BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 94/2014/TT-BTC

Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2014

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI HÀNG HÓA KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU VÀ GỬI KHO NGOẠI QUAN; XỬ LÝ ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP TỪ CHỐI NHẬN HÀNG

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;

Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại;

Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan; công văn số 1757/TTg-KTTH ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan.

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan; xử lý đối với trường hợp từ chối nhận hàng.

Mục 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về:

1. Thủ tục xác nhận doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa (sau đây gọi tắt là Thông tư số 05/2014/TT-BCT).

2. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất sang nước khác qua các tỉnh biên giới, bao gồm:

a) Hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục III, hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục IV và hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT được kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu.

b) Hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục III, hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT được đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất sang nước khác hoặc đã làm thủ tục hải quan theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan để chờ làm thủ tục tái xuất.

3. Xử lý đối với trường hợp người nhận hàng ghi trên vận đơn từ chối nhận hàng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thương nhân Việt Nam.

2. Chủ kho ngoại quan và chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan.

3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.

4. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Xác nhận doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa

1. Thương nhân có nhu cầu đề nghị Bộ Công Thương cấp mã số tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều 13 Mục 2 Chương 2 Thông tư số 05/2014/TT-BCT thì lập 01 bộ hồ sơ đề nghị xác nhận về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Hải quan. Bộ hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị xác nhận doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa gửi Tổng cục Hải quan: 01 bản chính;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan kiểm tra thông tin trên hệ thống dữ liệu, có văn bản xác nhận hoặc trả lời doanh nghiệp trong trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện để được xác nhận.

Mục 2. THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT

Điều 4. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất

Thủ tục hải quan đối với một số loại hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất quy định tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 41 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là Thông tư số 128/2013/TT-BTC), Điều 46 Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (sau đây gọi tắt là Thông tư số 196/2012/TT-BTC) và Điều 26 Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (sau đây gọi tắt là Thông tư số 22/2014/TT-BTC). Một số nội dung được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Hồ sơ hải quan tạm nhập:

Khi làm thủ tục hải quan tạm nhập, ngoài những chứng từ như đối với hàng nhập khẩu thương mại, thương nhân thực hiện:

a) Đăng ký cửa khẩu tái xuất hàng hóa trên ô “ghi chép khác” của tờ khai hải quan mẫu HQ/2012-NK ban hành kèm theo Thông tư số 15/2012/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mẫu tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu ban hành kèm Thông tư số 196/2012/TT-BTC hoặc chỉ tiêu thông tin số 1.68 – Phần ghi chú, Phụ lục II Thông tư số 22/2014/TT-BTC;

b) Hợp đồng xuất khẩu: Nộp 01 bản chụp có ký tên, đóng dấu xác nhận của người khai hải quan;

Khi làm thủ tục tạm nhập, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu hợp đồng xuất khẩu với bộ hồ sơ tạm nhập, ghi rõ số tờ khai tạm nhập, ký tên, đóng dấu công chức trên hợp đồng xuất khẩu và trả cho người khai hải quan để làm thủ tục tái xuất.

Trường hợp có sự thay đổi về hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, thương nhân phải có thông báo cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập trước khi làm thủ tục tái xuất; cơ quan hải quan thu hồi hợp đồng xuất khẩu cũ để hủy bỏ nội dung xác nhận, đồng thời xác nhận trên hợp đồng xuất khẩu mới và trả cho người khai hải quan để làm thủ tục tái xuất.

c) Nộp vận đơn đường biển theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 05/2014/TT-BCT: 01 bản chụp có ký tên, đóng dấu xác nhận của người khai hải quan;

d) Nộp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp đối với hàng hóa phải có giấy phép tạm nhập tái xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT: 01 bản chụp có ký tên, đóng dấu xác nhận của người khai hải quan và xuất trình bản chính để đối chiếu;

đ) Nộp Giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa do Bộ Công Thương cấp đối với mặt hàng theo quy định phải được Bộ Công Thương cấp phép: 01 bản chính. Trường hợp tạm nhập nhiều lần thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập lần đầu thực hiện việc cấp Phiếu theo dõi trừ lùi theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

2. Hồ sơ hải quan tái xuất:

Khi làm thủ tục tái xuất, ngoài những chứng từ như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại, người khai hải quan phải khai cụ thể hàng hóa tái xuất thuộc tờ khai tạm nhập nào trên ô “chứng từ đi kèm” của tờ khai hải quan mẫu HQ/2012-XK ban hành kèm theo Thông tư số 15/2012/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mẫu tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu ban hành kèm Thông tư số 196/2012/TT-BTC hoặc khai vào chỉ tiêu thông tin số 2.3 – Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng, Phụ lục II Thông tư số 22/2014/TT-BTC.

3. Địa điểm làm thủ tục hải quan:

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này phải làm thủ tục hải quan tạm nhập, tái xuất tại cửa khẩu tạm nhập hàng hóa; Hàng hóa tái xuất được vận chuyển qua các cửa khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

Điều 5. Quản lý, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất

1. Thời hạn lưu giữ:

a) Thời hạn hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được phép lưu giữ tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuơng mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

b) Trường hợp thương nhân cần kéo dài thời hạn lưu lại tại Việt Nam thì có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận ký, đóng dấu Chi cục trên văn bản đề nghị của thương nhân và trả lại thương nhân để làm thủ tục tái xuất hàng hóa; lưu hồ sơ hải quan 01 bản chụp. Việc gia hạn được thực hiện không quá 02 lần cho mỗi lô hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất, mỗi lần không quá 30 ngày.

c) Quá thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam thương nhân chỉ được tái xuất qua cửa khẩu tạm nhập trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam (không được phép tái xuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập). Trường hợp không tái xuất được thì bị tịch thu và xử lý theo quy định; Trường hợp phải tiêu hủy thì chi phí tiêu hủy thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương về việc quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ của thương nhân. Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất trong việc bàn giao, quản lý, giám sát và xử lý hàng hóa quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam.

2. Địa điểm lưu giữ:

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất (bao gồm các trường hợp đã hoàn thành thủ tục tạm nhập hoặc đã hoàn thành thủ tục tái xuất, chờ thực xuất) được phép lưu giữ tại một trong các địa điểm sau:

a) Khu vực chịu sự giám sát hải quan tại cửa khẩu;

b) Cảng nội địa (ICD) hoặc kho ngoại quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất, trừ các mặt hàng không được gửi kho ngoại quan theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP;

c) Kho, bãi của thương nhân thuộc địa bàn hoạt động hải quan đã được Bộ Công Thương cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất (chỉ áp dụng đối với hàng thực phẩm đông lạnh).

3. Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất:

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu, điểm thông quan theo quy định tại khoản 8 Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương.

4. Trường hợp cần thay đổi cửa khẩu tái xuất đã ghi trên tờ khai xuất khẩu thì thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 61 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.

5. Không cho phép chia nhỏ container trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, điểm thông quan theo quy định.

Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ container để tái xuất, thì thương nhân có văn bản đề nghị trong đó nêu rõ lý do, thời gian thực bắt đầu và kết thúc việc thay đổi, chia nhỏ container để tái xuất; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý các địa điểm lưu giữ hàng hóa xem xét quyết định nếu hàng hóa, phương tiện đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Hàng hóa đang được lưu giữ tại các địa điểm quy định tại khoản 2 Điều này hoặc các điểm thông quan; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu ở biên giới;

b) Container hoặc phương tiện vận tải hàng hóa phải đảm bảo điều kiện niêm phong giám sát hải quan; Trường hợp không thể niêm phong hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất áp dụng phương thức giám sát hải quan phù hợp đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật;

c) Hàng hóa trong thời gian chuyển sang container hoặc phương tiện vận tải khác phải chịu sự giám sát trực tiếp của công chức hải quan và thiết bị, phương tiện giám sát hải quan

6. Hàng hoá tái xuất đã hoàn thành thủ tục hải quan phải được tập kết đầy đủ tại khu vực cửa khẩu và tái xuất qua cửa khẩu trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất và được Hải quan cửa khẩu xuất xác nhận trên Biên bản bàn giao, trường hợp chưa thể xuất được hoặc chưa xuất hết, nếu thương nhân có văn bản đề nghị thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất xem xét gia hạn để xuất khẩu hết trong các ngày kế tiếp, nhưng phải trong thời hạn lưu giữ tại Việt Nam.

Trong thời gian chờ tái xuất tiếp, hàng hóa phải được lưu giữ trong khu vực cửa khẩu, bao gồm cả địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu được Tổng cục Hải quan công nhận, khu vực cảng nội địa (ICD) hoặc kho ngoại quan thuộc khu vực cửa khẩu tái xuất; hàng thực phẩm đông lạnh được phép lưu giữ tại kho, bãi của doanh nghiệp thuộc khu vực cửa khẩu tái xuất đã được Bộ Công Thương công nhận và cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất.

7. Giám sát hải quan đối với hàng hóa tái xuất tại cửa khẩu khác:

a) Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa đã làm xong thủ tục hải quan tái xuất, nhưng được vận chuyển đến cửa khẩu khác để thực xuất khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Thông tư số 128/2013/TT-BTC hoặc Điều 46 Thông tư số 196/2012/TT-BTC hoặc Điều 33 Thông tư số 22/2014/TT-BTC;

b) Trường hợp thương nhân đề nghị được xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, điểm thông quan theo quy định tại khoản 3 Điều này, sau khi tiếp nhận hồ sơ và hàng hóa xuất khẩu do Chi cục Hải quan làm thủ tục tái xuất chuyển đến, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất chịu trách nhiệm giám sát hàng hóa tái xuất qua các địa điểm này.

8. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này không được phép chuyển tiêu thụ nội địa. Trường hợp thương nhân tự ý chuyển tiêu thụ nội địa thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

9. Thủ tục thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC. Ngoài ra, công chức thanh khoản tờ khai phải căn cứ vào Biên bản bàn giao hoặc Bảng thống kê Biên bản bàn giao có xác nhận của hải quan cửa khẩu xuất để thực hiện thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế cho tờ khai tạm nhập theo quy định của pháp luật về thuế.

10. Chế độ báo cáo:

Định kỳ ngày 10 hàng tháng, Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo Tổng cục Hải quan tình hình làm thủ tục hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất theo mẫu do Tổng cục Hải quan quy định.

Điều 6. Quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan, cảng nội địa (ICD)

1. Hàng hóa quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư này đã làm thủ tục tạm nhập, chưa làm thủ tục tái xuất chỉ được gửi kho ngoại quan hoặc cảng nội địa do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập quản lý. Việc kiểm tra thực tế khi làm thủ tục tái xuất được thực hiện tại kho ngoại quan hoặc cảng nội địa do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập quản lý (sau đây được gọi là kho ngoại quan hoặc cảng nội địa); Hàng hóa đã làm thủ tục tái xuất được gửi kho ngoại quan hoặc cảng nội địa tại cửa khẩu xuất.

2. Quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan, cảng nội địa.

a) Trách nhiệm của thương nhân:

a.1) Sau khi đã làm thủ tục hải quan tạm nhập hoặc tái xuất, nếu hàng hóa còn trong thời hạn được lưu giữ tại Việt Nam thì thương nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tái xuất đề nghị được gửi vào kho ngoại quan hoặc cảng nội địa để chờ làm thủ tục tái xuất hoặc chờ thực xuất;

a.2) Chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa trong thời gian lưu giữ tại kho ngoại quan, cảng nội địa;

a.3) Nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính tờ khai tạm nhập hoặc tờ khai tái xuất đã làm xong thủ tục hải quan cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan hoặc cảng nội địa;

a.4) Trường hợp hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập gửi kho ngoại quan, cảng nội địa để chờ làm thủ tục tái xuất: Khi đưa hàng hóa từ kho ngoại quan, cảng nội địa ra cửa khẩu xuất, thương nhân phải làm thủ tục hải quan tái xuất trước khi làm thủ tục đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan, cảng nội địa.

b) Lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tái xuất xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên công văn đề nghị và trả cho doanh nghiệp để làm thủ tục đưa vào kho ngoại quan, cảng nội địa, đồng thời sao chụp lưu kèm hồ sơ hải quan;

c) Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập thực hiện như đối với hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 59 Thông tư số 128/2013/TT-BTC;

d) Việc giám sát hải quan đối với hàng hóa đã làm thủ tục hải quan tạm nhập vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan, cảng nội địa để chờ làm thủ tục tái xuất thực hiện như đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu. Trường hợp hàng hóa vận chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất thực hiện theo hướng dẫn tại điểm d khoản 4 Điều 10 Thông tư này; từ cảng nội địa ra cửa khẩu xuất thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 7 Điều 5 Thông tư này;

đ) Việc thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan chỉ được thực hiện sau khi hàng hóa đã thực xuất khẩu ra nước ngoài.

Mục 3. THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA KINH DOANH CHUYỂN KHẨU

Điều 7. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu

Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 42 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 8. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa chuyển khẩu đi qua cửa khẩu Việt Nam

Trường hợp hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, có đi qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, việc kiểm tra, giám sát hải quan thực hiện như sau:

1. Trách nhiệm của thương nhân:

Nộp cho Chi cục Hải quan nơi có hàng hóa nhập khẩu chuyển khẩu 01 bộ hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa theo mẫu số 01/CKHH ban hành kèm Thông tư này;

b) Giấy phép kinh doanh hàng chuyển khẩu do Bộ Công Thương cấp đối với hàng hóa phải có giấy phép chuyển khẩu theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT: 01 bản chính;

c) Hợp đồng mua hàng; hợp đồng bán hàng: 01 bản chụp;

d) Vận đơn hàng nhập khẩu: 01 bản chụp;

đ) Vận đơn hàng xuất khẩu sau khi hàng đã xếp lên tàu: 01 bản chụp (nộp cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu).

2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu:

a) Tiếp nhận bộ hồ sơ lô hàng nhập khẩu chuyển khẩu; Kiểm tra, đối chiếu số container, số chì với bộ hồ sơ chuyển khẩu. Trường hợp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu do Bộ Công Thương cấp cho nhiều lô hàng, làm thủ tục nhiều lần thì Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện việc cấp phiếu theo dõi trừ lùi cho từng lần làm thủ tục theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan;

b) Xác nhận nhập khẩu và ký tên, đóng dấu công chức trên công văn đề nghị của doanh nghiệp;

c) Giám sát và theo dõi lô hàng chuyển khẩu cho đến khi xuất ra khỏi Việt Nam;

d) Sau khi hàng hóa xếp lên phương tiện, công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa (theo mẫu số 01/CKHH ban hành kèm theo Thông tư này);

đ) Trường hợp hàng hóa chuyển khẩu xuất qua cửa khẩu khác với cửa khẩu nhập nhưng cùng trong hệ thống khu vực cảng biển thuộc địa bàn giám sát của Cục Hải quan tỉnh, thành phố thì sau khi hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, công chức hải quan giám sát xác nhận “hàng đã qua khu vực giám sát” trên Văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa; việc giám sát hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cửa khẩu xuất thực hiện như đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu theo quy định tại Điều 61 Thông tư số 128/2013/TT-BTC;

e) Trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu phát hiện lô hàng chuyển khẩu có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quyết định kiểm tra thực tế và xử lý theo quy định.

3. Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày kể từ ngày được Chi cục Hải quan cửa khẩu hoàn thành việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.

Mục 4. THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG GỬI KHO NGOẠI QUAN

Điều 9.  Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất đi nước khác

1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất đi nước khác thực hiện như đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan và từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài theo hướng dẫn tại Điều 59 Thông tư số 128/2013/TT-BTC, Điều 51 Thông tư số 196/2012/TT-BTCĐiều 30 Thông tư số 22/2014/TT-BTC. Ngoài ra, tại Thông tư này hướng dẫn bổ sung như sau:

a) Khi làm thủ tục đưa vào kho ngoại quan, người khai hải quan phải khai mã số tạm nhập tái xuất trên ô số 21 tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan mẫu HQ/2012-KNQ ban hành kèm Thông tư số 183/2012/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc chỉ tiêu thông tin 1.38 – Giấy phép nhập khẩu Phụ lục II Thông tư số 22/2014/TT-BTC và nộp bản chụp, xuất trình bản chính Giấy chứng nhận mã số tạm nhập, tái xuất của nhóm hàng hóa được gửi kho ngoại quan do Bộ Công Thương cấp theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT;

b) Chủ kho ngoại quan phải nộp vận đơn có ghi cụ thể tên, địa chỉ kho ngoại quan lưu giữ hàng hóa;

c) Thương nhân có mã số của nhóm hàng hóa được gửi kho ngoại quan do Bộ Công Thương cấp theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT được đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan để làm thủ tục gửi hàng từ nước ngoài vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới.

2. Chủ kho ngoại quan, chủ hàng hóa chịu trách nhiệm xử lý và thanh toán các chi phi liên quan đến việc xử lý các lô hàng có dấu hiệu hư hỏng, quá thời hạn sử dụng cần xử lý để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường và các loại hàng hóa khác trong kho theo quy định của pháp luật. Chủ kho ngoại quan/chủ hàng hóa phải chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc xử lý, làm sạch môi trường; tiêu hủy và các khoản chi phí khác theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư số 05/2014/TT-BCT.

3. Hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan phải được kiểm tra thực tế; Hình thức, mức độ kiểm tra theo quy định của quản lý rủi ro.

Điều 10. Quản lý hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan

1. Hàng hóa quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư này đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất sang nước khác chỉ được gửi tại các kho ngoại quan thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất.

2. Thời hạn hàng hóa gửi kho ngoại quan:

Thời hạn hàng hóa gửi kho ngoại quan thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan và Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.

3. Cửa khẩu nhập, xuất:

Về cửa khẩu xuất, nhập đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất đi nước khác: Áp dụng tương tự như đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

4. Giám sát hải quan:

a) Hàng hóa gửi kho ngoại quan phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan trong thời gian vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam và lưu giữ trong kho ngoại quan tại Việt Nam;

b) Hàng hóa vận chuyển đến kho ngoại quan tại khu vực khác cửa khẩu nhập hoặc vận chuyển từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất phải được niêm phong hải quan; việc bàn giao nhiệm vụ giám sát giữa hải quan cửa khẩu và hải quan quản lý kho ngoại quan phải thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo hàng hóa có vận chuyển vào, ra và lưu giữ tại kho ngoại quan; việc tổ chức theo dõi, phối hợp giám sát hải quan thực hiện như quy định đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất quy định tại khoản 7 Điều 5 Thông tư này và quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu của Tổng cục Hải quan;

c) Chủ hàng (chủ kho ngoại quan trong trường hợp được chủ hàng ủy quyền) chịu trách nhiệm vận chuyển đúng tuyến đường, thời gian, cửa khẩu đã đăng ký với cơ quan hải quan và bảo quản nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan; hệ thống camera phải lưu giữ hình ảnh liên quan đến lô hàng khi vận chuyển đưa vào, đưa ra kho ngoại quan trong thời hạn 6 tháng để cơ quan hải quan kiểm tra khi cần thiết; các dữ liệu hình ảnh có thể được lưu giữ trong hệ thống hoặc ổ đĩa vi tính;

d) Việc giám sát hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan và từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 59, Điều 61 Thông tư 128/2013/TT-BTC. Trường hợp doanh nghiệp đề nghị được xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, điểm thông quan theo quy định tại khoản 8 Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương, sau khi tiếp nhận hồ sơ và hàng hóa xuất khẩu do Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan chuyển đến, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất chịu trách nhiệm giám sát hàng hóa tái xuất qua các địa điểm này.

5. Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra cửa khẩu để xuất đi nước ngoài phải được thực xuất khẩu trong vòng 15 ngày kể từ ngày xuất kho, trường hợp quá 15 ngày nhưng chưa thực xuất khẩu nếu người khai hải quan có văn bản đề nghị, được lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất xác nhận và hàng hóa còn trong thời hạn gửi kho ngoại quan thì Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan về tình trạng hàng hóa gửi kho ngoại quan và giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất hết; trường hợp hàng hóa hết thời hạn gửi kho ngoại quan nhưng chưa thực xuất khẩu thì Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất bàn giao lô hàng cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan để tiến hành xử lý như đối với hàng hóa tồn đọng quá thời hạn gửi kho ngoại quan; Trường hợp phải tiêu hủy thì chi phí tiêu hủy thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương về việc quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ của doanh nghiệp.

6. Chế độ kiểm tra, báo cáo:

a) Định kỳ ngày 10 tháng sau, chủ kho ngoại quan phải báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý kho ngoại quan về tình hình hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất đi nước khác (theo mẫu số 02/BC/KNQ ban hành kèm Thông tư này). Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu hàng hóa gửi kho ngoại quan và báo cáo Tổng cục Hải quan vào ngày 15 hàng tháng.

b) Hàng tháng, Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan tổ chức kiểm tra, đánh giá tình trạng hàng hóa gửi kho ngoại quan.

Mục 5. XỬ LÝ ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP TỪ CHỐI NHẬN HÀNG

Điều 11. Từ chối nhận hàng

1. Người nhận hàng ghi trên vận đơn được từ chối nhận hàng trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định tại Điều 39 Luật Thương mại;

b) Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thuê kho ngoại quan hoặc người gửi hàng không thực hiện đúng các điều khoản đã được quy định trong hợp đồng thuê kho ngoại quan.

2. Việc từ chối nhận hàng phải được thực hiện trước thời điểm đăng ký tờ khai tạm nhập hoặc tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan.

3. Không thừa nhận việc từ chối nhận hàng đối với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

4. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định hàng hóa do người nhận hàng ghi trên vận đơn từ chối nhận là hàng hóa buôn lậu thì hàng hóa đó bị xử lý như đối với hàng hóa buôn lậu.

Điều 12. Xử lý việc từ chối nhận hàng

1. Khi phát hiện người gửi hàng không thực hiện đúng các nội dung của hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng thuê kho ngoại quan nếu người nhận hàng từ chối nhận hàng thì nộp cho cơ quan hải quan bộ hồ sơ gồm:

a) Văn bản thông báo từ chối nhận hàng, trong đó nêu rõ lý do từ chối và đề xuất phương án xử lý (tái xuất, tiêu hủy hoặc tịch thu, bán đấu giá);

b) Chứng từ chứng minh việc người gửi hàng không thực hiện đúng các nội dung của hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng thuê kho ngoại quan;

c) Văn bản thông báo và đề nghị xử lý của người gửi hàng (nếu có).

Trường hợp người gửi hàng gửi nhầm địa chỉ thì người nhận hàng có văn bản thông báo từ chối nhận hàng gửi cơ quan hải quan.

2. Địa điểm thông báo từ chối nhận hàng:

a) Trường hợp hàng hóa đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan tại cửa khẩu thì người nhận hàng thông báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu;

b) Trường hợp hàng hóa đã vận chuyển đến kho ngoại quan thì người nhận hàng thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.

3. Căn cứ bộ hồ sơ đề nghị của người nhận hàng, Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng để tiến hành phân loại, xử lý theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều này.

4. Phân loại, xử lý.

Việc phân loại, xử lý đối với hàng hóa do người nhận hàng ghi trên vận đơn từ chối nhận thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 15/2014/TT-BTC ngày 27/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan. Ngoài ra, có một số nội dung hướng dẫn bổ sung như sau:

a) Trường hợp tái xuất: Căn cứ bộ hồ sơ đề nghị của người nhận hàng, Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan giám sát hàng hóa thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay tại cửa khẩu nhập;

b) Đối với trường hợp xử lý tiêu hủy: Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức tiêu hủy. Chi phí tiêu hủy được trích từ tiền ký quỹ của người nhận hàng hoặc do chủ kho ngoại quan chi trả;

c) Trường hợp tịch thu, bán thanh lý: Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra quyết định tịch thu và tổ chức bán thanh lý. Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán hàng, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí theo quy định phải được nộp vào ngân sách nhà nước.

Mục 6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2014 và bãi bỏ Thông tư số 59/2013/TT-BTC ngày 08 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan.

Điều 14. Điều khoản chuyển tiếp

1. Việc làm thủ tục hải quan đối với các lô hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập tái xuất của thương nhân đã được cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa.

2. Đối với các lô hàng thuộc phạm vi điều chỉnh tại Thông tư này từ nước ngoài về đến cửa khẩu Việt Nam hoặc đã làm thủ tục đưa vào nhưng chưa đưa ra kho ngoại quan hoặc đã làm thủ tục tạm nhập nhưng chưa tái xuất trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được áp dụng chính sách quản lý, thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Điều 15. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ vào quy định tại Thông tư này hướng dẫn các đơn vị hải quan thực hiện thống nhất.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có phát sinh vướng mắc, cơ quan hải quan, người khai hải quan báo cáo, phản ánh cụ thể về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được xem xét, hướng dẫn giải quyết.

 

 

Nơi nhận:
- VP TW Đảng và các Ban của Đảng;
- VP Quốc Hội, VP Tổng Bí thư, VP Chủ tịch nước, VPCP;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Viện kiểm sát NDTC, Toà án NDTC;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Công báo;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Website Bộ Tài chính;
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; Website TCHQ;
- Lưu VT; TCHQ (215).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

Mẫu số 01/CKHH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

Hà Nội, ngày ….. tháng … năm 201…

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA

Kính gửi: Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực ……..

Tên doanh nghiệp: ………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………..

Mã số thuế: ………………………………………………….

Căn cứ công văn số ………/BCT-XNK ngày …. tháng …. năm 201… của Bộ Công Thương về chuyển khẩu hàng hóa, Công ty …………………………..…. đề nghị Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực ……. giải quyết thủ tục chuyển khẩu lô hàng sau đây:

TT

Tên hàng hóa

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (USD)

Trị giá (USD)

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

- Hợp đồng mua hàng: Số, ngày …………………….. Tên đối tác: ……………………………………………………..

- Hợp đồng bán hàng: Số, ngày …………………….. Tên đối tác: ………………..

- Số vận đơn: ………………. Số container/số chì (seal): ………………..

- Tên tàu: …………………ngày nhập cảnh: ……………………………..

- Thời gian dự kiến xuất hàng: …………… cửa khẩu xuất: ………………

 

HẢI QUAN

XÁC NHẬN XUẤT KHẨU

(ký, đóng dấu công chức)

HẢI QUAN

XÁC NHẬN NHẬP KHẨU

(ký, đóng dấu công chức)

ĐẠI DIỆN

DOANH NGHIỆP

 

Mẫu: 02/BC/KNQ

TÊN CHỦ KHO NGOẠI QUAN
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/…

…….., ngày … tháng … năm ….

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HÀNG HÓA GỬI KHO NGOẠI QUAN

(Số liệu báo cáo tính từ ngày …/…/… đến ngày …/…/…)

1/ Số liệu hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan:

Tên hàng

ĐVT

Từ nước ngoài đưa vào

Đưa ra nước ngoài

Lượng

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá (USD)

Cửa khẩu xuất

Rượu

 

 

 

 

 

 

Bia

 

 

 

 

 

 

Thuốc lá điếu

 

 

 

 

 

 

Xì gà

 

 

 

 

 

 

Thực phẩm đông lạnh

 

 

 

 

 

 

2/ Tình hình thanh lý hợp đồng thuê kho (Số lượng hợp đồng):

Tên hàng

Hợp đồng đăng ký mới của người gửi kho

Hợp đồng đã thanh lý

Chưa thanh lý

Trong nước

Nước ngoài

Trong nước

Nước ngoài

Trong hạn

Quá hạn

Rượu

 

 

 

 

 

 

Bia

 

 

 

 

 

 

Thuốc lá điếu

 

 

 

 

 

 

Xì gà

 

 

 

 

 

 

Thực phẩm đông lạnh

 

 

 

 

 

 

3/ Tình hình vi phạm pháp luật hải quan:

+ Tên Đơn vị vi phạm:

+ Hành vi vi phạm:

+ Hình thức xử phạt:

 

Nơi nhận:
- Cục Hải quan …
- Chi cục Hải quan (quản lý kho)…

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP

(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 94/2014/TT-BTC

Hanoi, July 17, 2014

 

CIRCULAR

PRESCRIBING CUSTOMS PROCEDURES, INSPECTION AND SUPERVISION OF A NUMBER OF TYPES OF GOODS TEMPORARILY IMPORTED FOR RE-EXPORT, TRANSFERRED FROM BORDER GATE TO BORDER GATE AND CONSIGNED TO BONDED WAREHOUSES, AND HANDLING OF CASES OF REFUSAL TO RECEIVE GOODS

Pursuant to Customs Law No. 29/2001/QH10 of June 29, 2001, and Law No. 42/2005/QH11 of June 14, 2005, amending and supplementing a number of articles of the Customs Law;

Pursuant to the Government’s Decree No. 154/2005/ND-CP of December 15, 2005, prescribing customs procedures, inspection and supervision;

Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2012/ND-CP of October 23, 2012, detailing a number of articles of the Customs Law on e-customs procedures for commercial imports and exports;

Pursuant to the Government’s Decree No. 187/2013/ND-CP of November 20, 2013, detailing the provisions of the Commercial Law on international goods purchase and sale and goods purchase and sale agency, processing and transit with foreign parties;

Pursuant to the Government’s Decree No. 215/2013/ND-CP of December 23, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

In furtherance of the Prime Minister’s Directive No. 23/CT-TTg of September 7, 2012, on enhancement of the state management of the business of temporary import for re-export, border-gate transfer and consignment to bonded warehouses; and Official Letter No. 1757/TTg-KTTH of October 31, 2013, on the business of temporary import for re-export, border-gate transfer and consignment o bonded warehouses;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Minister of Finance promulgates the Circular prescribing customs procedures, inspection and supervision of a number of types of goods temporarily imported for re-export, transferred from border gate to border gate and consigned to bonded warehouses; and handling of cases of refusal to receive goods.

Section 1. GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular prescribes:

1. Procedures for certifying enterprises engaged in import, export or temporary import for re-export of goods prescribed at Point c, Clause 1, Article 13 of the Ministry of Industry and Trade’s Circular No. 05/2014/TT- BCT of January 27, 2014, prescribing temporary import for re-export, temporary export for re-import, and border-gate transfer of goods (below referred to as Circular No. 05/2014/TT-BCT).

2. Customs procedures, inspection and supervision of a number of types of goods temporarily imported for re-export, transferred from border gate to border gate and brought from abroad into bonded warehouses before exportation to other countries through border provinces, including:

a/ Frozen foods specified in Appendix III, goods liable to excise tax specified in Appendix IV and used goods specified in Appendix V to Circular No. 05/2014/TT-BCT which are eligible for temporary import for re-export or border-gate transfer;

b/ Frozen foods specified in Appendix III and goods liable to excise tax specified in Appendix IV to Circular No. 05/2014/TT-BCT which are brought from abroad into bonded warehouses before their exportation to other countries or have been cleared from customs procedures as temporary imports for re-export consigned into bonded warehouses pending completion of re-export procedures.

3. Handling of cases in which consignees named in bills of lading refuse to receive goods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Vietnamese traders;

2. Owners of bonded warehouses and owners of goods consigned to bonded warehouses;

3. Customs offices and officers;

4. Other related organizations and individuals.

Article 3. Certification of enterprises engaged in import, export or temporary import for re-export of goods

1. A trader that wishes to request the Ministry of Industry and Trade to grant a code for temporary import for re-export prescribed in Article 13, Section 2, Chapter 2 of Circular No. 05/2014/TT-BCT shall make a set of dossier of request for certification of its import, export or temporary import for re-export of goods and send it directly or by post to the General Department of Customs. Such a set of dossier must comprise:

a/ A written request for certification of an enterprise engaged in import, export or temporary import for re-export of goods, to be sent to the General Department of Customs: 1 original;

b/ A business registration certificate or an enterprise registration certificate: 1 copy.

2. Within 5 working days after receiving a request dossier of an enterprise, the General Department of Customs shall check information on the database and give a written certification or reply to the enterprise in case the latter fails to satisfy the conditions for certification.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Customs procedures for goods temporarily imported for re- export

Customs procedures for a number of types of goods temporarily imported for re-export prescribed in this Circular must comply with the guidance in Article 41 of the Ministry of Finance’s Circular No. 128/2013/TT-BTC of September 10, 2013, prescribing customs procedures, inspection and supervision, import duty, export duty and tax administration of imports and exports (below referred to as Circular No. 128/2013/TT-BTC), Article 46 of the Ministry of Finance’s Circular No. 196/2012/TT-BTC of November 15, 2012, prescribing e-customs procedures for commercial imports and exports (below referred to as Circular No. 196/2012/TT-BTC), and Article 26 of the Ministry of Finance’s Circular No. 22/2014/TT-BTC of February 14, 2014, prescribing e-customs procedures for commercial imports and exports (below referred to as Circular No. 22/2014/TT-BTC). Some contents are specifically guided as follows:

1. Customs dossiers for temporary import:

When carrying out customs procedures for temporary import, in addition to the documents required for those for commercial imports, a trader shall:

a/ Register the border gate of re-export in the box “Other notes” in customs declaration form HQ/2012-NK promulgated together with the Ministry of Finance’s Circular No. 15/2012/TT-BTC of February 8, 2012, promulgating import and export declaration forms or the e-customs declaration for imports promulgated together with Circular No. 196/2012/TT- BTC, or in information item No. 1.68 - Notes, in Appendix II to Circular No. 22/2014/TT-BTC;

b/ Submit 1 copy of the export contract bearing the signature and certification seal of the customs declarant;

When carrying out temporary import procedures, the customs officer shall check and compare the export contract with the temporary import dossier set, clearly write the serial number of the temporary import declaration, sign and affix the officer seal on the export contract, then return it to the customs declarant for carrying out re-export procedures.

In case of a change in the export contract, the trader shall notify it to the customs office where the temporary import procedures are carried out before carrying out re-export procedures; the customs office shall recover the original export contract for cancellation of certified contents and at the same time give certification in the new export contract and return it to the customs declarant for carrying out re-export procedures.

c/ Submit 1 copy of the ocean bill of lading prescribed in Article 7 of Circular No. 05/2014/TT-BCT bearing the certifying signature and seal of the customs declarant;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd/ Submit 1 original of the temporary import for re-export permit granted by the Ministry of Industry and Trade, for goods subject to temporary import for re-export permit as prescribed. In case of multiple importation, the Customs Branch carrying out procedures for the first importation shall grant a reconciliation monitoring card under the guidance of the General Department of Customs.

2. Customs dossiers of re-export:

When carrying out re-export procedures, in addition to the documents required for those for commercial exports, a customs declarant shall specifically declare re-exported goods belonging to different temporary import declarations in the box “Enclosed documents” in customs declaration form HQ/2012-XK promulgated together with the Ministry of Finance’s Circular No. 15/2012/TT-BTC of February 8, 2012, promulgating import and export declaration forms, or the e-customs declaration for imports promulgated together with Circular No. 196/2012/TT-BTC, or information item No. 2.3 - Number of corresponding temporary import for re-export declarations, in Appendix II to Circular No. 22/2014/TT-BTC.

3. Places for customs clearance:

Goods temporarily imported for re-export within the scope of regulation of this Circular must go through customs procedures for temporary import for re-export at border gates of temporary import; re-exported goods must be transported through border gates under the guidance in Clause 3, Article 5 of this Circular.

Article 5. Customs management and supervision of goods temporarily imported for re-export

1. Time limit for storage of goods temporarily imported for re-export:

a/ The time limit for storage in Vietnam of goods temporarily imported for re-export must comply with Clause 4, Article 11 of Decree No. 187/2013/ND-CP of November 20, 2013, detailing the provisions of the Commercial Law on international goods purchase and sale and goods purchase and sale agency, processing and transit with foreign parties;

b/ A trader that wishes to extend the time limit for storage of goods in Vietnam shall send a written request to the border-gate Customs Branch carrying out customs procedures for temporary import of goods for its leader to consider, approve, sign and append the Customs Branch’s seal in this request and return it to the trader for carrying out goods re-export procedures; 1 copy of this request must be filed in the customs dossier. The extension may be made twice for each shipment of temporarily imported goods for re-export and must not exceed 30 days;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Retention places:

Goods temporarily imported for re-export (including those for which temporary import procedures have been completed or those awaiting actual re-export after re-export procedures are completed) may be stored in one of the following places:

a/ Places under customs supervision at border gates;

b/ Inland container depots (ICD) or bonded warehouses at border gates of import or border gates of export, except for goods not consigned to bonded warehouses under Clause 2, Article 25 of Decree No. 154/2005/ND-CP;

c/ Warehouses and storing yards of traders located in customs operation areas for which temporary import for re-export codes have been granted by the Ministry of Industry and Trade (applicable only to frozen foods).

3. Border gates of temporary import and re-export:

Goods temporarily imported for re-export may be temporarily imported and re-exported through border gates and customs clearance points prescribed in Clause 8, Article 11 of the Government’s Decree No. 187/2013/ND-CP of November 20, 2013, and under the guidance of the Ministry of Industry and Trade.

4. A trader that wishes to change the border gate of re-export indicated in the export declaration shall comply with Clause 10, Article 61 of Circular No. 128/2013/TT-BTC.

5. Breaking bulk of containers is prohibited throughout the transportation of containerized goods from the border gates of temporary import to customs supervision places or places of re-export within border gates or customs clearance points under regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ The goods are being stored in places prescribed in Clause 2 of this Article or customs clearance points or places for storing and inspecting export goods in border areas;

b/ Containers or vehicles for goods transportation satisfy the customs sealing and supervision conditions; in case the customs sealing cannot be conducted, the director of the Customs Branch of the border gate of re-export shall apply an appropriate customs supervision method to ensure strict and lawful supervision;

c/ Goods, when being containerized or loaded onto other vehicles, are subject to direct supervision by customs officers and customs supervision equipment and devices.

6. Re-exported goods already cleared from customs procedures must be fully gathered at and re-exported through border gates within eight working hours after they arrive at the border gates and are certified by the border-gate Customs Branches on handover records. If such goods cannot be exported or have not been fully exported and the trader requests in writing extension of the above time limit, the director of the border-gate Customs Branch shall consider and approve such extension for the full export of such goods in subsequent days, which must not exceed the time limit for storage in Vietnam.

Pending their re-export, goods shall be stored in border gate areas, including export inspection places as recognized by the General Department of Customs, inland container depots (ICD) or bonded warehouses in border gates of re-export; frozen goods may be stored in warehouses or storing yards within border gates of re-export of enterprises recognized and granted temporary import for re-export permits by the Ministry of Industry and Trade.

7. Customs supervision of goods re-exported through other border gates:

a/ Customs procedures, inspection and supervision of goods already cleared from re-export procedures but transported to other border gates for actual export must comply with Clause 4, Article 41 of Circular No. 128/2013/TT-BTC or Article 46 of Circular No. 196/2012/TT-BTC or Article 33 of Circular No. 22/2014/TT-BTC;

b/ In case a trader requests permission for goods export through auxiliary border gates or customs clearance points under Clause 3 of this Article, after receiving the dossier and export goods transferred by the Customs Branch carrying re-export procedures, the Customs Branch of the border gate of export shall supervise goods to be re-exported through these places.

8. Goods temporarily imported for re-export regulated by this Circular may not be sold for domestic consumption. A trader that sells goods for domestic consumption without permission shall be handled in accordance with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10. Reporting regime:

On the 10th every month, provincial-level Customs Departments shall summarize and report on customs clearance for goods temporarily imported for re-export to the General Department of Customs according to the form provided by the latter.

Article 6. Customs management of goods temporarily imported for re- export which are consigned to bonded warehouses or inland container depots

1. Goods specified at Point b, Clause 2, Article 1 of this Circular for which temporary import procedures have been completed but re-export procedures have not yet been completed may only be consigned to bonded warehouses or inland container depots managed by Customs Branches of border gates of import. The physical inspection when re-export procedures are carried out shall be conducted at bonded warehouses or inland container depots managed by Customs Branches of border gates of import (below referred to as bonded warehouses or inland container depots). Goods for which re-export procedures have been completed may be consigned to bonded warehouses or inland container depots in border gates of export.

2. Customs management of goods temporarily imported for re-export which are consigned to bonded warehouses or inland container depots

a/ Responsibilities of the trader:

a.1/ After completing customs procedures for temporary import or re- export, if the time limit for storage of goods in Vietnam has not expired, to send to the Customs Branch carrying out temporary import for re-export procedures a written request for permission to consign goods to bonded warehouses or land container depots pending the completion of re-export procedures or actual re-export;

a.2/ Preserve goods during the period of storage in bonded warehouses or inland container depots;

a.3/ Submit 1 copy and produce the original of the temporary import declaration or re-export declaration cleared from customs procedures to the Customs Branch managing bonded warehouses or inland container depots;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ The leader of the Customs Branch carrying out temporary import and re-export procedures shall give certification (giving his/her signature and appending the officer seal) on the written request and return it to the enterprise for carrying out procedures for consignment to bonded warehouses or inland container depots, and concurrently make and file a copy thereof in the customs dossier;

c/ The Customs Branch managing bonded warehouses shall carry out customs procedures for goods for which temporary import procedures have been completed as for goods consigned from the inland to these bonded warehouses under the guidance in Clause 2, Article 59 of Circular No. 128/2013/TT-BTC;

d/ The customs supervision of goods for which temporary import customs procedures have been completed and which are transported from border gates of import to bonded warehouses or inland container depots pending the completion of re-export procedures shall be conducted as for imported goods transferred from border gate to border gate. Goods transported from bonded warehouses to border gates of export must comply with the guidance in Point d, Clause 4, Article 10 of this Circular; goods transported from inland container depots to border gates of export must comply with the guidance in Clause 7, Article 5 of this Circular;

dd/ The liquidation, tax refund or non-collection for goods temporarily imported for re-export and consigned to bonded warehouses may be conducted only after these goods are actually re-exported.

Section 3. CUSTOMS PROCEDURES, INSPECTION AND SUPERVISION FOR GOODS TRANSFERRED FROM BORDER GATE TO BORDER GATE

Article 7. Customs procedures for goods transferred from border gate to border gate

Customs procedures, inspection and supervision for goods transferred from border gate to border gate must comply with the guidance in Article 42 of the Ministry of Finance’s Circular No. 128/2013/TT-BTC of September 10, 2013.

Article 8. Customs inspection and supervision for goods in border-gate transfer through Vietnamese border gates

For goods in border-gate transfer which are transported from a country of exportation to a country of importation through a Vietnamese border gate without being consigned to bonded warehouses or brought into cargo transshipment areas in Vietnamese ports, the customs inspection and supervision shall be conducted as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To submit to the Customs Branch of the locality where imported goods are in border-gate transfer one dossier set which must comprise:

a/ A written request for border-gate transfer of goods, made according to form No. 01/CKHH promulgated together with this Circular;

b/ A goods border-gate transfer permit granted by the Ministry of Industry and Trade for goods subject to border-gate transfer permit prescribed in Circular No. 05/2014/TT-BTC: 1 original;

c/ A goods purchase contract or goods sale contract: 1 copy;

d/ A bill of lading for imports: 1 copy;

dd/ A bill of lading for exports after goods are loaded onto the ship: 1 copy (to be submitted to the customs office when export procedures are carried out).

2. Responsibilities of the border-gate Customs Branch:

a/ To receive the dossier for the import shipment in border-gate transfer; to check and compare the container and lead numbers with those in the border-gate transfer dossier. In case the border-gate transfer permit is granted by the Ministry of Industry and Trade for many shipments for which procedures are repeatedly carried out, the border-gate Customs Branch shall grant a reconciliation monitoring card for each time of carrying out procedures under the guidance of the General Department of Customs;

b/ To certify the importation and give signature and append the officer seal to the written request of the enterprise;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ The supervising customs officer at the border gate shall write the certification “Goods have gone through the supervision area” on the written request for border-gate transfer of goods (according to form No. 01/CKHH promulgated together with this Circular) after the goods are loaded onto vehicles;

dd/ In case the goods in border-gate transfer are exported through border gates other than the border gate of import but in the same system of seaports under supervision by the provincial-level Customs Department, after the goods are brought into the customs supervision area in the border-gate of export, the supervising customs officer shall write the certification “Goods have gone through the supervision area” on the written request for border- gate transfer; the supervision of goods transported from the border gate of import to the border gate of export must be conducted as for goods in border- gate transfer under Article 61 of Circular No. 128/2013/TT-BTC;

e/ In the course of inspection and supervision, if detecting that the goods shipment in border-gate transfer shows a sign of violation, the director of the border-gate Customs Branch shall decide on physical inspection and handling of goods under regulations.

3. Goods in border-gate transfer shall be exported out of the Vietnamese territory within 30 days after the border-gate Customs Branches complete the receipt and examination of customs dossiers or physical inspection of goods.

Section 4. CUSTOMS PROCEDURES, INSPECTION AND SUPERVISION FOR GOODS CONSIGNED TO BONDED WAREHOUSES

Article 9. Customs procedures for goods brought from abroad into bonded warehouses pending their exportation to other countries

1. Customs procedures for goods brought from abroad into bonded warehouses before exportation to other countries are the same as those for goods brought from abroad into bonded warehouses and from bonded warehouses abroad guided in Article 59 of Circular No. 128/2013/TT-BTC, Article 51 of Circular No. 196/2012/TT-BTC, and Article 30 of Circular No. 22/2014/TT-BTC. In addition, this Circular provides the following guidance:

a/ When carrying out procedures for consigning goods to bonded warehouses, a customs declarant shall declare the temporary import for re- export code in Box 21 in the declaration of goods brought into or out of bonded warehouses, made according to form HQ/2012-KNQ promulgated together with the Ministry of Finance’s Circular No. 183/2012/TT-BTC of October 25, 2012, or information item 1.38 - Import permit in Appendix II to Circular No. 22/2014/TT-BTC, and submit a copy and produce the original of the temporary import for re-export code certificate for the group of goods to be consigned to bonded warehouses granted by the Ministry of Industry and Trade under the guidance in Circular No. 05/2014/TT-BCT;

b/ The bonded warehouse owner shall submit the bill of lading specifying the name and address of the bonded warehouse where goods are retained;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Bonded warehouse owners and goods owners shall handle and pay expenses for the handling of goods shipments which show signs of deterioration or have expired to limit environmental impacts and other warehoused goods in accordance with law. Bonded warehouse owners and goods owners shall pay all expenses for the goods handling, environmental sanitization, goods destruction and other expenses prescribed in Clause 4, Article 15 of Circular No. 05/2014/TT-BCT.

3. Goods brought from abroad into bonded warehouses are subject to physical inspection. The inspection form and level must comply with regulations on risk management.

Article 10. Customs management of goods brought into or out of bonded warehouses

1. Goods specified at Point b, Clause 2, Article 1 of this Circular which are brought from abroad into bonded warehouses before exportation to other countries may be consigned to bonded warehouses in localities under the management of Customs Branches of border gates of import or Customs Branches of border gates of export.

2. Time limit for consignment of goods to bonded warehouses:

The time limit for consignment of goods to bonded warehouses must comply with the Customs Law and the Government’s Decree No. 154/2005/ND-CP of December 15, 2005.

3. Border gates of import or export:

Border gates of import or export for goods brought from abroad into bonded warehouses before their exportation to other countries are those for goods temporarily imported for re-export guided in Clause 3, Article 5 of this Circular.

4. Customs supervision:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Goods transported to bonded warehouses outside border gates of import or transported from bonded warehouses to border gates of export shall be affixed with customs seals; the handover of the supervision task between customs offices of border gates and customs offices managing bonded warehouses must comply with regulations, ensuring that goods are transported into and out of and stored in bonded warehouses; the monitoring and customs supervision are coordinated under Clause 7, Article 5 of this Circular on goods temporarily imported for re-export and according to the General Department of Customs’ professional process of customs management of imports and exports transferred from border gate to border gate;

c/ Goods owners (or bonded warehouse owners authorized by goods owners) shall transport the goods according to the routes, time and border gates registered with customs offices and keep intact the goods and customs seals; the system of surveillance cameras must keep video recordings related to goods shipments brought into or out of bonded warehouses for 6 months for inspection by customs offices when necessary; visual data may be stored in the system or computer diskettes.

d/ The supervision of goods transported from border gates of import to bonded warehouses and from bonded warehouses to border gates of export must comply with the guidance in Articles 59 and 61 of Circular No. 128/2013/TT-BTC. In case an enterprise requests permission for exporting goods through auxiliary border gates or customs clearance points under Clause 8, Article 11 of the Government’s Decree No. 187/2013/ND-CP of November 20, 2013, and the Ministry of Industry and Trade’s guidance, after receiving the dossier and export goods transferred by the Customs Branch managing the bonded warehouse, the Customs Branch of the border gate of export shall supervise goods to be re-exported through such border gates or points.

5. Goods brought from bonded warehouses to border gates for export abroad shall be actually exported within 15 days from the date of ex- warehousing. For goods which are not actually exported within 15 days after they are ex-warehoused, if the customs declarant requests in writing and the leader of the Customs Branch of the border gate of export gives a written certification and the time limit for consignment of goods to bonded warehouses has not expired, the Customs Branch of the border gate of export shall notify in writing the Customs Branch managing the bonded warehouses of the status of goods consigned to the bonded warehouses and supervise such goods until they are fully exported. In case the time limit for consignment of goods to bonded warehouses has expired but such goods have not yet been actually exported, the Customs Branch of the border gate of export shall hand over the goods shipment to the Customs Branch managing the bonded warehouses for handling as for goods left outside bonded warehouses beyond the time limit for consignment to bonded warehouses. In case the destruction of goods is required, destruction expenses shall be paid under the guidance of the Ministry of Industry and Trade on management and use of deposits of enterprises.

6. Inspection and reporting regimes:

a/ On the 10th of the subsequent month, bonded warehouse owners shall report on the status of goods brought from abroad into bonded warehouses pending their exportation to other countries to provincial-level Customs Departments managing bonded warehouses (according to form No. 02/BC/KNQ promulgated together with this Circular). Provincial-level Customs Departments shall summarize data on goods in bonded warehouses and report them to the General Department of Customs on the 15th every month;

b/ Every month, Customs Branches managing bonded warehouses shall inspect and assess the status of goods in bonded warehouses.

Section 5. HANDLING OF CASES OF REFUSAL TO RECEIVE GOODS

Article 11. Refusal to receive goods

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ The goods are not consistent with goods purchase and sale contracts as prescribed in Article 39 of the Commercial Law;

b/ The goods are not consistent with bonded warehouse rent contracts or the consignors fail to strictly implement the terms stated in these contracts.

2. The refusal to receive goods shall be made before the time of registration of temporary import declarations or declarations of goods brought into or out of bonded warehouses.

3. The refusal to receive goods showing signs of law violation is not accepted.

4. When customs offices have grounds to believe that the goods refused by consignees named in bills of lading are smuggled, such goods shall be handled like smuggled goods.

Article 12. Handling of refusal to receive goods

1. When detecting that the consignor fails to strictly implement the terms of the purchase and sale contract or bonded warehouse hiring contract, the consignee that refuses to receive the goods shall submit to the customs office a dossier set comprising:

a/ A written notice of refusal to receive goods, clearly stating the reason for refusal and proposing handling measures (re-export, destruction or confiscation for auction);

b/ Documents proving the consignor’s failure to strictly implement the terms of the purchase and sale contract or bonded warehouse rent contract;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In case the consignor consigns the goods to a wrong address, the consignee shall send a written notice of refusal to receive the goods to the customs office.

2. Places for notifying the refusal to receive goods

a/ In case the goods are currently subject to border-gate customs inspection and supervision, the consignee shall notify the refusal to the border-gate customs office;

b/ In case the goods have been transported to the bonded warehouse, the consignee shall notify the refusal to the customs office managing such bonded warehouse.

3. Based on the consignee’s dossier, the border-gate Customs Branch or the Customs Branch managing the bonded warehouse shall coordinate with the customs control team in physically inspecting the whole goods shipment for classifying and handling the goods under the guidance in Clause 4 of this Article.

4. Classification and handling:

The classification and handling of goods that consignees named in bills of lading refuse to receive must comply with the guidance in the Ministry of Finance’s Circular No. 15/2014/TT-BTC of January 27, 2014, on handling of goods left unclaimed in customs supervision areas. Some contents are additionally guided as follows:

a/ In case of re-export: Based on the consignee’s dossier, the border-gate Customs Branch or the Customs Branch managing the bonded warehouse shall supervise goods until they are actually exported out of the Vietnamese territory right at the border gate of import;

b/ In case of destruction: Provincial-level Customs Departments shall organize the destruction of goods. Destruction expenses shall be deducted from consignees’ deposits or paid by bonded warehouse owners;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 6. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 13. Effect

This Circular takes effect on August 30, 2014, and annuls the Ministry of Finance’s Circular No. 59/2013/TT-BTC of May 8, 2013, guiding customs procedures, inspection and supervision of a number of types of goods temporarily imported for re-export, transferred from border gate to border gate and consigned to bonded warehouses.

Article 14. Transitional provisions

1. Customs procedures for frozen food shipments temporarily imported for re-export of traders that have been granted code certificates for temporary import for re-export of frozen foods shall be carried out under the Ministry of Industry and Trade’s Circular No. 05/2014/TT-BCT of January 27, 2014, prescribing temporary import for re-export, temporary export for re-import and border-gate transfer of goods.

2. Goods shipments which fall within this Circular’s scope of regulation and have arrived at Vietnamese border gates from abroad or have gone through procedures for consignment to bonded warehouses but have not been brought out of bonded warehouses or have gone through temporary import procedures but have not been re-exported before the effective date of this Circular are subject to management policies, customs procedures, inspection and supervision guided in this Circular.

Article 15. Organization of implementation

1. The General Director of Customs shall guide customs units in uniformly implementing this Circular.

2. Any problems arising in the course of implementation of this Circular should be reported by customs offices and declarants to the Ministry of Finance (the General Department of Customs) for consideration, guidance and settlement.-

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER




Do Hoang Anh Tuan

(All the forms promulgated together with this Circular are not translated).

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 94/2014/TT-BTC prescribing customs procedures goods temporarily imported for re-export
Official number: 94/2014/TT-BTC Legislation Type: Circular
Organization: The Ministry of Finance Signer: Do Hoang Anh Tuan
Issued Date: 17/07/2014 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 94/2014/TT-BTC dated July 17, 2014, prescribing customs procedures, inspection and supervision of a number of types of goods temporarily imported for re-export, transferred from border gate to border gate and consigned to bonded warehouses, and handling of cases of refusal to receive goods

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status