THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 26/1999/CT-TTg

Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 1999

 

CHỈ THỊ

VỀ CÁC GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN ĐỂ ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ, PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU

Trong các ngày 23 - 24 tháng 8 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp với các Tổng công ty Nhà nước để bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn đẩy mạnh đầu tư, phát triển sản xuất và xuất khẩu.

Theo báo cáo của Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thường trực Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương mấy năn vừa qua mức tăng trưởng công nghiệp và đầu tư có xu thế giảm dần: Năm 1996 tăng 14,5%, năm 1997 tăng 12,6%, năm 1998 tăng 10,3% và 7 tháng đầu năm 1999 tăng 10,4% (các doanh nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp chỉ đạt 4,3%). Hai trung tâm kinh tế lớn là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng trong tình trạng tương tự. Sản xuất thuộc các ngành công nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là khu vực doanh nghiệp Nhà nước; vốn đầu tư từ ngân sách và vốn tín dụng đầu tư triển khai chậm; các biện pháp kích cầu về đầu tư và tiêu dùng chưa được đẩy mạnh, sức mua có chiều hướng chững lại.

Một số nguyên nhân chính làm tốc độ tăng trưởng chậm lại là do: Ngành Công nghiệp và lĩnh vực đầu tư tiếp tục bị ảnh hưởng và phải đương đầu với nhiều khó khăn thách thức của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở khu vực; thiết bị công nghệ ở nhiều nhà máy đã lạc hậu, chất lượng hàng hoá kém, năng suất lao động thấp, chi phí lớn, giá thành cao. Hàng hoá của các doanh nghiệp sản xuất ra không những phải cạnh tranh với hàng hoá nhập lậu, trốn thuế, gian lận thương mại mà còn phải cạnh tranh với hàng hoá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bán ra trên thị trường trong nước. Trong khi đó về tổ chức sản xuất kinh doanh của các Tổng công ty Nhà nước còn nhiều bất cập.

Để tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 1999, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Tổng công ty, Công ty Nhà nước thực hiện các nhiệm vị cấp bách sau đây:

1. Các Bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm:

+ Trên cơ sở những giải pháp lớn của Chính phủ đã ghi rõ tại Nghị quyết số 08/1999/NQ-CP và ý kiến của các Bộ đã giải đáp các kiến nghị của các Tổng công ty tại cuộc họp ngày 23 - 24 tháng 8 năm 1999, từng Bộ phải chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành các văn bản pháp quy giải quyết tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp từ cơ chế chính sách đến các nhiệm vụ cụ thể theo thẩm quyền, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thúc đẩy, đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển vững chắc giữ được tốc độ tăng trưởng để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 1999 và các năm tiếp theo.

+ Thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền các dự án có hiệu quả để các Tổng công ty triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra. Đồng thời chỉ đạo công tác giải ngân để các dự án không bị ách tắc.

+ Tiếp tục chỉ đạo các Tổng công ty Nhà nước kiện toàn về tổ chức và sắp xếp các đơn vị thành viên để hoàn thành nhiệm vụ đề ra.

+ Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành "Cơ chế tài chính đối với các Tổng công ty Nhà nước" theo nguyên tắc các Tổng công ty Nhà nước tích tụ được vốn để phát triển và có sự kiểm tra giám sát của các Bộ quản lý Nhà nước và các cơ quan tài chính liên quan.

+ Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra về kết quả xử lý các kiến nghị, những ách tắc sản xuất kinh doanh và đầu tư của các Tổng công ty và hàng tháng báo cáo kết quả và đề xuất các nội dung nhằm tháo gỡ khó khăn trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

2. Các Tổng công ty Nhà nước có trách nhiệm:

+ Các Tổng công ty phải có trách nhiệm xây dựng chiến lược đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh từ nay đến năm 2010. Khi xây dựng chiến lược phải nghiên cứu thị trường trong nước, ngoài nước, nghiên cứu xu thế phát triển của thế giới và khu vực. Chiến lược phát triển ngành phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước đang được soạn thảo để chuẩn bị trình Đại hội Đảng lần thứ IX. Bộ quản lý chuyên ngành phải thông qua chiến lược, một số ngành quan trọng các Bộ phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Các Tổng công ty Nhà nước phải nâng cao năng lực cạnh tranh với hàng hoá do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất trong nước và hàng hoá các nước khu vực. Phải có chương trình và kế hoạch đổi mới công nghệ các thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành.

+ Nước ta đang trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp phải khẩn trương chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tham gia hội nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và khu vực mậu dịch tự do Châu Á (AFTA).... Các Tổng công ty Nhà nước phải xác định cho được khả năng cạnh tranh và chống độc quyền. Phải phấn đấu để hàng hoá có chất lượng cao và bằng nhiều hình thức để đổi mới thiết bị, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành; làm tốt công tác tiếp thị trong nước và ngoài nước để phát triển sản xuất.

+ Muốn thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, các Tổng công ty Nhà nước phải làm giỏi hơn, hiệu quả hơn các Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác (các sản phẩm làm ra phải tốt hơn, chất lượng hơn, rẻ hơn....). Phấn đấu để đạt được các tiêu chuẩn ISO - 9000, ISO - 9001, ISO - 9002, đó là vấn đề hết sức quan trọng và là vấn đề sống còn trong sản xuất kinh doanh, là giấy thông hành để xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế.

+ Các Tổng công ty Nhà nước cần phải nghiên cứu đa dạng hoá loại hình sản xuất kinh doanh, kết hợp chặt chẽ mô hình sản xuất - chế biến - tiêu thụ đó là một quá trình gắn bó tất yếu, không thể tách riêng từng khâu; chúng ta đã xây dựng được nhiều mô hình tốt, yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp cần tổng kết rút kinh nghiệp mô hình gắn kết giữa nhà máy với vùng nguyên liệu như ở nhà máy đường Lam Sơn, vùng nguyên liệu thuốc lá với các nhà máy chế biến thuốc lá, vùng nguyên liệu bông với các nhà máy kéo sợi... Cần phát triển kinh nghiệm các mô hình này trong nhiều ngành hàng khác như: Cà phê, Cao su, giấy, sản xuất chế biến sữa... nhằm tạo được sự ổn định sản xuất trên cơ sở phát triển ngày càng ổn định các vùng nguyên liệu, đảm bảo lợi ích của người nông dân.

+ Phải có chương trình đào tạo cán bộ, bố trí cán bộ có đủ năng lực vào những vị trí quan trọng của doanh nghiệp để đáp ứng với tình hình và nhiệm vụ mới, đồng thời kiên quyết thải loại cán bộ thoái hoá, chây lười và không có năng lực. Tiếp tục sắp xếp, cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước và thực hiện thí điểm chủ trương bán, khoán, cho thuê các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3. Tiêu thụ sản phẩm tồn đọng:

Hiện nay quy mô sản xuất của các ngành tuy còn nhỏ bé nhưng cung đã vượt cầu, mức tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào đời sống của nhân dân. Vì vậy Chính phủ đã có chủ trương:

- Kích cầu qua đầu tư xây dựng cơ bản, huy động vốn trong nước đảm bảo mức vốn đầu tư vượt kế hoạch. Các ngành Giao thông vận tải, Thuỷ lợi, Điện lực, Bưu chính viễn thông, Dầu khí chiếm tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn trong xã hội phải phấn đấu hoàn thành vượt mức đã quy định trong kế hoạch năm 1999. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm nay không thiếu, vì vậy không thể chấp nhận để vỡ kế hoạch đầu tư đối với các dự án có hiệu quả đã được phê duyệt và được ghi kế hoạch. Các Tổng công ty cần rà soát khẩn trương nghiêm túc để có giải pháp thúc đẩy các dự án đang trì trệ chưa thực hiện đúng tiến độ, bổ sung ngay các dự án đầu tư đã đủ thủ tục để thực hiện ngay từ nay đến cuối năm.

- Kích cầu qua tiêu dùng: Dân ta con nghèo, việc nâng cao sức tiêu dùng phải nghiên cứu và thực hiện đa dạng hoá phương thức bán hàng, kể cả phương thức bán hàng trả chậm. Nhu cầu đầu tư trong nông thôn đang hết sức cấp bách và cần thiết như đường giao thông, kiên cố hoá kênh mương, mạng cung cấp điện, trường học, trạm Y tế, nhà ở...., ngành sản xuất vật liệu xây dựng phải nghiên cứu các cơ chế, chính sách để cung cấp vật liệu xây dựng cho thị trường rộng lớn này.

Với tinh thần trách nhiệm cao của các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các địa phương, với tinh thần chủ động khắc phục khó khăn để phát triển sản xuất, đẩy mạnh đầu tư mở rộng thị trường, chúng ta tin tưởng rằng những tháng còn lại của năm 1999 sẽ tạo bước phát triển mới trong sản xuất, đầu tư và xuất khẩu, nhất định các Tổng công ty Nhà nước sẽ phấn đầu hoàn thành kế hoạch năm 1999 và các năm tiếp theo.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
------------

No.26/1999/CT-TTg

Hanoi, September 8, 1999

 

DIRECTIVE

ON SOLUTIONS TO REMOVE DIFFICULTIES IN ORDER TO PROMOTE INVESTMENT AND DEVELOP PRODUCTION AND EXPORT

On August 23 and 24, 1999, the Prime Minister presided over a meeting with the State Corporations to discuss measures to remove difficulties, promote investment and develop production and export.

According to reports of the Ministry of Industry, the Ministry of Planning and Investment and the Permanent Committee of the Central Commission for Renewal of Management at the Enterprises, in the past few years the rate of industrial and investment growth tended to decrease continually: 14.5% in 1996, 12.6% in1997, 10.3% in1998 and 10.4% in the first seven months of 1999 (only 4.3% at the enterprises under the Ministry of Industry). A similar situation has happened in the two major economic centers, namely Hanoi and Ho Chi Minh City. Production in the industrial branches are still meeting with many difficulties, especially in the sector of State enterprises; disbursement of investments from the budget and from credit investment capital has been slow. The investment and consumption demand pull measures have not been stepped up and the purchasing power tends to stall.

A number of main causes of the slowing down of the growth rate can bc identified as follows, the industrial service and the investment sector continue to suffer from the impact of the financial and monetary crisis in the region and are confronted with many difficulties and challenges arising from it; the technological equipment of many factories have become obsolete, the quality of goods is inferior, labor productivity is low, production expenditures are high, hence production cost is also high. The products of the enterprises have had to compete not only with smuggled or tax evading goods and to cope with trade fraud but also to compete with goods of the foreign invested enterprises sold on the domestic market. Meanwhile, there remain many inadequacies and irrationalities in the organization of production and business of the State Corporations.

To remove the difficulties and create conditions for the enterprises to strive to accomplish their tasks of socio-economic development in 1999, the Prime Minister instructs the ministries, branches, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the State Companies and Corporations to carry out the following urgent tasks:

1. The ministries, branches and localities have the responsibility:

+ On the basis of the major solutions set forth by the Government in Resolution No.08/1999/NQ-CP and the opinions of the ministries answering the proposals of the Corporations at the meeting on August 23 and 24, 1999, each ministry must take the initiative in coordinating with the related agencies to issue regulatory documents to remove the difficulties of the enterprises, from the mechanism and policies to the concrete tasks under their competence and create conditions for the enterprises to step up investment, production and business and develop steadily and hold on to the growth rate in order to accomplish the plan of socio-economic development in 1999 and the following years.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ To continue directing the State Corporations to improve their organization and rearrange their member units in order to accomplish the set tasks.

+ The Ministry of Finance and the State Bank shall have to study and to submit to the Prime Minister for issue the "Financial Mechanism for the State Corporations" on the principle that the State Corporations must accumulate capital for development under the inspection and supervision of the State managerial ministries and the related financial agencies.

+ The Government Office shall have to monitor and control the results of the handling of petitions and sticking points in production, business and investment at the Corporations and to report monthly the results and propose solutions to remove these difficulties and submit them to the Prime Minister for consideration and decision.

2. Responsibility to the General State Corporations:

+ The General Corporations shall have to draw up their strategies of investment for development, production and business from now up to the year 2010. In formulating their strategies, they must study the markets in the country and abroad, study the trend of development of the world and the region. The development strategies of the branches must coincide with the strategy of socio-economic development of the whole country, which is being drawn up for submission to the IXth Party Congress. The specialized management ministries must ratify the strategies; for a number, important branches of the ministries must submit them to the Prime Minister for examination and ratification. State Corporations must raise their competitiveness against goods of foreign-invested enterprises operating in the country and goods of other countries in the region. There must be a program and plan to renew the technology of the equipment in order to raise the production capacity and the quality of products and reduce the production cost.

+ As our country is in the process of integration, the enterprises must urgently prepare the necessary conditions to take part in the integration into the World Trade Organization (WTO) and the Asian Free Trade Area (AFTA)... The State Corporations must determine their competitiveness and their capacity to fight monopoly. We must strive to achieve high quality of our products and through many forms to renew equipment, raise labor productivity, economize expenditures, reduce production cost, conduct well marketing in the country and abroad to develop production.

+ To perform the leading role in the economy, the State Corporations must do better and more effectively than the enterprises in other economic sectors (their products must be better, have a higher quality and sell at lower prices...) We must strive to achieve the standards ISO-9000, ISO-9001 and ISO-9002. This is a question of primordial importance and a vital issue in production and business, and the passport to export our products to the international market.

+ The State Corporations must study to diversify their forms of production and business, closely combine their work according to the model of production-processing-consumption which is a process of inevitable combination, of which no part can be separated from the others. We have so far built up many good models. The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Industry should sum up the experiences of the model of associating the factory the with the raw material area, such as the model of the Lam Son sugar refinery, or the model of associating the tobacco material area with the cigarette making factory, or associating the material area of cotton with the yarn spinning factory. We should develop the experiences of these models in different branches of production, such as coffee, rubber, paper, dairy... aimed at achieving stability of production on the basis of the expansion of the more and more stable raw material areas and ensuring the benefits of the farmers.

+ There must be a program of personnel training, appointment of capable cadres to important posts of the enterprise in order to meet the new situation and tasks. At the same time, we must resolutely remove the retrograding, lazy and incapable cadres; continue arranging and equitizing the State enterprises and experimenting with the policy of selling, assigning and leasing medium and small enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



At present although the scale of production of the different branches is still small, supply has already surpassed demand because the consumption of products depends on the living standard of the population. That is why, the Government has adopted the following policy:

- To pull demand through investment in capital construction, to mobilize capital in the country to ensure a higher investment than planned. The services of communication and transport, water conservancy, electricity, post and telecommunications, and oil and gas, which account for a major share in the investment in capital construction in society, must strive to over fulfill the targets set in 1999 plan. We are not short of capital to invest in capital construction in this year so we cannot accept that our investment plan for the effective projects, which have been approved and recorded in the plan, be broken. The Corporation must urgently and seriously revise their plans and take measures to step up the projects which are still stagnant and have not been implemented according to schedule, and supplement them with investment the projects that have completed the procedures in order to carry out them right in the remaining period of 1999.

- To pull demand through consumption: Our people are still poor, so the raising of the consumption power must be studied and carried out through diversification of the forms of sale, including the installment payment sale. The demand for investment in the rural areas has become very necessary and urgent, such as communication, hardening of irrigation works, the electric grid, schools, medical stations, housing... The service producing construction materials must study different mechanisms and policies to supply building materials to this vast market.

With a high sense of responsibility of the ministries, branches and People�s Committees of localities, with the initiative in overcoming difficulties to step up production promote investment and expand the market, we are confident that the remaining months of 1999 will see a new step forward in production, investment and export and that the State Corporation will strive to fulfill their plans for 1999 and the subsequent years.

 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Directive No. 26/1999/CT-TTg of September 8, 1999 on solutions to remove difficulties in order to promote investment and develop production and export
Official number: 26/1999/CT-TTg Legislation Type: Directive
Organization: The Prime Minister of Government Signer: Phan Van Khai
Issued Date: 08/09/1999 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Directive No. 26/1999/CT-TTg of September 8, 1999 on solutions to remove difficulties in order to promote investment and develop production and export

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status