BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09/2000/TT-BYT

Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ Y TẾ SỐ 09/2000/TT-BYT NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Căn cứ vào Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 11/7/1989.
Căn cứ cào Chương IX Bộ Luật Lao động ngày 23/6/1994.
Căn cứ vào Nghị định 06/CP của Chính phủ ngày 20/01/1995 quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Căn cứ vào Nghị định 68/CP của Chính phủ ngày 11/10/1993 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế.
Sau khi có ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 946/LĐTBXH-BHLĐ ngày 3/4/2000.
Bộ Y tế hướng dẫn việc thực hiện chăm sóc sức khoẻ của người lao động trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ.

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Mọi tổ chức cá nhân và các đơn vị sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ (gọi chung là doanh nghiệp) sau đây:

Doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế, công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các hợp tác xã, tổ hợp sản xuất thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức xã hội, đoàn thể, lực lượng quân đội, công an nhân dân.

2. Các đơn vị y tế có trách nhiệm thực hiện việc chăm sóc sức khoẻ người lao động.

II. QUY ĐỊNH DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định tạm thời theo Công văn số 68/CP-KTN ngày 20/6/1998 của Chính phủ như sau:

- Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có từ 51 đến 200 người lao động.

- Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có từ 50 người lao động trở xuống.

III. NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1. Có đủ các quy định về vệ sinh lao động: Nơi làm việc của người lao động có các yếu tố có hại phải có nội quy viết rõ ràng và đặt tại nơi dễ thấy. Những nơi làm việc có các yếu tố gây bệnh nghề nghiệp thì phải thông báo cho người lao động biết biện pháp dự phòng để người lao động tự phòng tránh.

2. Học tập về an toàn, vệ sinh lao động: Hàng năm, người quản lý lao động phải tổ chức tập huấn cho người lao động về ảnh hưởng của các yếu tố phát sinh trong môi trường lao động đối với sức khoẻ để họ tự bảo vệ và phòng tránh tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp. Nội dung huấn luyện cho người lao động do Đội Y tế dự phòng thuộc Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh), Trung tâm Y tế Lao động ngành đảm nhiệm theo quy định tại Thông tư này (Phụ lục số 1).

3. Tổ chức cấp cứu: Người sử dụng lao động phải tổ chức tốt việc cấp cứu tại doanh nghiệp. Những người làm công tác cấp cứu phải được tập huấn nghiệp vụ và có giấy chứng nhận do Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung ương, Trung tâm Y tế Lao động Bộ/ngành, Trung tâm y tế huyện, thị, quận (sau đây gọi chung là huyện) cấp. Mỗi phân xưởng phải có túi thuốc cấp cứu ban đầu theo danh mục quy định tại Thông tư này (Phụ lục số 2). Các quy định cấp cứu được trình bày, hướng dẫn tại nơi làm việc để người lao động biết xử trí.

4. Lập hồ sơ vệ sinh lao động: Mỗi doanh nghiệp phải có hồ sơ lao động theo mẫu quy định tại Thông tư số 13/TT-BYT ngày 21/10/1996. Các kết quả xét nghiệm, kiểm tra môi trường lao động và khám sức khoẻ định kỳ được bổ sung hàng năm vào Hồ sơ vệ sinh lao động.

5. Xét nghiệm, kiểm tra môi trường lao động: Hàng năm doanh nghiệp phải tổ chức xét nghiệm, kiểm tra môi trường lao động, đánh giá mức độ có hại của môi trường lao động để doanh nghiệp có biện pháp cải thiện điều kiện, môi trường lao động. Kết quả xét nghiệm, kiểm tra môi trường lao động thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/BYT-TT ngày 21/10/1996 và được phân cấp như sau:

- Đối với doanh nghiệp có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thì do Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện.

- Đối với các doanh nghiệp khác thì Đội Y tế dự phòng thuộc Trung tâm y tế huyện thực hiện.

Đội y tế dự phòng thống kê, lập danh sách các loại doanh nghiệp và đề nghị Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phối hợp thực hiện.

6. Khám sức khoẻ tuyển dụng: Người lao động (kể cả học nghề) trước khi vào làm việc phải được khám sức khoẻ; người sử dụng lao động phải căn cứ vào sức khoẻ của người lao động để bố trí việc làm và nghề nghiệp cho phù hợp. Hồ sơ khám sức khoẻ tuyển dụng phải được lưu giữ 01 bản trong hồ sơ sức khoẻ.

7. Khám sức khoẻ định kỳ: Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động ít nhất mỗi năm 1 lần. Mục đích khám sức khoẻ định kỳ:

a. Phát hiện triệu chứng, dấu hiệu bệnh lý liên quan đến nghề nghiệp để phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và kịp thời điều trị, tổ chức dự phòng bệnh nghề nghiệp.

b. Theo dõi những người có bệnh mãn tính, có sức khoẻ yếu để có kế hoạch đưa đi điều dưỡng, phục hồi chức năng.

Việc tổ chức khám phải gọn nhẹ, không nhất thiết phải đầy đủ các chuyên khoa nhưng phải có các chuyên khoa cần thiết để có thể chẩn đoán được bệnh nghề nghiệp. Hồ sơ khám sức khoẻ định kỳ theo mẫu quy định tại Thông tư này (Phụ lục số 3).

Khám phân loại sức khoẻ: là khám toàn diện các chuyên khoa để đánh giá, phân loại sức khoẻ người lao động của toàn doanh nghiệp. Tổ chức khám phân loại sức khoẻ ít nhất 3 năm 1 lần. Những cơ sở có điều kiện thì có thể kết hợp tổ chức khám định kỳ và phân loại sức khoẻ hàng năm.

8. Khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp: Người lao động làm việc ở môi trường độc hại có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp. Tổ chức khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cần kết hợp với khám sức khoẻ định kỳ tại các cơ sở có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp. Việc khám bệnh nghề nghiệp do các phòng khám bệnh nghề nghiệp thực hiện và hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định hiện hành.

9. Giám định sức khoẻ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Tất cả người lao động bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp đều được đi giám định sức khoẻ nghề nghiệp tại Hội đồng giám định Y khoa. Người lao động bị bệnh nghề nghiệp thì phải được định kỳ khám lại 6 tháng một lần, được điều trị, phục hồi chức nămg tại các cơ sở y tế. Các quy định về bệnh nghề nghiệp thực hiện theo Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 20/4/1998.

10. Bồi dưỡng bằng hiện vật: Nếu sau khi đã cải tạo điều kiện môi trường lao động, nhưng các yếu tố có hại vẫn không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc ở môi trường đó (áp dụng Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT/BLĐTBXH/BYT ngày 17/3/1999). Cán bộ y tế cơ sở phải tham mưu cho các chủ doanh nghiệp về hiện vật cần bồi dưỡng cho người lao động theo đặc thù của công việc (đường, sữa, hoa quả...).

11. Các công trình phục vụ người lao động: Nơi làm việc của người lao động phải có đủ các phương tiện vệ sinh bao gồm: Phòng vệ sinh, có đủ nước sạch, có nơi tắm rửa, nơi nghỉ và nhà ăn sạch sẽ hợp vệ sinh. Mỗi doanh nghiệp xây dựng một góc sức khoẻ là nơi mà người lao động có thể đọc các loại sách, tờ rơi, tranh áp phích tuyên truyền phòng bệnh và sử dụng các túi cấp cứu. Nếu doanh nghiệp có điều kiện có thể bố trí phòng riêng.

IV. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

A. TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ DOANH NGHIỆP

1. Theo quy định của Thông tư Liên tịch số 14/1998/TTLT ngày 13/10/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam thì việc bố trí cán bộ y tế để chăm sóc sức khoẻ người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau:

- Nếu doanh nghiệp đã có bác sĩ, y sĩ, hoặc có trạm y tế doanh nghiệp thì giữ nguyên để phục vụ.

- Đối với các doanh nghiệp cỡ vừa chưa có cán bộ y tế thì phải bố trí 01 cán bộ y tế.

- Đối với doanh nghiệp cỡ nhỏ chưa đủ điều kiện sử dụng 01 cán bộ y tế để chăm sóc sức khoẻ người lao động thì có thể hợp đồng với cán bộ y tế tại Trạm Y tế, cán bộ y tế đã nghỉ hưu,... làm theo các ngày giờ quy định, nhưng phải đăng ký với Trung tâm y tế huyện để chịu sự chỉ đạo chung. Cán bộ y tế có thể làm kiêm nhiệm thêm một số công việc khác để phù hợp trong quản lý lao động của doanh nghiệp.

- Tổ chức màng lưới an toàn, vệ sinh viên tại doanh nghiệp thực hiện cấp cứu tại chỗ khi có tai nạn.

2. Cán bộ y tế chăm sóc sức khoẻ người lao động ở doanh nghiệp phải được tập huấn về chương trình an toàn, vệ sinh lao động do Đội Y tế dự phòng thuộc Trung tâm y tế huyện, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm y tế lao động ngành hoặc các cơ sở đào tạo hướng dẫn.

3. Cán bộ y tế phục vụ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của trạm y tế phường, xã, thị trấn và của Trung tâm y tế huyện (Đội Y tế dự phòng) đối với công tác y tế lao động.

4. Doanh nghiệp phải thực hiện tốt việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, cấp cứu kịp thời, khám chữa bệnh thông thường cho người lao động, tuyên truyền giáo dục công tác phòng bệnh cho người lao động.

B. TRÁCH NHIỆM CỦA Y TẾ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Y tế xã phường, thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo, kết hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng trên địa bàn thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác an toàn vệ sinh lao động. Chủ động phòng bệnh tích cực. Khi xuất hiện bệnh dịch, tham gia và tổ chức dập dịch kịp thời.

2. Nắm được số doanh nghiệp và yếu tố độc hại để có biện pháp hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ cho người lao động.

3. Quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.

4. Tổ chức cấp cứu ban đầu cho người bệnh, tai nạn lao động, nhiễm độc các loại hoá chất và các tai biến khác.

5. Tuyên truyền công tác vệ sinh phòng chống dịch, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

C. TRÁCH NHIỆM CỦA TRUNG TÂM Y TẾ (ĐỘI Y TẾ DỰ PHÒNG) HUYỆN, VÀ THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH

Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 2468/1999/QĐ-BYT ngày 17/8/1999 trách nhiệm của Đội Y tế dự phòng được quy định cụ thể như sau:

1. Phổ biến và đôn đốc các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thực hiện các biện pháp xử lý phân, nước, rác và chất thải của quá trình sản xuất... theo hướng dẫn kỹ thuật của tuyến trên.

2. Hướng dẫn các doanh nghiệp lập hồ sơ vệ sinh lao động, quản lý các yếu tố độc hại trong môi trường lao động, quản lý sức khoẻ người lao động. Hồ sơ vệ sinh lao động được sao thành 02 bản, một bản quản lý tại doanh nghiệp, một bản quản lý tại Đội Y tế dự phòng.

3. Tiến hành kiểm tra đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp khống chế và loại trừ các yếu tố độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất để đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh lao động. Hướng dẫn và kiểm tra đôn đốc thực hiện những quy định về an toàn vệ sinh lao động theo quy định pháp luật hiện hành để phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

4. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động: Đội Y tế dự phòng lập kế hoạch với các doanh nghiệp về thời gian, số lượng khám và các chuyên khoa cần khám. Cơ cấu của đoàn khám sức khoẻ định kỳ cần gọn nhẹ, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu: chuẩn đoán, chỉ định phương pháp điều trị và tổ chức dự phòng các bệnh có liên quan đến các yếu tố có hại trong môi trường lao động và có nguy cơ gây ra các bệnh nghề nghiệp. Đoàn khám sức khoẻ định kỳ phải đưa ra các khuyến nghị để người sử dụng lao động giải quyết các chế độ điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng cho người lao động có dấu hiệu bệnh và các biện pháp khả thi cải thiện môi trường lao động theo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động.

5. Phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương để tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước về bảo vệ sức khoẻ người lao động.

6. Tổ chức tuyên truyền giáo dục huấn luyện về an toàn sức khoẻ cho người lao động làm việc trong địa bàn quản lý, chú trọng đến phòng chống nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật và các yếu tố độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất.

7. Tổng hợp kế hoạch y tế lao động của phường, xã, thị trấn báo cáo lên Sở Y tế tỉnh, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh.

D. TRÁCH NHIỆM CỦA TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH,THÀNH PHỐ THUỘC TRUNG ƯƠNG

1. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm trong việc chăm sóc sức khoẻ người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho tuyến dưới về công tác an toàn, sức khoẻ lao động.

3. Hướng dẫn xét nghiệm, kiểm tra môi trường lao động và hoàn chỉnh các hồ sơ theo quy định.

4. Quản lý, hướng dẫn công tác khám sức khoẻ định kỳ và khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại các cơ sở nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp.

5. Hướng dẫn nội dung tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn sức khoẻ cho tuyến quận, huyện, các cơ sở y tế. Cần chú trọng đến phòng chống nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật.

6. Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các chế độ báo cáo của các tuyến và tổng hợp báo cáo gửi lên tuyến trên.

7. Hàng năm tổng kết rút kinh nghiệm về việc tổ chức chăm sóc sức khoẻ cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

E. TRÁCH NHIỆM CỦA TRUNG TÂM Y TẾ LAO ĐỘNG CỦA CÁC BỘ/NGÀNH

1. Phối hợp chặt chẽ với y tế các địa phương để cùng tiến hành những công việc chung của ngành trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp.

2. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp hàng năm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3. Hướng dẫn thực hiện các dịch vụ xét nghiệm, kiểm tra môi trường lao động, khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp.

4. Tổ chức, chăm sóc, điều dưỡng phục hồi chức năng và điều trị người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

5. Tuyên truyền huấn luyện, giáo dục cho người lao động về an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp.

6. Kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác chăm sóc sức khoẻ người lao động.

F. TRÁCH NHIỆM CỦA SỞ Y TẾ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

1. Tổ chức, quản lý và chỉ đạo toàn diện công tác chăm sóc sức khoẻ người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.

2. Phổ biến và hướng dẫn các văn bản của nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động đối với các cơ sở y tế và các doanh nghiệp.

3. Xây dựng và củng cố tổ chức màng lưới y tế các doanh nghiệp, y tế các tuyến làm công tác vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp.

4. Củng cố nâng cấp các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ người lao động.

5. Bố trí cán bộ và tạo điều kiện nâng cao trình độ cán bộ y tế để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ người lao động.

6. Kiểm tra việc thực hiện các chế độ của nhà nước về chăm sóc sức khoẻ cho người lao động trong các doanh nghiệp.

V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Chế độ báo cáo thực hiện theo Thông tư số 13/BYT-TT ngày 21/10/1996 và được quy định như sau:

Báo cáo quý: Hàng quý các doanh nghiệp hoàn chỉnh báo cáo gửi về Trung tâm y tế quận, huyện thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (Đội Y tế dự phòng) và trạm y tế xã, phường vào ngày 20 tháng 3, 6, 9, 12.

Báo cáo 6 tháng, năm:

- Trung tâm y tế quận, huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh báo cáo về Sở Y tế và Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh vào ngày 20 của tháng thứ 6 và 12.

- Sở Y tế tỉnh (Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh), Trung tâm Y tế Lao động Bộ/ ngành báo cáo về Bộ Y tế (Vụ Y tế Dự phòng) theo quy định.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Thông tư này, trình Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt để tổ chức phổ biến, chỉ đạo các cấp thực hiện Thông tư này trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng trên địa phương.

2. Các Bộ, các ngành, các cơ quan sử dụng lao động hướng dẫn đôn đốc các cơ sở thuộc quyền quản lý thực hiện đúng những quy định về việc chăm sóc sức khoẻ cho người lao động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3. Người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ việc chăm sóc sức khoẻ người lao động được quy định tại Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị và các địa phương phản ánh về Bộ Y tế (Vụ Y tế dự phòng) để nghiên cứu và kịp thời giải quyết.

 

Nguyễn Văn Thưởng

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC NỘI DUNG HUẤN LUYỆN VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG, CẤP CỨU BAN ĐẦU CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2000/TT-BYT ngày 28 tháng 04 năm 2000)

NỘI DUNG SỐ GIỜ HỌC

I. Vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp 12 giờ

1. Tác hại của nhiệt độ, vi khí hậu nơi làm việc và biện pháp dự phòng

2. Tác hại của bức xạ nhiệt và biện pháp dự phòng.

3. Tác hại của các loại bụi và biện pháp phòng bệnh

4. Tác hại của tiếng ồn, rung và biện pháp dự phòng

5. Tác hại của hoá chất và biện pháp dự phòng

6. Giới thiệu các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội chi trả

II. Cấp cứu tại chỗ 12 giờ

1. Cấp cứu điện giật

2. Cấp cứu bỏng

3. Cấp cứu ngạt thở

4. Cấp cứu ngừng tim

5. Cầm máu, băng bó vết thương

6. Vận chuyển bệnh nhân

7. Cấp cứu tai nạn do hoá chất

PHỤ LỤC SỐ 2

QUY ĐỊNH VỀ TÚI CẤP CỨU BAN ĐẦU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2000/TT-BYT ngày 28 tháng 04 năm 2000)

1. Vị trí đặt túi/hộp cấp cứu ban đầu:

- Đặt tại nơi làm việc của người lao động.

- Đặt nơi dễ thấy nhất, dễ lấy, có ký hiệu riêng (thường là chữ thập).

- Thông báo cho người lao động biết vị trí và quy định cách sử dụng.

2. Các trang bị, dụng cụ và thuốc cho túi cấp cứu

- Các túi cấp cứu phải có đủ số lượng trang bị dụng cụ cần thiết để cấp cứu. Không được để các thứ khác.

- Phải kiểm tra các túi cấp cứu thường xuyên để đảm bảo số lượng đầy đủ các dụng cụ.

STT

Các trang bị tối thiểu

Túi A
(cho 25
công nhân)

Túi B
(cho 50
công nhân)

Túi C
(cho 100
công nhân)

1

Băng dính (cuộn)

02

02

04

2

Băng 5 x 200 cm (cuộn)

02

04

06

3

Băng trung bình 10 x 200 cm (cuộn)

02

04

06

4

Băng to 15 x 200 cm (cuộn)

01

02

04

5

Gạc thấm nước (10 miếng/gói)

01

02

04

6

Bông hút nước (gói)

05

07

10

7

Băng tam giác (cái)

04

04

06

8

Garo cao su cỡ 6 x 100 cm (cái)

02

02

04

9

Garo cao su cỡ 4 x 100 cm (cái)

02

02

04

10

Kéo

01

01

01

11

Panh không mấu

04

04

06

12

Găng tay dùng một lần (đôi)

02

02

04

13

Mặt nạ phòng độc thích hợp

01

01

02

14

Nước vô khuẩn hoặc dung dịch nước muối trong các bình chứa dung một lần kích thước 100ml (không có nước máy)

01

03

06

15

Nẹp cánh tay (bộ)

01

01

01

16

Nẹp cẳng tay (bộ)

01

01

01

17

Nẹp đùi (bộ)

01

01

02

18

Nẹp cẳng chân (bộ)

01

01

02

19

Thuốc sát trùng (lọ)

01

01

02

20

Phác đồ cấp cứu

01

01

01

3. Số lượng túi cấp cứu

Số lượng túi cấp cứu hoặc các hộp đựng dụng cụ cấp cứu cần thiết phụ thuộc vào cách sắp xếp tại cơ sở và số lượng người lao động. Nên có ít nhất 1 hộp hoặc 1 thùng đựng dụng cụ cấp cứu ở mỗi tầng nhà. Tổng số các loại túi khác nhau được trình bày ở dưới theo số lượng người lao động.

Số lượng người lao động Số lượng và loại túi cấp cứu

Dưới 25 người Ít nhất 01 túi loại A

Từ 26 đến 50 người Có ít nhất 01 túi loại B

Cứ 51 đến 150 người Có ít nhất 01 túi loại C

Ghi chú: 01 túi B tương đương với 02 túi A và 01 túi C tương đương với 02 túi B.

PHỤ LỤC 3

(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2000/TT-BYT ngày 28 tháng 04 năm 2000)

SỞ Y TẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - tự do - Hạnh phúc

HỒ SƠ

KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ

SỐ HỒ SƠ........

Họ và tên:

Nơi làm việc:

Tên đơn vị :

Tỉnh/Thành phố:

Năm ..............
HỒ SƠ KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ

Tên đơn vị:

Tỉnh/Thành phố:

I. PHẦN THÔNG TIN CHUNG: (phần này do đơn vị tự khai)

1. Họ và tên: 2. Năm sinh: 3. Nam

Nữ

4. Quê quán:

5. Địa chỉ thường trú:

5. Năm bắt đầu làm việc:

5. Tên công việc hiện nay: 6. Thuộc nghề

7. Năm bắt đầu làm công việc hiện nay:

8. Đánh dấu các yếu tố tiếp xúc đối với công việc hiện nay:

Nóng quá Lạnh quá Ồn

Rung Bụi Khói, khí độc

Dung môi Hóa chất khác Căng thẳng

Ánh sáng Quá mạnh Không đủ

Yếu tố khác:

9. Đánh dấu các trang thiết bị bảo hộ được cấp:

Găng tay Khẩu trang thường Bán mặt nạ

Mặt nạ phòng độc Nút tai Kính

Áo quần bảo hộ Ủng/giầy Khác:

10. Xếp loại sức khoẻ trước khi vào làm việc tại đơn vị:

11. Hút thuốc lá/lào: có Không

12. Nếu có, đã hút thuốc bao nhiêu năm:

13. Những bệnh mãn tính hiện có:

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

II. PHẦN KHÁM SỨC KHOẺ

Nội dung khám

Năm......

Năm......

Năm.....

Năm......

Năm.....

1. Thể lực: cao: cm,

Cân nặng: kg

Y/Bs. Khám ký tên

 

 

 

 

 

2. Mắt

Y/Bs.Khám ký tên

 

 

 

 

 

3. Tai, mũi, họng

Y/Bs.Khám ký tên

 

 

 

 

 

4. Răng hàm mặt

Y/Bs.Khám ký tên

 

 

 

 

 

5. Tâm thần, thần kinh

Y/Bs.Khám ký tên

 

 

 

 

 

6. Tuần hoàn

HA: / mmHg Mạch: l/p

Y/Bs.Khám ký tên

 

 

 

 

 

7. Hô hấp

Y/Bs.Khám ký tên

 

 

 

 

 

8. Tiêu hoá

Bs.Khám ký tên

 

 

 

 

 

9. Tiết niệu/Phụ khoa

Y/Bs.Khám ký tên

 

 

 

 

 

10. Hệ vận động

Y/Bs.Khám ký tên

 

 

 

 

 

11. Ngoài da

Y/Bs.Khám ký tên

 

 

 

 

 

12. Nội tiết

Y/Bs.Khám ký tên

 

 

 

 

 

13. U các loại

Y/Bs.Khám ký tên

 

 

 

 

 

14. Kết quả cận lâm sàng (nếu có)

a.

b.

c.

 

 

 

 

 

Kết luận và kiến nghị

- Các bệnh cần điều trị, theo dõi:

- Có cần khám bệnh nghề nghiệp không:

- Sức khoẻ thuộc loại:

 

 

 

 

 

Ngày..... tháng..... năm 200.....

Thủ trưởng đơn vị khám

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ
chức danh)

 

 

 

 

 

 

 

THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 09/2000/TT-BYT

Hanoi, May 28, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING HEALTHCARE FOR LABORERS AT MEDIUM AND SMALL-SIZE ENTERPRISES

Pursuant to the Law on Protection of the People’s Health of July 11, 1989;
Pursuant to Chapter IX of the Labor Code of June 23, 1994;
Pursuant to Decree No. 06/CP of January 20, 1995 of the Government detailing a number of articles of the Labor Code on labor safety and hygiene;
Pursuant to Decree 68/CP of October 11, 1993 of the Government providing for the functions, tasks, power and organizational structure must be informed of the of the Ministry of Health.
After consulting the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs at Official Dispatch No.946/LDTBXH-BHLD of April 3, 2000;
The Ministry of Health provides the following guidance on healthcare for laborers at medium and small-size production, business and service enterprises:

I. OBJECT AND SCOPE OF APPLICATION

1. All the following organizations, individuals and units involved in production, business and service activities (collectively called enterprises):

State enterprises, enterprises of various economic sectors, companies, foreign- invested enterprises, limited liability companies, joint stock companies, cooperatives, production group of administrative, non-business agencies, social organizations and mass organizations, units of the armed forces and the people’s security forces.

2. Medical units assigned to care for the health of laborers.

II. DEFINITION OF MEDIUM AND SMALL-SIZE ENTERPRISES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A medium-size enterprise is an enterprise having from 51 to 200 laborers.

- A small-size enterprise is an enterprise having 50 laborers or less.

III. CONTENT OF HEALTHCARE FOR LABORERS AT MEDIUM AND SMALL-SIZE ENTERPRISES

1. Meeting all the norms on labor sanitation: The work place of laborers with noxious elements must have a clearly written internal rule placed at a vantage point. For work places having elements likely to cause occupational diseases laborers must be informed of the preventive measures so that they themselves can avoid diseases.

2. Organizing the popularization of methods of labor safety and sanitation: Annually, the labor manager must organize classes for laborers on the effect of the elements arising from the labor environment on health so that the latter may take measures to protect themselves against the harmful effect of the occupations and occupational diseases. The content of the training for laborers shall be prepared by the Prophylactic Medicine Teams at the Health Centers of the districts, provincial towns and cities, and the Prophylactic Medicine Centers of the provinces and centrally-run cities (hereafter collectively called provinces), the Labor Health Centers of the branches as stipulated in this Circular (Appendix 1).

3. First-aid organization: The employers must organize well first- aid work at the enterprises. First-aid workers must be trained professionally and provided with certificates issued by the Prophylactic Medicine Center of the province or centrally-run city, the Labor Health Centers of the Ministry or branch, the Health Center of the district or town (hereafter collectively called district). Each workshop must have a first-aid kit as listed in this Circular (Appendix 2). First-aid regulations shall be presented and directed at the work place so that the laborers can know the enforcement thereof.

4. Drawing up the labor hygiene dossier: Each enterprise must compile a labor dossier according to the form stipulated at Circular No. 13/TT-BYT of October 21,1996. The results of laboratory tests, labor environment inspection and periodical health-check shall be supplemented annually in the labor hygiene dossier.

5. Laboratory test and inspection of labor environ-ment: Annually, enterprises must organize laboratory tests and inspection of the labor environment, evaluate the harmful effect of the labor environment in order to take measures to improve the labor conditions and environment. The results of the tests and inpection of the labor environment shall be handled as stipulated in Circular No.13/BYT-TT of October 21, 1996, and according to the following assignment:

- By the provincial Prophylactic Medicine Center, for the enterprises with high risk of occupational diseases;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Prophylactic Medicine Team shall inventory and draw up the list of different types of enterprises and propose the provincial Prophylactic Medicine Center to coordinate in the realization.

6. Conducting recruitment health-check: Before admission to work, the laborers (including job learners) must have a health check; the employer must base himself/herself on the laborer’s health to assign an appropriate job or occupation. A copy of the recruitment health-check dossier must be kept in the health dossier.

7. Periodical health-checks: The employer has the responsibility to organize periodical health-checks for the laborers at least once a year. The aim of this health-check is:

a/ To detect pathological symptoms and indications related to the job in order to detect occupational diseases at their early stage, give prompt treatment, and organize prevention against occupational diseases.

b/ To monitor those with chronic diseases or poor health in order to adopt plans to send them to sanatoria and functional rehabilitation centers.

The organization of health-checks must be uncumbersome, not necessarily involving all the specialties, but there must be the necessary specialties that can diagnose occupational diseases. The periodical health check dossier shall be made according to the set.

Classification health-check is an overall health-check in all specialties to evaluate and classify the health condition of all laborers in the enterprise. This check must be organized at least once every three years. Where conditions permit, periodical checks may be combined with annual health classification.

8. Health-checks for early detection of occupational diseases: For laborers working in noxious environments liable to occupational diseases, the employer shall have to organize health-checks for early detection of occupational diseases. This type of health-check should be combined with periodical health-check at the establishments liable to occupational diseases. The examination to detect occupational diseases shall be conducted by the occupational disease examination room which shall complete the dossier as currently prescribed.

9. Evaluation of health due to labor accidents and occupational diseases: All laborers being victims of labor accidents or suffering from occupational diseases shall enjoy occupational health-checks at the Medical Evaluation Board. The sufferers of occupational diseases must be re-examined every six months, receive treatment and functional rehabilitation at medical establishments. Provisions on occupational diseases shall be applied according to Joint Circular No.08/1998/TTLT/BYT-BLDTBXH of April 20, 1998 of the Ministry of Health and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. Facilities in service of laborers: The work place of the laborers must have all the sanitary facilities, including: toilet, sufficient clean water, bathroom, rest room and clean and hygienic dining room. Each enterprise shall build a "health corner" where the laborers can read books, leaflets, posters on disease prevention and use of the first-aid kit. This may be a separate room if the enterprise can afford it.

IV. RESPONSIBILITY OF MANAGING AND CARING FOR THE HEALTH OF LABORERS AT MEDIUM AND SMALL ENTERPRISES

A. RESPONSIBILITIES OF THE ENTERPRISE OWNERS

1. As stipulated in Joint Circular No. 14/1998/TTLT-BLDTBXH-BYT-TLDLDVN of October 13, 1998 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health and the Vietnam Confederation of Labor, the assignment of medical workers to care for the health of laborers at medium and small enterprises shall proceed as follows:

- If the enterprise already has a doctor, a physician or a medical station, it shall leave them as such for the healthcare service.

- If the medium enterprise does not yet have a medical staff, it must assign a medical worker to this job.

- For a small enterprise not qualified to use a medical worker to care for the health of laborers, it may sign a contract with medical staff at the medical station or retired medical workers to work on given days and hours, but it must register with the Medical Center of the district to receive the latters common guidance. The medical worker can concurrently assume other jobs to conform with the labor management of the enterprise.

- To organize a safety and sanitation net at the enterprise for on- the- spot first- aid when an accident occurs.

2. The medical workers caring for the health of laborers at the enterprise must be trained in the program of labor safety and hygiene directed by the Prophylactic Medicine Team of the District Health Center, the Prophylactic Preventive Medicine Center, the Labor Medicine Center of the branch or training establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The enterprise must carry out well primary healthcare, conduct timely first aid and carry out examination and treatment of common diseases for the laborers, popularize disease prevention methods and educate the laborers thereon.

B. RESPONSIBILITIES OF THE COMMUNE, WARD AND TOWNSHIP HEALTH SERVICES

The Health Service at the commune, ward or township has the responsibility to direct and coordinate with the medium and small enterprises located in the locality in carrying out the following tasks:

1. To intensify the popularization and education work, regularly inspect and promote labor safety and hygiene work; take the initiative in actively preventing diseases, and when an epidemic breaks out to take part in and organize its prompt stamping out.

2. To have a firm account of the enterprises and noxious elements in order to take measures to guide the healthcare for the laborers.

3. To manage the health dossiers of laborers at the medium and small-size enterprises in the locality.

4. To organize first aid to the patients, victims of labor accidents, chemical poisonings and other incidents.

5. To popularize methods of preventive hygiene against epidemics and occupational diseases for the laborers.

C. RESPONSIBILITIES OF THE MEDICAL CENTERS (PROPHYLACTIC MEDICINE TEAMS) IN THE DISTRICTS AND TOWNSHIP UNDER THE PROVINCE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To popularize to the enterprises located in the locality and urge the implementation of the measures of treatment of excreta, waste water, garbage and other waste materials in the process of production... according to the technical guidance of the higher echelon.

2. To guide the enterprises in drawing up the dossiers of labor hygiene, control the noxious elements in the labor environment, manage the health of laborers. These labor hygiene dossiers shall be made in two copies, one to be kept at the enterprise and the other at the Prophylactic Medicine Team.

3. To inspect and urge the enterprises to carry out measures to control and eliminate the noxious elements arising in the production process in order to assure the requirements in labor hygiene and safety. To guide, inspect and urge the implementation of the regulations on labor hygiene and safety as currently prescribed by law in order to prevent and fight against occupational diseases for the laborers.

4. To organize periodical health-checks for the laborers: the Prophylactic Medicine Team shall draw up plans with the enterprises about the time and number of examinees and the specialties that will carry out the checks. The periodical health-check team must be light and uncumbersome, but must assure these requirements: diagnosis, prescription of method of treatment and organization of prevention of diseases related to the noxious elements in the labor environment and liable to cause occupational diseases. The periodical heath-check team must make recommendation so that the labor employers may settle the regime of treatment, convalescence and rehabilitation for persons with pathological signs and feasible measures to improve the labor environment according to the labor hygiene and safety norms.

5. To coordinate with the local specialized agencies in organizing the inspection of the implementation of State regimes and policies to protect the health of laborers.

6. To organize the popularization and education on heath safety for laborers working in the locality under its management, paying attention to prevent and combat against poisoning by plant protection drugs and noxious elements arising in the production process.

7. To integrate the plan of labor medicine of the wards, communes and district townships and report to the Provincial Health Service, and the provincial preventive medicine center.

D. RESPONSIBILITIES OF THE PROPHYLACTIC MEDICINE CENTERS OF THE PROVINCES AND CENTRALLY-RUN CITIES

1. To direct the formulation of yearly plans of healthcare for laborers in medium and small-size enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To guide in the test and inspection of labor environment and complete the dossiers as prescribed.

4. To manage and guide the periodical health-checks and examinations for early detection of occupational diseases of laborers at the establishments facing the risk of occupational diseases.

5. To guide the popularization, education and training on health security for the district echelon and the medical establishments. Attention must be paid to the prevention and fight against poisoning by plant protection drugs.

6. To inspect and promote the observance of the regimes of reporting of the echelons and integrate them into a report to the higher echelon.

7. To make an overall review each year in order to draw experiences in the organization of healthcare for laborers working at medium and small-size enterprises.

E. RESPONSIBILITIES OF THE LABOR HEALTH CENTERS OF THE MINISTRIES AND BRANCHES

1. To closely coordinate with the medical service in the localities to carry out together the common jobs of the branch in the domain of labor safety and hygiene and prevention and fight against occupational diseases.

2. To guide the drawing up of plans to ensure labor safety and hygiene and to prevent and fight against occupational diseases yearly at medium and small-size enterprises.

3. To guide the implementation of the services of laboratory test and inspecting the labor environment, periodical health checks, and health check for early detection of occupational diseases.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. To popularize to the laborers and train and educate them on labor safety and hygiene and in the prevention and fight against occupational diseases.

6. To inspect, review and draw experiences in healthcare for laborers.

F. RESPONSIBILITIES OF THE HEALTH SERVICES IN THE PROVINCES AND CENTRALLY-RUN CITIES

1. To organize, manage and conduct overall guidance in healthcare for laborers at the medium and small-size enterprises in the locality.

2. To popularize and guide the implementation of State documents on labor safety and hygiene for the medical establishments and enterprises.

3. To build and consolidate the medical network of the enterprises, the medical service at various levels in conducting labor hygiene, and in the prevention and fight against occupational diseases.

4. To strengthen and upgrade the technical equipment in service of the laborers.

5. To assign the medical staff and create conditions for raising their standard in order to fulfill well the task of healthcare for laborers.

6. To inspect the implementation of the State regimes on health care for laborers at the enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The reporting regime shall comply with Circular No.13/BYT-TT of October 21, 1996 and is stipulated as follows:

Quarterly reports: Every three months, the enterprises shall complete their reports to the Medical Center of the district, town or city under the province (the Prophylactic Medicine Team) and the commune/ward health station on the 20th of March, June, September and December. If the enterprise belongs to a ministry or branch, it shall have to send one more copy of the report to the Labor Health Center of the branch.

Half-year and yearly reports:

- The Health Center of the district, town or city under the province shall report to the Health Service and Preventive Medicine Center of the province on the 20th of June and December.

- The Health Service of the province (Preventive Medicine Center of the province), the Labor Health Center of the Ministry or branch shall report to the Ministry of Health (Preventive Medicine Department) as prescribed.

VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Health Services of the provinces and centrally-run cities shall have to elaborate the plans of organizing the implementation of this Circular, submit them to the Peoples Committees of the centrally-run provinces and cities for approval in order to popularize them and direct the various echelons to implement them at the medium and small-size enterprises located in the localities.

2. The Ministries, branches and agencies which employer shall direct and urge the establishments under their management to comply with the regulations on healthcare for laborers at medium and small-size enterprises.

3. The labor employers at medium and small-size enterprises have the responsibility to provide fully the healthcare for laborers stipulated in this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE MINISTER OF HEALTH
VICE MINISTER




Nguyen Van Thuong

 

APPENDIX 1

LIST OF CONTENTS OF TRAINING IN LABOR HYGIENE AND FIRST AID TO LABORERS
(issued together with Circular No.09/2000/TT-BYT of April 28,2000)

Contents Number of study hours

I. LABOR HYGIENE, PREVENTION AND FIGHT AGAINST OCCUPATIONAL DISEASES 12

1. Harmful effect of temperature and micro climate at work place and measures of prevention.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Harmful effect of dust of various types and measures of prevention.

4. Harmful effect of noise, vibration and measures of prevention.

5 Harmful effect of chemicals and measures of prevention.

6. Brief on occupational diseases covered by social insurance.

II. ON- THE- SPOT FIRST AID IN CASE OF: 12

1. Electrocution.

2. Burns.

3. Asphyxiation.

4. Heart stoppage.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Transportation of patients.

7. First aid to victims of chemicals.

 

APPENDIX 2

REGULATIONS ON FIRST AID KIT
(issued together with Circular No.09/2000/TT-BYT of April 28,2000)

1. Place to put firt aid kit:

- Kits shall be put at work places of laborers.

- Kits shall be put at places most visible, easy to find, with a specific sign (usually a red cross).

- Notifying the laborers of the place of the kit and use method.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The first aid kit must have enough equipment and instruments for use in emergency, not to put other things in the kit.

- To check the first aid kit regularly to ensure sufficient instruments.

Kit A Kit B Kit C Number Minimum equipment (for 25 (for 50 (for 100 workers) workers) workers)

1 Adhesive tape (roll) 02 02 04

2 Bandage 5 x 200cm (roll) 02 04 06

3 Medium bandage 10 x 200 cm (roll) 02 04 06

4 Large bandage 15 x 200 cm (roll) 01 02 04

5 Absorbent pad (10 pieces/box) 01 02 04

6 Absorbent wool (box) 05 07 10

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8 Rubber garrot 6 x 100 cm (unit) 02 02 04

9 Rubber garrot 4 x 100 cm (unit) 02 02 04

10 Scissors (pair) 01 01 01

11 Clamp 04 04 06

12 Disposable glove (pair) 02 02 04

13 Suitable gas mask 01 01 02

14 Sterilized water or salt solution in 100 ml disposable bottles (where running water is not available) 01 03 06

15 Arm fixture (set) 01 01 01

16 Forearm fixture (set) 01 01 01

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



18 Shin fixture (set) 01 01 02

19 Disinfectant (bottle) 01 01 02

20 First-aid plan 01 01 01

3. Quantity of first aid medicine kits

The quantity of necessary first aid boxes or kits depends on the disposition at the establishment and the number of laborers. There should be at least 1 first aid box or kit at each floor of the building. The total of kits of different types is indicated below, depending on the number of laborers.

Number of laborers Quantity and type of first-aid bags

Under 25 persons At least 01 kit type A

From 26 to 50 persons At least 01 kit type B

From 51 to 150 persons At least 01 kit type C

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No.09/2000/TT-BYT of May 28, 2000 guiding healthcare for laborers at medium and small-size enterprises
Official number: 09/2000/TT-BYT Legislation Type: Circular
Organization: The Ministry of Health Signer: Nguyen Van Thuong
Issued Date: 28/04/2000 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No.09/2000/TT-BYT of May 28, 2000 guiding healthcare for laborers at medium and small-size enterprises

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: info@ThuVienPhapLuat.vn

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status