CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 113/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2004

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 113/2004/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 2004 QUY ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Nghị định này quy định việc xử phạt hành chính đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật lao động mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính, xảy ra trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính pháp luật lao động trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

3. Pháp luật lao động được quy định tại Nghị định này bao gồm những quy định trong Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

Điều 2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm pháp luật lao động

1. Việc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động do người có thẩm quyền được quy định tại Điều 26, 27 và Điều 28 của Nghị định này thực hiện.

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để. Khi phát hiện vi phạm phải có quyết định đình chỉ ngay việc vi phạm; mọi hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo quy định của pháp luật.

3. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

4. Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 3 và Điều 4 Nghị định này để quyết định hình thức và biện pháp xử lý phù hợp.

5. Không xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc người vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Điều 3. Các tình tiết giảm nhẹ

1. Người vi phạm đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.

2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi.

3. Người vi phạm là phụ nữ có thai, người chưa thành niên, người cao tuổi, người đang có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

4. Vi phạm do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không tự mình gây ra hoàn cảnh khó khăn đó.

5. Vi phạm do trình độ lạc hậu.

Điều 4. Các tình tiết tăng nặng

1. Vi phạm có tổ chức.

2. Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm trong cùng một lĩnh vực.

3. Xúi giục, lôi kéo người chưa thành niên vi phạm, ép buộc người bị phụ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần vi phạm.

4. Vi phạm trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác.

5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm.

6. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm.

7. Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

8. Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó.

9. Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu hành vi vi phạm.

Điều 5. Các hình thức xử phạt

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt tương ứng với hành vi đó được quy định tại Nghị định này; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể thấp hơn nhưng không được dưới mức thấp nhất của khung phạt tiền đã được quy định; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể cao hơn nhưng không vượt quá mức cao nhất của khung phạt tiền đã được quy định.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về pháp luật lao động còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về pháp luật lao động còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc bồi hoàn thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra, kể cả những thiệt hại về máy, thiết bị và tài sản của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

b) Buộc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về: lập quỹ dự phòng mất việc làm; thực hiện theo phương án sử dụng lao động; giao kết hợp đồng lao động; đăng ký thỏa ước lao động; các nguyên tắc về xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng; về nội quy lao động; về các chế độ đối với lao động đặc thù, về lao động là người nước ngoài, bảo đảm điều kiện hoạt động của công đoàn, những biện pháp về quản lý lao động; bảo đảm về an toàn lao động của công đoàn, những biện pháp về quản lý lao động; bảo đảm về an toàn lao động và vệ sinh lao động;

c) Trả lại số tiền đặt cọc và lãi suất tiết kiệm cho người lao động;

d) Tổ chức đưa người lao động ở nước ngoài về nước;

đ) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội;

e) Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền phong toả tài khoản, trích nộp bảo hiểm xã hội hoặc rút giấy phép hoạt động;

g) Buộc khắc phục, sửa chữa đối với các máy, thiết bị không bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn lao động và vệ sinh lao động;

h) Buộc kiểm định và đăng ký các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động;

i) Những biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động quy định tại Nghị định này là một năm, kể từ ngày có hành vi vi phạm hành chính; nếu quá các thời hạn nêu trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.

2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực lao động trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, trì hoãn việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu nêu trên; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn việc xử phạt.

3. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt hành chính nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt là (03) ba tháng, kể từ ngày có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án.

Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính

Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về pháp luật lao động là một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm.

Chương 2:

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT

MỤC 1.

VI PHẠM NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG

Điều 8. Vi phạm quy định về việc làm

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

a) Không công bố danh sách người lao động bị thôi việc theo các quy định của pháp luật lao động;

b) Không trao đổi với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc lâm thời khi cho người lao động thôi việc;

c) Không thông báo với cơ quan lao động cấp tỉnh trước khi cho người lao động thôi việc;

d) Vi phạm một trong những quy định về thủ tục tuyển người lao động Việt Nam vào làm tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

2. Phạt tiền tổ chức, cá nhân có một trong những hành vi vi phạm sau: quy định về mức trợ cấp mất việc làm đối với người lao động; thu phí giới việc làm đối với người lao động cao hơn mức quy định; thu phí giới thiệu việc làm không có biên lai, theo các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000đồng đến 2.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000đồng đến 10.000.000đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Doanh nghiệp không lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

b) Trung tâm giới thiệu việc làm, doanh nghiệp giới thiệu việc làm không có giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền cấp; hoạt động không đúng quy định trong giấy phép.

4. Phạt tiền 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong những hành vi sau đây:

a) Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động quy định tại Điều 19 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

b) Lợi dụng dịch vụ việc làm để thực hiện những hành vi trái pháp luật quy định tại Điều 19 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

5. Hình thức xử phạt bổ sung đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính quy định tại khoản 4 Điều này như sau:

a) Bị tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động có thời hạn, nếu vi phạm lần đầu, bị tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động không có thời hạn, nếu vi phạm lần thứ hai đối với các doanh nghiệp chuyên hoạt động về giới thiệu việc làm;

b) Bị cơ quan ra quyết định thành lập đình chỉ hoạt động có thời hạn, nếu vi phạm lần đầu, đình chỉ hoạt động không có thời hạn, nếu vi phạm lần thứ hai đối với những Trung tâm giới thiệu việc làm.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Bị buộc bồi hoàn những thiệt hại cho người lao động khi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này.

b) Lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

Điều 9. Vi phạm những quy định về học nghề

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm một trong những quy định về việc thành lập; đăng ký hoạt động; chia; tách; sáp nhập; đình chỉ hoạt động và giải thể cơ sở dạy nghề.

2. Phạt tiền tổ chức, cá nhân có một trong những hành vi vi phạm về: trả công cho người học nghề, tập nghề không đúng quy định tại khoản 2 Điều 23 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; thu học phí học nghề đối với người thuộc đối tượng không phải thu; thu học phí học nghề cao hơn mức quy định của pháp luật, theo các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các tổ chức, cá nhân có một trong những hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, truyền nghề để trục lợi; bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, tập nghề vào những hoạt động trái pháp luật quy định tại Điều 25 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

4. Hình thức xử phạt bổ sung: tổ chức vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều này có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép dạy nghề có thời hạn, nếu vi phạm lần đầu, bị tước quyền sử dụng Giấy phép dạy nghề không có thời hạn, nếu vi phạm lần thứ hai.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả: bị bồi hoàn những thiệt hại cho người lao động khi vi phạm các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 10. Vi phạm những quy định về hợp đồng lao động.

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau:

a) Không giao một bản hợp đồng lao động cho người lao động sau khi ký;

b) Vi phạm những quy định về thuê mướn người giúp việc quy định tại Điều 139 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

2. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong những hành vi vi phạm sau: giao kết hợp đồng lao động không đúng loại theo quy định tại Điều 27 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; hợp đồng lao động không có chữ ký của một trong hai bên, theo các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

đ) Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với trên 500 người lao động trở lên.

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong những hành vi vi phạm sau: áp dụng thời gian thử việc với người lao động dài hơn so với thời gian quy định tại Điều 32 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung và các quy định hướng dẫn thi hành; vi phạm những quy định về thời gian tạm thời chuyển lao động sang làm việc khác; về việc trả lương cho người lao động trong thời gian tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác quy định tại Điều 34 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; vi phạm những quy định về chế độ trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung, theo các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

a) Ngược đãi, cưỡng bức lao động theo quy định của pháp luật lao động;

b) Bắt người lao động đặt cọc tiền không tuân theo những quy định của pháp luật;

c) Người sử dụng lao động kế tiếp không sử dụng người lao động theo phương án sử dụng lao động quy định tại Điều 31 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

5. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Điều này, người vi phạm bị áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Giao lại một bản hợp đồng lao động cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tiến hành giao kết hợp đồng cho đúng loại theo quy định của pháp luật; trường hợp không có chữ ký của một trong hai bên thì phải bổ sung chữ ký cho phù hợp đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Trả lại số tiền đặt cọc cho người lao động và lãi suất gửi tiền tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

d) Thực hiện việc sử dụng lao động theo phương án sử dụng lao động đã được phê duyệt đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;

đ) Bồi hoàn những thiệt hại cho người lao động khi vi phạm những quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Điều 11. Vi phạm những quy định về thỏa ước lao động tập thể

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không đăng ký thỏa ước lao động tập thể với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh theo quy định tại điểm d khoản 1Điều 47 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

a) Từ chối thương lượng để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của phía yêu cầu thương lượng theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

b) Thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Tiến hành đăng ký thỏa ước lao động tập thể với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh theo quy định của pháp luật đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Phải tiến hành thương lượng để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể theo yêu cầu thương lượng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Điều 12. Vi phạm những quy định về tiền lương, tiền thưởng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với những người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

a) Không thực hiện các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động theo quy định của pháp luật;

b) Khấu trừ tiền lương của người lao động mà không thảo luận với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời (nếu có).

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

a) Không trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn, tại nơi làm việc; trả chậm nhưng không đền bù theo quy định tại Điều 59 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

b) Không đăng ký thang lương, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh; không công bố công khai thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng trong doanh nghiệp.

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong những hành vi vi phạm: khấu trừ tiền lương của người lao động nhưng không cho người lao động biết lý do; khấu trừ tiền lương hàng tháng của người lao động cao hơn mức quy định tại khoản 1 Điều 60 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; không trả đủ tiền lương cho người lao động trong những trường hợp phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động; trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu trong trường hợp ngừng việc không do lỗi của người lao động và ngừng việc do sự cố điện, nước hoặc nguyên nhân bất khả kháng quy định tại Điều 62 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; không trả tiền lương và phụ cấp cho người lao động trong thời gian bị tạm định chỉ công việc theo quy định tại Điều 92 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung, theo các mức như sau:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

đ) Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên.

4. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong những hành vi vi phạm: trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu; trả bằng mức lương tối thiểu đối với lao động chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; không trả lương hoặc trả lương không đúng, không đầy đủ cho người lao động làm việc thêm giờ, làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật lao động; xử phạt bằng hình thức cúp lương của người lao động, theo các mức như sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương và quy chế thưởng trong doanh nghiệp.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bồi hoàn những thiệt hại cho người lao động khi vi phạm các quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;

b) Tiến hành đăng ký thang lương, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động; phải công bố công khai thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng trong doanh nghiệp đối với vi phạm điểm b khoản 2 Điều này;

c) Tiến hành xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng trong doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật đối với vi phạm khoản 5 Điều này.

Điều 13. Vi phạm những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi       

1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong những hành vi vi phạm: quy định về thời gian làm việc theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 68, Điều 115, Điều 122, Điều 123 và Điều 125 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; quy định về thời gian nghỉ giữa ca và giữa hai ca làm việc hoặc vi phạm các quy định về việc nghỉ hàng tuần quy định tại Điều 71 và Điều 72 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; quy định về việc nghỉ lễ tại Điều 73 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; quy định về việc nghỉ hàng năm quy định tại các Điều 74, Điều 75 và Điều 76 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; quy định về nghỉ về việc riêng quy định tại Điều 78 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung, theo các mức như sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên.

2. Phạt tiền người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động làm thêm giờ quá thời gian quy định tại Điều 69 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung, theo các mức như sau:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 50 người lao động;

b) Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 50 người đến 100 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 100 người đến 500 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Phải bố trí thời gian nghỉ bù cho người lao động đối với vi phạm tại khoản 1 Điều này;

b) Phải trả lương làm thêm giờ theo đúng quy định của pháp luật cho thời gian vượt quá hoặc làm việc trong thời gian được nghỉ (mà không được nghỉ bù) đối với vi phạm tại khoản 1 Điều này;

c) Bồi hoàn những thiệt hại cho người lao động khi vi phạm những quy định tại Điều này.

Điều 14. Vi phạm những quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tham khảo ý kiến Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời (nếu có) khi xây dựng nội quy lao động quy định tại khoản 2 Điều 82 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

a) Không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 82 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

b) Nội dung của nội quy lao động vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 83 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; không thông báo công khai, không niêm yết nội quy lao động ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 83 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

c) Vi phạm thời hạn đình chỉ công việc đối với người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 92 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

a) Không xây dựng nội quy lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 82 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

b) Vi phạm quy định về thủ tục xử lý kỷ luật quy định tại Điều 87 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; xử lý bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 91 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

c) Buộc người lao động phải bồi thường vật chất trái với quy định tại Điều 89 và Điều 90 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

d) Không giải quyết quyền lợi cho ngưòi lao động theo quy định của pháp luật khi cơ quan có thẩm quyền kết luận là kỷ luật sai.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bồi hoàn những thiệt hại cho người lao động khi vi phạm những quy định tại điểm c khoản 2, điểm d khoản 3 và hoàn trả khoản tiền bồi thường vượt quá quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;

b) Tiến hành đăng ký nội quy tại cơ quan lao động cấp tỉnh theo quy định của pháp luật đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

c) Tiến hành công bố công khai và niêm yết nội quy lao động trong doanh nghiệp đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

d) Xây dựng nội quy lao động theo đúng quy định của pháp luật đối với vi phạm quy định taị điểm a khoản 3 Điều này.

Điều 15. Vi phạm những quy định về lao động đặc thù

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong những hành vi sau đây:

a) Không có chỗ thay quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh nữ quy định tại khoản 1 Điều 116 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

b) Không tham khảo ý kiến đại diện của những người lao động nữ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em quy định tại khoản 1 Điều 118 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

c) Sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ; làm việc ban đêm; đi công tác xa quy định tại khoản 1 Điều 115 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung và không chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt một giờ đối với lao động nữ làm công việc nặng nhọc quy định tại khoản 2 Điều 115 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

d) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh hoặc nghỉ 60 phút mỗi ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi quy định tại khoản 3 Điều 115 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

đ) Có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm lao động nữ quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

e) Sử dụng lao động nữ, lao động là người cao tuổi, người tàn tật vào những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại quy định tại Điều 113, khoản 3 Điều 124 và khoản 3 Điều 127 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn thi hành;

g) Không lập sổ theo dõi; kiểm tra sức khỏe định kỳ; lạm dụng sức lao động của người lao động chưa thành niên quy định tại Điều 119 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

h) Sử dụng lao động chưa thành niên và người tàn tật làm việc quá bảy giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần quy định tại khoản 1 Điều 122 và khoản 4 Điều 125 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

i) Sử dụng lao động tàn tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc ban đêm quy định tại khoản 2 Điều 127 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

a) Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn; có thai; nghỉ thai sản; nuôi con dưới 12 tháng tuổi quy định khoản 3 Điều 111 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

b) Sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc; công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của người lao động chưa thành niên theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành được quy định tại Điều 121 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

c) Không nhận người lao động tàn tật vào làm việc hoặc không nộp tiền vào quỹ việc làm để giải quyết việc làm cho người tàn tật đối với một số nghề và công việc mà doanh nghiệp phải nhận quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 16. Vi phạm những quy định về lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:

a) Người nước ngoài có hành vi đánh đập, xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;

b) Người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lao động.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tuyển người lao động nước ngoài quá tỷ lệ quy định; không có kế hoạch đào tạo lao động Việt Nam thay thế lao động nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 132 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

3. Xử phạt bằng hình thức trục xuất đối với người lao động nước ngoài khi vi phạm một trong những hành vi sau:

a) Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ đủ 3 tháng trở lên không có giấy phép lao động hoặc sử dụng giấy phép lao động đã hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 133 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

b) Vi phạm tới lần thứ hai đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

Việc trục xuất phải tiến hành đúng thẩm quyền và thủ tục theo quy định của pháp luật.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Người sử dụng lao động phải sử dụng lao động là người nước ngoài theo đúng tỷ lệ; xây dựng kế hoạch đào tạo người Việt Nam thay thế lao động nước ngoài đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

Điều 17. Vi phạm những quy định về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài                 

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong những hành vi sau:

a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ nội dung về các đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ xuất khẩu lao động;

b) Không đăng ký hợp đồng xuất khẩu lao động; đăng ký không đầy đủ số lượng lao động theo hợp đồng hoặc đăng ký hợp đồng xuất khẩu lao động sau khi đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài;

c) Không thực hiện đúng quy định về cử cán bộ làm đại diện quản lý lao động ở nước ngoài;

d) Không thực hiện đầy đủ và đúng hạn chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo đột xuất theo quy định;

đ) Không thực hiện thanh lý hợp đồng với người lao động.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong những hành vi vi phạm một trong các quy định tại các điểm c, e và h khoản 2 Điều 135 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong những hành vi sau đây:

a) Vi phạm một trong các quy định tại điểm a, d, đ, g và i khoản 2 Điều 135 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

b) Quản lý tiền đặt cọc thu của người lao động không đúng quy định.

4. Phạt tiền tổ chức, cá nhân từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không được phép của cơ quan có thẩm quyền mà tiến hành tuyển chọn, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

b) Lợi dụng danh nghĩa xuất khẩu lao động để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng nhằm thu lời bất chính;

c) Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài các nghề, công việc và khu vực thuộc danh mục cấm.

5. Hình thức xử phạt bổ sung: áp dụng theo quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 11 và khoản 2 Điều 35 của Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Tổ chức, cá nhân vi phạm điểm a và điểm c khoản 4 Điều này phải tổ chức đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước sở tại hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

b) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bồi hoàn những thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh gây ra cho người lao động do vi phạm khoản 2, 3 và 4 Điều này.

Điều 18. Vi phạm những quy định về bảo hiểm xã hội

1. Phạt tiền người sử dụng lao động có hành vi đóng bảo hiểm xã hội nhưng không đầy đủ cho người lao động, theo các mức như sau:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

đ) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên.

2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không đóng bảo hiểm xã hội, không trả bảo hiểm xã hội vào lương cho người lao động không thuộc đối tượng bảo hiểm bắt buộc, theo các mức như sau:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên;

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người có hành vi cấp giấy chứng nhận sai cho người lao động ốm đau, điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Người lao động gian lận, giả mạo hồ sơ để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội;

b) Người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc cá nhân cố tình gây khó khăn hoặc cản trở việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với người được hưởng quyền lợi.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cấp giấy chứng nhận giám định hoặc xếp hạng thương tật sai cho những người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) Người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội chậm từ 30 ngày trở lên kể từ thời hạn phải đóng theo quy định của pháp luật.

6. Hình thức xử phạt bổ sung: kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền rút giấy phép hoạt động đối với vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này tới lần thứ ba.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội theo quy định và bồi hoàn những thiệt hại gây ra cho người lao động đối với vi phạm khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Bồi hoàn lại các chế độ đã hưởng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với vi phạm điểm a khoản 4 Điều này;

c) Kiến nghị với người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định này phong toả tài khoản cho đến khi người sử dụng lao động nộp đủ bảo hiểm xã hội trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày đối với vi phạm tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Hết thời hạn trên, người sử dụng lao động không nộp đủ bảo hiểm xã hội thì người có thẩm quyền nêu trên yêu cầu ngân hàng, nơi người sử dụng lao động mở tài khoản, trích khoản nợ bảo hiểm xã hội vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Điều 19. Vi phạm những quy định về giải quyết tranh chấp lao động và đình công

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mỗi người lao động có hành vi sau đây:

a) Tham gia đình công sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tạm hoãn hoặc ngừng cuộc đình công quy định tại Điều 175 hoặc tham gia cuộc đình công quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 176 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

b) Có hành vi làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản doanh nghiệp hoặc có hành vi xâm phạm trật tự, an toàn công cộng trong khi đình công.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người có hành vi cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc ép buộc hoặc kích động người khác đình công quy định tại khoản 2 Điều 178 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo đình công quy định tại khoản 1 Điều 178 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc bồi thường những thiệt hại về vật chất khi gây tổn hại máy, thiết bị, tài sản đối với người có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Điều 20. Vi phạm những quy định về tổ chức hoạt động công đoàn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho công đoàn; không bố trí thời gian cho người làm công tác công đoàn hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều 154 và các khoản 1, 2 và 3 Điều 133 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

b) Phân biệt đối xử vì lý do người lao động thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn; dùng biện pháp kinh tế hoặc các thủ đoạn khác để can thiệp vào tổ chức và hoạt động của công đoàn quy định tại khoản 3 Điều 154 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

c) Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở mà không có sự thỏa thuận của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc với Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở mà không có sự thỏa thuận của tổ chức công đoàn cấp trên quy định tại khoản 4 Điều 155 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi cản trở việc thành lập tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp hoặc cản trở hoạt động của tổ chức công đoàn.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Phải bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết cho tổ chức công đoàn, bố trí thời gian cho người làm công tác công đoàn đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Nhận người lao động trở lại làm việc đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Điều 21. Vi phạm những quy định khác

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

a) Không khai báo việc sử dụng lao động; không báo cáo tình hình thay đổi nhân công; không báo cáo việc chấm dứt sử dụng lao động trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động quy định tại Điều 182 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

b) Không lập sổ lao động; không lập sổ lương; không lập sổ bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 182 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

c) Không trả sổ lao động, sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Tiến hành khai báo việc sử dụng lao động; báo cáo tình hình thay đổi nhân công; báo cáo việc chấm dứt sử dụng lao động trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động đối với vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Lập sổ lao động, sổ lương, sổ bảo hiểm xã hội đối với vi phạm tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Trả sổ lao động, sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động đối với vi phạm tại điểm c khoản 1 Điều này.

MỤC 2:

VI PHẠM NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Điều 22. Vi phạm những quy định về trang thiết bị về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người lao động có một trong những hành vi sau đây:

a) Không tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định tại khoản 1 Điều 95 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

b) Không sử dụng các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân mà người sử dụng lao động đã trang bị.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động quy định tại khoản 1 Điều 95 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

a) Không có các phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, thiết bị; không có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động ở những nơi làm việc, nơi đặt máy, thiết bị, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại theo quy định tại Điều 98 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

b) Không trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ lao động thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn ở những nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại dễ gây tai nạn lao động theo quy định tại Điều 100 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

c) Không cung cấp đầy đủ các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại quy định tại Điều 101 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc người sử dụng lao động phải trang bị các phương tiện kỹ thuật, y tế, bảo vệ cá nhân theo quy định cho người lao động khi vi phạm các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 23. Vi phạm những quy định về bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động

1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong những hành vi: không thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại quy định tại Điều 104 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; không điều trị hoặc khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ sức khỏe riêng biệt cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp, theo các mức như sau:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

đ) Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với người sử dụng lao động vi phạm một trong những hành vi sau đây:

a) Không tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp làm việc an toàn, những khả năng tai nạn lao động cần đề phòng được quy định tại Điều 102 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

b) Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ, chăm lo sức khỏe cho người lao động quy định tại Điều 102 và Điều 103 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

c) Không thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, các biện pháp khử độc, khử trùng, vệ sinh cá nhân cho người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại quy định tại Điều 104 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Phải tiến hành tổ chức huấn luyện, hướng dẫn về biện pháp an toàn, những khả năng tai nạn lao động và tổ chức khám sức khỏe, điều trị, lập hồ sơ sức khỏe cho người lao động khi vi phạm các quy định tại khoản 1 và điểm a, điểm b khoản 2 Điều này;

b) Phải bồi hoàn khoản bồi dưỡng cho người lao động khi vi phạm khoản 1 Điều này.

Điều 24. Vi phạm những quy định về tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

a) Không định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo quy định tại khoản 1 Điều 98 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

b) Vi phạm các quy phạm, tiêu chuẩn an toàn lao động trong việc sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, tàng trữ, vận chuyển đối với các loại máy, thiết bị, vật tư các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành quy định tại khoản 2 Điều 96 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

c) Không đăng ký đối với các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định tại khoản 2 Điều 96 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn;

d) Không bảo đảm các tiêu chuẩn về nơi làm việc quy định tại Điều 97 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

a) Không có luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động khi xây dựng mới, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và tàng trữ các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 96 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

b) Không thực hiện kiểm định đối với các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm nghặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định tại khoản 2 Điều 96 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

c) Không thực hiện những biện pháp khắc phục hoặc ngừng hoạt động đối với những nơi làm việc, máy, thiết bị có nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 99 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện các quy phạm, tiêu chuẩn an toàn khi vi phạm các quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này;

b) Buộc khắc phục, sửa chữa đối với các máy, thiết bị không bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn lao động theo Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

c) Buộc phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền các loại máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động khi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Điều 25. Vi phạm những quy định về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau:

a) Không thực hiện những quy định về giải quyết, bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa quy định tại khoản 1 Điều 107 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

b) Không thanh toán các khoản chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 107 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

c) Không thực hiện việc trợ cấp, bồi thường cho người lao động khi họ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 107 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không khai báo hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không thống kê báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Điều 108 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc bồi hoàn những thiệt hại cho người lao động khi vi phạm những quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

Chương 3:

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT, THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

Điều 26. Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.

Điều 27. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Nhà nước về lao động

1. Thanh tra viên lao động đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng về vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng.

d) áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra lao động cấp Sở có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

3. Chánh thanh tra lao động cấp Bộ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

Điều 28. Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động thuộc các ngành Công an, Quốc phòng, Khoa học và Công nghệ, Công nghiệp, Giao thông vận tải quản lý

Những người có thẩm quyền thanh tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 191 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung, khi tiến hành thanh tra có quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động tương đương với thẩm quyền xử phạt của thanh tra lao động quy định tại Nghị định này.

Việc thanh tra an toàn lao động, thanh tra vệ sinh lao động trong các lĩnh vực: phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do các cơ quan quản lý ngành đó thực hiện với sự phối hợp của Thanh tra nhà nước về lao động.

Điều 29. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về pháp luật lao động

1. Đối với hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động mà thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan quản lý nhà nước thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện theo quy định của Nghị định này.

2. Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại Điều 26, Điều 27 và Điều 28 là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính.

Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

3. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:

a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

c) Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các cơ quan khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

Điều 30. Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính

Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 26, Điều 27 và Điều 28 của Nghị định này vắng mặt thì cấp phó được ủy quyền có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Điều 31. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm pháp luật lao động và việc thi hành quyết định xử phạt được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 54 đến Điều 68 Chương VI của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002.

Điều 32. Công khai tình hình vi phạm pháp luật lao động và kết quả xử lý

Chánh thanh tra lao động có trách nhiệm công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình vi phạm pháp luật lao động của các doanh nghiệp và việc xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Chương 4:

KHEN THƯỞNG, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 33. Khiếu nại, tố cáo quyết định xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.

2. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật khi xử lý vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.

3. Thẩm quyền, thủ tục, trình tự, thời hạn khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 34. Khen thưởng

1. Cá nhân, tổ chức có thành tích trong đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính về pháp luật lao động được khen thưởng theo quy định chung của pháp luật về thi đua khen thưởng.

Nghiêm cấm sử dụng tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính hoặc từ bán tang vật, phương tiện bị tịch thu để trích thưởng.

2. Các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật lao động, bảo đảm quan hệ lao động phát triển lành mạnh được khen thưởng theo quy định chung của pháp luật về thi đua khen thưởng.

Điều 35. Xử lý vi phạm

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động nếu có hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Người bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi phạm pháp luật lao động có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành quyết định xử phạt hoặc có những hành vi vi phạm khác tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 36. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 38/CP ngày 25 tháng 6 năm 1996 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.

3. Các quy định khác về xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm pháp luật lao động trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 37. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 113/2004/ND-CP

Hanoi, April 16, 2004

 

DECREE

ON PENALIZATION FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF LABOUR LEGISLATION

THE GOVERNMENT

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of application

1. This Decree stipulates administrative penalties for Vietnamese organizations and individuals, who violate labour laws but are not criminal and shall be penalized in accordance with laws within the territory, economically privileged zones and the continental shelf of Vietnam.

2. Foreign individuals and organizations committing acts of administrative violations of labour laws within the territory, economically privileged zones and the continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam shall be penalized as regulated by this Decree except for cases stipulated by international treaties, in which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory or a supporting  member;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2. Principles for the penalization application to labour legislation violations

1. The penalization for acts of labour law violations shall be conducted by the competent persons as stipulated in Articles 26, 27 and 28 below.

Individuals and organizations committing acts of violation as stipulated in Chapter 2 of this Decree shall be penalized for their labour law violations.

2. The penalization for acts of labour law violations shall be conducted promptly, fairly and thoroughly. A violation detected should be suspended promptly by a decision; every consequence caused by the act of administrative violation shall be surmounted in accordance with laws.

3. One act of administrative violation shall be penalized only once. Each of acts of violation committed by the same person shall be penalized separately. Each of the persons who commit the same act of violation shall be penalized separately.

4. Forms and measures of penalization shall be based on the nature and seriousness of the violation, the personal status of the guilty person, mitigating and aggravating factors as stipulated in Articles 3 and 4 of this Decree.

5. Penalization for administration violation is not applied for cases of emergency, legitimate self-defense, sudden factors or administrative violators losing capacity of consciousness or act control due to mental illness or other diseases.

Article 3.  The mitigating factors are determined as follows:

1. The guilty person who has tried to prevent or diminish the damages caused by the violation, voluntarily to take remedial measures or to pay compensation for damages caused.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The guilty person is a pregnant woman, a young, an elderly person, a sick or handicapped person whose conscience and capability to control himself/herself is limited.

4. A violation driven by extremely difficult circumstances, which were not intentionally created by the violator.

5. A violation is committed by backwardness.

Article 4. The aggravating factors are determined as follows:

1. Violating in an organized manner.

2. Multiple violation or recidivism in the same field.

3. Inciting, enticing young persons or compelling materially or spiritually dependant persons into committing a violation.

4. Committing a violation while being drunk with beer, wine or other stimulants.

5. Taking advantage of one's position or powers to commit a violation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Committing a violation while serving a criminal sentence or while fulfilling an administrative penalty.

8. Continuing to commit the act of administrative violation despite having been requested to stop that act by the competent person .

9. Trying to evade the sanction or to conceal the violation after committing it.

Article 5. Forms of penalization

1. Organizations, individuals who commit acts of administrative violation of labour laws shall be punished with one of the following major forms of penalization:

a) Serving a warning;

b) Fining

When the form of fining is applied, the specific rate of fine for an act of violation is the medium rate of the corresponding range of fines for that act as stipulated in this Decree; if the violation involves in mitigating factors, the rate of fine might be lower but not below the lowest rate of the stipulated corresponding range of fines; if the violation involves in aggravating factors, the rate of fine might be higher but not above the highest rate of the stipulated corresponding range of fine.

2. Depending on the nature and seriousness of the violation, organizations and individuals who commit administrative violations of labour law might face supplementary forms of penalization for taking away the use right of licences and operation certificates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Being forced to pay compensation for damages caused, including those in terms of machinery, equipment and properties of the enterprise as regulated by laws;

b) Being forced to comply with legal regulations on setting up the contingency fund for unemployment; plan for employment; labour contract signing; labour bargaining registration; principles of formulation of wage rates, payrolls, labour practice codes and reward regulations; working principles; regulations for typical workers, foreign workers, operational conditions for the trade union, measures for labour management; ensuring occupational safety by the trade union, measures for labour management; ensuring occupational safety and health;

c) Paying back the deposit and interest rate amounts to workers;

d) Sending overseas workers back to their countries;

e) Being forced to pay in arrears of social insurance;

f) Being proposed to the competent agencies to besiege account, collect social insurance or revoke operation licences;

g) Being forced to upgrade and repair factories and equipment that do not meet standards on occupational safety and health;

h) Being forced to verify and register the use of machine, equipment, materials and substances with strict requirements of occupational safety and health;

i) Other measures as regulated by laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The prescription period for penalization for administrative violations in the labour legislation is one year, beginning from the occurrence date of the administrative violation as stipulated in this Decree; after this period, remedial measures for damages caused as stipulated in Item 3, Article 5 of this Decree shall be applied for the guilty person instead of the penalization.

2. Within the time limit set in Item 1 of this Article, if individuals or organizations concerned commit a new act of administrative violation in the same field of labour or intentionally evade or obstruct the penalization, the above limitation period shall not be applied.

3. With regard to a person, against whom a legal action has been taken or who is being prosecuted, or to whom a decision has been issued for trial according to the criminal proceedings, but later is subject to a decision issued to cancel the investigation or to cancel the trial, shall be imposed an administrative penalization if there is indication of his/her administrative violation, the limitation period for penalizing is 3 months beginning from the date the cancellation decision of investigation or the trial is issued.

Article 7. Time limit regarded as not yet being penalized for an administrative violation The time limit upon which guilty organizations or individuals shall be regarded as not yet being penalized for an administrative violation is one year since the decision of administrative penalization is finally executed or since the expiration of the penal decision provided that they do not commit any another violation.

Chapter 2

ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION OF LABOUR LAWS, FORMS AND RATES OF FINES

Section 1. VIOLATIONS OF THE PROVISIONS ON LABOUR RELATIONS

Article 8. Violations of the provisions on employment

1. A fine from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed on an employer taking one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Not discussing with the executive board of the enterprise or the temporary trade union before dismissing workers;

c) Not informing the provincial labour authority before dismissing workers;

d) Violating one of the regulations on procedures for employing Vietnamese labourers at enterprises, agencies and organizations.

2. A fine of the following rates shall be imposed on  organizations, individuals who commit one of the following acts of violation: violation of regulations on unemployment allowance for workers; collection of job placement fees at a rate higher than the prescribed one; collection of job placement fees without receipts:

a) From VND 1,000,000 to VND 2,000,000 if the violation is made for between 01 and 10 workers;

b) From VND 2,000,000 to VND 5,000,000 if the violation is made for between 11 and 50 workers;

c) From VND 5,000,000 to VND 10,000,000 if the violation is made for between 51 and 100 workers;

d) From VND 10,000,000 to VND 15,000,000 if the violation is made for between 101 and 500 workers;

e) From VND 15,000,000 to VND 20,000,000 if the violation is made for at least 500 workers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) An enterprise does not set up the contingency fund for unemployment as stipulated in Item 3, Article 17 of the amended and supplemented Labour Code;

b) A job placement centre or job placement enterprise does not have operation licence granted by the competent agency or its operation is not in line with the regulations in the licence.

4. A fine of VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on an organization, individual committing one of the following acts:

a) Acts of enticement, false promises and false advertisements to deceive employees as stipulated in Article 19 of the amended and supplemented Labour Code;

b) Taking advantage of job placement services to achieve unlawful purposes, which are contrary to the stipulations in Article 19 of the Labour Code;

5. Supplementary forms of penalization imposed on organizations, individuals committing an administrative violation as stipulated in Item 4 of this Article are as follows:

a) The operation licence is revoked in a fixed term if the violation is made for the first time and in a permanent term if the violation is made for the second time; the operation licence revocation is  applied to enterprises operating in the field of job placement;

b) The operation of a job placement centre shall be suspended by the body having made decision on the centre’s establishment in a fixed term if the violation is made for the first time and in a permanent term if the violation is made for the second time.

6. Remedial measures for damages caused:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Setting up the Contingency Fund for Unemployment in the case of violation as regulated in point a, Item 3 of this Article.

Article 9. Violations of the provisions on vocational education

1. Serving a warning notice or a fine from VND500,000 to VND 1,000,000 for organizations, individuals committing a violation act of one of the regulations on the establishment, operation registration, division, separation, merge, suspension and dissolution of vocational establishments.

2. A fine shall be imposed on organizations, individuals committing one of the acts of violation of paying apprentices and trainees not in line with the stipulations in Item 2, Article 23 of the amended and supplemented Labour Code; collecting vocational training fees from trainees who shall not pay; collecting vocational training fees higher than ones stipulated by the laws at the following rates:

a) From VND 1,000,000 to VND 2,000,000 if the violation is made for between 01 and 10 workers;

b) From VND 2,000,000 to VND 5,000,000 if the violation is made for between 11 and 50 workers;

c) From VND 5,000,000 to VND 10,000,000 if the violation is made for between 51 and 100 workers;

d) From VND 10,000,000 to VND 15,000,000 if the violation is made for between 101 and 500 workers;

e) From VND 15,000,000 to VND 20,000,000 if the violation is made for at least 500 workers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Supplementary forms of penalization: the training licence of an organization committing an administrative violation as stipulated in Item 3 of this Article might be revoked in a fixed term if the violation is made for the first time and in a permanent term if the violation is made for the second time;

5. Remedial measures: compensating workers for their losses if a violation as stipulated in Items 2 and 3 of this Article is made.

Article 10. Violations of the provisions on labour contract

1. Serving a warning notice or a fine from VND100,000 to VND500,000 for an employer committing one of the following acts:

a) Not handing a signed copy of the labour contract to the worker;

b) Violating stipulations on hiring house servants in Article 139 of the amended and supplemented Labour Code.

2. A fine shall be imposed on an employer committing one of the following acts of violation: signing a labour contract not of the type as stipulated in Article 27 of the amended and supplemented Labour Code; signing a labour contract without signatures of either side at the following rates:

a) From VND500,000 to VND1,000,000 if the violation is made for between 01 and 10 workers;

b) From VND1,000,000 to VND3,000,000 if the violation is made for between 11 and 50 workers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) From VND5,000,000 to VND7,000,000 if the violation is made for between 101 and 500 workers;

e) From VND7,000,000 to VND10,000,000 million if the violation is made for at least 500 workers;

3. A fine shall be imposed on an employer committing one of the following acts of violation: Applying a longer probation period than that prescribed in Article 32 of the amended and supplemented Labour Code and accompanied regulations; Violating stipulations on a temporary period of time a worker is moved to another job; Violating stipulations on paying salary for a worker during the temporary period of time the worker is moved to another job as stipulated in Article 34 of the amended and supplemented Labour Code.- Violating regulations on the unemployment allowance statutes as stipulated in Item 1, Article 42 of the amended and supplemented Labour Code.

The fine is applied at the following rates:

a) From VND1,000,000 to VND2,000,000 if the violation is made for between 01 and 10 workers;

b) From VND2,000,000 to VND5,000,000 if the violation is made for between 11 and 50 workers;

c) From VND5,000,000 to VND10,000,000 if the violation is made for between 51 and 100 workers;

d) From VND10,000,000 to VND15,000,000 if the violation is made for between 101 and 500 workers;

e) From VND15,000,000 to VND20,000,000 if the violation is made for at least 500 workers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Maltreating employees or forcing them to work as stipulated in labour laws;

b) Forcing workers to pay a deposit not in line with the laws’ regulations;

c) A employer successively failing to continue employment of a worker in the labour employment way as stipulated in Article 31 of the amended and supplemented Labour Code.

5. Apart from the forms of penalization as stipulated in this Article, one of the following remedial measures shall be applied to a violator:

a) For the violations as stipulated in Item 1 of this Article, the employer has to hand one copy of the labour contract over to workers;

b) Signing a labour contract of the correct type as regulated by laws; in case without signatures of either side, the absent signature shall be added as stipulated in Item 2 of this Article;

c) Paying back the deposit to worker and an interest rate amount at a rate publicized by the State Bank at the time of paying back for the violation as stipulated in Point b, Item 4 of this Article;

d) Employing workers in the labour employment way indicated in point c, Item 4 of this Article;

e) Compensating workers for their losses by violations of regulations in Items 3 and 4 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A fine from VND1,000,000 to VND3,000,000 for an employer who does not register a collective labour agreement with the State administrative body in charge of labour as stipulated in point d, Item 1, Article 47 of the amended and supplemented Labour Code.

2. A fine from VND5,000,000 to VND8,000,000 shall be imposed on an employer committing one of the following acts:

a) Refusing to conduct negotiations for signing, amending or supplementing a collective labour agreement upon a request from the other party as stipulated in Item 1, Article 46 of the amended and supplemented Labour Code;

b) Conducting a collective labour agreement which has been stated to be futile;

3. Remedial measures for damages caused:

a) Registering a collective labour agreement with the provincial State administrative body in charge of labour in accordance with laws for the violations stipulated in Item 1 of this Article;

b) Conducting negotiations to sign, amend or supplement the collective labour agreement at the request of the negotiations for the violations as stipulated in point a, Item 2 of this Article.

Article 12. Violations of the provisions on salary and bonus:

1. Serving a warning notice or a fine from VND100,000 to VND500,000 for an employer committing one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Deducting salary of workers without discussing with the enterprise or the temporary trade union (if any).

2. A fine from VND1,000,000 to VND5,000,000 for an employer committing one of the following acts:

a) Not paying salary directly, sufficiently, timely and at the site; paying salary late without compensation as stipulated in Article 59 of the amended, supplemented Labour Code;

b) Not registering wage rates, payrolls with the provincial State administrative authority in charge of labour; not publicizing wage rates, payrolls, labour practice codes and reward statutes at the enterprise.

3. A fine shall be imposed on an employer committing one of the acts:

Deducting salary of a worker without reasons; Deducting monthly salary of a worker at a higher rate than that stipulated in Item 1, Article 60 of the amended, supplemented Labour Code; Paying salary insufficiently for a worker in case of work stoppage not due to the worker’s fault; Paying salary for a worker at lower rate than the minimum one in case of work stoppage not due to the worker’s fault but due to electric and water breakdowns or otherunavoidable factors as stipulated in Article 62 of the amended, supplemented LabourCode; Not paying salary and allowance for a worker in his/her duration of temporary job suspension as stipulated in Article 92 of the amended, supplemented Labour Code. The fine is applied at the following rates:

a) From VND500,000 to VND1,000,000 if the violation is made for between 01 and 10 workers;

b) From VND1,000,000 to VND3,000,000 if the violation is made for between 11 and 50 workers;

c) From VND3,000,000 to VND5,000,000 if the violation is made for between 51 and 100 workers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) From VND7,000,000 to VND10,000,000 if the violation is made for at least 500 workers;

4. A fine shall be imposed on an employer committing one of the acts of violation: Paying employees less than the fixed minimum wage; paying the minimum wage to professionally and technically qualified employees, which is contrary to the stipulations in Article 55 and Article 56 of the amended, supplemented Labour Code; not paying salary or paying salary insufficiently for employees working in extra time, at the night shift as stipulated by the labour laws; Penalization in the form of pay cut shall be applied for that employer at the following rates:

a) From VND1,000,000 to VND2,000,000 if the violation is made for between 01 and 10 workers;

b) From VND2,000,000 to VND5,000,000 if the violation is made for between 11 and 50 workers;

c) From VND5,000,000 to VND10,000,000 if the violation is made for between 51 and 100 workers;

d) From VND10,000,000 to VND15,000,000 if the violation is made for between 101 and 500 workers;

e) From VND15,000,000 to VND20,000,000 if the violation is made for at least 500

workers;

5. A fine from VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on an employer who does not set up wage rates, payrolls, labour codes of practice, salary payment regulations and reward statutes at the enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Being forced to compensate workers for losses caused by violations of the stipulations in Items 3 and 4 of this Article;

b) Registering wage rates, payrolls with the State administrative body in charge of labour; publicizing wage rates, payrolls, labour codes of practice and reward statutes at the enterprise for the violations as stipulated in point b, Item 2 of this Article;

c) Formulating wage rates, payrolls, labour codes of practice and reward statutes at the enterprise in accordance with laws applied for the violations as regulated in Item 5 of this Article.

Article 13. Violations of the provisions on work time, rest time:

1. A fine shall be imposed on an employer committing one of the acts of violation of: standards of work time as stipulated in Articles 68, 115, 122, 123 and 125 of the amended, supplemented Labour Code; standards of between-shift and mid-shift rest time, weekly days-off in contrast to the stipulations in Articles 71 and 72 of the amended, supplemented Labour Code; standards of holidays stipulated in Article 73 of the amended, supplemented Labour Code; standards of annual days-off regulated in Articles 74, 75 and 76 of the amended, supplemented Labour Code; standards of days- off due to personal affairs as stipulated in Article 78 of the amended, supplemented Labour Code;

The fine is applied at the following rates:

a) From VND1,000,000 to VND2,000,000 if the violation is made for between 01 and 10 workers;

b) From VND2,000,000 to VND5,000,000 if the violation is made for between 11 and 50 workers;

c) From VND5,000,000 to VND10,000,000 if the violation is made for between 51 and 100 workers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) From VND15,000,000 to VND20,000,000 if the violation is made for at least 500 workers;

2. A fine shall be imposed on an employer forcing his/her employees to work overtime hours more than those stipulated in Article 69 of the amended, supplemented Labour Code at the following rates:

a) From VND5,000,000 to VND7,000,000 if the violation is made for between 01 and 50 workers;

b) From VND7,000,000 to VND10,000,000 if the violation is made for between 50 and 100 workers;

c) From VND10,000,000 to VND15,000,000 if the violation is made for between 100 and 500 workers;

e) From VND15,000,000 to VND20,000,000 if the violation is made for at least 500 workers;

3. Remedial measures for damages caused:

a) Arranging time off in compensation for employees for the violations as stipulated in Item 1 of this Article;

b) Paying salary for overtime hours in accordance with laws on overtime hours or work during the time off (without compensation) for the violations as stipulated in Item 1 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14. Violations of provisions on labour discipline and material responsibility

1. A fine from VND500,000 to VND1,000,000 for an employer committing the act of not consulting the enterprise or the temporary executive board of trade union (if any) in implementing labour principles as stipulated in Item 2, Article 82 of the amended, supplemented Labour Code.

2. A fine from VND1,000,000 to VND5,000,000 shall be imposed on an employer committing one of the following acts:

a) Not registering labour principles with the provincial State administrative authority in charge of labour as stipulated in Item 3, Article 82 of the amended, supplemented Labour Code;

b) Contents of labour principles are contrary to the stipulations in Item 1, Article 83 of the amended, supplemented Labour Code; labour principles are not publicized and posted at the necessary places in the enterprise as stipulated in Item 2, Article 83 of the amended, supplemented Labour Code;

c) Violating the time period for job suspension applied to employees as stipulated in Item 2, Article 92 of the amended, supplemented Labour Code.

3. A fine from VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on an employer committing one of the following acts:

a) Not introducing labour principles as stipulated in Item 1, Article 82 of the amended and supplemented Labour Code;

b) Violating the stipulations on the handling of labour disciplines stipulated in Article 87 of the amended, supplemented Labour Code, and  the stipulations on handling and compensating the losses as stipulated in Article 91 of the amended, supplemented Labour Code;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Not ensuring the rights of workers according to laws after the competent body’s conclusion of wrong discipline handling.

4. Remedial measures for damages caused:

a) Being forced to compensate workers for losses if the provisions in point c of Item 2, point d of Item 3 are violated, and to pay back the excess compensation amount as stipulated in point c, Item 3 of this Article;

b) Registering labour principles with the provincial State authority in charge of labour in accordance with laws if the provisions in point a, Item 2 of this Article are violated;

c) Publicizing and posting the labour principles in the enterprise for violation of the provisions in point b, Item 2 of this Article;

d) Formulating labour principles in accordance with laws for violation of the provisions in point a, Item 3 of this Article.

Article 15. Violations of the provisions on typical labour:

1. A fine from VND1,000,000 to VND2,000,000 shall be imposed on organizations, individuals committing one of the following acts:

a) Failing to provide a changing room, a bathroom and a toilet for female employees as stipulated in Item 1, Article 116 of the amended, supplemented Labour Code.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Employing female workers in their pregnancy of the 7th month plus or nursing under-12- month babies to work overtime, in the night shift, for missions not stipulated in Item 1, Article 115 of the amended, supplemented Labour Code; and failing to move female workers having to do hard jobs as stipulated in Item 2, Article 115 of the amended, supplemented Labour Code to lighter jobs or to reduce work time by an hour;

d) Not allowing female workers to take a 30-minute rest per day during their menstruation or a 60-minute rest in the time of nursing under-12-month babies as stipulated  in Item 3, Article 115 of the amended, supplemented Labour Code;

f) Employing female, elderly or disabled workers to do hard, dangerous jobs or be exposed to harmful substances as stipulated in Article 113, Item 3 of Article 124 and Item 3 of Article 127 of the amended, supplemented Labour Code and the accompanied documents;

g) Failing to establish books for monitoring, periodic health checking; abusing the strength of young workers as stipulated in Article 119 of the amended, supplemented Labour Code;

h) Employing young and disabled workers to work for more than 7 hours per day or 42 hours per week in contrast to the stipulations in Item 1, Article 122 and Item 4, Article 125 of the amended, supplemented Labour Code;

i) Employing disabled workers whose labour strength has been degraded by 51% and above to work for extra hours, in the night shift in contrast to the stipulations in Item 2, Article 127 of the amended, supplemented Labour Code.

2. A fine from VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on an employer committing one of the following acts:

a) Dismissing or unilaterally terminating an employment contract with female employees for the reasons of their marriage, pregnancy, maternity leave, or nursing a child under 12 months in contrast to the stipulations in Item 3, Article 111 of the amended, supplemented Labour Code;

b) Employing young workers to do hard, dangerous jobs or be exposed to hazardous substances or the workplace and jobs for young workers might adversely affect their working dignity as stipulated in the list jointly introduced by the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs and Ministry of Health in Article 121 of the amended, supplemented Labour Code;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3, Article 125 of the amended, supplemented Labour Code and the accompanied documents.

Article 16. Violations of the provisions on foreigners working in Vietnam

1. A fine from VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed if one of the following acts occurs:

a) Foreigners have acts of beating, outraging the honour, dignity of workers without giving rise to criminal liability as regulated by laws;

b) Employers recruiting foreigners as workers without labour licence.

2. A fine from VND15,000,000 to VND20,000,000 shall be imposed on an employer who commits the act of recruiting foreign workers who make up a proportion more than the stipulated; does not have any plan on providing training to Vietnamese workers to substitute foreign workers as stipulated in Item 1, Article 132 of the amended, supplemented Labour Code.

3. A penalization of expelling foreign workers shall be applied to those who commit one of the following acts:

a) Foreigners working in Vietnam at least three months without labour licence or using expired licence as stipulated in Item 1, Article 133 of the amended, supplemented Labour Code;

b) Acts of violation as stipulated in point a, Item 1 of this Article for the second time; The expelling shall be done in accordance with competency and procedure stipulated by laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



An employer shall employ foreign workers with appropriate rates in comparison to domestic ones; develop plan on training Vietnamese workers to substitute foreign workers for the acts stipulated in Item 2 of this Article.

Article 17. Violations of the provisions on sending workers abroad

1. Serving a warning notice or a fine from VND200,000 to VND500,000 for enterprises committing one of the following acts:

a) Failing to report or report inadequately profiles of the enterprise's affiliates which are assigned to export labour;

b) Failing to register contracts of labour export; register an inadequate number of contracted workers; or register a contract of labour export after sending workers abroad;

c) Failing to comply with the regulations on nominating an officer to be the representative of workers abroad;

d) Failing to make periodic and unscheduled reports adequately and timely as stipulated.

e) Failing to liquidate labour contracts.

2. A fine from VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on enterprises committing one of the acts violating one of the provisions in points c, d, e and h, Item 2, Article 135 of the amended, supplemented Labour Code.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Violation of one of the provisions in points a, d, e, g, i, Item 2, Article 135 of the amended, supplemented Labour Code;

b) Inappropriate management of deposits of workers.

4. A fine from VND15,000,000 to VND20,000,000 shall be imposed on organizations, individuals who commit one of the following acts:

a) Recruiting, sending workers abroad to work without licence from the competent body;

b) Taking advantage of labour export to select, train and educate for illegal profit;

c) Sending workers abroad to do jobs, occupations and in the fields that are prohibited.

5. Supplementary forms of penalization: applying the provisions in points a, b, Item 1 Article 11 and Item 2, Article 35 of Decree No 81/2003/ND-CP dated 17 July 2003 by the Government stipulating in details and guiding the implementation of the Labour Code on Vietnamese workers working abroad.

6. Remedial measures for damages caused:

a) Organizations, individuals violating points a and c, Item 4 of this Article have to bring the workers back to Vietnam at the request of the local country or the Vietnam’s competent body;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18. Violations of the provisions on social insurance

1. A fine shall be imposed on an employer who pays social insurance insufficiently for the workers at the following rates:

a) From VND500,000 to VND1,000,000 million if the violation is made for between 01 and 10 workers;

b) From VND1,000,000 to VND3,000,000 if the violation is made for between 11 and 50 workers;

c) From VND3,000,000 to VND5,000,000 if the violation is made for between 51 and 100 workers;

d) From VND5,000,000 to VND10,000,000 if the violation is made for between 101 and 500 workers;

e) From VND10,000,000 to VND15,000,000 if the violation is made for at least 500 workers;

2. A fine shall be imposed on an employer who commits acts of not paying social insurance or not including social insurance in a worker’s salary in case the worker is not a subject of the compulsory social insurance scheme. The fine is applied at the following rates:

a) From VND3,000,000 to VND5,000,000 if the violation is made for between 01 and 10 workers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) From VND7,000,000 to VND10,000,000 if the violation is made for between 51 and 100 workers;

d) From VND10,000,000 to VND15,000,000 if the violation is made for between 101 and 500 workers;

e) From VND15,000,000 to VND20,000,000 if the violation is made for at least 500 workers;

3. A fine from VND500,000 to VND1,000,000 shall be imposed on an employer committing the act of granting wrong certificates to workers who are sick or enjoying treatment for occupational accidents and diseases.

4. A fine from VND2,000,000 to VND5,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Using fraudulent and deceptive documents to pocket the insurance premiums.

b) An employer, social insurance agency or individual intentionally obstructs or raises difficulties for the beneficiaries to enjoy the insurance premiums.

5. A fine from VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Granting wrong certificates of assessment or injury classification to workers suffering from occupational accidents and diseases;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Supplementary forms of penalization: being proposed to the competent body to revoke the operation licence for the third violation of the provisions in Items 1 and 2 of this Article.

7. Remedial measures for damages caused:

a) Paying the amount of social insurance as stipulated and compensate workers for their damages if the violation of Items 1 and 2 of this Article is made;

b) Reimbursing enjoyed benefits back to social insurance agencies if violation of point a, Item 4 of this Article occurs.

c) Being proposed to the competent persons as stipulated Item 2, Article 26 of this Decree to besiege the account until the employer pays social insurance premiums in full not later than 30 days if violations of Item 1 and 2 of this Article occur. Beyond this duration, the competent person asks the bank at which an employer, who does not pay sufficiently social insurance premiums, to open his/her account to deduct the debt of social insurance premiums from his/her account to the account of the social insurance agency.

Article 19. Violations of provisions on labour disputes and strikes

1. Serving a warning notice or a fine from VND200,000 to VND500,000 for employees committing the following acts:

a) Going on strike after the decision of the Prime Minister on the temporary postponement or suspension of a strike as stipulated in Article 175, or deliberately going on strike as stipulated in points a and b, Item 1, Article 176 of the amended, supplemented Labour Code;

b) Committing an act causing damage to machinery, equipment, property of the enterprise or an act in breach of public order and security during a strike.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine from VND15,000,000 to VND20,000,000 shall be imposed on a person who has an act of repressing or taking revenge on the person who took part in or had a leading role in a strike, which is contrary to  the stipulations in Item 1, Article 178 of the amended, supplemented Labour Code;

4. Remedial measures for damages caused: forcing a person who commits the act of violation of the stipulations in point b, Item 1 of this Article to compensate for material damages to machinery, equipment, property.

Article 20. Violations of the provisions on organizations of trade unions:

1. A fine from VND1,000,000 to VND3,000,000 shall be imposed on an employer who commits one of the following acts:

a) Failing to ensure necessary working equipment for the trade union; failing to provide time for trade union officers to take action as regulated in Item 2, Article 154 and Items 1,2 and 3 of the amended, supplemented Labour Code.

b) Discriminating against workers who establish, join and take action in trade union; applying economic measures or other tricks to interfere in the organization and operation of the trade union as stipulated in Item 3, Article 154 of the amended, supplemented Labour Code.

c) Dismissing or unilaterally terminating the labour contract with members of the enterprise’s trade union executive board without an agreement of the executive board, the chairperson of the executive board of the enterprise’s trade union, or the higher level trade union as stipulated in Item 4, Article 155 of the amended, supplemented Labour Code.

2. A fine from VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on an employer who commits an act of obstructing the establishment or operation of the trade union at the enterprise.

3. Remedial measures for damages caused:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Re-employing the employees dismissed if violation of the stipulations in point c, Item 1 of this Article is made.

Article 21. Violations of other provisions

1. A fine from VND500,000 to VND1,000,000 shall be imposed on an employer who commits one of the following acts:

a) Failing to notify employment and failing to report changes in labour; failing to report the stop of employment in case the enterprise stops its operations as stipulated in Article 182 of the amended, supplemented Labour Code;

b) Failing to set up labour books, salary books, social insurance books as stipulated in Article 182 of the amended, supplemented Labour Code;

c) Failing to give back labour books, social insurance books to employees.

2. A fine from VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on a person who commits the act of offending honour and dignity of employees.

3. Remedial measures for damages caused:

a) Notifying the employment; reporting the changes in labour; reporting the stop of employment in case the enterprise stops its operation in contrast to the stipulations in point a, Item 1 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Give back the labour books, social insurance books to the employee for the violations indicated in point c, Item 1 of this Article.

Section 2 VIOLATION OF THE PROVISIONS ON OCCUPATIONAL SAFETY, OCCUPATIONAL HEALTH

Article 22. Violations of the provisions on equipment of occupational safety and health for employees

1. Serving a warning notice or a fine from VND100,000 to VND500,000 for employees commits one of the following acts:

a) Failing to observe the provisions on occupational safety and health stipulated in Item 1, article 95 of the amended, supplemented Labour Code;

b) Failing to use personal protective equipment provided by the employer.

2. A fine from VND1,000,000 to VND5,000,000 shall be imposed on an employer who fails to provide adequately personal protective equipment to employees as stipulated in Item 1, Article 95 of the amended, supplemented Labour Code.

3. A fine from VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on an employer who commits one of the following acts:

a) Failing to provide guards for dangerous parts of machine, equipment; failing to provide signboards with instructions on occupational safety in working places, machine and equipment sites and in places holding dangerous and harmful elements as stipulated in Article 98 of the amended, supplemented Labour Code;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Remedial measures for damages caused: forcing the employer to provide employees with technical, health and labour protection equipment as stipulated if violation of the provisions in Items 2 and 3 of this Article occurs.

Article 23. Violations of the provisions on ensuring safety and health for workers

1. A fine shall be imposed on an employer who commits one of the acts: failing to provide compensation in kind to workers engaged in jobs with dangerous and hazardous elements as stipulated in Article 104 of the amended, supplemented Labour Code; failing to provide health treatment or periodic checks and to establish health profiles for workers suffering from occupational diseases at the following rates:

a) From VND500,000 to VND1,000,000 if the violation is made for between 01 and 10 workers;

b) From VND1,000,000 to VND3,000,000 if the violation is made for between 11 and 50 workers;

c) From VND3,000,000 to VND5,000,000 if the violation is made for between 51 and 100 workers;

d) From VND5,000,000 to VND7,000,000 if the violation is made for between 101 and 500 workers;

e) From VND7,000,000 to VND10,000,000 if the violation is made for at least 500 workers;

2. A fine from VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on an employer who commits one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Not providing periodic health checks, care for health of workers as stipulated in Article 102 and Article 103 of the amended, supplemented Labour Code;

c) Not complying with regulations on work time, rest time, measures for counterpoisoning, sterilization, personal hygiene for workers engaged in jobs with dangerous and hazardous elements as stipulated in Article 104 of the amended, supplemented Labour Code.

3. Remedial measures for damages caused:

a) Having to provide training and guidance on safety measures, possibilities of occupational accidents; provide periodic health checks, treatment; establish health profiles for workers if violation of the provisions in Item 1 and points a and b of Item 2 of this Article occurs;

b) Having to refund allowance back to workers if violation of Item 1 of this Article occurs.

Article 24. Violations of the provisions on occupational safety and health standards

1. A fine from VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on an employer who commits one of the following acts:

a) Not periodically checking, repairing machine, equipment, workshops and stores as

stipulated in Item 1, Article 98 of the amended, supplemented Labour Code;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Not registering to use machine, equipment, materials and substances with strict OSH requirements as stipulated in Item 2, Article 96 of the amended, supplemented Labour Code and guiding documents;

d) Not ensuring standards on workplaces as stipulated in Article 97 of the amended, supplemented Labour Code.

2. A fine from VND15,000,000 to VND20,000,000 shall be imposed on an employer who commits one of the following acts:

a) There are no factual foundations for measures of occupational safety in construction and upgrading of undertakings to produce, use, maintain, keep and store machine, equipment, materials and substances with strict OSH requirements as the list issued by the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health indicated in Item 1, Article 96 of the amended, supplemented Labour Code;

b) Not conducting verification of machines, equipment, materials and substances with strict OSH requirements as stipulated in Item 2, Article 96 of the amended, supplemented Labour Code;

c) Not taking remedial measures or not stopping operation of workplaces, machine, equipment exposed to risks of occupational accidents and diseases as stipulated in Item 1, Article 99 of the amended, supplemented Labour Code.

3. Remedial measures for damages caused:

a) Being forced to take measures for occupational safety and health; comply with safety practice codes, standards if violation of the provision in points b and d of Item 1, point a of Item 2 of this Article occurs;

b) Being forced to repair machine, equipment which do not meet standards on occupational safety as stipulated by the list issued by the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 25. Violations of the provisions on occupational accidents and diseases

1. A fine from VND1,000,000 to VND5,000,000 shall be imposed on an employer who commits one of the following acts:

a) Failing to comply with the stipulations on settling, arranging work appropriate to the health of workers suffering from occupational diseases or accidents in accordance with conclusions by the Medical Assessment Council as stipulated in Item 1, Article 107 of the amended, supplemented Labour Code;

b) Failing to pay medical costs for the periods of first aid service, emergency service and medical treatment completion in favour of worker suffering from occupational accidents and diseases as stipulated in Item 2, article 107 of the amended, supplemented Labour Code;

c) Failing to pay allowance and compensation for workers suffering from occupational accidents and diseases in the cases stipulated in Items 2 and 3, Article 107 of the amended, supplemented Labour Code.

2. A fine from VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on an employer who commits the act of not notifying or wrongly notifying the fact of occupational accidents and diseases; failing to make periodic statistics on occupational accidents and diseases as stipulated in Article 108 of the amended, supplemented Labour Code.

3. Remedial measures for damages caused: being forced to compensate workers for their damages from violation of the provisions in points b and c, Item 1 of this Article.

Chapter III

POWERS, PROCEDURES OF PENALIZATION, EXECUTION OF DECISION ON ADMINISTRATIVE PENALIZATION OF ACTS OF LABOUR LAWS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Chairpersons of People’s Committees in districts, towns, cities under provinces have the right to:

a) Serve a warning notice.

b) Fine up to VND20,000,000.

c) Apply supplementary forms of penalization as stipulated in Item 2, Article 5 of this Decree.

d) Apply remedial measures for damages caused as stipulated in points a, b, c, d, e, g and h, Item 3, Article 5 of this Article.

2. Chairpersons of People’s Committee in provinces and cities at the central level have the right to:

a) Serve a warning notice.

b) Fine up to VND20,000,000.

c) Apply supplementary forms of penalization as stipulated in Item 2, Article 5 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 27. Powers of penalization of the State Inspectorate for Labour

1. Labour inspectors on their mission have the right to:

a) Serve a warning notice.

b) Fine up to VND200,000.

c) Seize evidence, equipment used for administrative violation worth up to VND2 million;

d) Apply remedial measures for damages caused as stipulated in points a, b, c, d, e, g and h, Item 3, Article 5 of this Decree.

2. Chief Labour Inspector at the Department has the right to:

a) Serve a warning notice.

b) Fine up to VND20,000,000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Apply remedial measures for damages caused as stipulated in points a, b, c, d, e, g and h, Item 3, Article 5 of this Decree.

3. Chief Labour Inspector at the ministerial level has the right to:

a) Serve a warning notice.

b) Fine up to VND20,000,000.

c) Apply supplementary forms of penalization as stipulated in Item 2, Article 5 of this Decree.

d) Apply remedial measures for damages caused as stipulated in points a, b, c, d, e, g and h, Item 3, Article 5 of this Decree.

Article 28. Powers of penalization in the field of occupational safety and health in the branches of Police, Defense, Science and Technology, Industry and Transport

Persons who are competent in inspection over occupational safety and health in the fields stipulated in Item 3, Article 191 of the amended, supplemented Labour Code during the inspection have the right to impose administrative penalization on labour law violations equivalent to the powers of penalization of labour inspectors stipulated in this Decree.

The inspection over occupational safety and health in the fields of radiation, oil and gas exploration, transport means of railway, waterway, land and airway and in the armed force units is conducted by administrative bodies in those fields in collaboration with the State Inspectorate for Labour.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For the acts of administrative violations of labour laws within the competence of a various number of State agencies, the penalization shall be conducted by the one handling the case first as stipulated in this Decree.

2. The powers of penalization of the persons mentioned in Articles 26, 27 and 28 are applied to one act of administrative violation.

In case fining is made, the powers of penalization are determined based on the maximum rate of the corresponding fine range to each specific act of violation.

3. In case a person is penalized for committing more than one acts of administrative violation, the powers of penalization are determined based on the principles as follows:

a) If forms, rates of penalization stipulated for each act are within the competence of the penalizing person, the powers of penalization still hold for that person.

b) If forms, rates of penalization stipulated for each act are beyond the competence of the penalizing person, that person has to transfer that case to the competent level for penalization;

c) If an act involves the powers of penalization of various persons belonging to various agencies, the powers of penalization shall be held by the Chairperson of People’s Committee at the competent level administering the site of violation.

Article 30. Authorization of penalization of administrative violations

In case competent persons in administrative violations as stipulated in Articles 26, 27 and 28 of this Decree are absent, the lower level person who is authorized shall be competent in solving administrative violations and responsible for his/her decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The procedures in dealing with administrative violations in the field of labour and the execution of the penalization decision shall comply with the provisions stipulated in Articles 54 to 68 Chapter VI of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of 2nd  July, 2002.

Article 32. Publicity of situation of labour law violation and result settlement

The chief labour inspector is responsible for publicizing situation of labour law violations by enterprises and the penalization of violation acts as regulated by laws via the mass media.

Chapter IV

REWARD, COMPLAINTS, DENUNCIATIONS AND HANDLING OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS

Article 33. Complaints, denunciations against decisions on penalization of administrative violation and handling of complaints and denunciations

1. Individuals, organizations penalized for their administrative violation or their legitimate representatives have the right to complain about the decision on penalization of administrative violation, decision on application of preventive measures and to ensure the handling of administrative violation.

2. Citizens have the right to denounce to the State competent bodies about illegal acts in handling administrative penalization of labour law violations.

3. Powers, procedures, steps and duration of complaints, denunciations and handling of complaints and denunciations shall comply with laws on complaints and denunciations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Individuals, organizations having good performance in fighting, preventing administrative violations of labour laws shall be rewarded in accordance with general regulations on emulation and reward.

The use of money from penalization of administrative violations or from evidences and equipment seized for reward shall be banned.

2. Enterprises, individuals employing workers, if seriously complying with labour laws and ensuring industrial relations to develop healthily, shall be rewarded in accordance with general regulations on emulation and reward.

Article 35. Handling of violations

1. Competent persons responsible for penalization of administrative violation of labour laws, if having acts of exacting, winking, shielding, not penalizing or penalizing late or beyond their competence, shall be disciplined or prosecuted depending on the nature and seriousness of violations; and shall compensate for damages caused, if any, in accordance with laws.

2. Persons facing penalization for their administrative violation of labour laws, if committing acts of obstructing, fighting against the competent persons, delaying, evading the compliance with the decision on penalization or committing other acts of violation, shall face administrative penalization or criminal prosecution depending on the nature and seriousness of the violation; or compensate for damages caused in accordance with laws.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 36. Implementation effectiveness

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. This Decree replaces Decree No 38/CP dated 25 June 1996 by the Government on administrative penalization of labour law violations.

3. Other regulations on penalization of administrative violations of labour laws which are contrary to this Decree shall be repealed.

Article 37. Responsibility for implementation guidance

The Minister of Labour, Invalids and Social Affairs is responsible for guidance and supervision of the implementation of this Decree.

Ministers, heads of ministerial agencies, heads of governmental agencies, chairpersons of this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree of Government No.113/2004/ND-CP of April 16, 2004 on penalization for administrative violations in the field of labour legislation
Official number: 113/2004/ND-CP Legislation Type: Decree of Government
Organization: The Government Signer: Phan Van Khai
Issued Date: 16/04/2004 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree of Government No.113/2004/ND-CP of April 16, 2004 on penalization for administrative violations in the field of labour legislation

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status