QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 46/2005/QH11

Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2005

 

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KHOÁNG SẢN CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  SỐ 46/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG  6 NĂM 2005

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996.

Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản như sau:

1. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Luật này quy định việc quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, hoạt động khoáng sản (bao gồm khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản) ở thể rắn, thể khí, nước khoáng và nước nóng thiên nhiên; riêng dầu khí và các loại nước thiên nhiên khác được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật khác.

2. Luật này áp dụng đối với cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoáng sản; tổ chức làm nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản; tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoạt động khoáng sản ở Việt Nam; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.”

2. Bổ sung Điều 3a như sau:

“Điều 3a. Nguyên tắc hoạt động khoáng sản

Hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

1. Tài nguyên khoáng sản phải được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài;

2. Việc thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, tài nguyên khác, cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử - văn hoá; tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, ổn định, cải thiện đời sống nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

3. Quy mô và công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản phải phù hợp với đặc điểm từng loại khoáng sản, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác, chế biến tiên tiến phù hợp để nâng cao tối đa hệ số thu hồi khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm và giá trị của sản phẩm chế biến; nâng cao hiệu quả, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm khoáng sản.”

3. Bổ sung Điều 3b như sau:

“Điều 3b. Quy hoạch khoáng sản

1. Quy hoạch khoáng sản được lập theo vùng lãnh thổ và theo loại khoáng sản, bao gồm:

a) Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản;

b) Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản.

2. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch khoáng sản được quy định như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và chỉ đạo tổ chức thực hiện;

b) Bộ Công nghiệp lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng;

c) Bộ Xây dựng lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng;

d) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 của Luật này.

3. Chính phủ quy định việc lập và thực hiện quy hoạch khoáng sản.”

4. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 5. Chính sách của Nhà nước về khoáng sản

1. Nhà nước đầu tư cho việc quy hoạch, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ trong công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.

2. Nhà nước tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.

3. Nhà nước có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với dự án khai thác gắn liền với chế biến tại chỗ khoáng sản ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án có áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, bảo đảm môi trường, thu hồi tối đa các thành phần có ích, làm ra các sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc các sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội cao; dự án chế biến khoáng sản nhập khẩu đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.

4. Hạn chế xuất khẩu khoáng sản dưới dạng nguyên liệu thô, tinh quặng. Việc ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn khoáng sản xuất khẩu, khoáng sản hạn chế xuất khẩu do Chính phủ quy định.

5. Nhà nước có chính sách đầu tư thăm dò đối với một số loại khoáng sản quan trọng phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm ngân sách nhà nước cho công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

6. Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh bảo hiểm cho hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.”

5. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm

Nhà nước nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1. Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển và mua, bán khoáng sản trái pháp luật;

2. Vi phạm quy hoạch khoáng sản, vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản;

3. Không thực hiện đúng các nghĩa vụ trong hoạt động khoáng sản theo quy định tại các điều 23, 27, 33, 46 và 52 của Luật này;

4. Làm lộ thông tin về tài nguyên khoáng sản thuộc bí mật nhà nước;

5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về khoáng sản;

6. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật về khoáng sản.”

6. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 9. Trách nhiệm bảo vệ tài nguyên khoáng sản

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định khu vực có tài nguyên khoáng sản đã được điều tra, đánh giá và thông báo cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để quản lý và bảo vệ.

2. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở địa phương, kể cả khu vực chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo nhưng phát hiện có khoáng sản.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên khoáng sản, giữ gìn bí mật nhà nước về tài nguyên khoáng sản.

4. Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên khoáng sản trong khu vực được hoạt động.

5. Tổ chức, cá nhân lập quy hoạch xây dựng khu dân cư tập trung, công trình cố định ở khu vực có tài nguyên khoáng sản đã được điều tra, đánh giá hoặc đã được thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản phải trình kèm ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này khi trình duyệt quy hoạch.

Chính phủ quy định việc lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng công trình quốc phòng, an ninh ở những khu vực có tài nguyên khoáng sản đã được điều tra, đánh giá.”

7. Điều 41 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 41. Khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

1. Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phải tuân theo các quy định về khai thác khoáng sản của Luật này.

2. Khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, trừ cát, sỏi lòng sông, với công suất khai thác không quá 100.000 m3/năm và thời gian khai thác, kể cả thời gian gia hạn không quá năm năm thì không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản.

3. Các trường hợp khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường sau đây không phải xin giấy phép khai thác:

a) Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó.

Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức được quyền khai thác phải đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Việc quản lý, sử dụng khoáng sản khai thác được thực hiện theo quy định của pháp luật;

b) Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất ở của hộ gia đình, cá nhân được sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai mà sản phẩm khai thác chỉ nhằm phục vụ cho việc xây dựng của hộ gia đình, cá nhân đó.

4. Chính phủ ban hành danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.”

8. Bổ sung Điều 43a như sau:

“Điều 43a. Khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình

1. Việc khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình, trừ công trình quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối với khu vực đã được điều tra, đánh giá về tài nguyên khoáng sản hoặc chưa được điều tra, đánh giá mà phát hiện có khoáng sản thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này quyết định việc thăm dò làm cơ sở cho cấp giấy phép khai thác trước khi dự án được phê duyệt hoặc cấp giấy phép đầu tư;

b) Đối với khu vực chưa được điều tra đánh giá về tài nguyên khoáng sản mà trong quá trình xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này quyết định việc khai thác hoặc không khai thác; quyết định tiến độ trong trường hợp khai thác nhằm bảo đảm tiến độ xây dựng công trình. Trong trường hợp này, không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản.

2. Đối với khu vực có dự án đầu tư công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc công trình quan trọng có chủ trương đầu tư của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đã được điều tra, đánh giá về tài nguyên khoáng sản hoặc chưa được điều tra, đánh giá mà phát hiện có khoáng sản thì Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có công trình quyết định việc khai thác và cấp giấy phép khai thác theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này để bảo đảm tiến độ xây dựng công trình.

3. Trong trường hợp xét thấy việc khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không có hiệu quả hoặc không có tổ chức, cá nhân xin khai thác thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này quyết định việc không khai thác và có văn bản trả lời cho cơ quan quyết định đầu tư, cơ quan cấp giấy phép đầu tư hoặc chủ đầu tư.

4. Khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản không phải là chủ đầu tư công trình đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì việc sử dụng đất để khai thác khoáng sản do hai bên thoả thuận theo quy định của pháp luật về đất đai.”

9. Điều 49 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 49. Khai thác tận thu

1. Khai thác tận thu được thực hiện đối với khoáng sản còn lại ở mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ để thanh lý hoặc bãi thải trong khai thác, chế biến của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ.

2. Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản hợp pháp được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện cho đến ngày giấy phép hết hạn.”

10. Điều 55 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 55. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước.

3. Bộ Công nghiệp thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng.

4. Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng.

5. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản tại địa phương theo thẩm quyền.

6. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý nhà nước về khoáng sản.

7. Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản có thẩm quyền và trách nhiệm giúp Chính phủ trong việc thẩm định, xét duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dò khoáng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn.

8. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng và Uỷ ban nhân dân các cấp; tổ chức và hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản.”

11. Điều 56 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 56. Thẩm quyền, thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản

1. Thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản được quy định như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khảo sát, giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 của Luật này; giấy phép khảo sát, giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản đối với khu vực đã được điều tra, đánh giá hoặc thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản mà không nằm trong quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia;

c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp loại giấy phép hoạt động khoáng sản nào thì có quyền gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại loại giấy phép đó và cho phép chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật.

2. Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng, để thừa kế quyền hoạt động khoáng sản, đăng ký hoạt động khoáng sản.”

Điều 2

1. Bãi bỏ Điều 48 của Luật khoáng sản.

2. Thay cụm từ “khoản 1 và 2 Điều 5” tại khoản 1 Điều 21, khoản 1 Điều 25 và khoản 2 Điều 31 bằng cụm từ “khoản 3 Điều 5”.

Điều 3

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2005.

2. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.

 

 

Nguyễn Văn An

(Đã ký)

 

THE NATIONAL ASSEMBLY
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness
---------

No. 46/2005/QH11

Hanoi, June 14th, 2005

 

LAW

ON AMENDMENT OF AND ADDITION TO A NUMBER OF ARTICLES OF THE MINERAL LAW

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam as amended by Resolution 51/2001/QH10 passed by Legislature X of the National Assembly at its 10th Session on 25 December 2001;
This Law amends and adds to a number of articles of the Mineral Law passed by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam on 20 March 1996.

Article 1. A number of articles of the Mineral Law shall be amended and added to as follows:

1. To amend and add to article 2 as follows:

"Article 2. Governing scope and applicable entities

1. This Law governs the administration, protection and basic geological surveys of mineral resources, and mineral activities (comprising prospecting, exploration, mining and processing of minerals) in solid and gaseous forms, mineral water and natural thermal water, except oil and gas and other types of natural water which shall be subject to separate legal regulations.

2. This Law shall apply to State bodies exercising State administration of minerals; to organizations conducting tasks of basic geological surveys of mineral resources; to domestic organizations and individuals, foreign organizations and individuals, and Vietnamese residing overseas conducting mineral activities in Vietnam; and to other organizations and individuals involved in the administration and protection of mineral resources.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To add a new article 3a as follows:

"Article 3a. Principles for mineral activities

Activities of prospecting, exploration, mining and processing of minerals must comply with the following principles:

1. Mineral resources must be protected, mined and used reasonably, economically and efficiently, and must satisfy the requirements for stable socio-economic development both in the short term and the long term.

2. Mineral exploration, and the mining, processing and use of minerals must comply with the master plan approved by the competent State body; they must ensure safety and labour hygiene; there must be close co-ordination on protection of the environment, of other mineral resources, of the landscape and historical and cultural sites; there must be creation of conditions to stabilize and develop infrastructure, and to improve living conditions of citizens in localities where minerals are mined and processed; and they must ensure national defence and security, social order and safety.

3. The scale and technology of mining and processing of minerals must be consistent with the special features of each type of mineral, taking socio-economic effectiveness as the basic criterion for making investment decisions; applying appropriate, progressive mining and processing technology to maximize the recovery co-efficient of both the main mineral and associated minerals and the value of processed products; and raising the effectiveness, quality and competitiveness of mineral products."

3. To add a new article 3b as follows:

"Article 3b. Master planning for minerals

1. Master planning for minerals shall be formulated for each territory and for each type of mineral, and shall comprise:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) A master plan for exploration, mining, processing and use of minerals.

2. Authority to approve master planning shall be regulated as follows:

(a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall formulate the master plan for basic geological surveys of mineral resources and submit it to the Government for approval; and shall direct and organize implementation of the master plan;

(b) The Ministry of Industry shall formulate the master plan for exploration, mining, processing and use of minerals, except for minerals as construction materials and except for minerals as raw materials for production of cement, and submit it to the Government for approval;

(c) The Ministry of Construction shall formulate the master plan for exploration, mining, processing and use of minerals as construction materials and of minerals as raw materials for production of cement, and submit it to the Government for approval;

(d) People's committees of provinces and cities under central authority shall formulate master plans for exploration, mining, processing and use of all types of minerals within their authority to issue licences as prescribed in article 56.1(b) of this Law, and submit them to the same level people's council to pass.

3. The Government shall provide regulations on formulation and implementation of master planning for minerals."

4. To amend and add to article 5 as follows:

"Article 5. Policy of the State on minerals

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The State shall create favourable conditions for all organizations and individuals to participate in investment in the exploration, mining and processing of minerals.

3. The State shall encourage investment and grant preferential treatment to mining projects associated with on-site processing of minerals in areas with difficult socio-economic conditions and in areas with specially difficult socio-economic conditions; to projects applying modern techniques and technology, protecting the environment, maximizing the recovery of beneficial components, producing metal and metal alloy products or products of high socio-economic value and efficiency; and to projects for processing imported minerals which satisfy the requirements for domestic use and export.

4. The export of minerals in the form of crude raw materials or ore concentrate shall be restricted. The Government shall issue the list, conditions and criteria of minerals permitted to be exported, and the list of minerals whose export is restricted.

5. The State's policy is to invest in exploration of a number of important minerals servicing the socio-economic developmental plans for the whole country, and to ensure funding from the State Budget for the work of protection of mineral resources.

6. The State shall protect the lawful rights and interests of organizations and individuals during mineral activities; and encourages such organizations and individuals to purchase business insurance for activities of exploration, mining and processing of minerals."

5. To amend and add to article 8 as follows:

"Article 8. Conduct which is strictly prohibited

The State strictly forbids the following conduct:

1. Illegal basic geological surveys of mineral resources; illegal prospecting, exploration, mining, processing, storing, transporting, purchase and sale of minerals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Failure to properly discharge obligations in accordance with articles 23, 27, 33, 46 and 52 of this Law during mineral activities.

4. Disclosure of information in the category of State secrets about mineral resources.

5. Abuse of position or power in order to act contrary to the law on minerals.

6. Other conduct which is strictly prohibited by the law on minerals."

6. To amend and add to article 9 as follows:

"Article 9 Protection of mineral resources

1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall delineate the zones in which mineral resources have already been investigated and assessed, and shall notify such zones to the people's committee of the province or city under central authority for the latter to administer and protect such zones.

2. People's councils and people's committees at all levels shall, within the scope of their duties and powers, be responsible to carry out measures for the protection of mineral resources within their respective localities, including areas in which minerals are discovered but which are not zones already notified by the Ministry of Natural Resources and Environment.

3. All organizations and individuals shall have the right and obligation to protect mineral resources and to guard State secrets in relation to mineral resources.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Organizations and individuals who formulate construction master plans for concentrated residential zones and for fixed building works in areas containing mineral resources which have already been investigated and assessed, or in areas which have already been explored and the mineral reserves have been approved, must also include the written opinion of the State administrative body for minerals which is authorized by article 56.1 of this Law.

The Government shall provide regulations on formulation and approval of construction master plans for works of national security and defence in areas containing mineral resources which have already been investigated and assessed."

7. To amend and add to article 41 as follows:

"Article 41 Mining and processing of minerals as common construction materials

1. The activities of mining and processing minerals as common construction materials must comply with the provisions of this Law relating to mining minerals.

2. The mining and processing of minerals as common construction materials, except for river-bed sand and gravel, with a mined output not in excess of 100,000m3/year and a mining duration including extensions not in excess of five years shall not be subject to compulsory mineral exploration.

3. The following cases of mining and processing of minerals as common construction materials shall not require an application for a mining licence:

(a) Mining of minerals as common construction materials within the scope of an area of land for an investment project for construction of works which has been approved or permitted by the competent State body where the mined product will only be used for construction of such works.

Prior to commencing mining of minerals, the organization with the right to mine shall register the mining area, output, volume, method, equipment and plan with the people's committee of the province or city under central authority. The administration and use of mined minerals shall be implemented in accordance with law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The Government shall issue a list of minerals which are categorized as common construction materials."

8. To add a new article 43a as follows:

"Article 43a Mining of minerals in areas where there is a project for investment and construction of works

1. Mining of minerals in areas where there is a project for investment and construction of works, except for the works prescribed in clause 2 of this article, shall be implemented as follows:

(a) In the case of a zone in which mineral resources have already been investigated and assessed, or a zone in which mineral resources have not yet been investigated and assessed but in which minerals have been discovered, then the State body authorized to issue a licence for mineral activities prescribed in clause 1 of article 56 of this Law shall issue a decision on exploration as the basis for granting permission for mining prior to approval of the investment project or issuance of permission for the investment;

(b) In the case of a zone in which mineral resources have not yet been investigated and assessed but in which minerals are discovered during the building process, then the State body authorized to issue a licence for mineral activities prescribed in clause 1 of article 56 of this Law shall issue a decision on permitting or not permitting mining; and a decision on the schedule for mining where that is essential to the building schedule.

In this case mineral exploration shall not be compulsory.

2. In the case of a zone where there is a project for investment and construction of important national works for which the National Assembly has authority to decide investment policy, or major works for which the Government or Prime Minister of the Government has decided investment policy, being either a zone in which mineral resources have already been investigated and assessed or a zone in which mineral resources have not yet been investigated and assessed but in which minerals have been discovered, then the Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over co-ordination with ministries and branches concerned and with the people's committee of the province or city under central authority where the works are located to issue a decision on mining and to grant a mining licence in accordance with authority conferred in clause 1 of article 56 of this Law in order to ensure compliance with the building schedule.

3. In cases where mining of minerals as prescribed in clauses 1 and 2 of this article would be ineffective or no organization or individual applies for permission to mine, then the State body authorized to issue a licence for mineral activities prescribed in clause 1 of article 56 of this Law shall issue a decision not permitting mining and shall provide a written reply to the body which made the investment decision or issued the investment licence, or to the investor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. To amend and add to article 49 as follows:

"Article 49. Individual mining

1. Individual mining shall be permitted to be conducted for leftover minerals in mines subject to a decision on closure for liquidation, or on dumping and waste grounds of mined and processed minerals from mines subject to a decision on closure.

2. Any legal licence to conduct individual mining which was issued prior to the date of effectiveness of this Law may continue to be implemented up until the date on which the licence expires."

10. To amend and add to article 55 as follows:

"Article 55. Authority for State administration of minerals

1. The Government shall exercise uniform State administration of minerals

2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall be responsible before Government for exercising State administration of minerals throughout the whole country

3. The Ministry of Industry shall exercise State administration of the industry of mining and processing minerals, except for minerals as construction materials and except for minerals as raw materials for production of cement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. People's committees at all levels shall exercise State administration of minerals within their respective localities in accordance with their authority.

6. Ministries and ministerial equivalent bodies shall, within the scope of their respective duties and powers, be responsible to co-ordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Industry, the Ministry of Construction and people's committees of provinces and cities under central authority in the exercise of State administration of minerals.

7. The Mineral Reserves Assessment Council shall have authority and shall be responsible to assist the Government in the evaluation and approval of mineral reserves in reports on exploration of minerals, except for minerals as construction materials and peat.

8. The Government shall provide regulations on the specific authority and responsibilities for State administration of minerals of the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Industry, the Ministry of Construction and of people's committees at all levels; and on the organization and operation of the Mineral Reserves Assessment Council."

11. To amend and add to article 56 as follows:

"Article 56. Authority and procedures for issuance, extension and withdrawal of licences to conduct mineral activities

1. Authority to issue, extend, withdraw and permit surrender of licences to conduct mineral activities, and to permit the assignment of the right to conduct mineral activities shall be regulated as follows:

(a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall issue mineral prospecting licences, mineral exploration licences, mineral mining licences and mineral processing licences except in the cases prescribed in sub-clause (b) of this clause;

(b) People's committees of provinces and cities under central authority shall issue licences for individual mining as prescribed in articles 49 and 50 of this Law; licences for prospecting, exploration, mining and processing minerals as common construction materials and peat; mining licences and mineral processing licences for areas which have already been explored, approve mineral deposits not within the master plan for nationwide mineral mining and mineral processing as approved by the competent State body or not within the category of national mineral resources reserves;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Government shall provide regulations on the conditions and procedures for issuance, extension, withdrawal of, and permission to surrender licences to conduct mineral activities, and on permission to assign and bequeath the right to conduct mineral activities, and on registration of mineral activities."

Article 2

1. Article 48 of the Mineral Law is hereby repealed.

2. The expression "clauses 1 and 2 of article 5" in article 21.1, in article 25 and in article 31.2 shall be replaced by the expression "clause 3 of article 5".

Article 3

1. This Law shall be of full force and effect as of 1 October 2005.

2. The Government shall provide detailed regulations and guidelines for implementation of this Law.

This Law was passed by Legislature XI of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 7th Session on 14 June 2005.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



THE CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nguyen Van An

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Mineral Law 2005 amended 46/2005/QH11
Official number: 46/2005/QH11 Legislation Type: Law
Organization: The National Assembly Signer: Nguyen Van An
Issued Date: 14/06/2005 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Law No. 46/2005/QH11 of June 14th, 2005, on amendment of and addition to a number of articles of the Mineral Law.

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status