|
Statistics
- Documents in English (15411)
- Official Dispatches (1337)
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ******** |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** |
Số: 27/1999/CT-TTg |
Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 1999 |
CHỈ THỊ
VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÍA ĐƯỜNG
Sau hơn 4 năm thực hiện chương trình mía đường, ngành mía đường trong cả nước đã đạt được một số kết quả bước đầu : xây dựng mới và mở rộng 44 nhà máy, đầu tư phát triển được một số vùng nguyên liệu mía với các giống mía có năng suất cao và chất lượng tốt. Đến nay, có 41 nhà máy đã hoàn thành việc xây dựng và đi vào sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nhiều vùng nông thôn nước ta.
Tuy nhiên, sản xuất mía đường đang gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, giá thành sản xuất cao, nhiều nhà máy có nguy cơ không trả được nợ vốn vay nước ngoài nhập thiết bị trả chậm và vốn vay trong nước đầu tư xây dựng. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nguyên liệu dẫn đến nhà máy không chạy hết công suất; giá mua và phí vận tải mía đến nhà máy ở nhiều nơi còn quá cao; chưa phát huy được khả năng kinh doanh tổng hợp các sản phẩm sau đường v.v... Để nhanh chóng khắc phục khó khăn này, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị ủy ban nhân dân các tỉnh, các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Về phát triển vùng nguyên liệu :
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo việc rà soát lại quy hoạch vùng nguyên liệu mía của nhà máy, có kế hoạch và biện pháp cụ thể để phát triển vùng nguyên liệu, theo hướng cụ thể sau đây :
Phải trồng đủ diện tích mía theo quy hoạch trong Quyết định đầu tư vùng nguyên liệu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; vùng mía nguyên liệu phải tập trung, cự ly vận chuyển gần nhà máy; được áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, thâm canh cao, với giống mía có năng suất cao, chất lượng tốt; nơi có điều kiện, cần áp dụng biện pháp tưới nước cho mía.
2. Về vốn đầu tư và tín dụng :
Vốn đầu tư xây dựng các nhà máy đường là khá lớn bằng các nguồn vốn như: vay nước ngoài nhập thiết bị trả chậm, vay tín dụng nước ngoài từ nguồn của Ngân hàng phát triển châu á (ADB), Quỹ Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước, một số nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động, đã đến kỳ trả nợ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy ban nhân dân các tỉnh phải chịu trách nhiệm chỉ đạo các nhà máy thuộc phạm vi quản lý của mình đề ra các biện pháp trả nợ, ưu tiên trước hết trả nợ vốn vay nước ngoài nhập thiết bị trả chậm. Trên cơ sở phát triển vùng nguyên liệu để phát huy tối đa công suất thiết kế, giữ giá mua nguyên liệu hợp lý, kinh doanh tổng hợp, hạ nhanh giá thành sản phẩm, kinh doanh có lãi, để tự tạo ra nguồn thu trả nợ.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số : 194/1999/QĐ-TTg ngày 23 tháng 9 năm 1999 về việc xử lý tài chính cho một số nhà máy đường đang gặp khó khăn để tạo điều kiện cho các nhà máy phát triển sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tiêu thụ được sản phẩm, có điều kiện trả được nợ, kinh doanh có hiệu quả. Đối với các nhà máy còn lại thuộc chương trình mía đường sẽ có chính sách và quy định riêng.
Hiện nay, do đường sản xuất ra giá thành cao nên ứ đọng, tiêu thụ chậm và không xuất khẩu được. Do vậy, không tiếp tục xây dựng thêm nhà máy mới và mở rộng nhà máy cũ. ở những nơi nông dân đang trồng mía cung cấp đủ cho nhà máy hiện có, thì không mở rộng thêm diện tích và có thể có một số diện tích trồng mía phải chuyển hướng sản xuất, các ủy ban nhân dân địa phương giúp nhân dân nơi đó chọn cơ cấu cây trồng phù hợp để bảo đảm thu nhập cho nông dân.
Trên cơ sở các dự án vùng nguyên liệu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ngoài vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước cho vay để trồng mía, ủy ban nhân dân các tỉnh thực hiện lồng ghép các chương trình trên địa bàn, tạo thêm nguồn vốn hỗ trợ cho người trồng mía.
3. Về phát triển kết cấu hạ tầng :
Đối với đường giao thông phục vụ vận chuyển mía, các địa phương dùng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư làm đường trục chính ngoài khu vực nhà máy. Đối với đường vận chuyển nội bộ trong vùng nguyên liệu thì xây dựng bằng vốn huy động của dân và vốn tài trợ của nhà máy.
Đối với vùng có điều kiện làm thuỷ lợi để trồng mía có tưới, trên cơ sở dự án được duyệt, Ngân sách Nhà nước đầu tư cho các công trình thuỷ lợi đầu mối như hồ chứa, kênh trục chính, người trồng mía và nhà máy phải bỏ vốn làm các công trình thuỷ lợi nhỏ, nội vùng.
Các nhà máy đường ngoài việc sử dụng nguồn vốn từ 10% giá mía tính trong giá thành để đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, còn được sử dụng để đầu tư các công trình thuỷ lợi, giao thông phục vụ vùng nguyên liệu của nhà máy.
4. Về tiêu thụ sản phẩm:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các nhà máy đường thuộc Bộ, tỉnh tự chịu trách nhiệm tìm biện pháp tiêu thụ hết lượng đường đã sản xuất, hiện đang tồn đọng như: tăng cường công tác khuyến mại, hạ giá đường bán ra; tạo điều kiện sớm hình thành Hiệp hội mía đường để phối hợp với các nhà máy đường điều hoà giá mía, giá đường trong nước và xuất khẩu (nếu có) để đảm bảo tiêu thụ hết sản phẩm mà không bị thua lỗ.
Các nhà máy phải chấm dứt tình trạng tranh mua nguyên liệu mía, đẩy giá mía lên quá cao làm cho giá đường quá cao, khó tiêu thụ, ngược lại ép cấp, ép giá mua mía với giá quá thấp gây thiệt thòi cho người trồng mía. Từ vụ mía năm 1999 - 2000, phải công khai giá mua mía ngay từ đầu vụ, đảm bảo cho người trồng mía có thu nhập từ cây mía trên đơn vị diện tích cao hơn so với trồng cây trồng khác và có cơ cấu hợp lý trong giá thành đường.
Rà soát lại chi phí sản xuất, giảm tối đa chi phí quản lý, gián tiếp; sớm có quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển các công nghiệp cạnh đường, sau đường, thực hiện kinh doanh tổng hợp, sử dụng, tận dụng những sản phẩm phụ để sản xuất phân vi sinh, ván ép, thức ăn chăn nuôi, cồn, điện,.., góp phần tăng nguồn thu, hạ giá thành đường, từ đó hạ được giá bán ra, tăng khả năng tiêu thụ đường, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh về đường của nước ta trên thị trường.
Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, trước hết là các nhà máy đường phát triển sản xuất các sản phẩm có dùng đường, để tăng nhanh lượng tiêu thụ đường thông qua các sản phẩm đó.
Ban Chỉ đạo chống buôn lậu và gian lận thương mại (Ban 853 Trung ương), Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kế hoạch và biện pháp cụ thể ngăn chặn tình trạng buôn lậu đường ăn qua biên giới và các cửa khẩu theo tinh thần chỉ đạo của Chỉ thị số 853/1997/CT-TTg ngày 11 tháng 10 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới.
Bản thân các doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Thương mại có trách nhiệm tìm kiếm thị trường để khi cần thiết thì tổ chức việc xuất khẩu đạt hiệu quả.
5. Về cổ phần hoá:
Triển khai cổ phần hoá nhà máy đường, nhằm huy động thêm nguồn vốn đầu tư, gắn trách nhiệm giữa nhà máy với nguời trồng mía, giữa nhà máy với công nhân, giữa nhà máy với các chủ lò đường tư nhân. Trước mắt, chọn nhà máy đang hoạt động có hiệu quả làm thí điểm cổ phần hoá có sự tham gia cổ phần của công nhân nhà máy, nông dân trồng mía, lò đường tư nhân trong vùng, để rút kinh nghiệm mở rộng.
6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh có nhà máy đường chịu trách nhiệm phổ biến, triển khai thực hiện Chỉ thị này đến từng nhà máy đường và người trồng mía để thực hiện.
THE PRIME
MINISTER
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
------------
|
No.27/1999/CT-TTg
|
Hanoi,
September 23, 1999
|
INSTRUCTION ON A NUMBER OF MEASURES TO STEP UP THE
IMPLEMENTATION OF THE SUGARCANE AND SUGAR PROGRAM After four years implementing the sugarcane and
sugar program, the sugarcane and sugar service in the whole country has
achieved same initial successes, building or expanding 44 sugar mills,
investing in expansion of a number of sugarcane material areas with high-productivity
and good-quality sugarcane. So far, 41 mills have been built and put into
operation, creating many jobs and contributing to the eradication of hunger and
alleviation of poverty in many rural regions of our country. However, sugarcane and sugar production is
meeting with difficulties in consumption of products and high production cost;
many mills are feared unable to repay the foreign loans used to import
equipment on delayed payment and domestic loans for investment in building.
This is chiefly due to the shortage of raw materials that led to the
undercapacity operation of the mills, the too high buying price and
transportation cost of sugarcane to the mills in many localities and the
failure to fully develop the capacity of integrated business of post-sugar
products, etc. To promptly overcome these difficulties, the Prime Minister
instructs the People's Committees of the related provinces, ministries and
branches to organize the good implementation of the following: 1. On
expansion of the raw material areas: The Ministry of Agriculture and Rural
Development and the People's Committees of the provinces shall direct the
revision of the planning of the sugarcane material areas of the mills and adopt
plans and concrete treasures to expand the material areas along the following
concrete directions: They must plant all the areas of sugarcane
planned in the Decision to invest in the raw material areas already approved by
the competent authorities. The sugarcane material areas must be concentrated
and the transport distance must be near the mills; they are allowed to apply
scientific and technical advances and new technology with highly intensive
cultivation and using high-productivity and good-quality strains; where
possible it is necessary to irrigate the sugarcane fields. 2. On
investment and credit capital: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. The Prime Minister has issued Decision
No.194/1999/QD-TTg of September 23, 1999 on the financial settlement for a
number of sugar mills which are meeting difficulties in order to create
conditions for them to expand production, reduce production cost, market their
products and enable them to repay the debts and conduct effective business. For
the remaining mills under the sugarcane and sugar program, there will be
specific policies and stipulations. At present, because the production cost of the
sugar produced by our mills remains high, the stock of unsold sugar remains
high and their consumption is slow while it is impossible to export sugar.
Accordingly, we shall not continue building new sugar mills and expanding the
existing ones. Where the peasants are growing enough sugarcane to supply the
existing mills, we shall not further expand the acreage and may be some
sugarcane areas shall have to change to other crops. The People’s Committees of these localities
must help the local population to select the appropriate crops in order
to ensure normal income for the farmers. On the basis of the projects of raw material
areas already approved by the competent authorities apart from the credit
investment capital accorded by the State under the plan of sugarcane growing,
the People’s Committees
of the provinces shall integrate various programs in their localities to create
more capital to assist the sugarcane growers. 3. On
development of the infrastructure: Regarding the roads for the transportation of
sugarcane, the localities shall use the State budget to invest in the main
arteries outside the area of the sugar mills. The roads of transport within the
raw material area shall be built with capital contributed by the population and
the support capital of the mills. With regard to the areas susceptible to the
building of irrigation works for watering sugar fields, on the basis of the
approved projects, the State budget shall invest in the main irrigation works
such as reservoirs or main canals, the sugarcane growers and the mills shall
have to put funds into small water conservancy works in the sugarcane areas. Besides the use of 10% of the sugarcane price in
the production cost to invest in developing the raw material area, the mills
are also allowed to use their capital to invest in water conservancy and
transport projects in service of the raw material areas of the mills. 4. On
consumption of products The Ministry of Agriculture and Rural Development
and the People's Committees of the provinces shall direct the sugar mills under
the ministries and the provinces to assume themselves the responsibility to
seek measures to consume all the sugar that has been produced and is lying in
stock by, for instance, stepping up promotion campaigns, reducing the selling
price of sugar, creating conditions for the early formation of the Sugarcane
and Sugar Association in order to coordinate with the sugar mills in regulating
the sugarcane and sugar prices in the country and for export (if any) with a
view to marketing all the products without incurring losses. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. To revise the expenditures in production, to
reduce to the minimum the management and indirect cost, and to early work out
planning and plans to invest in the development of the industries beside sugar
and after sugar, to conduct integrated business to use and make the fullest use
of the byproducts of sugar to produce micro bio-organic products, compressed
bagass planks, animal feeds, methylated alcohol, electricity..., contributing
to increasing revenues, reducing the production cost of sugar, hence also
lowering the selling price and increasing the capacity of consumption of sugar,
thus step by step enhancing the competitiveness of our country on the sugar
market. The State encourages the enterprises, first of
all the sugar mills, to expand the production of products using sugar in order
to quickly increase the volume of sugar consumption through these products. The Steering Commission for the fight against
smuggling and trade fraud (Central Commission 853), the Presidents of the
People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall adopt a
plan and concrete measures to check the smuggling of sugar across the border
and bordergates in the guiding spirit of Instruction No.853/1997/CT-TTg on
October 11, 1997 of the Prime Minister on the fight against smuggling in the
new situation. The enterprises themselves, the Ministry of
Agriculture and Rural Development and the Ministry of Trade have the
responsibility to find markets in order to organize effectively the exportation
of sugar when necessary. 5. On
equitization: To conduct equitization of sugar mills aimed at
mobilizing more capital for investment, associate the responsibility of the
mills and sugarcane growers, the mills and workers, the mills and the owners of
private mills. In the immediate future, to select sugar mills which are operating
effectively as pilot cases for equitization with the participation of
shareholders among the workers of the mills, sugarcane growers and private
sugar mills in the region in order to draw experiences for expansion. 6. The ministers, the heads of the
ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the
Government, the presidents of the People’s
Committees of the provinces having sugar mills shall have to popularize
and carry out this Instruction down to each sugar mill and each sugarcane
grower for effective implementation. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.
Directive No. 27/1999/CT-TTg of September 23, 1999, on a number of measures to step up the implementation of the sugarcane and sugar program
Official number:
|
27/1999/CT-TTg
|
|
Legislation Type:
|
Directive
|
Organization:
|
The Prime Minister of Government
|
|
Signer:
|
Nguyen Cong Tan
|
Issued Date:
|
23/09/1999
|
|
Effective Date:
|
Premium
|
Gazette dated:
|
Updating
|
|
Gazette number:
|
Updating
|
|
Effect:
|
Premium
|
Directive No. 27/1999/CT-TTg of September 23, 1999, on a number of measures to step up the implementation of the sugarcane and sugar program
|
|
|
Address:
|
17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
|
Phone:
|
(+84)28 3930 3279 (06 lines)
|
Email:
|
inf[email protected]
|
|
|
NOTICE
Storage and Use of Customer Information
Dear valued members,
Decree No. 13/2023/NĐ-CP on Personal Data Protection (effective from July 1st 2023) requires us to obtain your consent to the collection, storage and use of personal information provided by members during the process of registration and use of products and services of THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
To continue using our services, please confirm your acceptance of THƯ VIỆN PHÁP LUẬT's storage and use of the information that you have provided and will provided.
Pursuant to Decree No. 13/2023/NĐ-CP, we has updated our Personal Data Protection Regulation and Agreement below.
Sincerely,
I have read and agree to the Personal Data Protection Regulation and Agreement
Continue
|
|