CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 51/2002/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2002

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 51/2002/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 2002 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT BÁO CHÍ, LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BÁO CHÍ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Nhằm bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, bảo hộ và tạo điều kiện cho cơ quan báo chí, nhà báo thực hiện quyền hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;
Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động báo chí;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Báo chí" là tên gọi chung đối với các loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử.

2. "Báo in" là tên gọi loại hình báo chí được thực hiện bằng phương tiện in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn).

3. "Báo nói" là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng phát thanh (chương trình phát thanh).

4. "Báo hình" là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng truyền hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện khác nhau).

5. "Báo điện tử" là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên mạng thông tin máy tính (Internet, Intranet).

6. "Bản tin thời sự" là ấn phẩm định kỳ đăng tin thời sự trong nước và thế giới của cơ quan thông tấn nhà nước.

7. "Bản tin thông tấn" là ấn phẩm định kỳ đăng tin có tính chuyên đề của cơ quan thông tấn nhà nước như văn hóa, thể thao, kinh tế.

8. "Số phụ" là ấn phẩm phụ định kỳ ngoài số báo chính gồm các loại: tuần, cuối tuần, tháng, cuối tháng.

9. ''Phụ trương'' là trang tăng thêm ngoài số trang quy định của báo và được phát hành cùng số báo chính.

10. "Đặc san" là ấn phẩm có tính chất báo chí xuất bản không định kỳ tập trung vào một sự kiện, một chủ đề.

11. ''Chương trình phụ'' là chương trình phát thanh, chương trình truyền hình định kỳ được thực hiện ngoài chương trình chính.

12. ''Chương trình đặc biệt'' là chương trình phát thanh, chương trình truyền hình không định kỳ, tập trung vào một sự kiện, một chủ đề.

13. "Họp báo" là hoạt động cung cấp thông tin của tổ chức hoặc cá nhân trước các đại diện cơ quan báo chí, nhà báo để công bố, tuyên bố, giải thích vấn đề có liên quan tới nhiệm vụ hoặc lợi ích của tổ chức, cá nhân đó.

14. "Lưu chiểu báo chí" là hoạt động xuất trình các sản phẩm báo chí của cơ quan báo chí cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lưu giữ và kiểm tra trước khi phát hành.

15. "Phát hành báo chí" là việc lưu hành các sản phẩm báo chí đến người sử dụng báo chí thông qua các phương tiện khác nhau.

16. "Quảng cáo trên báo chí" là hình thức thông báo, giới thiệu đến công chúng về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ thương mại và dịch vụ phi thương mại của tổ chức, cá nhân bằng các loại hình báo chí.

17. "Đăng, phát trên báo chí" là việc đưa thông tin trên báo chí.

18. "Tác phẩm báo chí" là tên gọi chung cho tất cả các thể loại tin, bài, ảnh ...đã được đăng, phát trên báo chí.

Chương 2:

QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ, QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN BÁO CHÍ CỦA CÔNG DÂN

Điều 2. Trách nhiệm của cơ quan báo chí

1. Các cơ quan báo chí thực hiện quyền tự do báo chí và có trách nhiệm bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Cơ quan báo chí có trách nhiệm tiếp nhận và đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và các tác phẩm báo chí khác của công dân có nội dung phù hợp với tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, định hướng thông tin và không vi phạm Điều 10 của Luật Báo chí và những quy định cụ thể trong Nghị định này. Trường hợp không đăng, phát thì trong thời hạn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, cơ quan báo chí có trách nhiệm trả lời cho tác giả bằng văn bản hoặc đăng, phát trên báo chí bằng hình thức hộp thư, nhắn tin.

3. Kể từ khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại, tố cáo, hoặc văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trả lời kiến nghị, phê bình đối với vấn đề mà báo chí nêu hoặc tiếp nhận thì cơ quan báo chí có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, công dân có khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phê bình hoặc đăng, phát trên báo chí của mình trong thời hạn mười (10) ngày đối với báo ngày và đài phát thanh, đài truyền hình, mười lăm (15) ngày đối với báo tuần, trên số ra tiếp gần nhất đối với tạp chí.

Điều 3. Trách nhiệm của tổ chức, người có chức vụ

Khi cơ quan nhà nước, tổ chức Đảng, tổ chức xã hội (gọi chung là tổ chức) và người có chức vụ nhận được ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại của tổ chức, công dân, tố cáo của công dân do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đăng, phát trên báo chí, trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được hoặc từ ngày báo chí đăng, phát thì người đứng đầu tổ chức, người có chức vụ phải thông báo cho cơ quan báo chí kết quả hoặc biện pháp giải quyết.

Nếu quá thời hạn nêu trên mà không nhận được thông báo của người đứng đầu tổ chức, người có chức vụ thì cơ quan báo chí có quyền chuyển ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của công dân đến cơ quan cấp cao hơn có thẩm quyền giải quyết hoặc đưa vấn đề đó lên báo chí.

Chương 3:

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BÁO CHÍ

Điều 4. Cải chính trên báo chí

1. Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung thông tin trên báo chí sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì cơ quan báo chí phải đăng, phát nguyên văn văn bản kết luận đó cùng với lời xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả. Cơ quan báo chí phải đăng, phát văn bản kết luận vào đúng vị trí với cùng một kiểu, cỡ chữ (đối với báo in, báo điện tử), đúng chuyên mục đã phát sóng (đối với báo nói, báo hình) mà báo chí đã đăng, phát thông tin trên.

Thời điểm đăng, phát được tính từ ngày cơ quan báo chí nhận được văn bản kết luận như sau: năm (5) ngày đối với báo ngày, đài phát thanh, đài truyền hình; mười (10) ngày đối với báo tuần và trong số ra gần nhất đối với tạp chí. Đối với tạp chí xuất bản trên ba mươi (30) ngày/kỳ thì ngoài việc phải đăng trên tạp chí đó trong số ra gần nhất, còn phải thông qua một tờ báo hàng ngày hoặc đài phát thanh, đài truyền hình có phạm vi phát hành, phủ sóng tương đương với phạm vi phát hành của tạp chí mình để đăng, phát kết luận đó và phải chịu toàn bộ phí tổn về việc cải chính.

2. Trường hợp cơ quan báo chí, tác giả tự phát hiện nội dung thông tin trên báo chí, tác phẩm của mình có nội dung sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải cải chính, xin lỗi trên báo chí của mình đồng thời phải gửi văn bản cải chính, xin lỗi đến tổ chức, cá nhân đó.

Thể thức cải chính, xin lỗi trên báo chí như quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Cơ quan báo chí nhận được lời phát biểu bằng văn bản của tổ chức, cá nhân về những nội dung đề cập trên báo chí của mình khi có căn cứ cho rằng báo chí đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến họ thì phải đăng, phát lời phát biểu đó đúng vị trí, chuyên mục mà báo chí đã đăng, phát thông tin. Lời phát biểu không được vượt quá diện tích, thời lượng đã đăng, phát nội dung thông tin nói trên.

Trường hợp không nhất trí với lời phát biểu của tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí có quyền thông tin tiếp làm rõ quan điểm của mình. Sau ba (3) lần đăng, phát ý kiến phát biểu của tổ chức, cá nhân và cơ quan báo chí mà không có sự nhất trí giữa hai bên thì cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có quyền yêu cầu ngừng đăng, phát các thông tin của đương sự. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đến cơ quan chủ quản của báo chí đó, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

Thể thức, thời gian đăng, phát lời phát biểu của tổ chức, cá nhân như quy định tại khoản 1 Điều này.

Cơ quan báo chí có quyền không đăng, phát lời phát biểu của tổ chức, cá nhân nếu lời phát biểu của tổ chức, cá nhân đó vi phạm pháp luật, xúc phạm đến uy tín, danh dự của cơ quan báo chí, tác giả. Trong trường hợp đó cơ quan báo chí phải gửi văn bản báo cho tổ chức, cá nhân biết, nói rõ lý do, đồng thời phải gửi báo cáo bằng văn bản tới cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.

Điều 5. Những điều không được thông tin trên báo chí

Quy định cụ thể các khoản mà Điều 10 Luật Báo chí đã nêu, như sau:

1. Không được đăng, phát những tác phẩm báo chí, nghệ thuật, văn học, tài liệu trái pháp luật, có nội dung chống đối Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phá hoại khối đoàn kết toàn dân.

2. Không được miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, chém giết rùng rợn trong các tin, bài, hình ảnh về các vụ án và hành động tội ác. Không được đăng, phát tin, bài, hình ảnh, tranh, ảnh khỏa thân và có tính chất kích dâm, thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

3. Không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của Tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án).

4. Không được đăng, phát tin bài ảnh hưởng xấu đến đời tư, công bố tài liệu, thư riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của người viết thư, người nhận thư hoặc người chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó. Đối với tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến các vụ tiêu cực, vi phạm pháp luật thì cơ quan báo chí thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.

5. Không được đăng, phát tin, bài truyền bá hủ tục, mê tín, dị đoan. Đối với loại thông tin về những vấn đề khoa học mới chưa được kết luận, những chuyện thần bí thì cần có chú dẫn xuất xứ tư liệu (nguồn gốc tác phẩm, nơi công bố, thời gian).

6. Việc sử dụng các văn kiện của các cơ quan Đảng và Nhà nước, tài liệu của các tổ chức phải theo đúng những quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 tháng 12 năm 2000.

Đối với văn kiện, tài liệu của tổ chức, tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, cơ quan báo chí có quyền khai thác theo nguồn tin của mình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung thông tin đó.

Chương 4:

TỔ CHỨC BÁO CHÍ VÀ NHÀ BÁO

Điều 6. Cơ quan chủ quản báo chí

1. Căn cứ vào Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí và quy hoạch phát triển báo chí của Chính phủ, các tổ chức quy định tại Điều 1 Luật Báo chí có quyền đứng tên xin thành lập cơ quan báo chí và là cơ quan chủ quản báo chí sau khi được cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí cấp giấy phép thành lập cơ quan báo chí.

2. Người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí chỉ đạo, theo dõi hoạt động của cơ quan báo chí, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc.

3. Cơ quan chủ quản báo chí bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập (báo in, báo điện tử), Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc (đài phát thanh, đài truyền hình, cơ sở nghe - nhìn thời sự) sau khi có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản của Bộ Văn hóa - Thông tin.

Người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí, người được cử thay mặt cơ quan chủ quản theo dõi, chỉ đạo cơ quan báo chí không được kiêm nhiệm chức vụ người đứng đầu cơ quan báo chí.

4. Cơ quan chủ quản báo chí quy định chế độ kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí, định kỳ báo cáo về hoạt động của cơ quan báo chí với Bộ Văn hóa - Thông tin.

5. Cơ quan chủ quản báo chí có trách nhiệm cấp kinh phí ban đầu, trụ sở, đầu tư trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ, trợ giá cho cơ quan báo chí trong trường hợp báo chí do thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền phải bán dưới giá thành, hoặc được cấp kinh phí hoạt động (đối với đài phát thanh, đài truyền hình).

Điều 7. Quyền hạn của cơ quan báo chí

1. Được cơ quan chủ quản báo chí cấp vốn, kinh phí hoạt động, trợ giá, bù lỗ. Ngoài các chế độ ưu đãi về thuế, ưu đãi về phí đối với hoạt động xuất bản, phát hành báo chí, các cơ quan báo chí của các tổ chức chính trị, báo chí phục vụ thiếu nhi, phục vụ đồng bào miền núi, hải đảo, đồng bào các dân tộc thiểu số, báo chí đối ngoại và khoa học kỹ thuật được Nhà nước xem xét để tài trợ hàng năm.

2. Được tổ chức hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực in ấn, chế bản, phát hành sách báo, quảng cáo, quay phim, nhiếp ảnh và kinh doanh các thiết bị, vật tư liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ báo chí để tạo nguồn thu đầu tư trở lại cho sự nghiệp phát triển báo chí.

Cơ quan báo chí có nhu cầu mở rộng lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ ở các lĩnh vực khác liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan báo chí thì phải được sự đồng ý của cơ quan chủ quản và báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí để biết.

Hoạt động kinh doanh, dịch vụ phải đăng ký kinh doanh tách biệt với hoạt động nghiệp vụ của cơ quan báo chí và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, dịch vụ mà cơ quan báo chí kinh doanh.

3. Được nhận và sử dụng các khoản tài trợ tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước vào các hoạt động phù hợp quy định của luật pháp.

Cơ quan chủ quản báo chí có trách nhiệm hướng dẫn việc tiếp nhận sử dụng các khoản tài trợ tự nguyện theo đúng quy định của Nhà nước.

Người đứng đầu cơ quan báo chí chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản báo chí và trước pháp luật về việc quản lý và sử dụng các khoản tài trợ.

Điều 8. Quyền hạn của nhà báo

1. Được đến các cơ quan, tổ chức, thư viện, bảo tàng, triển lãm để thu thập thông tin, tra cứu tài liệu, làm nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan nhà nước không được từ chối cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.

2. Được thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tại các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các đại hội và hội nghị công khai, các cuộc mít tinh, đón tiếp khách của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác theo giấy mời và các quy định cụ thể của Ban Tổ chức các hoạt động đó.

3. Được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với các thẩm phán, luật sư để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật.

4. Được ưu tiên trong việc mua vé tàu, vé xe, vé máy bay, chuyển nhanh điện tín, bài báo và ảnh, băng, đĩa ghi âm, ghi hình, các loại ấn phẩm báo chí khi hoạt động nghiệp vụ.

5. Được ưu tiên, tạo điều kiện đi lại thuận lợi trong trường hợp giao thông bị ách tắc, khó khăn và được hưởng chế độ miễn phí đối với phương tiện giao thông của cơ quan báo chí và nhà báo khi phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ báo chí.

Chương 5:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ

Điều 9. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở Trung ương

1. Bộ Văn hóa - Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

a) Lập và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí (bao gồm báo in, báo điện tử, thông tấn, phát thanh, truyền hình); kế hoạch đầu tư, ngân sách, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực thông tin đại chúng;

b) Soạn thảo dự án luật, văn bản dưới luật, chính sách, chế độ về báo chí, hướng dẫn thi hành các chủ trương, chính sách về báo chí, chính sách về đầu tư, tài trợ cho báo chí, chính sách, chế độ đối với cơ quan báo chí và nhà báo;

c) Cấp và thu hồi giấy phép hoạt động báo chí theo quy định tại Điều 19 Luật Báo chí; cấp giấy phép xuất bản đặc san, số phụ, phụ trương, chương trình đặc biệt, chương trình phụ theo quy định tại Điều 21 Luật Báo chí;

d) Cấp và kiểm tra việc sử dụng thẻ nhà báo; thu hồi thẻ nhà báo;

đ) Kiểm tra báo lưu chiểu, quản lý kho lưu chiểu báo chí quốc gia;

e) Khen thưởng các tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí và nhà báo có thành tích. Thanh tra, kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra thực hiện Luật Báo chí và xử lý vi phạm các quy định về báo chí;

g) Tổ chức thông tin cho báo chí theo các quy định của Luật Báo chí;

h) Quản lý hoạt động của báo chí và nhà báo trong cả nước, phối hợp với các cơ quan hữu quan quản lý hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động báo chí của người nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;

i) Ký kết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực báo chí;

k) Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý báo chí thuộc các lĩnh vực theo sự phân công của Chính phủ.

Cục Báo chí là cơ quan giúp Bộ Văn hóa - Thông tin thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí trong cả nước.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin thực hiện quản lý nhà nước về báo chí bao gồm các nội dung:

a) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí đối với các cơ quan báo chí trực thuộc;

b) Xây dựng quy hoạch hệ thống báo chí trực thuộc;

c) Trực tiếp chỉ đạo, quản lý các cơ quan báo chí trực thuộc;

d) Có trách nhiệm giải quyết các vướng mắc, khiếu nại liên quan đến cơ quan báo chí trực thuộc.

Điều 10. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Xây dựng dự án quy hoạch phát triển báo chí địa phương theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa - Thông tin.

2. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ về báo chí đối với cơ quan báo chí của địa phương. Thực hiện quản lý nhà nước đối với báo chí Trung ương và báo chí địa phương khác hoạt động tại địa phương mình theo ủy quyền của Bộ Văn hóa - Thông tin.

3. Tổ chức thanh tra, hoặc phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hoạt động báo chí, việc nhập khẩu và lưu hành báo chí nước ngoài tại địa phương mình theo quy định của pháp luật.

Sở Văn hóa - Thông tin giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí.

Điều 11. Thanh tra về báo chí

1. Thanh tra chuyên ngành Văn hóa - Thông tin thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về báo chí.

2. Nội dung hoạt động thanh tra:

a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động báo chí;

b) Hướng dẫn giải quyết khiếu nại về hoạt động báo chí;

c) Kiến nghị các biện pháp bảo đảm việc thi hành pháp luật về hoạt động báo chí và hoàn thiện pháp luật, chính sách báo chí.

3. Đối tượng thanh tra là hoạt động báo chí của các tổ chức, cơ quan báo chí, nhà báo và cá nhân.

4. Quyền hạn của thanh tra:

a) Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền khen thưởng các cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức và công dân có thành tích trong hoạt động báo chí;

b) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp vượt quá thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, thu hồi thẻ nhà báo, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí;

c) Yêu cầu các đương sự và các bên liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề cần thiết có liên quan trực tiếp đến việc thanh tra;

d) Trong quá trình thanh tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra có thẩm quyền;

đ) Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Điều kiện được cấp phép hoạt động báo chí

1. Có người đứng đầu cơ quan báo chí, các chức danh chủ yếu, có đội ngũ phóng viên, biên tập viên, bảo đảm cho hoạt động của cơ quan báo chí.

Người đứng đầu cơ quan báo chí, các chức danh chủ yếu, phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định về người làm báo chí.

Người đứng đầu cơ quan báo chí chỉ được đảm nhiệm chức vụ này ở một cơ quan báo chí.

2. Xác định rõ tên cơ quan báo chí, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện đối với mọi loại hình báo chí; phạm vi phát hành chủ yếu, kỳ hạn xuất bản, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in đối với báo in, báo điện tử; công suất, thời gian, tần số, phạm vi tỏa sóng, nơi phát sóng đối với báo nói, báo hình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản.

3. Phù hợp với quy hoạch phát triển báo chí.

4. Có trụ sở chính thức, có cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết bảo đảm cho hoạt động của cơ quan báo chí.

5. Đối với đài phát thanh, đài truyền hình, ngoài các điều kiện trên, việc sử dụng máy phát (công suất, thời gian, phạm vi tỏa sóng), tần số vô tuyến điện phải có giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước về tần số cấp.

6. Đối với tổ chức đứng tên xin phép thành lập cơ quan báo chí ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phải có ý kiến của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chứng nhận có đủ điều kiện để hoạt động báo chí và việc xin phép hoạt động báo chí đó phù hợp với quy hoạch phát triển báo chí của địa phương.

Điều 13. Cấp giấy phép hoạt động báo chí

1. Bộ Văn hóa - Thông tin là cơ quan cấp giấy phép hoạt động báo chí, chịu trách nhiệm kiểm tra đầy đủ các điều kiện của tổ chức xin phép hoạt động báo chí trước khi cấp giấy phép.

2. Cơ quan báo chí muốn xuất bản các ấn phẩm, phát sóng các chương trình không nằm trong quy định của giấy phép hoạt động báo chí đã cấp, phải xin phép Bộ Văn hóa - Thông tin.

3. Tổ chức không có cơ quan báo chí, muốn xuất bản đặc san phải được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp phép.

4. Hồ sơ xin phép hoạt động báo chí và xuất bản đặc san theo quy định và mẫu thống nhất của Bộ Văn hóa - Thông tin.

Bộ Văn hóa - Thông tin quy định mẫu hồ sơ, giấy phép, quy chế và hướng dẫn thủ tục xin, cấp giấy phép.

5. Trong trường hợp không cấp giấy phép thì chậm nhất là ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin phép hoạt động báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí phải trả lời bằng văn bản, nói rõ lý do. Tổ chức bị từ chối cấp giấy phép có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án.

Điều 14. Hiệu lực của giấy phép

1. Sau khi nhận được giấy phép hoạt động báo chí, cơ quan báo chí mới được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, hợp đồng in, đưa lên mạng thông tin máy tính, phát sóng thử nghiệm.

2. Sau chín mươi (90) ngày, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, nếu cơ quan báo chí không hoạt động thì giấy phép không còn giá trị. Cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm thu lại giấy phép. Nếu muốn tiếp tục hoạt động thì phải làm thủ tục xin phép lại.

3. Cơ quan báo chí tạm ngừng hoạt động hoặc thôi không hoạt động nữa, phải báo trước mười (10) ngày bằng văn bản cho Bộ Văn hóa - Thông tin; phải tự thông báo trên báo chí của mình. Trường hợp không hoạt động nữa thì giấy phép bị thu hồi.

4. Thay đổi một trong những điều sau đây phải xin phép Bộ Văn hóa -Thông tin:

a) Tên báo chí;

b) Tôn chỉ, mục đích, kỳ hạn xuất bản, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành chủ yếu, phạm vi tỏa sóng, ngôn ngữ thể hiện.

5. Thay đổi một trong những điều sau đây phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước về tần số:

a) Loại máy phát, công suất, thời gian, phạm vi tỏa sóng, nơi phát sóng, đặc điểm kỹ thuật của ăng-ten phát;

b) Tần số hoặc kênh tần số vô tuyến điện.

6. Thay đổi cách trình bày tên báo, khuôn khổ, số trang, nơi in, thay đổi thời gian phát hành, thời gian, thời lượng phát sóng, nơi phát sóng, trụ sở chính, phải báo cáo bằng văn bản và phải được Bộ Văn hóa - Thông tin đồng ý bằng văn bản.

Điều 15. Các nội dung phải ghi trên trang một, bìa một, trang trong của báo và tạp chí

1. Trang một của báo, bìa một của tạp chí:

a) Tên báo chí;

b) Tên cơ quan chủ quản (in dưới tên báo chí);

c) Số thứ tự của kỳ phát hành báo chí;

d) Ngày, tháng, năm phát hành.

2. Trang trong của báo, tạp chí:

a) Số giấy phép, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép;

b) Địa chỉ của cơ quan báo chí, số điện thoại, telex, fax;

c) Họ, tên Tổng biên tập;

d) Nơi in, khuôn khổ, số trang;

đ) Kỳ hạn xuất bản;

e) Giá bán.

Điều 16. Lưu chiểu báo chí

1. Đối tượng:

a) Báo chí xuất bản, lưu hành trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nộp lưu chiểu trước khi phát hành;

b) Báo chí nộp lưu chiểu phải ghi rõ: báo chí nộp lưu chiểu, số lượng phát hành, ngày, giờ nộp lưu chiểu, chữ ký của Tổng biên tập hoặc người được ủy quyền.

2. Thời gian nộp báo chí lưu chiểu:

a) Báo in xuất bản hàng ngày phải nộp lưu chiểu trước tám (8) giờ sáng hàng ngày.

b) Báo in không ra hàng ngày nộp lưu chiểu trước khi phát hành sáu (6) tiếng đồng hồ.

c) Báo chí nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập để phát hành rộng rãi phải nộp lưu chiểu trước khi phát hành mười hai (12) tiếng đồng hồ.

3. Địa điểm và số lượng báo chí nộp lưu chiểu:

a) Báo chí lưu chiểu nộp cho:

- Bộ Văn hóa - Thông tin (Cục Báo chí): sáu (6) bản (báo chí nước ngoài nhập để phát hành rộng rãi chỉ nộp hai (2) bản).

- Sở Văn hóa - Thông tin địa phương nơi báo chí xuất bản: một (1) bản.

- Thư viện quốc gia: theo thể lệ lưu chiểu văn hóa phẩm;

b) Báo chí không xuất bản ở Hà Nội, nộp lưu chiểu cho Bộ Văn hóa - Thông tin qua Bưu điện cùng một lúc nộp lưu chiểu cho Sở Văn hóa - Thông tin địa phương, tính thời gian nộp lưu chiểu theo dấu tem Bưu điện;

c) Báo chí được phép in lại, phải nộp lưu chiểu như lần thứ nhất.

4. Báo chí nộp lưu chiểu qua bưu điện phải đăng ký với cơ quan bưu điện nơi báo chí xuất bản. Báo chí lưu chiểu được chuyển nhanh nhất và đầy đủ đến cơ quan nhận lưu chiểu.

5. Chương trình phát thanh, truyền hình đã phát sóng, báo điện tử đã phát trên mạng phải lưu giữ văn bản tại cơ quan báo chí ít nhất sáu (6) tháng, lưu giữ các phim, băng, đĩa ghi âm, ghi hình đã phát trên sóng, trên mạng ít nhất ba mươi (30) ngày.

Điều 17. Phát hành báo chí

1. Cơ quan báo chí thực hiện phát hành báo chí theo đúng quy định ghi trong giấy phép hoạt động báo chí.

2. Ngành bưu chính viễn thông có trách nhiệm phát hành báo chí xuất bản trong nước và báo chí nước ngoài nhập vào Việt Nam trên cơ sở hợp đồng với cơ quan báo chí và cơ quan được phép xuất nhập khẩu báo chí đúng với quy định ghi trong giấy phép.

Tổ chức, cá nhân trong nước có nhu cầu đặt mua báo chí qua hệ thống phát hành của ngành bưu chính viễn thông thì ngành bưu chính viễn thông ký kết hợp đồng với cơ quan báo chí để đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân. Cước phí vận chuyển đến từng vùng theo khung cước phí phát hành do Chính phủ quy định.

Cơ quan báo chí tự phát hành một phần hoặc toàn bộ chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp mạng lưới phát hành của mình hoạt động đúng pháp luật.

Các tổ chức, cá nhân tham gia phát hành báo chí phải thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về phát hành báo chí.

Trường hợp có lệnh thu hồi của Bộ Văn hóa - Thông tin, thì các cơ quan báo chí, các tổ chức, cá nhân tham gia phát hành báo chí, cơ quan được phép xuất nhập khẩu báo chí, Sở Văn hóa - Thông tin và Sở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện. Cơ quan báo chí hoặc cơ quan được phép xuất nhập khẩu báo chí phải chịu chi phí cho việc thu hồi những ấn phẩm của mình.

3. Bộ Văn hóa - Thông tin cùng cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính quy định cụ thể về phát hành báo chí in. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quy định mức khung cước phí phát hành cho từng khu vực trong cả nước nhằm phát hành báo chí đến các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

4. Bộ Văn hoá - Thông tin quy định cụ thể về quản lý nội dung thông tin thu, phát trực tiếp qua vệ tinh, qua mạng máy tính và thông tin phát lại của đài phát thanh, đài truyền hình, cơ sở Internet, Intranet của các tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

5. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài được nhận ủy thác của cơ quan báo chí, cơ sở phát hành báo chí để phát hành báo chí Việt Nam ra nước ngoài.

6. Báo chí xuất bản ở nước ngoài phát hành vào Việt Nam phải được phép của Bộ Văn hóa - Thông tin.

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu báo chí phi mậu dịch phải được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép.

Điều 18. Quảng cáo trên báo chí

Báo chí được đăng, phát quảng cáo. Việc đăng, phát quảng cáo trên báo chí phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 19. Họp báo

1. Tổ chức, công dân muốn họp báo phải báo trước bằng văn bản chậm nhất là hai mươi tư (24) tiếng đồng hồ trước khi họp báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí:

a) Tổ chức ở Trung ương thông báo cho Bộ Văn hóa - Thông tin (Cục Báo chí);

b) Tổ chức, công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hóa - Thông tin);

Nội dung họp báo phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mục đích của tổ chức đó.

2. Việc họp báo chỉ được tổ chức khi cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đồng ý bằng văn bản trong thời hạn chậm nhất là sáu (6) tiếng đồng hồ trước khi họp báo.

3. Bộ Văn hóa - Thông tin, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền không chấp nhận hoặc đình chỉ cuộc họp báo nếu thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc nội dung họp báo vi phạm Điều 10 Luật Báo chí, Điều 5 Nghị định này.

4. Cơ quan, tổ chức, đoàn đại biểu, cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam muốn họp báo phải tuân theo các quy định về hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam.

Chương 6:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 20. Khen thưởng

1. Cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức và công dân có thành tích và cống hiến vào hoạt động báo chí thì được khen thưởng theo các quy định về khen thưởng của Nhà nước.

2. Chính phủ hỗ trợ ngân sách để trao tặng giải thưởng báo chí hàng năm cho các tác phẩm báo chí xuất sắc.

Điều 21. Xử lý vi phạm

Cơ quan báo chí; cơ quan chủ quản báo chí; người đứng đầu cơ quan báo chí, nhà báo, người hoạt động nghiệp vụ báo chí; tổ chức, cá nhân khác có các hành vi vi phạm pháp luật về báo chí, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Việc xử phạt hành chính phải tuân theo các quy định tại Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thông tin.

Điều 22. Thẩm quyền xử lý vi phạm

1. Bộ Văn hóa - Thông tin có thẩm quyền xử lý các vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí của tổ chức, cá nhân trong cả nước.

2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử lý các vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí của tổ chức, cá nhân ở địa phương.

Trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử lý không thỏa đáng thì Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định hình thức xử lý thích hợp.

3. Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định việc thu hồi, tịch thu ấn phẩm, băng đĩa ghi âm, ghi hình; đình bản tạm thời hoặc thu hồi giấy phép hoạt động báo chí; thu hồi thẻ nhà báo.

Trong trường hợp khẩn cấp, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền ra lệnh tạm thời và phải báo cáo ngay cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin xem xét và ra quyết định chính thức.

4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thông tin.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24.

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 133/HĐBT ngày 20 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989.

2. Những quy định trước đây trái với quy định của Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 25. Hoạt động báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật.

Điều 26. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 27. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 51/2002/ND-CP

Hanoi, April 26, 2002

 

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE PRESS LAW AND THE LAW AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE PRESS LAW

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 28, 1989 Press Law;
Pursuant to the June 12, 1999 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Press Law;
With a view to ensuring the citizens right to freedom of the press and speech in the press, protecting and creating conditions for the press bodies and journalists to exercise their right to carry out press activities under law provisions;
In order to enhance the State management over press activities;
At the proposal of the Minister of Culture and Information,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Term interpretation:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. "Press" is the common name used to refer collectively to print journalism, radio journalism, television journalism and electronic journalism.

2. "Print journalism" refers to the type of press, made by means of printing (newspapers, magazines, news bulletins, newsletters).

3. "Radio journalism" refers to the type of press, made on radio waves (radio programs).

4. "Television journalism" refers to the type of press, made on television frequencies (television programs, audio-visual news programs implemented by various means).

5. "Online journalism" refers to the type of press, made on computer information networks (Internet, Intranet).

6. "News bulletins" mean the State news agency’s periodical publications carrying domestic and world news.

7. "Newsletters" mean the State news agency’s periodical publications carrying topical news, such as cultural, sport, economic news.

8. "Additional issue" means a periodical additional publication besides the principal one, which may be the weekly, weekend, monthly or month-end issue.

9. "Supplement" means extra pages added to the prescribed pages of a paper, which are distributed together with the principal issue.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. "Additional program" means a periodical radio or television program broadcast in addition to the principal program.

12. "Special program" means an irregular radio or television program, focusing on a specific event or topic.

13. "Press conference" means information-providing activities of organizations or individuals before representatives of the press bodies and journalists for the purpose of announcing, declaring or explaining matters concerning the tasks or interests of such organizations or individuals.

14. "Press copyright deposit" means activities of submitting press products by the press bodies to the competent State management agencies for keeping and inspection before distribution.

15. "Press distribution" means the circulation of press products to the press users by various means.

16. "Press advertisement" means a form of notifying or introducing to the public the business activities, goods, commercial services and non-commercial services of organizations or individuals through the various types of press.

17. "Publishing, broadcasting in the press" means the publication of information on the press.

18. "Press works" refer collectively to all kinds of news, articles, photos... already printed or broadcast in the press.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Responsibilities of the press bodies

1. The press bodies shall exercise the right to freedom of the press and have to ensure the citizens right to freedom of the press and freedom of speech in the press according to the provisions of Vietnamese law.

2. The press bodies shall have to receive and publish or broadcast the citizens proposals, criticisms, news, articles, photos and other press works, whose contents are compatible with their guiding principles, objectives, service subjects and information orientations, not violating Article 10 of the Press Law and specific provisions of this Decree. In case of not publishing or broadcasting, within thirty (30) days, the press bodies shall have to reply the authors in writing or publish or broadcast their replies in the press in form of letter-box or message.

3. Upon receiving written replies from the State agencies competent to settle complaints and denunciations or from agencies, organizations or individuals regarding proposals or criticisms about matters raised or received by the press, the press bodies shall have to notify them to the organizations or citizens that have made complaints, denunciations, proposals or criticisms or print or broadcast such replies on their own press within ten (10) days, for the dailies, radio and television, fifteen (15) days for the weeklies, and on the nearest issue, for magazines.

Article 3.- Responsibilities of organizations and competent persons

When the State agencies, Party organizations, social organizations (referred collectively to as organizations) or competent persons receive opinions, proposals, criticisms and/or complaints from organizations and/or citizens, or citizens denunciations, forwarded by press bodies or published or broadcast in the press, within thirty (30) days after receiving them or after they are printed or broadcast in the press, the heads of such organizations or the competent persons shall have to notify the press bodies of the handling results or measures.

Past the above-said time limit, if not receiving any notices from the heads of the organizations or competent persons, the press bodies may transfer the citizens opinions, proposals, criticisms, complaints and/or denunciations to the higher-level agencies for settlement or raise the matters in the press.

Chapter III

TASKS AND POWERS OF THE PRESS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. When the competent State agencies make written conclusions that the contents of information in the press are untrue, distorted, slanderous or infringe upon the prestige of organizations, honor or dignity of individuals, the press bodies shall have to publish or broadcast such conclusions verbatim together with their own apologies and/or the authors. The press bodies shall have to publish or broadcast the conclusions in the same column with the same font and size of letters (for the print journalism and online journalism) or in the same program (for radio and television) which has broadcast the said information.

The time for such publication or broadcasting shall be counted from the date the press bodies receive the written conclusions, as follows: five (5) days for the dailies, radio and television; ten (10) days for the weeklies and in the very next issue, for magazines. For magazines published once every over thirty (30) days, besides publishing them on the nearest issues, the press bodies shall, through a daily or radio or television that has an equal distribution area or broadcast range, publish or broadcast such conclusions and bear all the correction costs.

2. In cases where the press bodies or authors detect by themselves that the contents of information in their press or their works are untrue, distorted, slanderous or infringe upon the prestige of organizations, honor or dignity of individuals, they shall have to make corrections or apologies in their own press and, at the same time, send written corrections or apologies to those organizations or individuals.

The mode of making correction and apology in the press shall comply with the provisions in Clause 1 of this Article.

3. The press bodies, which receive written statements about matters raised in the press from organizations or individuals that have grounds to believe that the press has given untrue or distorted information, thus slandering or hurting them, shall have to publish or broadcast such statements in the right column or program where the information has been published or broadcast. The space or time volume for such statements must not exceed the space or time volume having been devoted to publishing or broadcasting such information.

In case of disagreement with the organizations or individuals statements, the press bodies may provide more information to clarify their points of view. Where opinions of organizations, individuals and press bodies have been published or broadcast thrice but no consent is reached among the involved parties, the State management agencies in charge of the press shall have the right to request them to stop publishing or broadcasting the information. Organizations and individuals shall have the right to lodge complaints to the parent agencies of the concerned press bodies and/or the State management agencies in charge of the press or initiate lawsuits at courts according to law provisions.

The procedures and time for publishing or broadcasting statements of organizations and individuals shall comply with the provisions in Clause 1 of this Article.

The press bodies may refuse to publish or broadcast statements of organizations or individuals if such statements violate laws, infringe upon the prestige or honor of the press bodies or the authors. In that case, the press bodies shall have to send written notices to the concerned organizations or individuals, clearly stating the reasons therefor and, at the same time, send reports to the State management agencies in charge of the press.

Article 5.- Things which must not be informed in the press

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Not to publish or broadcast those press, artistic or literary works or documents in contravention of law, with contents opposing the State of the Socialist Republic of Vietnam and undermining the entire people’s unity bloc.

2. Not to describe meticulously obscene or horrible slaughtering acts in news reports, articles or images on criminal cases and acts. Not to publish or broadcast obscene news reports, articles, images, pornographic pictures or photos, which are inaesthetic and incompatible with Vietnam’s fine customs and traditions.

3. Not to publish or broadcast personal photos without clear captions or which affect the concerned individuals prestige or honor (except for photos giving information on public meetings or collective activities, working sessions, art performances, sports and physical training, wanted persons, open court hearings or defendants in serious cases, who are serving court sentences).

4. Not to publish or broadcast news reports, articles and/or photos which badly affect the people’s private life or publicize personal documents and/or letters of individuals without consent of the senders or the receivers or the lawful owners of those documents and/or letters. For personal documents or letters related to negative phenomena or law violations, the press bodies shall comply with the provisions of Clause 6, this Article.

5. Not to publish or broadcast news reports and/or articles disseminating bad practices or superstition. For information on new scientific issues, which have yet been concluded, or mysteries, there must be cross-references to sources of materials (the works origin, place and time of publicization).

6. The use of the Party’s, State’s and organizations documents must strictly comply with the provisions of the December 28, 2000 Ordinance on the Protection of State Secrets.

Regarding organizations documents, individuals documents and letters relating to cases under investigation or awaiting judgment, the press bodies shall have the right to exploit their own information sources and take responsibility before law for the contents of such information.

Chapter IV

PRESS ORGANIZATIONS AND JOURNALISTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Based on the Press Law, the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Press Law and the Government’s planning for press development, the organizations defined in Article 1 of the Press Law shall have the right to directly apply for the establishment of press bodies and become the parent agencies of those press bodies after being granted press body-establishing permits by the State management agencies in charge of the press.

2. The heads of the parent agencies of the press bodies shall direct and oversee the latter’s activities, take responsibility before law within the ambit of their tasks and powers for violations committed by their dependent press bodies.

3. The parent agencies of the press bodies shall appoint, relieve from office or dismiss the editors-in-chief, deputy editors-in-chief (for print journalism and electronic journalism), the general directors, deputy general directors, directors and deputy directors (for radio and television stations, audio-visual news establishments) after getting written consent from the Ministry of Culture and Information.

The heads of the parent agencies of the press bodies and the persons designated to represent those parent agencies to monitor and direct the press bodies must not currently be the heads of the press bodies.

4. The parent agencies of the press bodies shall prescribe the regime of inspection of operations of the press bodies, and periodically report on operations of the press bodies to the Ministry of Culture and Information.

5. The parent agencies of the press bodies shall have to allocate initial fundings, arrange offices, invest in equipment and operational means and provide price subsidy for the press bodies in cases where the latter, due to the performance of information and propagation tasks, have to sell their products below the cost prices or are entitled to operational funding allocation (for radio and television stations).

Article 7.- Powers of the press bodies

1. To be entitled to capital and operational funding allocation, price subsidies and loss compensation, by their parent agencies. In addition to the tax and charge preferences for press publication and distribution activities, the press bodies of political organizations, the press in service of the youngsters, inhabitants of mountainous and island areas or ethnic minority people, external relations press as well as scientific and technical press shall be considered for annual financial support by the State.

2. To organize business and service activities in the fields of printing, publishing and distributing books and newspapers, advertisement, film-shooting, photography and trading in equipment and supplies for press professional activities in order to create sources of revenues for reinvestment in the press development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The business and service activities must be registered separately from professional activities of the press bodies and comply with law provisions on the business lines and trades as well as services, which the press bodies are engaged in.

3. To receive and use voluntary financial supports from domestic and overseas organizations and individuals for activities in accordance with the provisions of law.

The parent agencies of the press bodies shall have to guide the reception and use of voluntary financial supports in strict compliance with the State’s stipulations.

The heads of the press bodies shall be held responsible before their parent agencies and before law for the management and use of financial supports.

Article 8.- Powers of journalists

1. To come to agencies, organizations, libraries, museums and exhibitions to gather information, consult documents and practice journalism. When coming to the said organs, they need only to produce the press cards. The State agencies must not refuse to provide journalists with materials and/or documents not falling under the scope of regulation by the Ordinance on the Protection of State Secrets.

2. To carry out professional activities at the National Assembly’s sessions, meetings of the People’s Councils of all levels, open congresses and conferences as well as meetings and guest receptions of the Party, State and/or other agencies as well as organizations, at the invitations and according to specific provisions of the organizing committees of such activities.

3. To carry out such professional activities as news-gathering, photographing, film-shooting or tape-recording at open court hearings; to be given exclusive seats, to contact directly with judges and lawyers in order to gather news or take interviews according to the provisions of law.

4. To be given priority in buying train-, bus- and air- tickets, and quickly sending telegraphs, articles and photos as well as audio and video tapes and disks and other press works when carrying out their professional activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter V

STATE MANAGEMENT OVER THE PRESS

Article 9.- Central-level State management agency in charge of the press

1. The Ministry of Culture and Information shall be held responsible before the Government for exercising State management over the press, having the following tasks and powers:

a/ To work out and direct the implementation of planning and plans for press development (including print journalism, online journalism, news agency, radio and television), investment and budget plans, pressman training and fostering planning and plans; to organize and manage the work of scientific and technological research and application in the field of mass media;

b/ To draft laws and sub-law documents, policies and regimes on the press; to guide the implementation of undertakings and policies on the press, policies on investment in and financial support for the press, policies and regimes for the press bodies and journalists;

c/ To grant and withdraw the press permits according to the provisions of Article 19 of the Press Law; to grant permits for the publication of special issues, additional issues, supplements, special programs and additional programs according to the provisions of Article 21 of the Press Law;

d/ To grant and inspect the use of press cards; to withdraw press cards;

e/ To inspect the press copyright deposit, to manage the national press copyright depository.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ To organize the provision of information to the press according to the provisions of the Press Law;

h/ To manage the press and journalists activities throughout the country, coordinate with the relevant agencies in managing Vietnamese press activities related to foreign countries and press activities of foreigners and foreign organizations in Vietnam.

i/ To conclude international agreements in the press field;

j/ To coordinate with ministries and ministerial-level agencies in managing the press in the spheres assigned by the Government.

The Press Department is the body to assist the Ministry of Culture and Information in performing the function of the State management over the press in the whole country.

2. The ministries and ministerial-level agencies shall have to coordinate with the Ministry of Culture and Information in exercising State management over the press, including the following contents:

a/ Performing the functions and tasks of the parent agencies of the dependent press bodies;

b/ Working out planning on the dependent press system;

c/ Directly directing and managing the dependent press bodies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.- Local State management agencies in charge of the press

The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall be the local bodies to exercise the State management over the press, having the following tasks and powers:

1. To elaborate projects on local press development planning under the guidance of the Ministry of Culture and Information.

2. To inspect the implementation of the press legislation, policies and regimes by the local press bodies; to exercise the State management over the centrally-run press and the press of other localities which are based in their respective localities, under the authorization of the Ministry of Culture and Information.

3. To organize inspection or coordinate the examination and handling of, violations in the press activities, the import and circulation of foreign press in their respective localities according to law provisions.

The provincial/municipal Culture and Information Services shall assist the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities in performing the function of State management over the press.

Article 11.- Press inspectorate

1. The Culture and Information specialized inspectorate shall perform the function of the specialized press inspection.

2. Inspection contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Guiding the settlement of complaints about press activities;

c/ Proposing measures to ensure the implementation of the legislation on press activities and improvement of the press legislation and policies.

3. Subject to inspection are press activities of organizations, press bodies, journalists and individuals.

4. Powers of the inspectors:

a/ To propose the competent agencies to commend and/or reward the press bodies, journalists, organizations and citizens that record achievements in press activities;

b/ To decide on sanctions against administrative violations according to their jurisdiction; to propose the competent agencies to sanction administrative violations in cases where such violations fall beyond their jurisdiction; to propose the competent agencies to discipline violators, withdraw press cards or press activity permits;

c/ To request the involved parties and concerned parties to supply documents and evidences and reply questions directly related to the inspection;

d/ In the course of inspection, if detecting signs of crimes, to transfer dossiers to the competent investigation agencies;

e/ To exercise other powers as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Having the head of the press body, key positions and a contingent of reporters and editors, ensuring the press bodys activities.

The head of the press body, the key positions, reporters and editors of the press body must meet all criteria prescribed for pressmen.

The head of a press body can hold this position only in one press body.

2. Clearly defining the name of the press body, its guiding principles, objectives, service subjects and language, for all types of the press; the major distribution area, period of publication, size, number of pages, quantity and place of printing, for the print journalism and online journalism; the capacity, schedule, frequencies, broadcast coverage and place, for radio and television, in compatibility with the functions and tasks of the parent agency.

3. Being in line with the press development planning.

4. Having official headquarters and necessary material and technical foundations to ensure the operation of the press body.

5. For radio and television stations, in addition to the above conditions, the use of transmitters (capacity, schedule, coverage) and radio frequencies must be permitted by the State management agencies in charge of frequencies.

6. For organizations directly applying for permits for the establishment of press bodies in the provinces or centrally-run cities, they must get the provincial/municipal Peoples Committees certifications of their eligibility for carrying out press activities and the compatibility of their application for press activity permits with the local press development planning.

Article 13.- Granting of press activity permits

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Press bodies that wish to publish publications or broadcast programs not prescribed in their press activity permits must apply for permission of the Ministry of Culture and Information.

3. Organizations having no press bodies and wishing to publish special issues must be permitted by the Ministry of Culture and Information.

4. Dossiers of application for press activity permits and publication of special issues shall comply with the stipulations and forms set by the Ministry of Culture and Information.

The Ministry of Culture and Information shall prescribe forms of dossiers and permits as well as regulations, and guide the permit-application procedures.

5. In case of refusal to grant permits, within thirty (30) days after receiving the dossiers of application for press activity permits, the State management agencies in charge of the press shall have to reply in writing, clearly stating the reasons therefor. Organizations, which are denied of permit granting, shall have the right to lodge complaints with the competent agencies or initiate lawsuits at courts.

Article 14.- Validity of the permits

1. Only after receiving the press activity permits, can the press bodies make announcements on the mass media, sign printing contracts, load information on the computer network or broadcast on the trial basis.

2. Ninety (90) days after their permits take effect, if the press bodies fail to commence operation, their permits shall be invalidated. The permit-granting agencies shall have to withdraw the permits. If wishing to continue operations, the press bodies shall have to fill in the procedures of application for permit re-granting.

3. If the press bodies temporarily cease or terminate their operations, they must notify such in writing to the Ministry of Culture and Information 10 days in advance; and make announcements thereon in their own press. In case of terminating operation, the permits shall be withdrawn.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The name of the press;

b/ Its guiding principles, objectives, terms of publication, service subjects, major distribution area, broadcast coverage and language.

5. For one of the following changes, the permission of the State management agencies in charge of frequencies is required:

a/ The type of transmitter, capacity, schedule, broadcast coverage, place of broadcasting, technical properties of transmitting antennas;

b/ The radio frequencies or channels.

6. Changes in the layout of a newspaper masthead, size, number of pages, place of printing, distribution time, broadcasting schedule and time volume, place of broadcasting or headquarters must be reported in writing to and consented in writing by, the Ministry of Culture and Information.

Article 15.- Contents which must be inscribed in the front page, front cover and inside pages of newspapers and magazines:

1. For front page of a newspaper, front cover of a magazine:

a/ The press name;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The issue number;

d/ The date of issuance;

2. Inside pages of newspapers and magazines:

a/ The permit number, date of issuance, permit-issuing agency;

b/ The address of the press body, its telephone, telex and fax numbers;

c/ The full name of the editor-in-chief;

d/ The place of printing, size and number of pages;

e/ The period of publication;

f/ The selling price.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Objects:

a/ The press published and circulated on the territory of the Socialist Republic of Vietnam must be passed to copyright deposit before distribution;

b/ The press passed to copyright deposit must be clearly inscribed with: for copyright deposit, number of copies to be distributed, date and time of passing to copyright deposit, signature of the editor-in-chief or the authorized person.

2. Time for passing the press to copyright deposit:

a/ The daily print must be passed to copyright deposit before eight (8) a.m. every day.

b/ The print other than the dailies must be passed to copyright deposit six (6) hours before their distribution.

c/ The foreign press imported into the country under permission of the competent agencies for wide-range distribution must be passed to copyright deposit twelve (12) hours before distribution.

3. Copyright depository and number of copies of the press to be passed to copyright deposit:

a/ The press subject to copyright deposit shall be sent to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The provincial/municipal Culture and Information Services of the localities where the press is published: one (1) copy.

- The national library: according to the regulation on copyright deposit of cultural products.

b/ The press not published in Hanoi shall be passed to copyright deposit through post to the Ministry of Culture and Information, simultaneously with the deposit to the provincial/municipal Culture and Information Services; the time of passing to copyright deposit shall be based on the postal stamp.

c/ The publications reprinted under permission must also be passed to copyright deposit as for the first-time printing.

4. The press passed to copyright deposit through post must be registered with the post offices in localities where they are published. The press passed to copyright deposit shall be sent in the quickest way and fully to the copyright deposit-receiving bodies.

5. For radio and television programs already broadcast and electronic information already launched onto the net, their written records must be kept at the press bodies for at least six (6) months and the relevant films, audio and video tapes and disks must be kept for at least thirty (30) days.

Article 17.- Press distribution

1. Press bodies shall distribute the press strictly according to the provisions of the press activity permits.

2. The post and telecommunication service shall have to distribute the domestic and imported press on the basis of contracts with the press bodies and agencies permitted to import the press in strict compliance with the prescriptions of their permits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Press bodies taking charge of part or the whole of the distribution work shall have to directly manage their distribution networks operation in strict compliance with law.

Organizations and individuals participating in the press distribution must abide by all the State’s regulations on the press distribution.

In cases where there are withdrawal orders of the Ministry of Culture and Information, the press bodies, organizations and individuals involved in the press distribution, the agencies permitted to import the press, the provincial/municipal Culture and Information Services as well as Public Security Services of the provinces and centrally-run cities shall have to execute them. The press bodies or agencies permitted to import the press shall bear all costs of the withdrawal of their publications.

3. The Ministry of Culture and Information shall, together with the State agencies in charge of the post, specify the distribution of the print. The Ministry of Culture and Information shall assume the prime responsibility and coordinate with the relevant agencies in submitting to the Prime Minister for promulgation the distribution charge rates applicable to each region in the country so as to distribute the press to the regions meeting with difficult or exceptionally difficult socio-economic conditions and communities of overseas Vietnamese.

4. The Ministry of Culture and Information shall specify the management of the contents of information received and transmitted directly via satellites, through computer networks and information rebroadcast by radio and television stations, Internet and Intranet establishments of Vietnamese organizations and foreign organizations based in Vietnam.

5. Vietnamese and foreign organizations and individuals may be entrusted by the press bodies and press-distribution establishments to distribute Vietnamese press to foreign countries.

6. The distribution of press published overseas into Vietnam must be permitted by the Ministry of Culture and Information.

Organizations and individuals that wish to import non-commercial press must obtain permits from the Ministry of Culture and Information.

Article 18.- Advertisements in the press

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.- Press conferences

1. Organizations or individuals that wish to organize press conferences must notify such in writing to the State management agencies in charge of the press at least twenty four (24) hours before the press conferences:

a/ The central-level organizations shall notify the Ministry of Culture and Information (the Press Department);

b/ Organizations and citizens in the provinces and centrally-run cities shall notify the provincial/municipal People’s Committees (provincial/municipal Culture and Information Services);

The agendas of press conferences must conform to the functions, tasks and objectives of the concerned organizations.

2. A press conference shall be organized only after the State management agency in charge of the press issues its written consent at least six (6) hours before the press conference.

3. The Ministry of Culture and Information, the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities may refuse or suspend press conferences if detecting signs of law violations or deeming that their contents violate Article 10 of the Press Law or Article 5 of this Decree.

4. Foreign agencies, organizations, delegations and individuals in Vietnam that wish to organize press conferences shall have to abide by the regulations on foreign press activities in Vietnam.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 20.- Commendation

1. Press bodies, journalists, organizations and citizens that make achievements and contributions to the press activities shall be commended and/or rewarded according to the States regulations on commendation.

2. The Government shall provide budget support for annual press awards to outstanding press works.

Article 21.- Handling of violations

The press bodies; the parent agencies of the press bodies; the heads of the press bodies, journalists, people involved in press activities; other organizations and individuals that commit acts of violating the legislation on the press shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liabilities according to law provisions.

The sanctioning of administrative violations must comply with the provisions of the Government’s Decree No.31/2001/ND-CP of June 26, 2001 on sanctioning administrative violations in the field of culture and information.

Article 22.- Competence for handling violations

1. The Ministry of Culture and Information shall be competent to handle administrative violations in the press activities of organizations and individuals throughout the country.

2. The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall be competent to handle administrative violations in the press activities of organizations and individuals in localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Ministry of Culture and Information shall decide on the withdrawal or confiscation of publications, audio and video tapes and disks; temporary suspension of the publication or withdrawal of the press activity permits; and withdrawal of press cards.

In emergency cases, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have the right to issue provisional orders but must immediately report such to the Minister of Culture and Information for consideration and issue of official decisions.

4. The competence for sanctioning administrative violations shall comply with the Government’s Decree No. 31/2001/ND-CP of June 26, 2001 on sanctions against administrative violations in the field of culture and information.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 23.-

1. This Decree takes effect 15 days after its signing and replaces Decree No.133/HDBT of April 20, 1992 of the Council of Ministers (now the Government) detailing the implementation of the December 28, 1989 Press Law.

2. All the earlier stipulations contrary to the provisions of this Decree are hereby annulled.

Article 24.- Vietnamese press activities relating to foreign countries and foreign press activities in Vietnam shall comply with the current law provisions..

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 26.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree No. 51/2002/ND-CP of April 26, 2002, detailing the implementation of the Press Law and the law amending and supplementing a number of articles of the Press Law
Official number: 51/2002/ND-CP Legislation Type: Decree of Government
Organization: The Government Signer: Phan Van Khai
Issued Date: 26/04/2002 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree No. 51/2002/ND-CP of April 26, 2002, detailing the implementation of the Press Law and the law amending and supplementing a number of articles of the Press Law

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status