-NH1 để sửa đổi điều kiện cho vay theo hai thể lệ trên. Từ đó, việc nhiều Ngân hàng kinh doanh cùng cho một doanh nghiệp vay vốn đã tạo nên sự liên kết, hỗ trợ giữa các Ngân hàng trong lĩnh vực đầu tư tín dụng, đồng thời đáp ứng được nhu cầu vốn phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, xuất hiện tình trạng các ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn vay, do không tìm hiểu kỹ tình hình tài chính của doanh nghiệp, hoặc không nắm được tình hình doanh nghiệp vay vốn của các ngân hàng khác; tình trạng nợ nần dây dưa, nợ không có khả năng thu hồi đối với các doanh nghiệp này có xu hướng tăng; sự mất an toàn của vốn cho vay đã đến mức phải báo động bởi một số doanh nghiệp đang có dấu hiệu mất khả năng thanh toán.
Để chấn chỉnh những mặt thiếu sót, khắc phục tình trạng nêu trên nhằm củng cố và tăng cường độ an toàn trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng cùng cho vay đối với một doanh nghiệp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các Ngân hàng thực hiện những điểm chủ yếu sau đây:
1. Các Ngân hàng và Chi nhánh của Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng đầu tư và phát triển (gọi tắt là Ngân hàng) khi cho vay đối với một doanh nghiệp phải quán triệt đầy đủ các nguyên tắc, chế độ tín dụng hiện hành; và thông qua tổ chức thông tin phòng ngừa rủi ro (TPR) của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn để tìm hiểu thêm về tình hình tài chính của đơn vị; chỉ cho vay đối với các doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn, đảm bảo khả năng trả nợ chắc chắn; thực hiện việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay và thu hồi nợ vay.
2. Khi cho vay, các Ngân hàng được quyền yêu cầu doanh nghiệp vay vốn cung cấp những thông tin cần thiết có liên quan đến vốn vay và tạo mọi thuận lợi cho công tác kiểm tra giám sát của Ngân hàng.
Doanh nghiệp vay vốn phải thông báo cho Ngân hàng cho vay tổng mức dư nợ đã vay của các Ngân hàng khác và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác các thông tin của mình.
Khi vay vốn của các ngân hàng không mở tài khoản tiền gửi chính, doanh nghiệp vay vốn phải ký cam kết uỷ quyền cho Ngân hàng giữ tài khoản tiền gửi chính của mình được trích tài khoản tiền gửi của đơn vị để trả nợ vay theo đề nghị của Ngân hàng cho vay. Ngân hàng giữ tài khoản tiền gửi chính của doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ cam kết uỷ quyền của doanh nghiệp, nếu để xảy ra tình trạng găm giữ tiền trên tài khoản, không trích tài khoản để thu nợ khi nợ đến hạn, gây thiệt hại cho Ngân hàng cho vay, thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất và trách nhiệm hành chính.
3. Để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng, các Ngân hàng phải coi trọng việc cung cấp và khai thác thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính của các doanh nghiệp vay vốn thông qua hệ thống TPR của các tổ chức tín dụng và của Ngân hàng Nhà nước. Các Ngân hàng sau khi đã cho vay phải có trách nhiệm thông báo kịp thời kết quả cho vay cho hệ thống TPR để bổ sung hồ sơ kinh tế của doanh nghiệp.
4. Trường hợp doanh nghiệp có nợ đến hạn của nhiều Ngân hàng cùng một thời điểm (cùng ngày), thì các ngân hàng được thu nợ theo tỷ lệ (nợ đến hạn của từng ngân hàng trong tổng số nợ đến hạn phải thu của doanh nghiệp) trên tổng số dư tài khoản tiền gửi dùng để trả nợ, nhằm hạn chế tập trung rủi ro vào một hay một số Ngân hàng, hoặc tập trung ưu đãi cho một Ngân hàng nào đó (nhất là Ngân hàng giữ tài khoản tiền gửi chính của doanh nghiệp) trong việc thu hồi nợ cho vay.
5. Việc xử lý thu hồi nợ của các ngân hàng khi doanh nghiệp bị phá sản được thực hiện theo Luật phá sản doanh nghiệp (công bố theo Lệnh của Chủ tịch nước số 30L-CTN ngày 10-1-1994).
6. Các ngân hàng phải phối hợp với chặt chẽ trong quá trình cho vay, trong việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, đồng thời giúp đỡ nhau trong việc cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến sự an toàn của vốn vay, tăng cường mối liên kết chặt chẽ giữa các Ngân hàng, nhằm đưa hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả cao.
7. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố - nơi doanh nghiệp vay vốn đóng trụ sở chính, có trách nhiệm làm đầu mối xử lý những vướng mắc, vi phạm của các Ngân hàng cùng cho vay đối với doanh nghiệp đó.
Tổng giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng đầu tư và phát triển có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện tốt những điểm trên đây trong hệ thống của mình. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các Ngân hàng cần phản ánh kịp thời về Ngân hàng Nhà nước Trung ương để giải quyết.
THE STATE BANK
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
|
No.
05/CT-NH14
|
Hanoi,
June 18, 1994
|
INSTRUCTION ON
LOANS EXTENDED BY SEVERAL COMMERCIAL BANKS AND THE BANK FOR INVESTMENT AND
DEVELOPMENT TO AN INDIVIDUAL ENTERPRISE In the past, the Governor of the
State Bank signed Decision No 04/NH-QD on 8 January 1991, issuing short-term
credit regulations applicable to economic institutions and Decision No 23/NH-QD
on 6 March 1991, issuing medium and long-term credit regulations applicable to
economic institutions. With the aim of increasing
borrowing resources for enterprises, the Governor of the State Bank issued Decision
No 273/QD-NH1 on 8 December 1992 to revise the lending conditions under the two
aforesaid decision. Ever since, the fact that several merchant banks join in
extending loans to an individual enterprise has promoted the alignment and
support among banks in credit extension, there by meeting capital requirements
for enterprises' production and business. Apart from the obtainable outcomes,
however, these merchant banks have faced difficulties in calling back their
loans due to the fact that they failed to thoroughly understand the financial
position of the borrowing enterprises or to be aware of the enterprise's
borrowings from other banks. The number of bad and insolvent loans has
seemingly increased; and the loan insecurity has reached the alarming extent
because certain enterprises have proved to be insolvent. In order to overcome these
shortages and to increase security for credit operations on the part of those
banks which join in extending loans to an individual enterprise, the Governor
of the State Bank asks banks to implement the following key points: 1- Commercial Banks or their
branches and the Bank for Investment and Development (referred herein as the
Banks) shall fully grasp the applicable credit principles and regimes when
joining in extending loans to an individual enterprise; and find out the
financial position of the borrowing entity with the assistance of the Risk
Information Center of the State Bank branch in their locality. Loans shall only
be extended to those enterprises which meet all borrowing criteria and
guarantee to make complete repayment. The Banks shall strictly monitor and
supervise the utilization of the loans and ultimately recover the loans. 2- Upon extending loans, the
Banks shall be entitled to require the borrowing enterprise to provide all
necessary information in connection with the loans and to create all favorable
conditions for the Banks' monitoring and supervising. The borrowing enterprise shall
inform the lending bank of its loan outstanding with the other lending banks
and be responsible for the accuracy of its information. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3- To prevent and limit risk in
credit operations, the banks shall attach importance to the provision and
exploitation of the information related to the business and financial position
of the borrowing enterprises through the system of the Risk Information Centers
of the credit institutions and the State Bank. Upon the extension of loans, the
lending banks shall notify on a timely basis the Risk Center System of the loan
proceedings with the aim to adding up the borrowing enterprise's economic
record. 4- In the case that the
borrowing enterprise whose loans with several banks shall fall due on the same
date, the banks shall recover their loans on a pro rata basis (due loan of each
bank in the enterprise's due debt outstanding) computed on the balance of the
repayment deposit account in order to restrict the concentration of risk on a
single bank (in particular the bank which holds the enterprise's principal
deposit account) in recovering repayment. 5- The recovery of debt by the
banks from a bankrupt enterprise shall be made in line with the bankruptcy law
(issued under Order No 30 L/CTN of the President of the Socialist Republic of
Vietnam on 10 January 1994) 6- The Banks shall closely
coordinate in extending loans, in monitoring and supervising the utilization by
the enterprise of the loan, and at the same time assist each other in providing
necessary information in relation to loan security, strengthen the close
alignment between banks, thus further developing the banks' credit operations
in a highly effective way. 7- The municipal or provincial
branch of the State Bank in the location where the borrowing enterprise in
headquarters shall coordinate the treatment of any disputes or violations on
the part of the banks which join in extending loans to an individual
enterprise. The General Directors
(Directors) of the commercial banks and the Bank for Investment and Development
shall be responsible for guiding and arranging the proper implementation of the
above-mentioned points in their own system. In the implementation course, if
any difficulties and misunderstandings may occur, commercial banks shall report
in a timely manner to the head office of the State Bank for settlement. FOR THE STATE BANK OF VIETNAM
DEPUTY GOVERNOR
Do Que Luong ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.
Directive No. 05/CT-NH14 of June 18, 1994, on loans extended by several commercial banks and the bank for investment and development to an individual enterprise.
Official number:
|
05/CT-NH14
|
|
Legislation Type:
|
Directive
|
Organization:
|
The State Bank
|
|
Signer:
|
Do Que Luong
|
Issued Date:
|
18/06/1994
|
|
Effective Date:
|
Premium
|
Gazette dated:
|
Updating
|
|
Gazette number:
|
Updating
|
|
Effect:
|
Premium
|
Directive No. 05/CT-NH14 of June 18, 1994, on loans extended by several commercial banks and the bank for investment and development to an individual enterprise.
|
|
|
Address:
|
17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
|
Phone:
|
(+84)28 3930 3279 (06 lines)
|
Email:
|
inf[email protected]
|
|
|
NOTICE
Storage and Use of Customer Information
Dear valued members,
Decree No. 13/2023/NĐ-CP on Personal Data Protection (effective from July 1st 2023) requires us to obtain your consent to the collection, storage and use of personal information provided by members during the process of registration and use of products and services of THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
To continue using our services, please confirm your acceptance of THƯ VIỆN PHÁP LUẬT's storage and use of the information that you have provided and will provided.
Pursuant to Decree No. 13/2023/NĐ-CP, we has updated our Personal Data Protection Regulation and Agreement below.
Sincerely,
I have read and agree to the Personal Data Protection Regulation and Agreement
Continue
|
|