CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 169/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2004

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 169/2004/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2004 QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Giá ngày 26 tháng 4 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá quy định trong Nghị định này bao gồm:

a) Vi phạm quy định về bình ổn giá;

b) Vi phạm quy định về hiệp thương giá;

c) Vi phạm quy định về khung giá, mức giá của cơ quan có thẩm quyền;

d) Vi phạm quy định về lập phương án giá;

đ) Vi phạm quy định về thẩm định giá;

e) Vi phạm quy định về niêm yết giá;

g) Vi phạm quy định về các hành vi bị cấm quy định tại Điều 28 Pháp lệnh Giá;

h) Vi phạm quy định về sử dụng tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá;

i) Hành vi vi phạm quy định về quản lý giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người bị xử lý theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 120/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về quản lý giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về giá mà không phải là tội phạm đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá

1. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định tại Nghị định này.

2. Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

3. Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá chỉ bị xử phạt một lần. Cá nhân, tổ chức có nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị xử phạt.

4. Việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức và mức phạt thích hợp.

Điều 4. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá

1. Tình tiết giảm nhẹ:

a) Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do vi phạm của mình gây ra;

b) Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo;

c) Vi phạm do bị ép buộc.

2. Tình tiết tăng nặng:

a) Vi phạm có tổ chức;

b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm trong lĩnh vực giá;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;

đ) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá;

e) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

g) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che dấu vi phạm hành chính.

Điều 5. Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá là 2 năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.

2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thì bị xử phạt vi phạm hành chính; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.

3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực giá hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới, hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Điều 6. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá là một năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt; quá thời hạn này mà quyết định đó không được thi hành thì không thi hành quyết định xử phạt nữa nhưng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thi hành quyết định xử phạt thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá

Cá nhân, tổ chức, bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu quá một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 8. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong những hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng thẻ thẩm định viên về giá;

b) Tịch thu số tiền thu lợi do vi phạm hành chính.

3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung nêu trên cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch giá có được do vi phạm hành chính;

b) Buộc phải bồi thường toàn bộ số tiền bị tổn thất do vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá gây ra;

c) Thu hồi tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá, do khai man, khai khống hồ sơ thanh toán mà có được; tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá, tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá đã sử dụng sai mục đích;

d) Phải chịu mọi chi phí để thực hiện việc hoàn trả tiền chênh lệch do thực hiện sai giá cho cá nhân, tổ chức bị áp dụng giá sai.

4. Hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung và các biện pháp áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá được quy định tại Chương II Nghị định này. Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Trong trường hợp vi phạm hành chính đã hết thời hiệu xử phạt thì không áp dụng xử phạt chính nhưng có thể áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b, c, d, khoản 3 Điều này.

5. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá là mức trung bình của khung tiền phạt tương ứng với hành vi đó được quy định tại Nghị định này; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống thấp hơn nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên cao hơn, nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Chương 2:

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
GIÁ, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá

Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

1. Không báo cáo, báo cáo không đúng quy định khi Nhà nước thực hiện các biện pháp bình ổn giá.

2. Không thực hiện đúng các biện pháp bình ổn giá của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 10. Hành vi chấp hành sai giá hiệp thương

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ sai với mức giá tạm thời trong hiệp thương giá hoặc giá hiệp thương đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành.

2. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này ngoài việc bị phạt tiền còn có thể bị áp dụng các biện pháp sau:

a) Bị tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch giá có được do vi phạm hành chính;

b) Buộc phải bồi thường toàn bộ số tiền bị tổn thất do thực hiện sai giá;

c) Chịu mọi chi phí để thực hiện việc hoàn trả tiền chênh lệch giá cho cá nhân, tổ chức bị áp dụng giá sai.

Điều 11. Hành vi chấp hành sai giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ sai với mức giá cụ thể, khung giá, giá giới hạn do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan có thẩm quyền (ngoài những cơ quan quy định tại khoản 2, 3 Điều này) quyết định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ sai với mức giá cụ thể, khung giá, giá giới hạn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ sai với mức giá cụ thể, khung giá, giá giới hạn do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định.

4. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này ngoài việc bị phạt tiền còn có thể bị áp dụng các biện pháp sau:

a) Bị tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch giá có được do vi phạm hành chính;

b) Buộc phải bồi thường toàn bộ số tiền bị tổn thất do thực hiện sai giá;

c) Chịu mọi chi phí để thực hiện việc hoàn trả tiền chênh lệch giá cho cá nhân, tổ chức bị áp dụng giá sai.

Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về lập phương án giá

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lập phương án giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá sai với quy chế tính giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Điều 13. Hành vi vi phạm quy định về thẩm định giá

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thẩm định giá sai với mục đích vụ lợi gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức, Nhà nước.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện thẩm định giá khi không đủ điều kiện để hoạt động thẩm định giá theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện thẩm định giá đối với tài sản mà theo quy định của Nhà nước phải thẩm định giá.

4. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, 2 Điều này ngoài việc bị phạt tiền còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:

a) Bị tịch thu số tiền thu lợi do vi phạm hành chính;

b) Tước có thời hạn hoặc không thời hạn quyền sử dụng thẻ thẩm định viên về giá.

5. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này ngoài việc bị phạt tiền, phạt bổ sung còn có thể bị buộc bồi thường số tiền bị tổn thất do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 14. Hành vi không thực hiện đúng quy định về niêm yết giá

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không thực hiện niêm yết, niêm yết giá không đúng quy định tại các điểm giao dịch, mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ, đối với hàng hoá dịch vụ do doanh nghiệp tự định giá.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện niêm yết; niêm yết không đúng quy định tại các điểm giao dịch, mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ, đối với hàng hoá, giá dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá.

Điều 15. Hành vi liên kết độc quyền về giá

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác, không kịp thời số liệu, tài liệu có liên quan đến chi phí sản xuất, lưu thông, giá hàng hoá dịch vụ độc quyền theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các hành vi được thực hiện trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây:

a) Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân để ấn định giá, khống chế giá, thay đổi giá bán hàng hoá, giá dịch vụ nhằm hạn chế cạnh tranh, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác hoặc của người tiêu dùng.

b) Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân tạo sự khan hiếm hàng hoá bằng cách hạn chế sản xuất, phân phối, vận chuyển, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phá huỷ, làm hư hỏng hàng hoá, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác hoặc của người tiêu dùng.

c) Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân thực hiện các điều kiện bán hàng, mua hàng, cung ứng dịch vụ sau bán hàng gây ảnh hưởng đến mức giá hàng hoá, giá dịch vụ, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác hoặc của người tiêu dùng.

d) Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân thay đổi giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ để triệt tiêu hoặc ép buộc các doanh nghiệp khác liên kết với mình hoặc trở thành chi nhánh của mình, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, các nhân sản xuất, kinh doanh khác hoặc của người tiêu dùng.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi nói tại điểm a, b, c, d khoản 1, được thực hiện trong phạm vi rộng hơn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

4. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, 3 Điều này ngoài việc bị phạt tiền, còn bị tịch thu toàn bộ số tiền thu lợi do vi phạm hành chính.

5. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, 3 Điều này ngoài việc bị phạt tiền, phạt bổ sung còn có thể bị buộc bồi thường số tiền bị tổn thất do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 16. Hành vi đầu cơ tăng giá, ép giá

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng thiên tai, địch hoạ, diễn biến bất thường khác để đầu cơ tăng giá, ép giá trong phạm vi một huyện, quận, thị xã.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng thiên tai, địch hoạ, diễn biến bất thường khác để đầu cơ tăng giá, ép giá trong phạm vi rộng hơn một huyện, quận, thị xã.

3. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, 2 Điều này ngoài việc bị phạt tiền còn có thể bị tịch thu số tiền thu lợi do vi phạm hành chính.

4. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, 2 Điều này ngoài việc bị phạt tiền, phạt bổ sung, còn có thể bị buộc bồi thường số tiền bị tổn thất do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 17. Hành vi bịa đặt, loan tin không có căn cứ về việc tăng giá hoặc hạ giá

1. Phạt tiền 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bịa đặt, loan tin không có căn cứ về việc tăng giá hoặc hạ giá hàng hoá, dịch vụ do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.

2. Phạt tiền 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bịa đặt, loan tin không có căn cứ về việc tăng giá hoặc hạ giá hàng hoá, dịch vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.

Điều 18. Hành vi vi phạm quy định về trợ giá, trợ cước vận chuyển, các biện pháp hỗ trợ để thực hiện chính sách giá

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sai mục đích tiền trợ giá, tiền trợ cước vận chuyển hàng hoá và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai man, khai khống hồ sơ thanh toán để nhận tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá.

3. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, 2 Điều này ngoài việc bị phạt tiền, còn thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Thu hồi tiền trợ giá, tiền trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá đã sử dụng sai mục đích đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Thu hồi tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá có được do khai man, khai khống hồ sơ thanh toán đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.

Chương 3:

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁ

Điều 19. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Uỷ ban nhân dân các cấp trong lĩnh vực giá

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch giá có được do vi phạm hành chính;

d) Buộc phải bồi thường toàn bộ số tiền bị tổn thất do vi phạm hành chính.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức cao nhất được quy định tại Nghị định này;

c) Tịch thu số tiền thu lợi do vi phạm hành chính;

d) Tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch giá có được do vi phạm hành chính;

đ) Buộc phải bồi thường toàn bộ số tiền bị tổn thất do vi phạm hành chính;

e) Thu hồi tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá có được do khai man, khai khống hồ sơ thanh toán; tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá đã sử dụng sai mục đích.

Điều 20. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá của cơ quan Thanh tra chuyên ngành:

1. Thanh tra viên chuyên ngành Tài chính đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

2. Chánh Thanh tra chuyên ngành sở Tài chính có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu số tiền thu lợi do vi phạm hành chính;

d) Tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch giá có được do vi phạm hành chính;

đ) Buộc phải bồi thường toàn bộ số tiền bị tổn thất do vi phạm hành chính;

e) Thu hồi tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá có được do khai man, khai khống hồ sơ thanh toán; tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá đã sử dụng sai mục đích.

3. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có quyền

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tịch thu số tiền thu lợi do vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng thẻ thẩm định viên về giá;

đ) Tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch giá có được do vi phạm hành chính;

e) Buộc phải bồi thường toàn bộ số tiền bị tổn thất do vi phạm hành chính;

g) Thu hồi tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá có được do khai man, khai khống hồ sơ thanh toán; tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá đã sử dụng sai mục đích.

4. Thanh tra chuyên ngành của các Bộ, ngành có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá như Thanh tra chuyên ngành Tài chính theo quy định tại Nghị định này trong phạm vi thẩm quyền quản lý giá của Bộ, ngành được Chính phủ quy định.

Điều 21. Việc xác định thẩm quyền xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 42 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002

Điều 22. Thủ tục xử phạt

1. Thủ tục và trình tự xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá được thực hiện theo quy định tại các Điều 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, và Điều 65 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Chương IV Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

2. Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách Nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước. Chế độ quản lý biên lai thu tiền phạt và tiền nộp phạt thực hiện theo quy định hiện hành

3. Cá nhân, tổ chức bị thu hồi tiền trợ giá, tiền trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá; bị tịch thu tiền chênh lệch giá; bị buộc phải bồi thường tiền thất thoát do vi phạm hành chính; bị chịu phí tổn để hoàn trả tiền chênh lệch giá phải nộp tiền tại nơi mà quyết định xử phạt đã ghi, để cơ quan chủ trì xử phạt xem xét hoàn trả bên bị thiệt hại hoặc nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 23. Chấp hành quyết định xử phạt hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật

Điều 24. Chuyển hồ sơ vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá để truy cứu trách nhiệm hình sự

Khi xét thấy hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

Nghiêm cấm giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính.

Chương 4:

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 25. Khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với những quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền. Việc khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính không làm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.

Điều 26. Xử lý vi phạm

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá mà vụ lợi cá nhân hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá nếu có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ có trách nhiệm kiểm tra hoặc cố tình trì hoãn, trốn tránh thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; bãi bỏ Nghị định số 44/2000/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2000 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả.

Điều 28. Trách nhiệm thi hành Nghị định

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
---------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 169/2004/ND-CP

Hanoi, September 22, 2004

 

DECREE

PRESCRIBING THE SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE PRICE DOMAIN

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the April 26, 2002 Ordinance on Price;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Finance Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Administrative violations in the price domain, prescribed by this Decree, include:

a) Violations of regulations on valorization;

b) Violations of regulations on price consultation;

c) Violations of regulations on price brackets, price levels set by competent agencies;

d) Violations of regulations on price scheme formulation;

e) Violations of regulations on price appraisal;

f) Violations of regulations on price posting;

g) Violations of regulations on prohibited acts prescribed in Article 28 of the Ordinance on Price;

h) Violations of regulations on use of goods price subsidy, freight subsidy money, support money amounts for implementation of price policies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Subjects of application

Domestic and foreign individuals, agencies and organizations (hereinafter referred collectively to as individuals and organizations), that commit acts of intentionally or unintentionally violating law provisions on prices, which do not constitute crimes, shall all be sanctioned for administrative violations under the provisions of this Decree and other relevant law provisions on sanctioning of administrative violations, except otherwise provided for by international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.

Article 3.- Principles for sanctioning administrative violations in the price domain

1. The sanctioning of administrative violations in the price domain must be conducted by competent persons strictly according to the provisions of this Decree.

2. All administrative violations must be detected in time and immediately stopped. The sanctioning must be carried out swiftly, fairly and lawfully; all consequences caused by administrative violations must be remedied strictly according to law provisions.

3. An act of administrative violation in the price domain shall be sanctioned only once. An individual or organization that commits many acts of administrative violation shall be sanctioned for every violation act. If many individuals or organizations jointly commit one act of administrative violation, each violating individual or organization shall be sanctioned.

4. The sanctioning of administrative violations in the price domain must be based on the nature and seriousness of the violations, the extenuating circumstances and aggravating circumstances for decision on appropriate sanctioning forms and levels.

Article 4.- Extenuating circumstances, aggravating circumstances for acts of administrative violation in the price domain

1. Extenuating circumstances:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) The administrative violators have voluntarily reported thereon;

c) They are forced to commit violations.

2. Aggravating circumstances:

a) Committing the violations in an organized manner;

b) Committing violations time and again or relapsing into violations in the price domain;

c) Abusing positions and powers to commit violations;

d) Taking advantage of the situation of war, natural calamities or other special difficulties of the society to commit violations;

e) Committing violations while serving penalties of criminal judgments or serving decisions on sanctioning of administrative violations in the price domain;

f) Continuing to commit acts of administrative violation though competent persons have requested them to stop such acts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.- Statute of limitations for sanctioning acts of administrative violation in the price domain

1. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the price domain is 2 years as from the date the administrative violation is committed.

2. For individuals against whom criminal cases are instituted, who are prosecuted or brought to trial according to criminal procedures under decisions but later decisions  to stop the investigation or stop the cases are issued while their violation acts show signs of administrative violation in the price domain, they shall be sanctioned for administrative violations; within three days after the decisions to stop the investigation or stop the cases are issued, the persons who have made such decisions must send them to the persons competent to sanction the administrative violations; in this case, the statute of limitations for sanctioning the administrative violations is three months as from the date the persons with sanctioning competence receive the stoppage decisions and the violation dossiers.

3. Within the time limits prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, if individuals or organizations commit new administrative violations also in the price domain or deliberately shirk or obstruct the sanctioning, the statute of limitations prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall not apply but be recalculated from the time of committing the new administrative violations or the time of terminating the acts of shirking or obstructing the sanctioning.

Article 6.- The statute of limitations for executing decisions on sanctioning of administrative violations in the price domain

The statute of limitations for executing a decision on sanctioning administrative violation(s) is one year, counting from the date the sanctioning decision is issued; if past this time limit such decision is not executed, the sanctioning decision shall not be executed but the remedial measures inscribed in the decision still apply.

Where sanctioned individuals or organizations deliberately evade or delay the execution of sanctioning decisions, the above-mentioned statute of limitations shall be recalculated from the time the evading or delaying acts terminate.

Article 7.- The time limit for being considered having not yet been sanctioned for administrative violations in the price domain

Individuals and organizations sanctioned for administrative violations, if past one year counting from the date of completely serving the sanctioning decisions or the date of expiry of the statute of limitations for executing the sanctioning decisions they do not relapse into violations, shall be considered having not yet been sanctioned for administrative violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For each act of administrative violation in the price domain, the violating individuals and organizations shall be subject to one of the following principal sanctioning forms:

a) Caution;

b) Fine.

2. Depending on the nature and seriousness of their violations, the individuals and organizations committing administrative violations in the price domain shall also be subject to the application of one or more of the following additional sanctioning forms:

a) Deprivation of the right to use the price evaluator’s card;

b) Confiscation of the money amounts earned from administrative violations.

3. Apart from the above-mentioned principal and additional sanctioning forms, the violating individuals and organizations can also be compelled to apply one or more of the following remedial measures:

a) Confiscation of all price difference money amounts earned from administrative violations;

b) Forced compensation for the entire money amounts lost due to administrative violations in the price domain;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) The compulsory payment of all expenses for the return of difference money earned from wrong price application to individuals and/or organizations that the wrong prices were applied to.

4. The principal sanctioning forms, additional sanctioning forms and measures applicable to administrative violations in the price domain are prescribed in Chapter II of this Decree. Other additional sanctioning forms and measures shall only be applied together with principal sanctioning forms. In cases where the statute of limitations for sanctioning  administrative violations have expired, the principal sanctioning forms shall not apply but the measures prescribed at Points a, b, c, d, Clause 3 of this Article can be applied.

5. When the form of fine is applied, the specific fine level for an act of administrative violation in the price domain shall be the average level of the fine bracket corresponding to such act, prescribed in this Decree; if the violation involves extenuating circumstance(s), the fine level can be reduced but must not be lower than the minimum level of the fine bracket; if it involves aggravating circumstance(s), the fine level can be raised but must not exceed the maximum level of the fine bracket.

Chapter II

ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN THE PRICE DOMAIN, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Article 9.- Acts of violating regulations on valorization

A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following violation acts:

1. Failing to report or reporting in contravention of the State’s regulations on the implementation of valorization measures.

2. Failing to strictly observe the valorization measures of competent bodies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for acts of buying or selling goods or providing services at prices different from the temporary prices in price consultation or the committed prices already promulgated by competent bodies.

2. Individuals or organizations that commit administrative violation acts prescribed in Clause 1 of this Article may, apart from fines, be subject to the following measures:

a) Confiscation of the entire price difference money earned from the administrative violations;

b) Forcible compensation for the entire money amounts lost due to wrong price application;

c) Payment of all expenses for the return of price difference money to individuals or organizations that the wrong prices were applied to.

Article 11.- Acts of wrongly applying the prices decided by competent bodies

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for acts of buying or selling goods, providing services at prices different from the specific prices, price brackets, limited prices decided by provincial/municipal People’s Committees or competent bodies (other than the agencies defined in Clauses 2 and 3 of this Article).

2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for acts of buying, selling goods or providing services at prices different from the specific prices, price brackets or limited prices decided by ministers or heads of ministerial-level agencies.

3. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for acts of buying, selling goods or providing services at prices different from the specific prices, price bracket or limited prices decided by the Government or the Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Confiscation of the entire price difference money amounts earned from the administrative violations;

b) Forcible compensation for the whole money amounts lost due to wrong price application;

c) Payment of all expenses for the reimbursement of the price difference money to individuals and organizations the wrong prices were applied to.

Article 12.- Acts of violating regulations on price scheme formulation

A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for acts of formulating scheme on asset, goods and/or service prices set by the State at variance with the price calculation regulations of competent bodies.

Article 13.- Acts of violating regulations on price evaluation

1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for acts of wrongly evaluating prices for self-seeking purposes, which causes damage to individuals, organizations and/or the State.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for acts of evaluating prices when failing to fully meet the conditions for price- evaluating activities as provided for by law.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for acts of failing to evaluates the prices of assets which must be price-evaluated as provided for by the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Confiscation of the money amounts earned from administrative violations;

b) Definite or indefinite deprivation of the right to use the price evaluator’s card.

5. Individuals or organizations committing administrative violation acts specified in Clauses 1, 2, 3 of this Article may, apart from fines and/or additional sanctions, be compelled to compensate for the money amounts lost due to their administrative violations.

Article 14.- Acts of failing to strictly comply with the regulations on price posting

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and 200,000 for acts of failing to post up prices or posting up prices in contravention of regulations at transaction, goods-trading and service-providing places, for goods and services with prices set by enterprises themselves.

2. A fine of between VND 200,000 and 500,000 for acts of failing to post up or posting up prices in contravention of regulations at transaction, goods-trading and service-providing places, for goods and services on the list of those with prices set by the State.

Article 15.- Acts of alignment for price monopoly

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for acts of failing to report or reporting incompletely, inaccurately, untimely on data and/or documents related to production and circulation costs, monopolized goods and/or service prices at requests of competent price- State management agencies.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for the following acts committed within one province or centrally-run city:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Reaching agreement among organiza-tions, individuals in order to create goods scarcity by way of restricting production, distribution, transportation and/or sale of goods and/or the provision of services; destroying, damaging goods, infringing upon the legitimate interests of other production and/or business organizations, individuals or consumers.

c) Reaching agreement among organiza-tions, individuals to realize conditions on goods sale, purchase, post-sale service provision, thus affecting goods prices, service prices, infringing upon the legitimate interests of other production and/or business organizations, individuals or consumers.

d) Reaching agreement among organiza-tions, individuals to change sale and/or purchase prices of goods, services in order to abolish or force other enterprises to align with them or become their branches, infringing upon the legitimate interests of other production and/or business organizations, individuals or consumers.

3. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 for acts mentioned at Points a, b, c, d of Clause 1, which are committed in areas larger than a province or a centrally-run city.

4. Individuals and organizations committing administrative violation acts specified in Clauses 2 and 3 of this Article shall, apart from fines, be subject to confiscation of the entire money amounts earned from their administrative violations.

5. Individuals and organizations committing administrative violation acts specified in Clauses 2 and 3 of this Article can, apart from fines and/or additional sanctions, be compelled to compensate for the money amounts lost due to their administrative violations.

Article 16.- Acts of speculation to raise prices, to press prices

1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for acts of taking advantage of natural disasters, enemy sabotage and/or other unexpected developments for speculation to raise prices, press prices within a rural district, an urban district, a provincial town.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for acts of taking advantage of natural disasters, enemy sabotage and/or other unexpected developments for speculation to raise prices, to press prices within an area larger than a rural district, an urban district, a provincial town.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Individuals or organizations that commit acts of administrative violation specified in Clauses 1 and 2 of this Article may, apart from fines and/or additional sanctions, be compelled to compensate for the money amounts lost due to their administrative violations.

Article 17.- Acts of fabricating, spreading groundless news about price increases or price decreases

1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for acts of fabricating and/or spreading groundless news about goods or service price increase or decreases decided by provincial People’s Committees, thus causing damage to legitimate interests of other production and/or individuals, organizations, consumers and the interests of the State.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for acts of fabricating and/or spreading groundless news about goods or service price increases or decreases decided by the Government, the Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies, thus causing damage to legitimate interests of other production and/or business individuals or organizations, consumers and the interests of the State.

Article 18.- Acts of violating regulations on price and/or freight subsidies, support measures for the implementation of price policies

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for acts of using for wrong purposes goods price and/or freight subsidy money and other support money amounts for the implementation of price policies.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for acts of making false declarations or over-declarations in payment dossiers to receive goods price and/or freight subsidies and other support money amounts for the implementation of price policies.

3. Individuals or organizations that commit acts of administrative violation specified in Clauses 1 and 2 of this Article can, apart from fines, be subject to the application of the following remedial measures:

a) Recovering goods price and/or freight subsidy money and/or other support money amounts for implementation of price policies, which have been used for wrong purposes, for the administrative violations prescribed in Clause 1 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter III

COMPETENCE, PROCEDURES FOR SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE PRICE DOMAIN

Article 19.- Competence of the People’s Committees at all levels to sanction administrative violations in the price domain

1. The presidents of the People’s Committees of communes, wards, district townships have the power to impose:

a) Caution;

b) Fines of up to VND 500,000.

2. The presidents of the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals, provincial towns have the power:

a) To impose caution;

b) To impose fines of up to VND 20,000,000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) To compel the compensation for the entire money amounts lost due to administrative violations.

3. The presidents of the People’s Committees of provinces or centrally-run cities shave the power:

a) To impose caution;

b) To impose fines of up to the maximum level prescribed by this Decree;

c) To confiscate the money amounts earned from administrative violations;

d) To confiscate the entire price difference money amounts earned from administrative violations;

e) To compel the compensation for the entire money amounts lost due to administrative violations;

f) To recover the goods price and/or freight subsidy money acquired due to false declarations or over-declarations in payment dossiers; the goods price and/or freight subsidy money and support money for the implementation of price policies, which have been used for wrong purposes.

Article 20.- The specialized inspectorates’ competence to sanction administrative violations in the price domain

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) To impose caution;

b) To impose fines of up to VND 200,000.

2. The specialized chief inspectors of the provincial/municipal Finance Services have the power:

a) To impose sanction;

b) To impose fines of up to VND 20,000,000;

c) To confiscate the profit amounts earned from administrative violations;

d) To confiscate the entire price difference money amounts acquired from administrative violations;

e) To compel the compensation for the entire money amounts lost due to administrative violations;

f) To recover the goods price and/or freight subsidy money and/or support money amounts for implementation of price policies, which have been acquired due to false declarations, over-declarations in the payment dossiers; the goods price and/or freight subsidy money and/or other support money amounts for implementation of price policies. which have been used for wrong purposes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) To impose caution;

b) To impose fines of up to VND 30,000,000;

c) To confiscate the money amounts earned from administrative violations;

d) To deprive of the right to use the price evaluator’s card;

e) To confiscate the entire price difference money amounts earned from administrative violations;

f) To compel the compensation for the entire money amounts lost due to administrative violations;

g) To recover the goods price and/or freight subsidy money and/or support money amounts for implementation of price policies, which have been acquired due to false declarations, over-declarations in the payment dossiers; the goods price and/or freight subsidy money and/or support money amounts for implementation of price policies, which have been used for wrong purposes.

4. The specialized inspectorates of the ministries, branches have the competence to sanction administrative violations in the price domain like the specialized finance inspectorates under the provisions of this Decree within the price managing competence of the ministries, branches, as prescribed by the Government.

Article 21.- The determination of sanctioning competence shall comply with the provisions of Article 42 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations of July 2, 2002.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The procedures and order for sanctioning acts of administrative violation in the price domain shall comply with the provisions of Articles 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59 and 65 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations of July 2, 2003 and Chapter IV of Decree No.134/2003/ND-CP of November 14, 2003 detailing the implementation of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. The collected fine money must be remitted into the State budget through accounts opened at the State Treasury. The regime of managing fine collection receipts and fine money shall comply with the current regulations.

3. Individuals and organizations subject to the recovery of goods price and/or freight subsidy money and/or support money amounts for implementation of price policies; the confiscation of price difference money; to compensation for money amounts lost due to their administrative violations; to the payment of all expenses for refunding of price difference money must submit the money at places inscribed in the sanctioning decisions so that the principal sanctioning bodies consider the refund thereof to the victims or remit them into the State budget.

Article 23.- The execution of decisions to sanction administrative violations and the coercive execution of decisions to sanction administrative violations shall comply with law provisions.

Article 24.- Transfer of dossiers of administrative violations in the price domain for penal liability examination

When deeming that acts of administrative violation in the price domain show criminal signs, the competent persons must immediately transfer the dossiers to competent criminal procedure- conducting agencies.

It is strictly prohibited to retain violation cases with criminal signs for administrative sanction.

Chapter IV

COMPLAINTS, DENUNCIATIONS, VIOLATION HANDLING

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Complaints, denunciations and settlement of complaints or denunciations against decisions to sanction administrative violations in the price domain shall comply with the law provisions on complaints, denunciations.

Pending the settlement of complaints, individuals and organizations sanctioned for administrative violations in the price domain must strictly abide by the sanctioning decisions of competent bodies. The complaints about administrative violation-sanctioning decisions shall not suspend the execution of sanctioning decisions.

Article 26.- Handling of violations

Persons who are competent to sanction administrative violations in the price domain but seek personal interests or lack responsibility, covering up, failing to sanction or sanctioning not in time, improperly, sanctioning ultra vires shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage to the State, organizations or individuals, they must pay compensation therefor according to law provisions.

Persons who are sanctioned for administrative violations in the price domain, if committing acts of obstructing, resisting on-duty officials who have the responsibility to inspect or deliberately delaying or shirking the execution of administrative violation- sanctioning decisions shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled or examined for penal liability according to the current law provisions.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 27.- Implementation effect

This Decree takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette; to annul Decree No. 44/2000/ND-CP of September 1, 2000 of the Government stipulating the sanctioning of administrative violations in the price domain.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Finance Minister has the responsibility to guide the implementation of this Decree.

2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, the presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree of Government No. 169/2004/ND-CP of September 22, 2004 prescribing the sanctioning of administrative violations in The Price Domain
Official number: 169/2004/ND-CP Legislation Type: Decree of Government
Organization: The Government Signer: Phan Van Khai
Issued Date: 22/09/2004 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree of Government No. 169/2004/ND-CP of September 22, 2004 prescribing the sanctioning of administrative violations in The Price Domain

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status