BỘ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
02/2022/TT-BKHCN
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2022
|
THÔNG
TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ
142/2020/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 12 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC TIẾN
HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ VÀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
Căn cứ Nghị định số
95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số
142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về việc tiến
hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
Theo đề nghị của Cục trưởng
Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử và Vụ trưởng
Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về việc tiến
hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn
thi hành một số quy định của Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm
2020 của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch
vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử (sau đây viết tắt là Nghị định số 142/2020/NĐ-CP) về:
a) Thẩm quyền cấp Giấy phép
tiến hành công việc bức xạ (sau đây viết tắt là Giấy phép), Giấy đăng ký hoạt động
dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử (sau đây viết tắt là Giấy đăng
ký), Chứng chỉ nhân viên bức xạ, Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng
năng lượng nguyên tử (sau đây viết tắt là Chứng chỉ hành nghề);
b) Lập và thẩm định hồ sơ đề
nghị cấp Giấy phép, Giấy đăng ký, Chứng chỉ nhân viên bức xạ, Chứng chỉ hành
nghề;
c) Sửa đổi, bổ sung Giấy
phép.
2. Thông tư này áp dụng đối
với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tiến hành công việc bức
xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử quy định tại Nghị
định số 142/2020/NĐ-CP.
Điều
2. Thẩm quyền cấp Giấy phép, Giấy đăng ký, Chứng chỉ nhân viên bức xạ, Chứng chỉ
hành nghề
1. Bộ Khoa học và Công nghệ
cấp Giấy phép đối với các công việc sau:
a) Vận hành thiết bị chiếu xạ
để khử trùng, tạo đột biến và xử lý vật liệu (sử dụng trong công nghiệp);
b) Sản xuất, chế biến chất
phóng xạ;
c) Vận chuyển quá cảnh vật
liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân;
d) Đóng gói, vận chuyển vật
liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân;
đ) Nhập khẩu vật liệu hạt
nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân;
e) Xuất khẩu vật liệu hạt
nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân.
2. Cục An toàn bức xạ và hạt
nhân cấp Giấy phép, Giấy đăng ký, Chứng chỉ nhân viên bức xạ, Chứng chỉ hành
nghề, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều này.
3. Cục Năng lượng nguyên tử
cấp Giấy đăng ký và Chứng chỉ hành nghề đối với các dịch vụ sau:
a) Tư vấn công nghệ trong
lĩnh vực năng lượng nguyên tử, bao gồm: Tư vấn công nghệ bức xạ, tư vấn công
nghệ hạt nhân cho tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực năng
lượng nguyên tử;
b) Đánh giá công nghệ bức xạ,
công nghệ hạt nhân; giám định công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân;
c) Đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ đối với cá nhân thực hiện các dịch vụ quy định tại điểm a và điểm
b khoản này.
4.
Cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh) cấp Giấy phép cho tổ chức,
cá nhân sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế và Chứng chỉ nhân viên bức
xạ cho người phụ trách an toàn tại cơ sở X-quang chẩn đoán trong y tế hoạt động
trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là tỉnh)
theo quy định tại Thông tư số 01/2021/TT-BKHCN ngày
01 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về khoa học
và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Thiết bị X-quang chẩn đoán
trong y tế được lắp đặt, sử dụng tại tỉnh nào thì cơ quan chuyên
môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó cấp
Giấy phép. Thiết bị X-quang di động được sử dụng tại các tỉnh khác nhau thì thẩm
quyền cấp Giấy phép của cơ quan chuyên môn về khoa học và
công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh
doanh hoặc đăng ký hoạt động.
5. Cơ quan cấp Giấy phép, Giấy
đăng ký, Chứng chỉ nhân viên bức xạ, Chứng chỉ hành nghề có thẩm quyền sửa đổi,
bổ sung, gia hạn, cấp lại theo quy định tại Nghị định số 142/2020/NĐ-CP.
Điều
3. Lập hồ sơ và thẩm định hồ sơ
1. Tổ chức, cá nhân lập hồ
sơ đề nghị cấp Giấy phép, Giấy đăng ký, Chứng chỉ phân viên bức xạ, Chứng chỉ
hành nghề theo quy định tại Nghị định số 142/2020/NĐ-CP.
a) Đối với thành phần hồ sơ
đã có thông tin và dữ liệu được số hóa trong các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở
dữ liệu chuyên ngành và hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ công: Tổ chức, cá
nhân cung cấp tài liệu bằng bản điện tử hợp lệ, bản sao điện tử từ sổ gốc, bản
sao điện tử được chứng thực từ bản chính hoặc dẫn nguồn từ Kho quản lý dữ liệu
điện tử của tổ chức, cá nhân;
b) Đối với thành phần hồ sơ
yêu cầu cung cấp bản gốc, bản chính, khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến: Tổ
chức, cá nhân đăng tải tài liệu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và gửi
bản gốc, bản chính là văn bản giấy qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan có thẩm
quyền cấp Giấy phép, Giấy đăng ký, Chứng chỉ nhân viên bức xạ, Chứng chỉ hành
nghề;
c) Đối với thành phần hồ sơ
đề nghị cấp Giấy phép sử dụng thiết bị X- quang chẩn đoán trong y tế được quy định
tại khoản 7 Điều 20 Nghị định số 142/2020/NĐ-CP: Các thông số
kỹ thuật của thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế được quy định tại Mẫu số 07
Phụ lục III Nghị định số 142/2020/NĐ-CP; Trường hợp thiết bị X-quang chẩn đoán
trong y tế không có bàn điều khiển thì không cần xác định các thông số kỹ thuật
tại mục IV Mẫu này.
Trong trường hợp không có
tài liệu của nhà sản xuất về thông số kỹ thuật thì tổ chức, cá nhân nộp kết quả
xác định các thông số kỹ thuật của thiết bị X- quang chẩn đoán trong y tế được
thực hiện theo một trong hai cách sau:
- Đề nghị nhà sản xuất thiết
bị cung cấp lại;
- Trích dẫn thông tin về thiết
bị tại Giấy phép được cấp trước đó (nếu có).
2. Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp
Giấy phép, Giấy đăng ký, Chứng chỉ nhân viên bức xạ, Chứng chỉ hành nghề bao gồm
các công việc sau:
a) Rà soát, đánh giá nội
dung thông tin của các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ bảo đảm tuân thủ các quy định
tại Luật Năng lượng nguyên tử và Nghị định số
142/2020/NĐ-CP;
b) Kiểm tra tại cơ sở trong
trường hợp cần thiết để:
- Xác minh tính chính xác của
thông tin của các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ;
- Đánh giá năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ của người phụ trách an toàn, nhân viên bức xạ; việc triển khai
công tác bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ, chuẩn bị ứng phó sự cố
bức xạ, chất lượng dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
Điều
4. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép
1. Sửa đổi Giấy phép
Sửa đổi Giấy phép theo quy định
tại điểm e khoản 1 Điều 31 Nghị định số 142/2020/NĐ-CP là việc
hợp nhất nhiều Giấy phép còn hiệu lực do cùng cơ quan có thẩm quyền cấp, có
cùng thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số
142/2020/NĐ-CP thành một Giấy phép.
Cơ quan có thẩm quyền sửa đổi
Giấy phép phải đánh giá việc triển khai công tác bảo đảm an toàn bức xạ, an
ninh nguồn phóng xạ đối với nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ được đề nghị sửa đổi
Giấy phép.
2. Bổ
sung Giấy phép
a) Tổ chức, cá nhân thực hiện
bổ sung Giấy phép theo quy định tại Điều 32 Nghị định số
142/2020/NĐ-CP trong trường hợp bổ sung nguồn phóng xạ cho thiết bị bức xạ.
Cơ quan có thẩm quyền bổ
sung Giấy phép phải đánh giá việc triển khai công tác bảo đảm an toàn bức xạ,
an ninh nguồn phóng xạ đối với thiết bị bức xạ và nguồn phóng xạ được đề nghị bổ
sung Giấy phép.
b) Tổ chức, cá nhân chỉ cần
khai báo nguồn phóng xạ cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trong trường hợp bổ
sung nguồn phóng xạ cho thiết bị chiếu xạ, thiết bị chụp ảnh phóng xạ sử dụng
trong công nghiệp.
Điều
5. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2022.
2. Thông tư số
08/2010/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
hướng dẫn về việc khai báo, cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp Chứng
chỉ nhân viên bức xạ và Thông tư số 06/2016/TT-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2016 của
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc cấp Giấy đăng ký và cấp Chứng
chỉ hành nghề đối với một số hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng
nguyên tử hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều
6. Trách nhiệm thực hiện
1. Cơ quan, người có thẩm
quyền cấp Giấy phép, Chứng chỉ nhân viên bức xạ, Giấy đăng ký, Chứng chỉ hành
nghề; tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ, hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng
dụng năng lượng nguyên tử và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện,
nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ
Khoa học và Công nghệ để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐTCP;
- Lưu: VT, ATBXHN, PC.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Công Tạc
|