BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/VBHN-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2014

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH HỒ SƠ LÂM SẢN HỢP PHÁP VÀ KIỂM TRA NGUỒN GỐC LÂM SẢN

Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 02 năm 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2012.

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 3 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và việc kiểm tra nguồn gốc lâm sản như sau1:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc gỗ, lâm sản ngoài gỗ (sau đây viết chung là lâm sản) trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Một số từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:

1. Cơ quan kiểm lâm sở tại bao gồm: Hạt Kiểm lâm các khu rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm các khu rừng phòng hộ; Hạt Kiểm lâm huyện, thị xã, quận, thành phố (sau đây viết chung là Hạt Kiểm lâm cấp huyện); Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở những địa phương không có Hạt Kiểm lâm cấp huyện.

2. Hồ sơ lâm sản là các tài liệu ghi chép về lâm sản được thiết lập, lưu giữ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh lâm sản và lưu hành cùng với lâm sản trong quá trình khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến, cất giữ.

3. Lâm sản ngoài gỗ là động vật rừng, thực vật rừng không đủ tiêu chuẩn là gỗ quy định tại điểm b, c, Khoản 3, Điều 5 của Thông tư này và các bộ phận, dẫn xuất của chúng.

4. Dẫn xuất của động vật rừng, thực vật rừng là toàn bộ các dạng vật chất được lấy ra từ động vật rừng, thực vật rừng như: máu, dịch mật của động vật rừng; nhựa, tinh dầu được lấy ra từ thực vật rừng chưa qua chế biến.

5. Bảng kê lâm sản là bảng ghi danh mục lâm sản trong cùng một lần nghiệm thu, mua bán, xuất, nhập hoặc lâm sản vận chuyển trên một phương tiện theo đúng quy định tại mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản là sổ ghi chép lâm sản nhập, xuất của tổ chức khai thác, chế biến, kinh doanh lâm sản theo đúng quy định tại mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

7.2 Vận chuyển nội bộ là trường hợp lâm sản được vận chuyển giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc như: lâm trường, các công ty lâm nghiệp, nhà máy chế biến, các chi nhánh, cửa hàng ... trong một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập; hoặc trường hợp lâm sản được vận chuyển từ doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập đến các tổ chức hạch toán phụ thuộc và ngược lại.

Trường hợp vận chuyển lâm sản từ nơi khai thác đến nơi chế biến, kho hàng; vận chuyển lâm sản từ nơi chế biến, kho hàng đến nơi giao hàng giữa bên mua và bên bán theo hợp đồng kinh tế của lô hàng đó cũng là vận chuyển nội bộ”.

8. Xác nhận lâm sản là xác định tính hợp pháp về hồ sơ lâm sản và sự phù hợp giữa hồ sơ với lâm sản.

9. Lâm sản chưa qua chế biến là lâm sản sau khai thác, nhập khẩu, xử lý tịch thu chưa được tác động bởi các loại công cụ, thiết bị, còn giữ nguyên hình dạng, kích thước ban đầu.

Điều 4. Xác định số lượng, khối lượng lâm sản

1.3 Xác định khối lượng gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp thực hiện theo quy định về quản lý và đóng búa bài cây, búa kiểm lâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đối với gỗ gốc, rễ, gỗ có hình thù phức tạp, gỗ dạng cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ bao gồm cả rễ, thân, cành, lá, nếu không thể đo được đường kính, chiều dài để xác định khối lượng và gỗ rừng trồng tập trung không phân loại theo cấp đường kính thì cân trọng lượng theo đơn vị là ki-lô-gam (kg) và quy đổi cứ 1.000 kg bằng 1 m3 gỗ tròn hoặc đo, tính theo đơn vị ster và quy đổi cứ 1 ster bằng 0,7 m3 gỗ tròn.

2. Xác định số lượng đối với động vật rừng là số cá thể và cân trọng lượng theo đơn vị là kg; trường hợp không thể xác định được số cá thể thì cân trọng lượng theo đơn vị là kg.

Đối với bộ phận, dẫn xuất của động vật, thực vật rừng xác định khối lượng bằng cân trọng lượng theo đơn vị là kg hoặc bằng dung tích theo đơn vị là mi-li-lít (ml) nếu bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng ở dạng thể lỏng.

3. Xác định số lượng đối với lâm sản từ thực vật rừng ngoài gỗ bằng cân trọng lượng theo đơn vị là kg.

Điều 5. Bảng kê lâm sản

1. Mẫu bảng kê lâm sản ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng thống nhất đối với tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân.

2. Bảng kê lâm sản do tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động khai thác, nhập, xuất lâm sản lập khi nghiệm thu, đóng búa kiểm lâm hoặc nghiệm thu, xuất lâm sản trên cùng một lần và một phương tiện vận chuyển.

Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân lập bảng kê lâm sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác và nguồn gốc lâm sản hợp pháp tại bảng kê lâm sản.

3. Phương pháp lập bảng kê lâm sản

a) Chủ lâm sản ghi đầy đủ các nội dung về lâm sản tại bảng kê lâm sản.

b) Ghi chi tiết đối với khúc, lóng gỗ tròn nguyên khai, gỗ đẽo tròn, gỗ lóc lõi có đường kính đầu nhỏ từ 10 cm đến dưới 20 cm, chiều dài từ 1 mét trở lên hoặc có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên, chiều dài từ 30 cm trở lên và những tấm, hộp gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp có chiều dài từ 1m trở lên, chiều rộng từ 20 cm trở lên và chiều dày từ 5 cm trở lên.

c)4 Ghi tổng hợp chung số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng đối với gỗ tròn, gỗ đẽo, gỗ xẻ rừng tự nhiên trong nước không đủ kích thước quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 5 của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT hoặc gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung không phân loại theo cấp đường kính.

Trường hợp lập bảng kê lâm sản tổng hợp chung trên đây, khi đưa lâm sản vào chế biến để sản xuất các sản phẩm khác nhau, thì chủ lâm sản phải lập bảng kê lâm sản sử dụng cho sản xuất từng loại sản phẩm và ghi rõ nguồn gốc được trích ra từ bảng kê lâm sản tổng hợp gốc đó.

d) Ghi chi tiết hoặc ghi tổng hợp chung số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng đối với từng loại lâm sản ngoài gỗ phù hợp với thực tế.

đ) Tại cuối mỗi trang của bảng kê lâm sản ghi tổng khối lượng lâm sản.

Điều 6. Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản

1. Mẫu sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng thống nhất đối với tổ chức có hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh lâm sản.

2. Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản phải được quản lý tại tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều này. Chủ lâm sản có trách nhiệm ghi vào sổ theo dõi lâm sản ngay khi nhập, xuất lâm sản thể hiện rõ các nội dung: ngày tháng nhập, xuất lâm sản; tên lâm sản, nguồn gốc lâm sản; quy cách, số lượng, khối lượng, tồn đầu kỳ, tồn cuối kỳ.

Tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều này khi nhập gỗ có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên trong nước phải báo cơ quan kiểm lâm sở tại kiểm tra, ký xác nhận tại sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản.

Điều 7. Xác nhận lâm sản

1. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận lâm sản

a) Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở những địa phương không có Hạt Kiểm lâm cấp huyện xác nhận lâm sản trong các trường hợp sau:

- Lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên 5 trong nước của tổ chức xuất ra;

- Lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu chưa qua chế biến ở trong nước của tổ chức, cá nhân xuất ra;

- Động vật rừng gây nuôi trong nước và bộ phận, dẫn xuất của chúng của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra;

- Lâm sản sau xử lý tịch thu chưa chế biến của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra;

- Lâm sản sau chế biến của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra;

- Lâm sản vận chuyển nội bộ giữa các địa điểm không cùng trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Hạt Kiểm lâm khu rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm khu rừng phòng hộ xác nhận lâm sản xuất ra có nguồn gốc khai thác hợp pháp trong khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ đó và lâm sản sau xử lý tịch thu theo thẩm quyền xử lý của mình.

c)6 Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) xác nhận lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên trong nước của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra.

2. Trình tự, hồ sơ đề nghị xác nhận lâm sản

a) Chủ lâm sản nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ (bản chính) đề nghị xác nhận lâm sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 của Điều này.

b) Hồ sơ đề nghị xác nhận lâm sản gồm: bảng kê lâm sản, hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu7 theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có) và các tài liệu về nguồn gốc của lâm sản theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Trường hợp lâm sản mua của nhiều cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân khai thác từ vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán thì người mua lâm sản lập bảng kê lâm sản, có chữ ký xác nhận của đại diện cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân đó.

3. Thời gian xác nhận

a) Thời gian xác nhận lâm sản và trả kết quả tại cơ quan xác nhận không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp kiểm tra hồ sơ và lâm sản đảm bảo đúng quy định thì tiến hành xác nhận ngay.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo ngay cho chủ lâm sản biết và hướng dẫn chủ lâm sản hoàn thiện hồ sơ.

b) Trường hợp cần phải xác minh về nguồn gốc lâm sản trước khi xác nhận thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay cho chủ lâm sản biết và tiến hành xác minh những vấn đề chưa rõ về hồ sơ lâm sản, nguồn gốc lâm sản, số lượng, khối lượng, loại lâm sản; kết thúc xác minh phải lập biên bản xác minh. Sau khi xác minh, nếu không có vi phạm thì tiến hành ngay việc xác nhận lâm sản theo quy định tại Thông tư này. Thời gian xác nhận lâm sản trong trường hợp phải xác minh tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp xác minh phát hiện có vi phạm thì phải lập hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

c) Người đại diện cơ quan Nhà nước xác nhận lâm sản phải ghi ý kiến xác nhận của mình về các nội dung do chủ lâm sản đã ghi trong hồ sơ lâm sản, kể cả số, ngày, tháng, năm ghi trong hóa đơn kèm theo, biển kiểm soát của phương tiện vận chuyển (nếu có); ngày, tháng, năm xác nhận; ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu của cơ quan tại bảng kê lâm sản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác và nguồn gốc lâm sản hợp pháp khi xác nhận.

Trường hợp xác nhận lâm sản của Uỷ ban nhân dân cấp xã quy định tại điểm c, Khoản 1 Điều này còn phải có thêm chữ ký của Kiểm lâm địa bàn tại bảng kê lâm sản; Kiểm lâm địa bàn cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác và nguồn gốc lâm sản hợp pháp trong việc tham mưu đó.

Điều 8. Quản lý, lưu giữ hồ sơ lâm sản

1. Chủ lâm sản có trách nhiệm quản lý hồ sơ lâm sản (bản chính) cùng với lâm sản; lưu giữ hồ sơ lâm sản, sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản trong thời hạn 05 năm kể từ khi lâm sản được xuất ra.

2. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận lâm sản có trách nhiệm lưu giữ bảng kê lâm sản sau khi đã xác nhận (bản chính) và các tài liệu về nguồn gốc lâm sản (bản sao chụp) tại trụ sở cơ quan.

Chương II

HỒ SƠ LÂM SẢN HỢP PHÁP

Mục 1. HỒ SƠ NGUỒN GỐC LÂM SẢN

Điều 9. Lâm sản khai thác trong nước

1. Hồ sơ gỗ khai thác chính, khai thác tận dụng, tận thu từ rừng tự nhiên, rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán.

a) Các tài liệu về khai thác gỗ theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện việc khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ (sau đây viết tắt là Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT) và các quy định hiện hành của Nhà nước.

b) Đối với gỗ đủ tiêu chuẩn đóng búa kiểm lâm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm: biên bản xác nhận gỗ đóng dấu búa kiểm lâm kèm theo bảng kê lâm sản.

8 (được bãi bỏ)

2. Hồ sơ lâm sản ngoài gỗ khai thác từ rừng trong nước

a) Đối với thực vật rừng hồ sơ gồm: các tài liệu về khai thác lâm sản ngoài gỗ quy định tại Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT; bảng kê lâm sản.

b) Đối với động vật rừng: bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

Điều 10. Lâm sản nhập khẩu

1. Tờ khai hải quan lâm sản nhập khẩu có xác nhận của cơ quan Hải quan cửa khẩu theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Bảng kê lâm sản (Packing-list) của tổ chức, cá nhân nước ngoài xuất khẩu lâm sản.

3. Văn bản chứng nhận về nguồn gốc lâm sản và các tài liệu khác của nước xuất khẩu (nếu có).

4. Giấy phép CITES đối với lâm sản thuộc danh mục các Phụ lục I, II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Điều 11. Lâm sản xử lý tịch thu

Hồ sơ lâm sản xử lý tịch thu gồm: quyết định xử lý vụ vi phạm hành chính hoặc quyết định xử lý vật chứng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tịch thu lâm sản sung công quỹ Nhà nước, kèm theo biên bản vụ vi phạm và bảng kê lâm sản.

Mục 2. HỒ SƠ LÂM SẢN TRONG LƯU THÔNG

Điều 12. Lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên trong nước

1. Hồ sơ lâm sản của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu9 theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

2. Hồ sơ lâm sản của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Điều 13. Lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán10

1. Hồ sơ lâm sản có nguồn gốc khai thác từ rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu theo quy định của Bộ Tài chính và bảng kê lâm sản.

2. Hồ sơ lâm sản do cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản.

Điều 14. Lâm sản nhập khẩu chưa qua chế biến ở trong nước11

1. Hồ sơ một lô lâm sản nhập khẩu trực tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012.

2. Hồ sơ lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu xuất ra

a) Hồ sơ lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu theo quy định của Bộ Tài chính và bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

b) Hồ sơ lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu của cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

Điều 15. Động vật rừng được gây nuôi trong nước; bộ phận, dẫn xuất của chúng

1. Hồ sơ của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu12 theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

2. Hồ sơ của cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

Điều 16. Lâm sản sau xử lý tịch thu chưa qua chế biến

1. Hồ sơ lâm sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý xuất ra gồm: hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu13 theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản do cơ quan bán lâm sản lập.

2. Hồ sơ lâm sản do tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu14 theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

3. Hồ sơ lâm sản do cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

Điều 17. Lâm sản sau chế biến

1. Hồ sơ lâm sản sau chế biến từ gỗ rừng tự nhiên trong nước của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu15 theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

2. Lâm sản sau chế biến từ gỗ nhập khẩu, gỗ sau xử lý tịch thu

a) Hồ sơ lâm sản sau chế biến từ gỗ nhập khẩu, gỗ sau xử lý tịch thu của tổ chức quy định tại điểm a, Khoản 4, Điều 26 của Thông tư này xuất ra gồm: hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu16 theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản.

b) Hồ sơ lâm sản sau chế biến từ gỗ nhập khẩu, gỗ sau xử lý tịch thu của tổ chức quy định tại điểm b, Khoản 4, Điều 26 của Thông tư này xuất ra gồm: hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu17 theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

3. Hồ sơ lâm sản sau chế biến từ gỗ rừng tự nhiên trong nước, gỗ nhập khẩu, gỗ sau xử lý tịch thu của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

4. Hồ sơ lâm sản sau chế biến từ gỗ rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán.

a) Hồ sơ lâm sản sau chế biến từ gỗ rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu18 theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản.

b) Hồ sơ lâm sản sau chế biến từ gỗ rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản.

5. Hồ sơ lâm sản ngoài gỗ sau chế biến

a) Hồ sơ lâm sản ngoài gỗ sau chế biến của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu19 theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản.

b) Hồ sơ lâm sản ngoài gỗ sau chế biến của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản.

Điều 18. Vận chuyển lâm sản nội bộ

1. Hồ sơ vận chuyển lâm sản nội bộ trong địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ20, kèm theo bảng kê lâm sản.

2. Hồ sơ vận chuyển lâm sản nội bộ giữa các địa điểm không cùng trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

a)21 Hồ sơ vận chuyển gỗ rừng tự nhiên trong nước, gỗ nhập khẩu, gỗ tịch thu chưa qua chế biến; động vật rừng, bộ phận, dẫn xuất của chúng gồm: phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

b) Hồ sơ vận chuyển lâm sản không thuộc quy định tại điểm a của Khoản này gồm: phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ22, kèm theo bảng kê lâm sản.

Điều 19. Vận chuyển lâm sản quá cảnh

1. Tờ khai hải quan lâm sản quá cảnh có xác nhận của cơ quan Hải quan cửa khẩu theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Bảng kê lâm sản (Packing-list) của tổ chức, cá nhân nước ngoài xuất khẩu lô hàng đó.

3. Giấy phép CITES đối với lâm sản thuộc danh mục các Phụ lục I, II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

4. Trường hợp lâm sản vận chuyển quá cảnh được bốc dỡ trên lãnh thổ của Việt Nam để chuyển tiếp do thay đổi phương tiện vận chuyển hoặc qua trung chuyển tại bến cảng, nhà ga..., hồ sơ lâm sản vận chuyển quá cảnh tiếp theo gồm: bảng kê lâm sản cho từng chuyến, từng phương tiện vận chuyển, kèm theo bản sao chụp có chứng thực hồ sơ lâm sản vận chuyển quá cảnh quy định tại các Khoản 1, 2, 3 của Điều này.

Mục 3. HỒ SƠ LÂM SẢN TẠI CƠ SỞ CHẾ BIẾN, KINH DOANH, CẤT GIỮ

Điều 20. Hồ sơ lâm sản tại cơ sở chế biến, kinh doanh, gây nuôi động vật rừng

Hồ sơ lâm sản tại cơ sở chế biến, kinh doanh, gây nuôi động vật rừng gồm: sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản; hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu23; bảng kê lâm sản và các tài liệu khác liên quan đến lâm sản nhập vào, xuất ra quy định tại Thông tư này.

Điều 21. Hồ sơ lâm sản tại nơi cất giữ

Hồ sơ lâm sản tại nơi cất giữ tương ứng với từng loại lâm sản ở các giai đoạn của quá trình chu chuyển lâm sản (nguồn gốc lâm sản; lưu thông lâm sản; chế biến, kinh doanh) theo quy định tại Thông tư này.

Chương III

KIỂM TRA NGUỒN GỐC LÂM SẢN

Mục 1. NGUYÊN TẮC KIỂM TRA LÂM SẢN

Điều 22. Tổ chức hoạt động kiểm tra

1. Kiểm tra lâm sản được thực hiện trong quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, gây nuôi, cất giữ lâm sản do cơ quan Kiểm lâm các cấp thực hiện.

Trường hợp khi kiểm tra, phát hiện chủ lâm sản không có đầy đủ hồ sơ lâm sản hoặc lâm sản thực tế không phù hợp với hồ sơ lâm sản quy định tại Thông tư này, cơ quan thực hiện kiểm tra phải tổ chức điều tra, xác minh về nguồn gốc lâm sản.

2. Hoạt động kiểm tra lâm sản thực hiện theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất khi phát hiện hoặc có thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật của chủ lâm sản. Trong quá trình thực hiện kiểm tra, công chức kiểm lâm phải mặc đồng phục kiểm lâm, đeo cấp hiệu, phù hiệu, biển hiệu đúng quy định của Nhà nước.

3. Mọi trường hợp kiểm tra lâm sản phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục kiểm tra theo quy định của pháp luật; phải lập biên bản theo mẫu số 03 hoặc 04 (đối với kiểm tra khai thác lâm sản) ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp kiểm tra phát hiện có vi phạm các quy định của Nhà nước phải lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Điều 23. Kiểm tra theo tin báo

1. Tiếp nhận, xử lý tin báo

a) Khi nhận tin báo về hành vi vi phạm pháp luật, công chức kiểm lâm nhận tin báo phải báo cáo Thủ trưởng đơn vị. Trường hợp công dân trực tiếp đến trụ sở cơ quan để tố cáo phải được lập biên bản về tiếp nhận tin báo của công dân. Trường hợp nhận tin báo qua điện thoại, công chức kiểm lâm nhận tin báo phải đề nghị người báo tin cung cấp các thông tin về: họ tên, địa chỉ, số điện thoại của mình; nếu người báo tin không cung cấp các thông tin này, thì công chức kiểm lâm nhận tin phải báo cáo ngay Thủ trưởng đơn vị.

b) Thủ trưởng cơ quan kiểm lâm có trách nhiệm lập sổ theo dõi tin báo và tổ chức quản lý sổ theo dõi tin báo theo chế độ quản lý tài liệu mật.

2. Tổ chức kiểm tra theo tin báo

Tin báo của các tổ chức, cá nhân dưới mọi hình thức được coi là căn cứ để xem xét việc tổ chức kiểm tra lâm sản. Thủ trưởng đơn vị nhận tin báo quyết định việc triển khai kiểm tra theo tin báo khi có căn cứ xác đáng.

Mục 2. KIỂM TRA KHAI THÁC LÂM SẢN

Điều 24. Kiểm tra thực hiện các quy định về khai thác lâm sản

1. Nội dung kiểm tra

a) Việc chấp hành quy định của pháp luật trước khi khai thác: phê duyệt thiết kế khai thác, giấy phép khai thác, chuẩn bị hiện trường (phát luỗng rừng, làm mới, sửa chữa đường vận xuất, kho bãi gỗ, mốc giới khu khai thác).

b) Việc chấp hành quy định của pháp luật trong và sau quá trình khai thác: địa danh khai thác; chấp hành quy trình kỹ thuật; số lượng, khối lượng, chủng loại lâm sản khai thác chính, tận dụng, vệ sinh rừng; việc bàn giao rừng, bảo vệ rừng sau khai thác.

c) Hồ sơ, tài liệu liên quan đến khai thác lâm sản.

2. Phương pháp kiểm tra

a) Kiểm tra toàn bộ tại hiện trường hoặc chọn ngẫu nhiên tối thiểu 30% (ba mươi phần trăm) diện tích rừng được phép khai thác.

b) Đối chiếu hồ sơ khai thác với lâm sản khai thác thực tế tại hiện trường.

Điều 25. Kiểm tra lâm sản được khai thác

1. Đối với gỗ đã khai thác, vận xuất, vận chuyển tới tại bãi tập trung thực hiện kiểm tra gỗ đồng thời với đóng dấu búa kiểm lâm như sau:

a) Kiểm tra địa điểm tập trung gỗ sau khai thác; số lượng, khối lượng, tên loài, việc cắt khúc, đánh số thứ tự đầu cây; dấu búa bài cây ... theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Kiểm tra hồ sơ khai thác theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này.

2. Đối với lâm sản ngoài gỗ kiểm tra về số lượng, khối lượng, tên loài; kiểm tra, xác nhận tại bảng kê lâm sản; hồ sơ khai thác theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này.

Mục 3. KIỂM TRA LÂM SẢN TẠI CƠ SỞ CHẾ BIẾN, KINH DOANH, NƠI CẤT GIỮ; CƠ SỞ GÂY NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG

Điều 26. Kiểm tra cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản

1. Khi kiểm tra lâm sản tại cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản phải có văn bản của Thủ trưởng cơ quan kiểm lâm có thẩm quyền.

Trường hợp phát hiện lâm sản có nguồn gốc không hợp pháp, thì công chức kiểm lâm đang thi hành công vụ được quyền tổ chức kiểm tra ngay, đồng thời báo cáo cho Thủ trưởng cơ quan.

2. Chủ cơ sở chế biến, kinh doanh phải chấp hành các yêu cầu kiểm tra của công chức kiểm lâm kiểm tra; xuất trình ngay hồ sơ về quản lý cơ sở chế biến, kinh doanh và nguồn gốc lâm sản theo quy định tại Thông tư này.

3. Nội dung kiểm tra

a) Hồ sơ quản lý cơ sở chế biến, kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có hoạt động về chế biến, kinh doanh lâm sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

b) Hồ sơ lâm sản.

c) Lâm sản hiện có tại cơ sở chế biến, kinh doanh.

d) Kiểm tra dấu búa kiểm lâm đối với gỗ phải đóng búa kiểm lâm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

đ) Việc lưu trữ hồ sơ lâm sản.

4. Trong quý I hàng năm Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm rà soát, phân loại; thông báo công khai đến cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản trên địa bàn và niêm yết tại trụ sở Chi cục Kiểm lâm, đồng thời báo cáo Cục Kiểm lâm về việc chấp hành pháp luật của các tổ chức này theo hai loại:

a) Cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản chấp hành tốt các quy định của Nhà nước.

b) Cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản có vi phạm các quy định của Nhà nước về hồ sơ lâm sản hoặc chấp hành chưa đầy đủ các quy định của Nhà nước.

Điều 27. Kiểm tra cất giữ lâm sản

1. Kiểm tra nơi cất giữ lâm sản không thuộc quy định tại Điều 26 của Thông tư này kể cả nhà ga, bến cảng, kho vận phải có văn bản của Thủ trưởng cơ quan kiểm lâm.

Trường hợp phát hiện lâm sản có nguồn gốc không hợp pháp, thì công chức kiểm lâm đang thi hành công vụ được quyền tổ chức kiểm tra ngay, đồng thời báo cáo cho Thủ trưởng cơ quan.

2. Chủ nơi cất giữ và chủ lâm sản phải chấp hành các yêu cầu của công chức kiểm lâm; xuất trình ngay hồ sơ lâm sản đang được cất giữ theo quy định tại Thông tư này.

3. Nội dung kiểm tra

a) Hồ sơ lâm sản đang cất giữ.

b) Lâm sản hiện có tại nơi cất giữ.

c) Kiểm tra dấu búa kiểm lâm đối với gỗ phải đóng búa kiểm lâm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 28. Kiểm tra cơ sở gây nuôi động vật rừng

1. Khi kiểm tra cơ sở gây nuôi động vật rừng công chức kiểm lâm kiểm tra phải có văn bản của Thủ trưởng cơ quan kiểm lâm có thẩm quyền.

Trường hợp phát hiện lâm sản có nguồn gốc không hợp pháp, thì công chức kiểm lâm đang thi hành công vụ được quyền tổ chức kiểm tra ngay, đồng thời báo cáo cho Thủ trưởng cơ quan.

2. Nội dung kiểm tra

a) Việc chấp hành quy định của pháp luật về gây nuôi: giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi, điều kiện chuồng trại, nguồn gốc động vật, vệ sinh môi trường.

b) Hồ sơ nhập, xuất động vật rừng.

c) Động vật rừng đang nuôi.

Mục 4. KIỂM TRA LÂM SẢN TRONG LƯU THÔNG

Điều 29. Kiểm tra lâm sản đang vận chuyển

1. Công chức kiểm lâm chỉ được dừng phương tiện đường bộ, đường thủy đang lưu thông để kiểm tra lâm sản khi có căn cứ xác định trên phương tiện có vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Người chỉ huy dừng phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định dừng phương tiện của mình.

Hiệu lệnh dừng phương tiện có thể sử dụng một hoặc sử dụng kết hợp còi, cờ hiệu kiểm lâm, đèn pin.

Không đặt sào chắn (ba-ri-e) trên đường bộ để dừng phương tiện giao thông để kiểm tra lâm sản. Trường hợp đặc biệt, phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và chịu trách nhiệm về chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

2. Người điều khiển phương tiện vận chuyển lâm sản phải chấp hành hiệu lệnh dừng phương tiện của công chức kiểm lâm; xuất trình ngay hồ sơ lâm sản (bản chính) trên phương tiện theo quy định tại Thông tư này và hồ sơ về phương tiện vận chuyển theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Nội dung kiểm tra

a) Hồ sơ lâm sản.

b) Lâm sản hiện có trên phương tiện vận chuyển.

c) Kiểm tra dấu búa kiểm lâm đối với gỗ phải đóng búa kiểm lâm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sau khi kiểm tra, người chủ trì kiểm tra phải ghi tên của cơ quan kiểm tra; ngày, tháng, năm, địa điểm kiểm tra; khối lượng, số lượng lâm sản trên phương tiện vận chuyển; ký, ghi rõ họ tên tại mặt sau tờ hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu24 và bảng kê lâm sản.

Điều 30. Kiểm tra lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh tại cửa khẩu

Trong trường hợp cần xác minh nguồn gốc lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, Chi cục Kiểm lâm phối hợp với cơ quan Hải quan cửa khẩu tổ chức kiểm tra, xác minh nguồn gốc lâm sản theo quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành của pháp luật.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 31. Hiệu lực thi hành25

1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.

2. Thông tư này thay thế Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản.

Điều 32. Chế độ báo cáo

1. Định kỳ 03 tháng một lần vào ngày cuối quý, cơ sở khai thác, chế biến, kinh doanh lâm sản gửi báo cáo theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này về tình hình nhập, xuất lâm sản cho cơ quan kiểm lâm sở tại.

2. Đối với các cơ quan có thẩm quyền xác nhận lâm sản

a) Định kỳ 01 tháng một lần vào tuần đầu của tháng kế tiếp, Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi báo cáo theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này về tình hình xác nhận lâm sản cho cơ quan kiểm lâm sở tại, nếu trong tháng có xác nhận lâm sản quy định tại Thông tư này.

b) Định kỳ 01 quý một lần vào tuần thứ 2 của quý kế tiếp, cơ quan kiểm lâm sở tại gửi báo cáo theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này về tình hình nhập, xuất lâm sản trên địa bàn cho Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh.

c) Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp, báo cáo tình hình quản lý lâm sản và kiểm tra nguồn gốc lâm sản trên địa bàn theo quy định tại Thông tư này khi Cục Kiểm lâm yêu cầu.

Điều 33. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo và đăng tải trên Cổng TTĐT Chính phủ);
- Trung tâm Tin học và Thống kê của Bộ (để đăng lên Trang thông tin điện tử);
- Lưu: VT, PC, TCLN.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

MẪU SỐ 01:

BẢNG KÊ LÂM SẢN, BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 01/2012/TT-BNN NGÀY 04/01/2012 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

……………………………
……………………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………/BKLS

Tờ số:…….

 

BẢNG KÊ LÂM SẢN

(Kèm theo .............................ngày........./......../20... của........................................)

TT

Tên lâm sản

Nhóm gỗ

Đơn vị tính

Quy cách lâm sản

Số lượng

Khối lượng

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ngày..........tháng.........năm 20.....
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
LẬP BẢNG KÊ LÂM SẢN

 

MẪU SỐ 02:

SỔ THEO DÕI NHẬP, XUẤT LÂM SẢN, BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 01/2012/TT-BNN NGÀY 04/01/2012 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

SỔ THEO DÕI NHẬP, XUẤT LÂM SẢN

NHẬP XƯỞNG

XUẤT XƯỞNG

Ngày tháng năm

Tên lâm sản
(Nếu là gỗ thì ghi thêm nhóm gỗ)

Đơn vị tính

Số lượng

Khối lượng

Hồ sơ nhập lâm sản kèm theo

Ngày tháng năm

Tên lâm sản
(Nếu là gỗ thì ghi thêm nhóm gỗ)

Đơn vị tính

Số lượng

Khối lượng

Hồ sơ xuất lâm sản kèm theo

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: cuối mỗi tháng ghi tổng hợp số lượng, khối lượng từng loại lâm sản nhập, xuất, tồn kho trong tháng vào cuối trang của tháng đó.

 

MẪU SỐ 03:

BIÊN BẢN KIỂM TRA LÂM SẢN, BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 01/2012/TT-BNN NGÀY 04/01/2012 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

…………………
………………...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA LÂM SẢN

Hôm nay, ngày ....... tháng. ..... năm ...………, hồi …... giờ .....................................

Tại:…………………...................................................................................................

Chúng tôi gồm:

1)..............................................., chức vụ: .........................., đơn vị: .......................

2)...................…………………, chức vụ: ......................…, đơn vị: ..........................

3)...................…………………, chức vụ: .........................., đơn vị: ..........................

Tiến hành kiểm tra lâm sản của: ..............................................................................

Địa chỉ:…………………………………………, nghề nghiệp:…………………............

CMND số: .............................; ngày cấp ........................., nơi cấp ….………...........

Nội dung kiểm tra:

................................................................…...............................................................

........................................................................….......................................................

............................................…...................................................................................

....................................................…...........................................................................

..................................................................................................................................

.........................................................................................

Hồ sơ lâm sản kèm theo gồm có:.............................................................................

................................................................…..............................................................

........................................................................….....................................................

Kết luận sau kiểm tra:

a) Về nguồn gốc lâm sản:.........................................................................................

..................................................................................................................................

.................................................................................................................................

b) Về tính hợp pháp của lâm sản:.............................................................................

..................................................................................................................................

................................................................................................................................

Việc kiểm tra kết thúc vào hồi …… giờ ..…ngày… .tháng …. năm ……………, trong quá trình kiểm tra không làm hư hỏng, mất mát gì.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận đúng, ký và ghi rõ họ tên vào biên bản.

Biên bản lập thành 3 bản, giao cho người/tổ chức được kiểm tra một bản./.

 

CÁ NHÂN/TỔ CHỨC ĐƯỢC KIỂM TRA

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN
KIỂM TRA

 

MẪU SỐ 04:

BIÊN BẢN KIỂM TRA KHAI THÁC LÂM SẢN, BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 01/2012/TT-BNN NGÀY 04/01/2012 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

…………………
………………...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA KHAI THÁC LÂM SẢN

Hôm nay, ngày ....... tháng. ..... năm ...………, hồi …... giờ .....................................

Tại: …………………..................................................................................................

Chúng tôi gồm:

1)..............................................., chức vụ: .........................., đơn vị: .......................

2)...................…………………, chức vụ: ......................…, đơn vị: ..........................

3)...................…………………, chức vụ: .........................., đơn vị: ..........................

Tiến hành kiểm tra việc khai thác lâm sản của: .......................................................

Địa chỉ:………………………………………………, nghề nghiệp:…………………....

CMND số: .............................; ngày cấp ........................., nơi cấp ..........................

Nội dung kiểm tra:

1) Kiểm tra hồ sơ khai thác.....................................................…..............................

................................................................…..............................................................

........................................................................…......................................................

.................................................................................................................................

.............................................................................................................

2) Kiểm tra hiện trường khai thác.............................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

.............................................................................................................

3) Kiểm tra lâm sản sau khai thác.............................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

............................................................................................................

Kết luận sau kiểm tra:

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

.......................................................................................................................

Sau khi đọc lại biên bản, những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận đúng, ký và ghi rõ họ tên vào biên bản.

Biên bản lập thành 3 bản, giao cho người/ tổ chức được kiểm tra một bản./.

 

CÁ NHÂN/TỔ CHỨC ĐƯỢC KIỂM TRA

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN
KIỂM TRA

 

MẪU SỐ 05:

BÁO CÁO NHẬP, XUẤT LÂM SẢN, BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 01/2012/TT-BNN NGÀY 04/01/2012 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

ĐƠN VỊ BÁO CÁO
..................................

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO NHẬP, XUẤT LÂM SẢN

(Tháng.......năm 20.....)

TT

Tên lâm sản

Nhóm gỗ

Đơn vị tính

LÂM SẢN NHẬP VÀO

LÂM SẢN XUẤT RA

Tồn kho cuối kỳ

Tồn kho đầu kỳ

Nhập trong kỳ

Tổng cộng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Ngày........tháng........năm 20.......
NGƯỜI LẬP BÁO CÁO

 

MẪU SỐ 06:

BÁO CÁO XÁC NHẬN LÂM SẢN XUẤT RA, BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 01/2012/TT-BNN NGÀY 04/01/2012 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

ĐƠN VỊ BÁO CÁO
...................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO XÁC NHẬN LÂM SẢN XUẤT RA

(Tháng..........năm 20......)

TT

Tên lâm sản

Nhóm gỗ

Đơn vị tính

Khối lượng lâm sản xác nhận xuất ra

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Ngày.......tháng.......năm 20...
NGƯỜI LÀM BÁO CÁO

 



1 Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục lâm nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.”

2 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2012.

3 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2012.

4 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2012.

5 Cụm từ “trồng rừng tập trung” được được bãi bỏ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 1 Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2012.

6 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 1 Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2012.

7 Cụm từ “hóa đơn bán hàng” được thay thế bởi cụm từ “hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hoá đơn xuất khẩu” theo quy định tại điểm a Điều 2 Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2012.

8 Đoạn “Đối với gỗ không đủ tiêu chuẩn đóng búa kiểm lâm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1, Điều 7 của Thông tư này” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2012.

9 Cụm từ “hóa đơn bán hàng” được thay thế bởi cụm từ “hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu” theo quy định tại điểm a Điều 2 Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2012.

10 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2012.

11 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2012.

12,13,14 Cụm từ “hóa đơn bán hàng” được thay thế bởi cụm từ “hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu” theo quy định tại điểm a Điều 2 Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2012.

15,16,17,18,19 Cụm từ “hóa đơn bán hàng” được thay thế bởi cụm từ “hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu” theo quy định tại điểm a Điều 2 Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2012.

20,22 Cụm từ “phiếu xuất kho nội bộ” được thay thế bởi cụm từ “phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ” theo quy định tại điểm a Điều 2 Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2012.

21 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2012.

23 Cụm từ “hóa đơn bán hàng” được thay thế bởi cụm từ “hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu” theo quy định tại điểm a Điều 2 Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2012.

24 Cụm từ “hóa đơn bán hàng” được thay thế bởi cụm từ “hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu” theo quy định tại điểm a Điều 2 Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2012.

25 Điều 3 của Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2012, quy định như sau:

“Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/10/2012.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giải quyết”.

 

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 25/VBHN-BNNPTNT

Hanoi, May 06, 2014

 

CIRCULAR

DOSSIERS ON LAWFUL FOREST PRODUCTS AND INSPECTION OF ORIGIN OF FOREST PRODUCTS

The Circular No. 01/2012/TT-BNNPTNT dated January 04, 2012 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on dossiers on lawful forest products and inspection of origin of forest products which comes into force from February 18, 2012 is amended by:

The Circular No. 41/2012/TT-BNNPTNT dated August 21, 2012 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of the Circular No. 01/2012/TT-BNNPTNT dated January 04, 2012 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on dossiers on lawful forest products and inspection of origin of forest products which comes into force from October 15, 2012.

Pursuant to the Law on Forest Protection and Development dated December 03, 2004;

Pursuant to the Government's Decree No. 23/2006/ND-CP dated March 03, 2006 on implementation of the Law on Forest Protection and Development;

Pursuant to the Government's Decree No. 01/2008/ND-CP of January 03, 2008, and the Government's Decree No. 75/2009/ND-CP dated September 10, 2009 on amendments to Article 3 of the Government's Decree No. 01/2008/ND-CP dated January 03, 2008 defining functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

The Ministry of Agriculture and Rural Development hereby provides for dossiers on lawful forest products and inspection of origin of forest products as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular provides for dossiers on lawful forest products and inspection of the origin of timber and non-timber forest products (hereinafter referred to as “forest products”) within the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to domestic organizations, communities, households and individuals; and foreign organizations and individuals related to extraction, transport, processing, trading and storage of forest products within the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:

1. “local forest protection authorities” include Forestry Services of reserve forests and protection forests; Forestry Services of districts; Forest Protection Sub-Departments of provinces and central-affiliated cities in the areas where Forestry Services of districts are not available.

2. “dossier on forest products” means a record of forest products that is made and retained at a forest product manufacturing and trading facility and circulated together with forest products during the extraction, trading, transportation, processing and storage.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. “forest animal or plant derivative” means any form of material extracted from a forest animal or plant, such as blood and biliary fluid of a forest animal; resin and essential oil extracted from an unprocessed forest plant.

5. “packing list of forest products” means a list of forest products prepared using the Form No. 01 hereof and used for one pre-receipt inspection, trading, receipt or dispatch or of forest products transported on one vehicle.

6. “a record of forest product receipt and dispatch” means a record that is made using the Form No. 02 hereof to record forest products received or dispatched by a forest product extraction, processing or trading facility.

7. “internal transport” means the transport of forest products between financially dependent units such as forest farms, forestry enterprises, processing plants, branches or stores of a financially dependent enterprise with the legal status; or the transport of forest products from a financially dependent enterprise with the legal status to its financially dependent units and vice versa.

Transport of forest products from other places to product processing and warehousing facilities, and transport of forest products from product processing and warehousing facilities to the delivery point between buyers and sellers as agreed upon in economic contracts for such shipments shall be considered the internal transport”.

8. “certification of forest products” means determination of the lawfulness of dossiers on forest products and conformity of these dossiers with forest products.

9. “unprocessed forest product” means a forest product which, after being extracted, imported and confiscated, has not yet been treated by any tools or equipment and remain its original shape and size.

Article 4. Determination of forest product quantity and weight

1. Weight of round timber, sawn timber and squared timber shall be determined under the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development on management and hammer marking of trees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Quantity of forest animals shall be determined according to the number of forest animal individuals which are weighed in kg. If it is impossible to determine the number of individuals, these animals will be weighed in kg.

Weight of parts and derivatives of forest animals and plants shall be determined by weight in kg or measurement in milliliter (ml) if these parts and derivates are in liquid form.

3. Quantity of forest products from non-timber forest plants shall be determined by weight in kg.

Article 5. Packing list of forest products

1. The specimen of the packing list of forest products enclosed with this Circular applies to organizations, communities, households and individuals.

2. The packing list of forest products shall be made by organizations, communities, households and individuals involved in forest product extraction, receipt and dispatch upon each pre-receipt inspection and forest protection hammer marking or pre-receipt inspection and dispatch of forest products carried on the same vehicle.

Organizations, communities, households and individuals that make the packing list of forest products shall be responsible to law for the accuracy and lawful origin of forest products specified in their packing list.

3. Method for making a packing list of forest products

a) The forest product owner shall specify all information about forest products in the packing list.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) He/she shall specify the total quantity or weight of round timber, cut timber and sawn timber extracted from domestic natural forests with sizes smaller than those specified in Point b Clause 3 Article 5 of the Circular No. 01/2012/TT-BNNPTNT or timber extracted from forests which have been planted in a consolidated manner and have not been classified by diameter ranges.

With respect to the compilation of the aforementioned general packing list of forest products, when using forest products as materials for the manufacture of different products, the forest product owner must compile a list of forest products used for manufacture of each type of product and clearly state the origin specified in such list.

d) He/she shall enumerate in detail real quantity or weight of each non-timber forest product or the total figure of these forest products according to their actual figures.

dd) At the bottom of each page of the packing list, he/she shall specify the total weight of forest products.

Article 6. A record of forest product receipt and dispatch

1. The specimen of the record of forest product receipt and dispatch enclosed with this Circular applies to all forest product extracting, processing and trading organizations.

2. The record of forest product receipt and dispatch shall be managed at the organizations specified in Clause 1 of this Article. When forest products are received or dispatched, the forest product owner shall specify the following information in the record: date of receipt or dispatch; names and origin of forest products; specifications, quantity, weight, opening stock and ending stock.

When receiving timber extracted from domestic natural forests, the organizations mentioned in Clause 1 of this Article shall notify local forest protection authorities for inspection and signing their record of forest product receipt and dispatch.

Article 7. Certification of forest products

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Forestry Services of districts and Forest Protection Sub-Departments of provinces and central-affiliated cities in the areas where Forestry Services of districts are not available shall certify the following forest products:

- Unprocessed forest products extracted from domestic natural forests, sold by organizations;

- Imported forest products that are yet to be domestically processed, sold by organizations or individuals;

- Domestically raised forest animals and their parts or derivatives sold by organizations, communities, households or individuals;

- Confiscated unprocessed forest products sold by exporting organizations, communities, households or individuals;

- Processed forest products sold by organizations, communities, households or individuals;

- Forest products transported internally between places not within the same province or central-affiliated city.

b) Forestry Services of reserve forests or protection forests shall certify forest products lawfully extracted from these forests and confiscated forest products within their power.

c) Local forest protection authorities shall assist Presidents of People's Committees of communes in certifying unprocessed forest products extracted from domestic natural forests, sold by communities, family households and individuals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The forest product owner shall submit an application (the original) for forest product certification directly to the competent authority defined in Clause 1 of this Article.

b) An application for forest product certification includes: a packing list of forest products, export invoice (if any) stipulated by the Ministry of Finance and documents on the origin of forest products under the State's applicable regulations.

For forest products purchased from multiple communities, households or individuals that extracted them from their home gardens, farms or scattered trees, the forest product purchaser shall make a packing list bearing signatures of representatives of such communities, households or individuals.

3. Certification time limit

a) The time limit for certifying forest products and returning certification results is within 3 working days from the receipt of the satisfactory application. Certification shall be immediately carried out in case the application is satisfactory and forest products are compliant with regulations.

In the case of unsatisfactory application, the receiving authority shall promptly notify and instruct the forest product owner to complete it.

b) In case it is required to verify the origin of forest products before certification, the receiving authority shall promptly notify the forest product owner and verify unclear issues concerning the forest product dossier, origin, quantity, weight and category and make a record of the verification. If no violation is found, forest products shall be immediately certified as prescribed in this Circular. In the case of verification, forest products shall be certified within 05 working days from the receipt of the satisfactory application.

In case a violation is found, actions against such violation shall be taken as prescribed by law.

c) The representative of the certifying authority shall specify his/her opinions on the information provided by the forest product owner in the forest product dossier, including the number and date specify in the enclosed invoice, license plate number of the vehicle (if any); date of certification; sign and write his/her full name and position and append the seal of his/her authority on the packing list, and take responsibility to law for the accuracy and lawful origin of certified forest products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 8. Management and retention of forest product dossiers

1. Forest product owners shall manage forest product dossiers (original) together with forest products; and retain these dossiers and records of forest product receipt and dispatch for 5 years after forest products are sold.

2. Certifying authorities shall retain packing lists of forest products (original) after carrying out certification and documents on the origin of forest products (copies) at the authorities.

Chapter II

DOSSIERS ON LAWFUL FOREST PRODUCTS

Section 1. FOREST PRODUCT ORIGIN DOSSIERS

Article 9. Domestically extracted forest products

1. A dossier on timber extracted as primary or secondary forest products or fully extracted from natural forests or forests planted in a consolidated manner (hereinafter referred to as “consolidated planted forests”), home gardens, farms or scattered trees includes:

a) Documents on timber extraction prescribed in Circular No. 35/2011/TT-BNNPTNT dated May 20, 2011 of the Ministry of Agriculture and Rural Development and other relevant applicable regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. A dossier on non-timber forest products extracted from domestic forests:

a) For forest plants, the dossier includes documents on extraction of non-timber forest products prescribed in Circular No. 35/2011/TT-BNNPTNT; a packing list of forest products.

b) For forest animals: A packing list of forest products that is certified by the local forest protection authority.

Article 10. Imported forest products

1. Customs declaration of imported forest products that is certified by a border checkpoint customs authority under the State's applicable regulations.

2. Packing list of forest products made by the foreign forest product exporter.

3. Written certification of the origin of forest products and other documents of the exporting country (if any).

4. CITES permit for forest products on the lists provided in Appendix I and II of the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora.

Article 11. Confiscated forest products

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 2. DOSSIERS ON SOLD FOREST PRODUCTS

Article 12. Unprocessed forest products extracted from domestic natural forests

1. A dossier on forest products sold by an organization includes an export invoice stipulated by the Ministry of Finance and a packing list of forest products that is certified by a local forest protection authority.

2. A dossier on forest products sold by a community, household or individual includes a packing list of forest products that is certified by the People's Committee of the commune.

Article 13. Unprocessed forest products extracted from consolidated planted forests, home gardens, farms or scattered trees

1. A dossier on forest products extracted from consolidated planted forests, home gardens, farms or scattered trees and sold by an organization includes a VAT invoice or export invoice stipulated by the Ministry of Finance and a packing list of forest products.

2. A dossier on forest products sold by a community, household or individual includes a packing list of forest products.

Article 14. Imported forest products which are yet to be domestically processed

1. A dossier on a shipment of directly imported forest products is prescribed in Article 10 of the Circular No. 01/2012/TT-BNNPTNT dated January 04, 2012.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A dossier on imported forest products sold by an organization includes a VAT invoice or export invoice stipulated by the Ministry of Finance and a packing list of forest products certified by a local forestry protection authority.

b) A dossier on imported forest products sold by an individual includes a packing list of forest products certified by a local forestry protection authority.

Article 15. Domestically raised forest animals and their parts or derivatives

1. A dossier on domestically raised forest animals and their parts or derivatives sold by an organization includes a VAT invoice or export invoice stipulated by the Ministry of Finance and a packing list of forest products that is certified by a local forest protection authority.

2. A dossier on domestically raised forest animals and their parts or derivatives sold by a community, household or individual includes a packing list of forest products that is certified by a local forest protection authority.

Article 16. Confiscated unprocessed forest products

1. A dossier on forest products sold by a confiscating authority includes a VAT invoice or export invoice stipulated by the Ministry of Finance and a packing list of forest products that is made by a forest product seller.

2. A dossier on forest products sold by an organization includes a VAT invoice or export invoice stipulated by the Ministry of Finance and a packing list of forest products that is certified by a local forest protection authority.

3. A dossier on forest products sold by a community, household or individual includes a packing list of forest products that is certified by a local forest protection authority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. A dossier on forest products that are processed from timber extracted from domestic natural forests and are sold by an organization includes a VAT invoice or export invoice stipulated by the Ministry of Finance and a packing list of forest products that is certified by a local forest protection authority.

2. For forest products processed from imported or confiscated timber:

a) A dossier on forest products that are processed from imported or confiscated timber and sold by the organization specified in Point a Clause 4 Article 26 of this Circular includes a VAT invoice or export invoice stipulated by the Ministry of Finance and a packing list of forest products.

b) A dossier on forest products that are processed from imported or confiscated timber and sold by the organization specified in Point b Clause 4 Article 26 of this Circular includes a VAT invoice or export invoice stipulated by the Ministry of Finance and a packing list of forest products certified by a local forest protection authority.

3. A dossier on forest products that are processed from timber extracted from domestic natural forests and imported or confiscated timber and are sold by a community, household or individual includes a packing list of forest products that is certified by a local forest protection authority.

4. A dossier on forest products processed from timber extracted from consolidated planted forests, home gardens, farms or scattered trees

a) A dossier on forest products processed from timber extracted from consolidated planted forests, home gardens, farms or scattered trees and sold by an organization includes a VAT invoice or export invoice stipulated by the Ministry of Finance and a packing list of forest products.

b) A dossier on forest products processed from timber extracted from consolidated planted forests, home gardens, farms or scattered trees and sold by a community, household or individual includes a packing list of forest products.

5. A dossier on processed non-timber forest products:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) A dossier on processed non-timber forest products sold by a community, household or individual includes a packing list of forest products.

Article 18. Internal transport of forest products

1. A dossier on internal transport of forest products within a province or central-affiliated city includes a product dispatch and internal transport note enclosed with a packing list of forest products.

2. A dossier on internal transport of forest products between places not within the same province or central-affiliated city

a) A dossier on transport of natural forest timber, imported timber, confiscated unprocessed timber; forest animals and their parts and derivatives includes a product dispatch and internal transport note and a packing list of forest products that is certified by a local forestry protection agency.

b) A dossier on transport of forest products other than those specified in Point a of this Clause includes a product dispatch and internal transport note enclosed with a packing list of forest products.

Article 19. Transport of transited forest products

1. A customs declaration of transited forest products that is certified by a border checkpoint customs authority under the State's applicable regulations.

2. A packing list of forest products made by the foreign exporter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. In case transited forest products are loaded and unloaded within the Vietnamese territory for transshipment or portage at ports or stations, a subsequent dossier on transited forest products includes a packing list of forest products for each shipment or each vehicle enclosed with certified copies of the dossier on transited forest products specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Section 3. FOREST PRODUCT DOSSIERS RETAINED AT PROCESSING AND TRADING FACILITIES OR STORAGE FACILITIES

Article 20. Forest product dossiers retained at forest animal processing, trading and raising facilities

A forest product dossier retained at a forest animal processing, trading and raising facility includes a record of forest product receipt and dispatch; a VAT invoice or export invoice; a packing list of forest products and other documents on received and dispatched forest products specified in this Circular.

Article 21. Forest product dossiers retained at storage facilities

Forest product dossiers retained at storage facilities shall be prepared with respect to each category of forest products in the different stages of the forest product circulation process (origin of forest products; sale of forest product, processing and trading) under this Circular.

Chapter III

INSPECTIONS OF ORIGIN OF FOREST PRODUCTS

Section 1: RULES FOR INSPECTIONS OF FOREST PRODUCTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Inspections of forest products shall be carried out by forest protection authorities at all levels during the extraction, transport, processing, trading, growing, raising or storage of forest products.

During the inspection, a forest product owner is found having incomplete forest product dossiers or actual forest products are inconsistent with their dossiers specified in this Circular, the inspecting authority shall investigate and verify the origin of these forest products.

2. Inspections of forest products shall be carried out according to a plan or when the forest product owner is found or suspected of committing violations against the law. During inspections, rangers shall wear their uniform, badges and insignias according to the State's regulations.

3. Every inspection of forest products shall be carried out in accordance with prescribed procedures and recorded using the Form No. 03 or 04 (in the case of inspection of forest products) attached to this Circular. In case violations against State’s regulations are found during inspections, it is required to record administrative violations as prescribed in the Government's Decree No. 99/2009/ND-CP dated November 02, 2009. <0}

Article 23. Report-based inspections

1. Receipt and processing of reports

a) Upon receipt of a report on a violation against the law, the ranger that receives the report shall notify the head of the authority. In case a citizen reports a violation against the law directly at the forest protection authority, the receipt of such report must be recorded. In case a report is received over the phone, the ranger shall request the person that makes the report to provide his/her full name, address and telephone number. In case of failure to do so, the ranger shall immediately notify the head of the authority.

b) The head of the forest protection authority shall make a record of report and manage it according to regulations on management of confidential documents.

2. Report-based inspections

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 2. INSPECTION OF EXTRACTION OF FOREST PRODUCTS

Article 24. Inspection of compliance with regulations on extraction of forest products

1. An inspection covers:

a) Compliance with regulations of law before the extraction: approval for extraction design, extraction permit, preparation of extraction site (clearance of bushes, construction or repair of roads, timber yards, planting of markers in the extraction area).

b) Compliance with regulations of law during and after the exploitation: places of extraction; compliance with technical procedures; quantity, weight and categories of primary forest products or forest cleaning; transfer and protection of forests after extraction.

c) Documents concerning forest product extraction.

2. Inspection methods

a) Inspection of the entire extraction site or inspection of randomly selected areas accounting for at least 30% (thirty percent) of the total forest area permitted for extraction.

b) Comparison of extraction dossiers with forest products actually extracted from the extraction site.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. For timber extracted and transported out of forests to a storage area, inspection of such timber shall be carried out concurrently with forest ranger hammer marking. To be specific:

a) Inspect timber storage areas; quantity, weight, name of species, log cutting and numbering, hammer mark, etc., under the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

b) Inspect extraction dossier as prescribed in Article 24 of this Circular.

2. For non-timber forest products, their quantity, weight and name of species shall be inspected. The inspection and certification shall be specified in the packing list of forest products and extraction dossier as prescribed in Article 24 of this Circular.

Section 3. INSPECTIONS OF FOREST PRODUCTS AT PROCESSING AND TRADING FACILITIES OR STORAGE FACILITIES; FOREST ANIMAL RAISING FACILITIES

Article 26. Inspections of forest product processing or trading facilities

1. In the case of inspection of forest products at a forest product processing or trading facility, a written permission granted by the head of the competent forest protection authority shall be obtained.

In case it is discovered that forest products have unlawful origin, the ranger on duty may immediately carry out an inspection and inform the head of the forest protection authority.

2. The owner of the processing or trading facility shall comply with the requests of the ranger and promptly present documents concerning management of the processing or trading facility and origin of forest products under this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Documents on management of the processing or trading facility: a business registration certificate granted by a competent authority, indicating the forest product processing or trading.

b) Forest product dossiers.

c) Forest products currently available at the processing or trading facility.

d) Forest ranger hammer marks on timber subject to forest ranger marking under the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

dd) Retention of forest product dossiers.

4. In the first quarter, the Forest Protection Sub-Department shall review and classify forest product processing or trading facilities within its area, notify review and classification results to these facilities and publicly post these results at the sub-department and notify the Forest Protection Department of the observance of law by these facilities which are divided into two groups:

a) Forest product processing or trading establishments that have properly observed the State's regulations.

b) Forest product processing or trading facilities that have violated the State's regulations on forest product dossiers or improperly observed the Slate's regulations.

Article 27. Inspection of forest product storage

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In case it is discovered that forest products have unlawful origin, the ranger on duty may immediately carry out an inspection and inform the head of the forest protection authority.

2. The owner of the storage facility and forest product owner shall comply with the requests of the ranger and promptly present the dossier on store forest products as prescribed in this Circular.

3. An inspection covers:

a) Dossier on stored forest products.

b) Forest products currently available at the storage facility.

c) Forest ranger hammer marks on timber subject to forest ranger marking under the regulations of Ministry of Agriculture and Rural Development.

Article 28. Inspection of forest animal raising facilities

1. In the case of inspection of a forest animal raising facility, a written permission granted by the head of the competent forest protection authority shall be obtained.

In case it is discovered that forest products have unlawful origin, the ranger on duty may immediately carry out an inspection and inform the head of the forest protection authority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Compliance with regulations of the law on animal raising: animal raising registration certificate, cage requirements, origin of animals, sanitation.

b) Records of forest animal receipt and dispatch.

c) Forest animals currently raised.

Section 4. INSPECTION OF FOREST PRODUCTS DURING THEIR SALE

Article 29. Inspection of forest products in transit

1. The ranger may only stop a road vehicle or water-borne vehicle that is running to inspect forest products if there are grounds to believe that such road vehicle or water-borne vehicle is transporting unlawful forest products. The person who stops the vehicle shall be responsible to law for his/her decision.

One or a combination of forest ranger whistle, flag and torch may be used to issue an order to stop a vehicle.

Barriers are not allowed to be erected on roads to stop vehicles for inspection of forest products. In special cases, the President of the People’s Committee of the province shall decide to erect barriers and take responsibility for his/her guidelines for the erection.

2. Every vehicle operator shall obey the order to stop issued by a ranger and immediately produce the dossier (original) on forest products on his/her vehicle according to this Circular and documents about his/her vehicle under the State's applicable regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Forest product dossier.

b) Forest products on the vehicle.

c) Forest ranger hammer marks on timber subject to forest ranger marking under the regulations of Ministry of Agriculture and Rural Development.

After the inspection, the inspector in charge shall specify name of the inspecting authority; date and place of inspection; quantity and weight of forest products on the vehicle; sign and write his/her full name on the back side of the VAT invoice or export invoice and packing list of forest products.

Article 30. Inspection of imported, exported or transited forest products at border checkpoint

In case it is required to verify the origin of imported, exported or transited forest products, the Forest Protection Sub-Department shall cooperate with the border checkpoint customs authority in inspecting and verifying the origin of forest products under this Circular and applicable regulations of law.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 31. Effect

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. This Circular replaces the Decision No. 59/2005/QD-BNN dated October 10, 2005 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on promulgation of regulation on inspection and control of forest products.

Article 32. Reporting regulation

1. On the last day of every quarter, every forest product extraction, processing or trading facility shall submit a report on the forest product receipt and dispatch that is prepared using the Form No. 05 hereof to the local forest protection authority.

2. Regarding authorities that have the power to certify forest products

a) In the first week of every month, the People's Committee of the commune shall submit a report on the preceding month's certification of forest products that is prepared using the Form No. 06 hereof to the local forest protection authority, if they certify forest products under this Circular in that month.

b) In the second week of every quarter, every local forest protection authority shall submit a report on the receipt and dispatch of forest products within its area in the preceding quarter that is prepared using the Form No. 06 hereof to the Forest Protection Sub-Department of the province.

c) The Forest Protection Sub-Department of the province shall provide and report information on the management of forest products and inspection of their origin within its area according to this Circular to the Forest Protection Department at the latter's request.

Article 33. Taking actions against violations

Violators of this Circular shall, depending on the nature and severity of their violations, incur disciplinary penalties or administrative penalties or criminal prosecution as prescribed by law./.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

CERTIFIED BY

THE MINISTER




Cao Duc Phat

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Integrated document No. 25/VBHN-BNNPTNT dated May 06, 2014 Circular dossiers on lawful forest products and inspection of origin of forest products
Official number: 25/VBHN-BNNPTNT Legislation Type: Integrated document
Organization: The Ministry of Agriculture and Rural Development Signer: Cao Duc Phat
Issued Date: 06/05/2014 Integrated Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Integrated document No. 25/VBHN-BNNPTNT dated May 06, 2014 Circular dossiers on lawful forest products and inspection of origin of forest products

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: info@ThuVienPhapLuat.vn

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status