BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/VBHN-BGDĐT

Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2023

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, THẠC SĨ, TIẾN SĨ VÀ CHỈ TIÊU TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON

Thông tư số 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 3 năm 2022, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 10/2023/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 4 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 6 năm 2023.

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non1.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1.2 Thông tư này quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, bao gồm cả chỉ tiêu của các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài có sử dụng chung các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo trong xác định chỉ tiêu.

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học; các cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; viện hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo tiến sĩ; các trường cao đẳng được phép đào tạo cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo); các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Mục tiêu

1. Cơ sở đào tạo căn cứ vào các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình trong việc xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm.

2. Thực hiện công khai, minh bạch các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, cơ sở để xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp của cơ sở đào tạo để các cơ quan quản lý nhà nước thanh tra, kiểm tra, xã hội giám sát và người học lựa chọn cơ sở đào tạo dự tuyển.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Danh mục thống kê ngành đào tạo là Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV đối với các trình độ của giáo dục đại học, do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Ngành đào tạo là tập hợp kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp, khoa học và công nghệ, được thống kê, phân loại trong Danh mục thống kê ngành đào tạo.

3. Nhóm ngành đào tạo là tập hợp một số ngành đào tạo có những đặc điểm chung về chuyên môn, trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp, khoa học và công nghệ, được thống kê, phân loại trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp III thuộc Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

4.3 Lĩnh vực đào tạo là tập hợp một số nhóm ngành đào tạo có những đặc điểm chung về chuyên môn hoặc nghề nghiệp theo phân loại trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp II thuộc Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân (quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

5. Giảng viên toàn thời gian trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh bao gồm giảng viên cơ hữu và giảng viên ký hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên đang làm việc toàn thời gian tại cơ sở đào tạo (sau đây gọi chung là giảng viên toàn thời gian), cụ thể như sau:

a) Giảng viên cơ hữu được xác định theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 10 của Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 ngày 12 tháng 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;

b) Giảng viên ký hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên, làm việc toàn thời gian tại cơ sở đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ làm việc của giảng viên đại học cho năm xác định chỉ tiêu tuyển sinh (bao gồm cả giảng viên hướng dẫn thực hành, thí nghiệm), đồng thời không ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác.

6. Giảng viên thỉnh giảng trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh là người không thuộc diện theo quy định tại khoản 5 Điều này, trực tiếp tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học của cơ sở đào tạo theo hợp đồng thỉnh giảng với cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật cho năm xác định chỉ tiêu tuyển sinh.

7. Sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh dự kiến tốt nghiệp trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh là số sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh dự kiến sẽ tốt nghiệp trong năm xác định chỉ tiêu tuyển sinh và được tính trên cơ sở quy mô đào tạo của từng ngành/lĩnh vực/hình thức đào tạo chia cho số năm đào tạo tương ứng với từng ngành/lĩnh vực/hình thức đào tạo đó.

8.4 Chỉ tiêu tuyển sinh là số lượng người học dự kiến tuyển sinh do cơ sở đào tạo công bố sau khi tự xác định hoặc sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo theo quy định tại Thông tư này.

9.5 Năng lực đào tạo của một ngành, lĩnh vực đào tạo là quy mô đào tạo tối đa của ngành, lĩnh vực, được xác định căn cứ các điều kiện bảo đảm chất lượng của cơ sở đào tạo theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 4. Nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh

1. Cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành của pháp luật; công bố công khai, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trách nhiệm giải trình về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo và cam kết chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu xã hội của cơ sở đào tạo, đồng thời chịu sự giám sát của các cơ quan quản lý và xã hội.

2. Chỉ tiêu tuyển sinh được xác định theo từng năm và độc lập theo từng trình độ đào tạo. Căn cứ chỉ tiêu đã xác định theo từng trình độ, cơ sở đào tạo phải công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định theo ngành/nhóm ngành trong đề án và kế hoạch tuyển sinh, chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội và cơ quan quản lý trực tiếp.

3.6 Chỉ tiêu tuyển sinh đại học xác định theo từng ngành, nhóm ngành và phải bảo đảm quy mô đào tạo thực tế của lĩnh vực không vượt quá năng lực đào tạo. Chỉ tiêu tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ, chỉ tiêu tuyển sinh các ngành đào tạo giáo viên xác định theo từng ngành đào tạo, bảo đảm quy mô đào tạo thực tế của ngành không vượt quá năng lực đào tạo.

4.7 Chỉ tiêu tuyển sinh được xác định trên cơ sở năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo, nhu cầu sử dụng nhân lực, tỉ lệ sinh viên có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi được công nhận tốt nghiệp (đối với đào tạo chính quy trình độ cao đẳng, đại học), kết quả kiểm định cơ sở đào tạo và kết quả tuyển sinh của năm tuyển sinh trước liền kề với năm xác định chỉ tiêu và tổ chức tuyển sinh của cơ sở đào tạo, cụ thể:

a) Chỉ tiêu tuyển sinh được xác định phù hợp với năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo theo quy định từ Điều 7 đến Điều 12 Thông tư này;

b) Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo theo từng trình độ và theo từng lĩnh vực (đối với chỉ tiêu đại học) hoặc theo từng ngành (đối với chỉ tiêu thạc sĩ, tiến sĩ) không được tăng so với năm tuyển sinh trước liền kề với năm xác định chỉ tiêu và tổ chức tuyển sinh nếu cơ sở đào tạo đủ điều kiện về thời gian để thực hiện kiểm định cơ sở đào tạo theo quy định nhưng ở thời điểm công bố chỉ tiêu tuyển sinh không có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo còn thời hạn, trừ trường hợp cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

c) Chỉ tiêu tuyển sinh đại học của lĩnh vực không được tăng so với năm tuyển sinh trước liền kề với năm xác định chỉ tiêu và tổ chức tuyển sinh của lĩnh vực đó nếu tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp trình độ đại học có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi được công nhận tốt nghiệp của lĩnh vực đó đạt dưới 80% hoặc tỉ lệ thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của lĩnh vực đó ở năm tuyển sinh liền kề trước năm tuyển sinh đạt dưới 80%, trừ trường hợp ngành đào tạo có chương trình đào tạo được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng được tính chỉ tiêu riêng.

5. Cơ sở đào tạo vi phạm quy định về đối tượng, điều kiện, chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018) không được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong thời hạn 05 năm, kể từ khi có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vi phạm của cơ sở đào tạo. Trường hợp này, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định và thông báo chỉ tiêu tuyển sinh cho cơ sở đào tạo theo quy định như sau:

a) Cơ sở đào tạo đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh bảo đảm tuân thủ đầy đủ nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này sau đó trừ đi số lượng chỉ tiêu đã vi phạm về đối tượng, điều kiện, chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo;

b) Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định và thông báo chỉ tiêu tuyển sinh đối với cơ sở đào tạo theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 Điều này.

6. Đối với các ngành đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, trình độ đại học mới được mở ngành trong năm tuyển sinh, chỉ tiêu được xác định cho ngành đó nằm trong năng lực đào tạo của lĩnh vực đào tạo tương ứng và không vượt quá 30% năng lực đào tạo của ngành theo quy định.

7.8 Đối với các ngành thuộc nhóm ngành Đào tạo giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định và thông báo chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư này. Sau khi gọi thí sinh nhập học đợt 1 theo kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, căn cứ kết quả nhập học thực tế, cơ sở đào tạo rà soát, đề xuất và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định điều chỉnh chỉ tiêu đối với từng ngành không quá 20% đồng thời bảo đảm không thay đổi tổng chỉ tiêu đào tạo giáo viên đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo. Đối với chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng, đại học theo hình thức vừa làm vừa học và chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ tiến sĩ của các ngành đào tạo giáo viên, cơ sở đào tạo tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.

8. Đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực An ninh, quốc phòng, cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở đào tạo xác định và thông báo chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo các trình độ và hình thức đào tạo đối với các cơ sở đào tạo trên cơ sở năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo và nhu cầu sử dụng, bảo đảm phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở đào tạo cùng các quy định khác có liên quan của pháp luật.

9. Tỉ lệ sinh viên có việc làm đối với sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học quy định tại khoản 4 Điều này được xác định theo từng ngành đào tạo, được khảo sát ở năm liền kề trước năm tuyển sinh, đối tượng khảo sát là sinh viên đã tốt nghiệp ở năm trước cách năm tuyển sinh một năm và được xác định bằng tỉ lệ giữa số lượng sinh viên chính quy có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi được cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp so với tổng số sinh viên chính quy tương ứng của ngành và trình độ đào tạo đã tốt nghiệp trong năm đó.

Điều 5. Quy định về giảng viên trong xác định năng lực đào tạo 9

1. Mỗi giảng viên của cơ sở đào tạo được xếp vào một hoặc nhiều ngành trong một hoặc nhiều lĩnh vực đào tạo phù hợp với chuyên môn với tổng trọng số tham gia giảng dạy của mỗi giảng viên không vượt quá 100% ở mỗi trình độ đào tạo. Đối với các đại học, một giảng viên có thể được sắp xếp vào một hoặc nhiều đơn vị đào tạo thuộc, trực thuộc đại học với tổng trọng số tham gia giảng dạy của mỗi giảng viên không vượt quá 100% ở mỗi trình độ đào tạo.

2. Quy định về giảng viên trong xác định năng lực đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng:

a) Tổng số giảng viên quy đổi theo lĩnh vực đào tạo (trừ nhóm ngành Đào tạo giáo viên) bao gồm số giảng viên toàn thời gian quy đổi và giảng viên thỉnh giảng quy đổi tương ứng của lĩnh vực đào tạo đó; tổng số giảng viên quy đổi theo ngành thuộc nhóm ngành Đào tạo giáo viên là số giảng viên toàn thời gian quy đổi của ngành đào tạo đó (giảng viên thỉnh giảng không được tính để xác định chỉ tiêu tuyển sinh);

b) Số giảng viên thỉnh giảng quy đổi được tính tối đa bằng 10% tổng số giảng viên toàn thời gian quy đổi của cơ sở đào tạo xác định theo lĩnh vực đào tạo. Riêng các ngành đào tạo đặc thù thuộc lĩnh vực Nghệ thuật, các ngành đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học và các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài (quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này), số giảng viên thỉnh giảng quy đổi được tính tối đa bằng 40% số giảng viên toàn thời gian quy đổi của cơ sở đào tạo xác định theo lĩnh vực đào tạo;

c) Hệ số quy đổi giảng viên toàn thời gian, giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, trình độ đại học của cơ sở đào tạo có chức danh, trình độ khác nhau quy định tại Bảng 1, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; trong đó mỗi giảng viên chỉ được tính quy đổi một lần ở mức quy đổi cao nhất;

d) Đối với ngành đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bao gồm: ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin, lĩnh vực Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân (quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này) và các ngành đào tạo theo đề án được Thủ tướng chính phủ phê duyệt (Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố trong từng giai đoạn và được điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở căn cứ nhu cầu nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo chủ trương, định hướng của Nhà nước), giảng viên thỉnh giảng được xác định bao gồm cả các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý là những người lao động có bằng tốt nghiệp trình độ đại học cùng ngành hoặc cùng nhóm ngành với ngành tham gia đào tạo, đồng thời có từ 05 năm trở lên về kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp tại doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp gắn với ngành và lĩnh vực đào tạo làm giảng viên trợ giảng và được tính hệ số theo quy định tại điểm c khoản này.

3. Quy định về giảng viên trong xác định năng lực đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ:

a) Tổng số giảng viên theo ngành đào tạo bao gồm giảng viên toàn thời gian và giảng viên thỉnh giảng của cơ sở đào tạo có trình độ/chức danh đáp ứng yêu cầu của giảng viên giảng dạy chương trình thạc sĩ, tiến sĩ và phù hợp về chuyên môn tương ứng của ngành đào tạo đó;

b) Số lượng giảng viên thỉnh giảng để xác định chỉ tiêu tuyển sinh được tính tối đa bằng 10% tổng số giảng viên toàn thời gian của cơ sở đào tạo xác định theo ngành đào tạo. Riêng các ngành đào tạo đặc thù thuộc lĩnh vực Nghệ thuật, số lượng giảng viên thỉnh giảng được tính tối đa bằng 40% tổng số giảng viên toàn thời gian của cơ sở đào tạo xác định theo ngành đào tạo.

4. Đối với giảng viên nhóm ngành Ngôn ngữ văn học và văn hóa Việt Nam, nhóm ngành Ngôn ngữ văn học và văn hóa nước ngoài, nhóm ngành Thể dục, thể thao, các ngành đào tạo đặc thù thuộc lĩnh vực Nghệ thuật:

a) Giảng viên trợ giảng là Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo Nhân dân, đồng thời có bằng tốt nghiệp trình độ đại học cùng ngành hoặc cùng nhóm ngành với ngành tham gia đào tạo được tính hệ số như giảng viên có trình độ thạc sĩ;

b) Giảng viên là Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ nhân Nhân dân, Nhà giáo Nhân dân, đồng thời có bằng tốt nghiệp trình độ thạc sĩ cùng ngành hoặc cùng nhóm ngành với ngành tham gia đào tạo được tính hệ số như giảng viên có trình độ tiến sĩ;

c) Giảng viên là Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ nhân Nhân dân, Nhà giáo Nhân dân, đồng thời có bằng tiến sĩ cùng ngành hoặc cùng nhóm ngành với ngành tham gia đào tạo được tính hệ số như giảng viên có chức danh phó giáo sư;

d) Giảng viên là Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ nhân Nhân dân, Nhà giáo Nhân dân, đồng thời có bằng tiến sĩ và chức danh phó giáo sư cùng ngành hoặc cùng nhóm ngành với ngành tham gia đào tạo được tính hệ số như giảng viên có chức danh giáo sư.

5. Đối với các ngành đào tạo ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam thuộc nhóm ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam, giảng viên là người dân tộc thiểu số hoặc người có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với ngôn ngữ văn hóa dân tộc thiểu số của ngành tham gia đào tạo:

a) Nếu có bằng tốt nghiệp trình độ đại học cùng ngành hoặc cùng nhóm ngành với ngành tham gia đào tạo thì được tính hệ số như giảng viên có trình độ thạc sĩ;

b) Nếu có bằng tốt nghiệp trình độ thạc sĩ cùng ngành hoặc cùng nhóm ngành với ngành tham gia đào tạo được tính hệ số như giảng viên có trình độ tiến sĩ;

c) Nếu có bằng tiến sĩ cùng ngành hoặc cùng nhóm ngành với ngành tham gia đào tạo thì được tính hệ số như giảng viên có chức danh phó giáo sư;

d) Nếu có bằng tiến sĩ và chức danh phó giáo sư cùng ngành hoặc cùng nhóm ngành với ngành tham gia đào tạo được tính hệ số như giảng viên có chức danh giáo sư.

6. Đối với giảng viên các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe:

a) Cơ sở đào tạo có tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo lĩnh vực Sức khỏe được xác định người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2017 về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành Sức khỏe là giảng viên toàn thời gian của cơ sở đào tạo nếu đã được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp bộ môn trở lên tại cơ sở đào tạo;

b) Giảng viên có bằng bác sĩ nội trú, bằng chuyên khoa cấp I các chuyên ngành thuộc ngành tham gia đào tạo được tính hệ số như giảng viên có trình độ thạc sĩ; giảng viên có bằng chuyên khoa cấp II các chuyên ngành thuộc ngành tham gia đào tạo được tính hệ số như giảng viên có trình độ tiến sĩ.

Điều 6. Tiêu chí và cách tính theo tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng, đại học hình thức chính quy

1. Tiêu chí số sinh viên chính quy tính trên một giảng viên quy đổi của cơ sở đào tạo theo từng lĩnh vực đào tạo:

a) Sinh viên chính quy trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh gồm: Sinh viên đại học chính quy, sinh viên cao đẳng chính quy ngành Giáo dục Mầm non, sinh viên liên thông chính quy (bao gồm sinh viên liên thông từ trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng lên trình độ đại học chính quy; liên thông từ trình độ trung cấp các ngành đào tạo giáo viên lên trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; người đã có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên khác theo học trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; người đã có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên theo học trình độ đại học ngành khác); không tính sinh viên hệ cử tuyển theo học tại cơ sở đào tạo;

b) Số sinh viên theo học trình độ đại học hình thức chính quy trên một giảng viên quy đổi theo lĩnh vực đào tạo được xác định tối đa theo định mức tại Bảng 2, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Số sinh viên theo học trình độ cao đẳng hình thức chính quy ngành Giáo dục Mầm non trên một giảng viên quy đổi không vượt quá 25 sinh viên;

d) Cách tính:

Lấy tổng quy mô sinh viên chính quy theo lĩnh vực đào tạo chia cho tổng số giảng viên quy đổi của lĩnh vực đào tạo đó.

2. Tiêu chí diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo của cơ sở đào tạo tính trên một sinh viên chính quy của các hạng mục công trình và yêu cầu về chủng loại, số lượng học liệu, trang thiết bị tối thiểu theo yêu cầu của chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học:

a) Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu tính trên một sinh viên chính quy không thấp hơn 2,8 m2;

b) Các hạng mục được tính diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo và yêu cầu về chủng loại và số lượng tài liệu/trang thiết bị tối thiểu của từng hạng mục như sau:

- Hội trường, giảng đường, phòng học các loại, phòng đa năng, phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên của cơ sở đào tạo;

- Thư viện, trung tâm học liệu;

- Trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập;

c) Cách tính:

Lấy tổng diện tích sàn xây dựng các hạng mục công trình được xác định tại điểm b khoản này chia cho tổng quy mô sinh viên chính quy của cơ sở đào tạo.

3. Đối với các ngành đào tạo thí điểm chủ yếu bằng phương thức trực tuyến, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trong đào tạo theo đề án của cơ sở đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ đại học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương/ngành/đất nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt trong từng giai đoạn, các tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính qui theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định.

4. Tiêu chí nhu cầu lao động của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội: Cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu tuyển sinh phải căn cứ nhu cầu lao động của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương và của ngành.

Điều 7. Xác định chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng, đại học chính quy

1. Chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non và chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy hằng năm được xác định tối đa bằng tổng quy mô đào tạo hình thức chính quy xác định trên cơ sở năng lực đào tạo của từng lĩnh vực đào tạo (của từng ngành đào tạo đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên), đáp ứng đồng thời các tiêu chí quy định tại Điều 6 Thông tư này trừ đi tổng quy mô sinh viên chính quy đang đào tạo tại cơ sở đào tạo và cộng thêm số sinh viên dự kiến sẽ tốt nghiệp trong năm tuyển sinh, đồng thời phải bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc chung theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

2. Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học hình thức chính quy nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy, trong đó tỉ lệ chỉ tiêu đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng lên trình độ đại học xác định theo quy định hiện hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ cao đẳng hình thức chính quy ngành Giáo dục Mầm non nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng chính quy của cơ sở đào tạo.

3. Đối với chỉ tiêu đào tạo liên thông chính quy thực hiện Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định và thông báo cho cơ sở đào tạo trên cơ sở nhu cầu của các địa phương và năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo.

Điều 8. Xác định chỉ tiêu cao đẳng, đại học các ngành đào tạo giáo viên chính quy

1. Cơ sở đào tạo được phép đào tạo các ngành đào tạo giáo viên xác định chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, chỉ tiêu tuyển sinh đại học các ngành đào tạo giáo viên hình thức chính quy theo quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành của pháp luật, báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo để đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh các ngành đào tạo giáo viên của cơ sở đào tạo.

2.10 Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định và thông báo chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, chỉ tiêu tuyển sinh đại học các ngành đào tạo giáo viên hình thức chính quy theo ngành đào tạo cho từng cơ sở đào tạo trên cơ sở năng lực đào tạo và tình hình tuyển sinh các năm trước của cơ sở đào tạo, nhu cầu sử dụng, tình hình giao nhiệm vụ đào tạo của các địa phương và cả nước, phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.

Điều 9. Xác định chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng, đại học vừa làm vừa học

1.11 Chỉ tiêu tuyển sinh đại học hình thức vừa làm vừa học của một lĩnh vực đào tạo được xác định không vượt quá 30% chỉ tiêu tuyển sinh chính quy tính theo năng lực đào tạo của lĩnh vực đó; riêng đối với lĩnh vực Nghệ thuật và nhóm ngành đào tạo giáo viên chỉ tiêu hình thức vừa làm vừa học được xác định không vượt quá 50% chỉ tiêu tuyển sinh chính quy tính theo năng lực đào tạo của lĩnh vực/ nhóm ngành đó.

2.12 Chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non hình thức vừa làm vừa học được xác định không vượt quá 50% chỉ tiêu tuyển sinh chính quy tính theo năng lực đào tạo của ngành đó.

3. Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học hình thức vừa làm vừa học nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học vừa làm vừa học của cơ sở đào tạo, trong đó tỉ lệ chỉ tiêu đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng lên trình độ đại học hình thức vừa làm vừa học xác định theo quy định hiện hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non hình thức vừa làm vừa học nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng vừa làm vừa học của cơ sở đào tạo.

4. Đối với chỉ tiêu đào tạo liên thông hình thức vừa làm vừa học thực hiện Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định và thông báo cho cơ sở đào tạo trên cơ sở nhu cầu của các địa phương và năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo.

Điều 10. Xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học đào tạo từ xa

1. Cơ sở đào tạo bảo đảm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình đào tạo từ xa, đồng thời đáp ứng đầy đủ các điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng máy tính, bao gồm: hệ thống học liệu điện tử kết hợp với học liệu chính, bài giảng trực tuyến và hệ thống quản lý học tập (LMS) hỗ trợ cho người học và các quy định khác có liên quan theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo được xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo từ xa đối với các ngành đã được phép đào tạo trình độ đại học theo hình thức chính quy theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều này và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan, đồng thời chịu trách nhiệm giải trình về việc quyết định đào tạo từ xa với từng ngành đào tạo.

2. Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo từ xa trình độ đại học hàng năm của cơ sở đào tạo được xác định theo từng lĩnh vực đào tạo từ xa và tính tối đa bằng tổng quy mô đào tạo từ xa xác định trên cơ sở năng lực đào tạo của từng lĩnh vực đào tạo, đáp ứng đồng thời các tiêu chí theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, trừ đi tổng quy mô sinh viên đào tạo từ xa trình độ đại học thực tế đang đào tạo tại cơ sở đào tạo và các trạm đào tạo từ xa của lĩnh vực đào tạo tương ứng, cộng thêm số sinh viên đào tạo từ xa trình độ đại học dự kiến sẽ tốt nghiệp trong năm tuyển sinh của lĩnh vực đào tạo đó.

3. Tiêu chí số sinh viên đào tạo từ xa trình độ đại học trên một giảng viên quy đổi theo lĩnh vực đào tạo:

a) Giảng viên trong xác định chỉ tiêu đào tạo từ xa là giảng viên toàn thời gian và giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy, hướng dẫn cho đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo với thời gian trung bình từ 08 giờ làm việc trở lên trong một tuần; những người tham gia với thời gian trung bình ít hơn 08 giờ làm việc trong một tuần được tính quy đổi theo tỉ lệ tương ứng với thời gian tham gia;

b)13 Hệ số quy đổi theo trình độ và chức danh cho giảng viên tham gia đào tạo từ xa, bao gồm cả giảng viên thỉnh giảng, được áp dụng như hệ số quy đổi giảng viên toàn thời gian để xác định năng lực đào tạo theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;

c) Số sinh viên đào tạo từ xa trên một giảng viên tham gia đào tạo từ xa quy đổi theo lĩnh vực đào tạo được xác định tối đa như hình thức chính quy theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

4. Tiêu chí số sinh viên đào tạo từ xa trình độ đại học trên một cán bộ quản lý, nhân viên hỗ trợ chuyên trách về đào tạo từ xa (tính cho cả cơ sở đào tạo):

a) Cán bộ quản lý, nhân viên hỗ trợ chuyên trách về đào tạo từ xa là các cán bộ, nhân viên đã ký hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên trong năm tuyển sinh và làm việc toàn thời gian (theo quy định tại Bộ Luật lao động hiện hành về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động) cho công tác quản lý, hỗ trợ đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo và các trạm đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo; những người làm việc không toàn thời gian cho đào tạo từ xa được tính quy đổi theo tỉ lệ tương ứng với thời gian kiêm nhiệm tham gia quản lý, hỗ trợ đào tạo từ xa;

b)14 Hệ số quy đổi theo trình độ và chức danh cho cán bộ quản lý, nhân viên hỗ trợ chuyên trách về đào tạo từ xa được áp dụng như hệ số quy đổi giảng viên toàn thời gian để xác định năng lực đào tạo theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;

c) Số sinh viên đại học đào tạo từ xa trên một cán bộ quản lý, nhân viên hỗ trợ chuyên trách đào tạo từ xa quy đổi không vượt quá 200 sinh viên.

Điều 11. Xác định chỉ tiêu tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ

1. Chỉ tiêu tuyển sinh thạc sĩ tối đa của cơ sở đào tạo được xác định theo từng ngành đào tạo, được tính bằng quy mô đào tạo thạc sĩ tối đa theo năng lực đào tạo của ngành đào tạo đó, đáp ứng đồng thời các tiêu chí quy định tại khoản 03 Điều này và bảo đảm tỉ lệ số học viên trên một người hướng dẫn luận văn có đầy đủ tiêu chuẩn của người hướng dẫn luận văn theo quy định tại quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Chỉ tiêu tuyển sinh tiến sĩ tối đa của cơ sở đào tạo được xác định theo từng ngành đào tạo, được tính bằng quy mô đào tạo tiến sĩ tối đa theo năng lực đào tạo của ngành đào tạo đó, đáp ứng đồng thời các tiêu chí quy định tại khoản 03 Điều này trừ đi quy mô đào tạo tiến sĩ hiện tại cộng thêm với số nghiên cứu sinh dự kiến sẽ tốt nghiệp trong năm tuyển sinh của ngành đào tạo đó.

3. Tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ

a) Tiêu chí số nghiên cứu sinh, học viên cao học tối đa trên 01 giảng viên toàn thời gian và giảng viên thỉnh giảng theo trình độ, chức danh và phù hợp về chuyên môn để tính chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo được xác định tối đa theo quy định tại Bảng 3 (đối với giảng viên toàn thời gian), Bảng 4 (đối với giảng viên thỉnh giảng), Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Tiêu chí về cơ sở vật chất thiết bị: Cơ sở đào tạo phải bảo đảm có đủ cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, trang thiết bị thực hành, thư viện, giảng đường, phòng làm việc của giảng viên, người hướng dẫn, nghiên cứu sinh và học viên cao học phù hợp với yêu cầu của ngành, chuyên ngành và loại chương trình đào tạo;

c) Tiêu chí nhu cầu lao động của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội: Cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu tuyển sinh phải căn cứ nhu cầu của thị trường lao động và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương và của ngành.

Điều 12. Xác định và công bố chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo

1. Cơ sở đào tạo xác định và công bố chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo theo các quy định tại Thông tư này và các quy định hiện của pháp luật có liên quan, trong đó hội đồng trường chịu trách nhiệm giải trình về định hướng phương thức tuyển sinh và việc phát triển tăng hoặc giảm quy mô đào tạo theo nhóm ngành và lĩnh vực đào tạo, phù hợp với định hướng phát triển của cơ sở đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội, bảo đảm phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực của các Bộ, ngành, địa phương và cả nước, bảo đảm hội nhập quốc tế; giám đốc, viện trưởng, hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định việc xác định chỉ tiêu và chịu trách nhiệm giải trình về số lượng chỉ tiêu cụ thể của từng ngành, nhóm ngành và lĩnh vực đào tạo, bảo đảm phù hợp với năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

2. Cơ sở đào tạo cập nhật đầy đủ các thông tin, số liệu chi tiết về các tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh đã được xác định, kết quả thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh vào phần mềm quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Cơ sở đào tạo công bố công khai, minh bạch các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, cơ sở dữ liệu và tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, đề án và kế hoạch tuyển sinh, tỉ lệ sinh viên có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi được công nhận tốt nghiệp và các thông tin cần thiết khác của cơ sở đào tạo trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo và cập nhật cơ sở dữ liệu vào phần mềm quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực An ninh, quốc phòng, cơ sở đào tạo công bố công khai, minh bạch các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo và các thông tin cần thiết khác theo quy định của cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở đào tạo và cập nhật cơ sở dữ liệu vào phần mềm quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Cơ sở đào tạo xây dựng báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm theo các mẫu báo cáo (quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này) và thực hiện việc báo cáo theo công văn hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 13. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo

1. Thực hiện đúng quy trình xác định và công bố chỉ tiêu.

2. Bảo đảm tính trung thực, chính xác của số liệu báo cáo và căn cứ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, kết quả thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm và chịu trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước và xã hội.

3.15 Thực hiện tuyển sinh phù hợp với chỉ tiêu đã được xác định và công bố công khai theo từng ngành, nhóm ngành và lĩnh vực đào tạo, đồng thời đảm bảo quy mô đào tạo thực tế không vượt quá năng lực đào tạo theo quy định của Thông tư này.

4. Cung cấp đầy đủ thông tin về xác định, thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh khi có yêu cầu xác thực thông tin, thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ quan có thẩm quyền.

5. Các cơ sở đào tạo được triển khai đào tạo các ngành đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước phải xây dựng và đăng tải công bố công khai thông tin triển khai trong Đề án tuyển sinh của cơ sở đào tạo và các minh chứng bảo đảm chất lượng trên trang thông tin điện tử của trường theo đúng quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành.

6. Giám đốc, viện trưởng, hiệu trưởng cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình trước Bộ Giáo dục và Đào tạo và xã hội về việc xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo theo đúng quy định hiện hành.

Điều 14. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thanh tra, kiểm tra việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật.

2. Cơ sở giáo dục vi phạm quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Giám đốc, viện trưởng, hiệu trưởng cơ sở đào tạo có xảy ra sai phạm về xác định chỉ tiêu tuyển sinh và cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Hiệu lực thi hành 16

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022 và áp dụng đối với các khóa tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ từ năm 2022 trở đi.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 01/2019/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 02 năm 2019 và Thông tư số 07/2020/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 3 năm 2020.

3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; bộ, ngành có liên quan; giám đốc các đại học, học viện; hiệu trưởng các trường đại học; hiệu trưởng các trường cao đẳng đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; viện trưởng viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ; thủ trưởng trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân được phép đào tạo các trình độ giáo dục đại học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc;
- Cổng TTĐT Bộ GD&ĐT;
- Lưu: VT, GDĐH, PC.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Minh Sơn

 



1 Thông tư số 10/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non có căn cứ ban hành như sau:

"Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non”.

2 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 10/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 6 năm 2023.

3 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 10/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 6 năm 2023.

4 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 10/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 6 năm 2023.

5 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 10/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 6 năm 2023.

6 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 10/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 6 năm 2023.

7 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 10/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 6 năm 2023.

8 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 10/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 6 năm 2023.

9 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 10/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 6 năm 2023.

10 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 10/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 6 năm 2023.

11 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 10/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 6 năm 2023.

12 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 10/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 6 năm 2023.

13 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 10/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 6 năm 2023.

14 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 10/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 6 năm 2023.

15 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 10/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 6 năm 2023.

16 Điều 3 và Điều 4 của Thông tư số 10/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 6 năm 2023 quy định như sau:

"Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học; Hiệu trưởng các trường cao đẳng tuyển sinh ngành Giáo dục Mầm non chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Điều 4. Điều khoản thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 6 năm 2023”.

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 03/VBHN-BGDDT

Hanoi, June 12, 2023

 

CIRCULAR

DETERMINING ENROLMENT TARGET OF UNIVERSITY, MASTER, DOCTORAL EDUCATION AND ENROLMENT TARGET OF COLLEGE MAJORING IN PRESCHOOL EDUCATION

Circular No. 03/2022/TT-BGDDT dated January 18, 2022 of the Minister of Education and Training on determining enrolment target of university, master, doctoral education and enrolment target of college majoring in preschool education, effective as of March 4, 2022, amended by:

Circular No. 10/2023/TT-BGDDT dated April 28, 2023 on amendments to Circular No. 03/2022/TT-BGDDT dated January 18, 2022 of the Minister of Education and Training of Vietnam on determining enrolment target of university, master, doctoral education and enrolment target of college majoring in preschool education, effective as of June 13, 2023.

Pursuant to the Law on Education of Vietnam dated June 14, 2019;

Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18, 2012 and the Law on Amendments to the Law on Education dated November 19, 2018;

Pursuant to Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 of the Government of Vietnam on functions, tasks, entitlements, and organizational structure of the Ministry of Education and Training of Vietnam;

Pursuant to Decree No. 99/2019/ND-CP dated December 30, 2019 of the Government on elaborating and providing guidelines for a number of articles of the Law on Amendments to a number of articles of the Law on Higher Education;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The Minister of Education and Training of Vietnam hereby promulgates a Circular determining enrolment target of university, master, doctoral education and enrolment target of college majoring in preschool education1.

Article 1. Scope and regulated entities

1.2 This Circular prescribes determination of enrolment target of university, master, doctoral education and enrolment target of college majoring in preschool education, including enrolment target of joint training programs with foreign countries that utilize similar training quality parameters in enrolment target determination.

2. This Circular applies to higher education institutions; other education institutions allowed to provide university, master, doctoral education; academies, institutes established by the Prime Minister in accordance with the Law on Science and Technology and allowed to provide doctoral education; colleges allowed to provide college-level education majoring in preschool education (hereinafter referred to as “education institutions”); relevant organizations and individuals.

Article 2. Objectives

1. Education institutions shall rely on training quality conditions and socio-economic development requirements, exercise autonomy, and ensure accountability in determining and adhering to annual enrolment targets.

2. Ensure publicity and transparency of training quality conditions, the basis for determining enrolment targets, percentage of students employed after graduation of education institutions in order to enable state authorities to inspect, society to supervise, and learners to choose.

Article 3. Interpretation of terms

For the purpose of this Circular, the following terms shall be construed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. “training majors” refer to a combination of professional knowledge and skills within occupational, science, and technology operations, are listed and classified in the List of training majors.

3. “disciplines” refer to a combination of training majors that share focus within occupational, science, technology operations, are listed and classified in the List of level III education of the Prime Minister of Vietnam.

4.3 “field” means a combination of disciplines with professional and/or occupational similarities according to classification under the List of level II education and training and under the List of education and training of national education program (Appendix 3 attached hereto).

5. “full-time lecturers” for determining enrolment targets include core lecturers and lecturers entering to termed employment contracts for 12 months or more and working full-time in education institutions, to be specific:

a) Core lecturers are determined in accordance with Point e Clause 1 Article 10 of Decree No. 99/2019/ND-CP dated December 30, 2019 of the Government of Vietnam;

b) Lecturers entering to termed employment contracts for 12 months or more and working full-time in education institutions are determined in accordance with applicable regulations of Ministry of Education and Training of Vietnam, including regulations on work of university lecturers in the year whose enrolment target is to be determined (including lecturers guiding practice and experiments) and must not simultaneously be under termed employment contracts of at least 3 months with other employers.

6. “visiting lecturers” referred to when determining enrolment target are individuals not mentioned under Clause 5 of this Article, lecturing, instructing learners of education institutions under visiting lecturer contracts signed with education institutions in accordance with the law in the year in which enrolment target is to be determined.

7. “graduating students, learners, researchers” used when determining enrolment target are students, learners, and researchers who will graduate in the year in which enrolment target is to be determined and are calculated on the basis of training scale of each training major/field/training method divided by duration of training in years for that training major/field/training method.

8.4 “enrolment target” means the expected number of enrollees published by training facilities after determining by themselves or after receiving notice from the Ministry of Education and Training of Vietnam according to this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 4. Rules for determining enrolment target

1. Education institutions shall determine enrolment target of college education for preschool education major, enrolment target of university education, master, doctoral education under this Circular and applicable of the laws; disclose, assume legal responsibilities, and accountability for determination of enrolment target, training quality conditions, and graduation standard commitment of education institutions, and stay under supervision of authorities and the society.

2. Enrolment target is determined on an annual basis and independently for each training level. Based on enrolment target determined for each training level, education institutions must publicize the enrolment target determined for majors/disciplines in enrolment schemes and plans, and be held accountable to the society and supervisory authorities.

3.6 Enrolment target of university education shall be determined for each major, discipline and keep the number of learners in a field from exceeding the training capacity of that field. Enrolment target of master and doctoral education and enrolment target of pedagogy majors shall be determined for each major and keep the number of learners in these majors from exceeding training capacity.

4.7 Enrolment target shall be determined on the basis of training capacity of training facilities, human resource demand, percentage of learners employed within 12 months from the date on which they graduate (in case of full-time college, university education and training), training facility inspection results, enrolment results of the year preceding the year in which enrolment target is to be determined and enrolment is arranged of training facilities, to be specific:

a) Enrolment target shall be determined on the basis of training capacity of training facilities under Article 7 through Article 12 hereof;

b) Total enrolment target of training facilities by education level and training field (in regard to enrolment target of university education) or training major (in regard to enrolment target of master, doctoral education) shall not be increased relative to enrolment target of the year preceding the year in which enrolment target is to be determined and enrolment is arranged if training facilities have enough time to be inspected as per the law yet lack valid certificate of quality inspection for training facility except for training facilities affiliated to the Ministry of National Defense of Vietnam or Ministry of Public Security of Vietnam;

c) University enrolment target of a field shall not be increased relative to the year preceding the year in which enrolment target of that field is to be determined and enrolment for that field is arranged if less than 80% of university graduates are employed within 12 months from the date on which they graduate in that field or less than 80% of enrolment target of the field in the previous year is met except for majors with training programs fulfilling quality inspection standards and eligible for separate enrolment target.

5. Education institutions violating regulations on enrolment eligibility, requirements, and targets under Point c Clause 1 Article 34 of the Law on Higher Education (amended in 2018) are not allowed to determine enrolment target by themselves for 5 years from the date on which competent state authorities produce conclusion regarding violations of educations institutions. If this is such a case, Ministry of Education and Training of Vietnam shall determine and notify education institutions of enrolment target as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Ministry of Education and Training of Vietnam shall determine and notify education institutions of enrolment target in accordance with Clauses 1, 2, 3, and 4 and Point a Clause 5 of this Article.

6. For college majors in preschool education and university majors opened in the enrolment year, enrolment target of those majors must be within capacity of respective fields and not exceed 30% of capacity of the majors.

7.8 In regard to majors relating to pedagogy, the Ministry of Education and Training of Vietnam shall determine and declare enrolment target in accordance with Article 8 and Article 9 hereof. Once the first admission notice is issued according to general plan of the Ministry of Education and Training of Vietnam, based on actual number of enrollees, training facilities shall review, propose, and report to the Ministry of Education and Training of Vietnam for consideration and adjustment of up to 20% to enrolment target of each major without changing total pedagogy enrolment target notified by the Ministry of Education and Training of Vietnam. In regard to enrolment target of college education, co-op university education and enrolment target of master, doctoral education in pedagogy majors, training facilities shall determine enrolment target in accordance with this Circular and relevant law provisions.

8. For training majors in national security and defense, supervisory authorities of education institutions shall determine and notify enrolment targets for all levels and training methods based on training capacity of education institutions and demands in a manner that complies with this Circular, regulations of supervisory authorities, and other relevant regulations.

9. Percentage of employed college and university graduates under Clause 4 of this Article is determined for every training major and surveyed prior to enrolment year with the surveyees being graduates of the year before the year that precedes the enrolment year and equals total number of graduates of full-time education program employed within 12 months of graduation dividing the total number of full-time graduates of the same majors and training level of the same year.

Article 5. Regulations on lecturers in determining training capacity 9

1. Each lecturer of training facilities shall be placed in one or multiple majors in a field or fields appropriate to their qualification as long as total lecturing ratio of a lecturer in each education level does not exceed 100%. In case of universities, a lecturer can be placed in one or multiple university-affiliated training facilities where total lecturing ratio of that lecturer in each education level does not exceed 100%.

2. Regulations on lecturers in determining university-level, college-level training capacity:

a) Total number of lecturer equivalent in training fields (other than pedagogy discipline) include the number of full-time lecturer equivalent and visiting lecturer equivalent in respective training fields; total number of lecturer equivalent in majors of pedagogy discipline mean the number of full-time lecturer equivalent of the majors (visiting lecturers are not counted for the purpose of determining enrolment target);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Conversion factors of full-time lecturers and visiting lecturers delivering lectures in colleges for preschool education major, in universities of training facilities with varying titles and education levels are specified under Schedule 1, Appendix 1 attached hereto; each lecturer shall only be counted once at the highest level;

d) In regard to specific majors in high demand for university-level personnel and serving socio-economic development of the country, including: majors in the fields of Computer and information technology, Tourism, hospitality, sports, and personal services (under Appendix 2 attached hereto) and majors under schemes approved by the Prime Minister (promulgated by the Ministry of Education and Training of Vietnam from time to time and amended depending on personnel requirements for national socio-economic development under the Government's principles and direction), visiting lecturers shall also include experts, technical officials, managerial officials who are employees holding university degrees in the same majors or disciplines as the majors that they provide training in, having at least 5 years of professional experience in enterprises, industry associations associated with majors and fields of assisting lecturer training, and having their conversion factors calculated in accordance with Point c of this Clause.

3. Regulations on lecturers in determining master, doctoral training capacity:

a) Total number of lecturers in training majors shall include full-time lecturers and visiting lecturers of training facilities whose education levels/titles satisfy requirements applicable to lecturers delivering lecture in master, doctoral education and whose qualification fits that of the majors;

b) Number of visiting lecturers for determining enrolment target shall equal up to 10% of total number of full-time lecturers of training facilities determined by majors. With respect to specific majors in the field of Arts, number of visiting lecturers shall equal up to 40% of full-time lecturers of training facilities determined by majors.

4. In regard to lecturers in Vietnamese language and culture disciplines, foreign language and culture disciplines, sports disciplines, specific majors in the field of Arts:

a) Factors of assisting lecturers that hold titles such as “Nghệ sĩ ưu tú”, “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”, “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, or “Nhà giáo Nhân dân” and hold undergraduate degrees of the same majors or disciplines as the majors where they assist in lecturing shall be calculated in the same manner as factors of lecturers holding master’s degree;

b) Factors of lecturers that hold titles such as “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ nhân Nhân dân”, or “Nhà giáo Nhân dân” and hold master’s degree of the same majors or disciplines as the majors where they deliver lecture shall be calculated in the same manner as factors of lecturers holding doctor degree;

c) Factors of lecturers that hold titles such as “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ nhân Nhân dân”, or “Nhà giáo Nhân dân” and hold doctor degrees of the same majors or disciplines as the majors where they deliver lecture shall be calculated in the same manner as lecturers holding associate professor title;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. In regard to majors relating to Vietnamese ethnic minority language in Vietnamese language and culture disciplines, if lecturers who are of ethnic minorities or individuals with understanding of ethnic minority language and culture appropriate to ethnic minority language and culture of majors where they deliver lecture:

a) hold undergraduate degrees of the same majors or disciplines as majors where they deliver lecture, their factors shall be calculated in the same manner as factors of lecturers holding master’s degree;

b) hold master’s degree of the same majors or disciplines as the majors where they deliver lecture, their factors shall be calculated in the same manner as factors of lecturers holding doctoral degree;

c) hold doctoral degree of the same majors or disciplines as the majors where they deliver lecture, their factors shall be calculated in the same manner as factors of lecturers holding associate professor title;

d) hold doctoral degree and associate professor title in the same majors or disciplines as the majors where they deliver lecture, their factors shall be calculated in the same manner as factors of lecturers holding professor title.

6. In regard to lecturers in majors of Heath field:

a) Training facilities that organize practice training in Health field shall be allowed to deem practice lecturers of public training facilities under cases mentioned in Clause 2 Article 10 of Decree No. 111/2017/ND-CP dated January 5, 2017 as their full-time lecturers if the lecturers have been assigned to hold leading managerial positions of subject or higher at the training facilities;

b) Factors of lecturers holding inpatient physician degree, level-I specialist degree of majors where they deliver lecture shall be calculated in the same manner as lecturers holding master’s degree; factors of lecturers holding level-II specialist degree of majors where they deliver lectures shall be calculated in the same manner as lecturers holding doctoral degree.

Article 6. Criteria and calculation methods of enrolment target of full-time college and university education

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Full-time students, for the purpose of determining enrolment target, include: Full-time university students, full-time college students majoring in preschool education, full-time students of bridging programs (including students taking bridge programs from intermediate level, college level to full-time university level; from intermediate level of teacher training majors to college level of preschool education; persons having college graduate degrees for other teacher training majors and pursuing preschool education in college; persons having university degree or higher and pursuing different majors in university); excluding students admitted via nomination at education institutions;

b) Maximum number of students pursuing full-time higher education per lecturer shall be determined in accordance with Schedule 2 Appendix 1 attached hereto;

c) Number of full-time college students pursuing preschool education per lecturer must not exceed 25 students;

d) Calculation methods:

Divide total number of full-time students in a field by total number of lecturers in that field.

2. The criterion of floor area of work items serving training of education institutions per full-time student and minimum category, quantity, equipment and learning objects of scientific research and training programs:

a) Floor area serving training per full-time student must not be lower than 2,8 m2;

b) Work items whose floor area is calculated, serving training, and subject to requirements of minimum category, quantity, equipment and learning objects include:

- Lecture halls, conferences, classrooms of all kinds, multipurpose rooms, offices of professors, associate professors, lecturers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Research centers, laboratories, practice facilities, drill facilities, training facilities;

c) Calculation methods:

Divide total floor area of work items under Point b of this Clause by total number of full-time students of education institutions.

3. With respect to majors that primarily utilize online training and/or apply modern scientific and technology achievements in training in accordance with the schemes of training facilities in order to fulfill university-level personnel demands of provinces/majors/country and are approved by the Ministry of Education and Training from time to time, criteria under Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be decided by Minister of Education and Training of Vietnam.

4. Criterion of market employee demand, requirements for socio-economic development: Education institutions when determining enrolment target must rely on employee demand of the market, nationwide, provincial, and sector-wide socio-economic development demands.

Article 7. Enrolment target of full-time college and university

1. The maximum annual college enrolment target for preschool education major and full-time university enrolment target shall equal total training capacity of full-time education model of each field (of each major in case of teacher training disciplines) which also satisfies criteria under Article 6 hereof, minus total full-time students who are currently pursuing education and training at education institutions and plus total number of students expected to graduate in the year while adhering to general principles under Article 4 hereof.

2. Enrolment target for full-time university bridge programs is included in total full-time university enrolment target, in which, percentages of enrolment targets for bridge programs from intermediate level, college level to university level shall comply with applicable regulations of the Government and Prime Minister of Vietnam. College enrolment target for full-time bridge programs in preschool education major is included in total full-time college enrolment target of education institutions.

3. Regarding enrolment target for full-time bridge programs that conforms to Decree No. 71/2020/ND-CP dated March 30, 2020 of the Government of Vietnam, Minister of Education and Training of Vietnam shall review, decide, and notify education institutions based on demands of provinces and training capacity of education institutions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Education institutions allowed to provide teacher training majors shall determine college enrolment target for preschool education major, university enrolment target for teacher training majors in accordance with this Circular and applicable laws, and report to the Ministry of Education and Training of Vietnam in order to register enrolment target for teacher training majors of education institutions.

2.10 The Ministry of Education and Training of Vietnam shall determine and declare enrolment target of preschool education major in colleges, full-time pedagogy majors in universities for each training facility based on training capability, enrolment situations of previous years, personnel use requirement, education and training task assignment on local and national scale and in a manner that adheres to this Circular and applicable law provisions

Article 9. College and university enrolment target for co-op education model

1.11 Enrolment target of co-op university education of a field shall not exceed 30% of enrolment target of full-time education of that field; enrolment target of co-op education of the field of Arts and pedagogy disciplines shall not exceed 50% of enrolment target of full-time education of the field/disciplines.

2.12 Enrolment target of co-op college education in preschool education major shall not exceed 50% of enrolment target of full-time education in preschool education major.

3. Enrolment target for university bridge education in co-op model is included in total university enrolment target in co-op model of education institutions, in which, percentage of enrolment target for bridge education from intermediate education level, college level to university in co-op model shall conform to applicable regulations of the Government and Prime Minister. Enrolment target for college bridge education in preschool education major in co-op model is included in total college enrolment target in co-op model of education institutions.

4. Regarding enrolment target for bridge education in co-op model that conforms to Decree No. 71/2020/ND-CP dated March 30, 2020 of the Government, Minister of Education and Training shall review, decide, and notify education institutions based on demands of provinces and training capacity of education institutions.

Article 10. University enrolment target for distance education model

1. Education institutions that meet all minimum requirements for implementing distance education, satisfy information technology requirements in managing, organizing online training, including: courseware in combination with primary learning objects, online lectures, and learning management systems (LMS) for learners and other applicable regulations of the Ministry of Education and Training are allowed to determine enrolment target for distance education model of majors that they are allowed to provide via full-time university education in accordance with Clauses 2, 3, and 4 of this Article and relevant law provisions and shall be held accountable for decision on distance education for every major.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Criterion of number of students pursuing distance university education per lecturer in a field:

a) Lecturers for the purpose of determining enrolment target for distance education are full-time lecturers and visiting lecturers who lecture and provide instructions in correspondence courses of education institutions for an average of 8 hours or more in a week; individuals who lecture and provide instructions in correspondence courses for less than 8 hours in a week on average shall be counted based on their working time;

b)13 Conversion factors based on qualifications and titles of lecturers delivering correspondence courses, including visiting lecturers shall be applied in the same manner as conversion factors of full-time lecturers for the purpose of determining training capacity under Article 5 hereof;

c) The maximum number of students pursuing distance education per lecturers attending correspondence courses in a field shall equal that applicable to students pursuing full-time education per lecturer in accordance with Point b Clause 1 Article 6 hereof.

4. The criterion of students pursuing distance university education per managerial official, employee in charge of distance education (per education institution):

a) Managerial officials, employees in charge of distance education are officials and employees who have entered to termed employment contracts for 12 months or more in the year and are working full-time (as per applicable Labor Code on working hour and resting hour of employees) to manage, assist distance education of education institutions and distance education stations thereof; persons working other than full-time for distance education purposes shall be counted based on the time which they spend serving management and assistance of distance education;

b)14 Conversion factors based on qualifications and titles of managerial officials, assisting employees in charge of correspondence courses shall be applied in the same manner as conversion factors of full-time lecturers for the purpose of determining training capacity in accordance with Article 5 hereof;

c) Number of students pursuing distance education per managerial official, employee in charge of distance education must not exceed 200 students.

Article 11. Enrolment target for master, doctoral education

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Maximum doctoral enrolment target of education institutions shall be determined for every major and based on maximum doctoral training capacity of the major, satisfy requirements under Clause 3 of this Article, minus students who are currently pursuing doctoral degree and plus researchers of the major expected to graduate in the year.

3. Criteria for determining master, doctoral enrolment target

a) The criterion of maximum number of researchers, higher education students per full-time lecturer and visiting lecturer within appropriate academic levels and titles and specialty for the purpose of determining enrolment target of education institutions shall conform to Schedule 3 (for full-time lecturers) and Schedule 4 (for visiting lecturers) under Appendix 1 attached hereto;

b) The criterion of equipment and amenity: Education institutions must have adequate amenities, laboratories, practice equipment, libraries, lecture halls, offices of lectures, instructors, researchers, and students depending on major and type of training program;

c) The criterion of market employee demand, requirements for socio-economic development: Education institutions when determining enrolment target must rely on employee demand of the market, nationwide, provincial, and sector-wide socio-economic development demands.

Article 12. Determining and publicizing enrolment target of education institutions

1. Education institutions shall determine and publicize their enrolment target in accordance with this Circular and applicable laws, in which, the institution councils must be accountable for enrolment orientation and the increase or decrease of training capacity disciplines and field of training depending on development trend, satisfy social demands, ensure satisfaction of human resource demands of ministries, departments, local governments, and the country, and ensure international integration; directors, directors of institutes, principals of education institutions shall determine enrolment target and be accountable for specific enrolment target of each major, disciplines, and field while adhering to training capacity of education institutions, this Circular, and relevant law provisions.

2. Education institutions shall update information, statistics, and criteria for determining enrolment target, determined enrolment target, and implementation results of enrolment target on management software of Ministry of Education and Training of Vietnam.

3. Education institutions shall publicize quality control conditions for training process, database, and criteria for determining enrolment target, enrolment target, enrolment schemes and plans, percentage of students employed within 12 months from the date of graduation, other necessary information of education institutions on their website and management software of Ministry of Education and Training of Vietnam. Regarding majors in the field of national defense and security, education institutions shall publicize quality control conditions for training process and other necessary information deemed by supervisory authorities and update on management software of Ministry of Education and Training of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 13. Responsibilities of education institutions

1. Adhere to procedures for determining and publicizing enrolment target.

2. Ensure accuracy and veracity of report statistics and the basis for determining enrolment target, implementation results of annual enrolment target, and be accountable to state and social authorities.

3. 15 Implement admission in accordance with determined and declared enrolment target in each major, discipline, and field while ensuring actual number of learners does not exceed training capacity according to this Circular.

4. Provide adequate information regarding determination and implementation of enrolment target at request of Ministry of Education and Training of Vietnam and competent authorities.

5. Education institutions allowed to provide specific majors that supply university-level personnel for country's socio-economic development demands must develop and publicize information in their Enrolment scheme and proof of quality control on their website in accordance with applicable Enrolment scheme.

6. Directors, directors of institutes, principals of education institutions are held accountable to Ministry of Education and Training of Vietnam and society regarding determination and implementation of enrolment target of education institutions as per applicable laws.

Article 14. Inspection, examination and penalty

1. Ministry of Education and Training of Vietnam shall organize inspections of determination of enrolment target of education institutions as per the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 15. Entry into force 16

1. This Circular comes into force from March 4, 2022 and applies to enrolment for Preschool education major in college; university education, master, doctoral education from 2022.

2. This Circular replaces Circular No. 06/2018/TT-BGDDT dated February 28, 2018 of the Minister of Education and Training of Vietnam which is amended by Circular No. 01/2019/TT-BGDDT dated February 25, 2019 and Circular No. 07/2020/TT-BGDDT dated March 20, 2020.

3. Chief of Office, Director of Higher Education Department, heads of relevant entities affiliated to Ministry of Education and Training of Vietnam; relevant ministries and departments; principals of universities; principals of colleges providing preschool education major; directors of institutes allowed to provide doctoral education; heads of schools of state authorities, socio-political organizations, people’s armed forces allowed to provide higher education are responsible for implementing this Circular./.

 

 

VERIFICATION OF INTEGRATED DOCUMENT
PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Hoang Minh Son

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“Pursuant to the Law on Education of Vietnam dated June 14, 2019;

Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18, 2012 and the Law on Amendments to the Law on Education dated November 19, 2018;

Pursuant to Decree No. 86/2022/ND-CP October 24, 2022 of the Government of Vietnam on functions, tasks, entitlements, and organizational structure of the Ministry of Education and Training of Vietnam;

Pursuant to Decree No. 99/2019/ND-CP dated December 30, 2019 of the Government on elaborating and providing guidelines for a number of articles of the Law on Amendments to a number of articles of the Law on Higher Education;

At the request of the Director of the Department of Higher Education;

The Minister of Education and Training of Vietnam promulgates Circular on amendments to Circular No. 03/2022/TT-BGDDT dated January 18, 2022 of the Minister of Education and Training of Vietnam on determining enrolment target of university, master, doctoral education and enrolment target of college majoring in preschool education.”

2 This Clause is amended by Clause 1 Article 1 of Circular No. 10/2023/TT-BGDDT on amendments to Circular No. 03/2022/TT-BGDDT dated January 18, 2022 of the Minister of Education and Training of Vietnam, effective as of June 13, 2023.

3 This Clause is amended by Clause 2 Article 1 of Circular No. 10/2023/TT-BGDDT on amendments to Circular No. 03/2022/TT-BGDDT dated January 18, 2022 of the Minister of Education and Training of Vietnam, effective as of June 13, 2023.

4 This Clause is supplemented by Clause 2 Article 1 of Circular No. 10/2023/TT-BGDDT on amendments to Circular No. 03/2022/TT-BGDDT dated January 18, 2022 of the Minister of Education and Training of Vietnam, effective as of June 13, 2023.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6 This Clause is amended by Clause 3 Article 1 of Circular No. 10/2023/TT-BGDDT on amendments to Circular No. 03/2022/TT-BGDDT dated January 18, 2022 of the Minister of Education and Training of Vietnam, effective as of June 13, 2023.

7 This Clause is amended by Clause 3 Article 1 of Circular No. 10/2023/TT-BGDDT on amendments to Circular No. 03/2022/TT-BGDDT dated January 18, 2022 of the Minister of Education and Training of Vietnam, effective as of June 13, 2023.

8 This Clause is amended by Clause 3 Article 1 of Circular No. 10/2023/TT-BGDDT on amendments to Circular No. 03/2022/TT-BGDDT dated January 18, 2022 of the Minister of Education and Training of Vietnam, effective as of June 13, 2023.

9 This Article is amended by Clause 4 Article 1 of Circular No. 10/2023/TT-BGDDT on amendments to Circular No. 03/2022/TT-BGDDT dated January 18, 2022 of the Minister of Education and Training of Vietnam, effective as of June 13, 2023.

10 This Clause is amended by Clause 5 Article 1 of Circular No. 10/2023/TT-BGDDT on amendments to Circular No. 03/2022/TT-BGDDT dated January 18, 2022 of the Minister of Education and Training of Vietnam, effective as of June 13, 2023.

11 This Clause is amended by Clause 6 Article 1 of Circular No. 10/2023/TT-BGDDT on amendments to Circular No. 03/2022/TT-BGDDT dated January 18, 2022 of the Minister of Education and Training of Vietnam, effective as of June 13, 2023.

12 This Clause is amended by Clause 6 Article 1 of Circular No. 10/2023/TT-BGDDT on amendments to Circular No. 03/2022/TT-BGDDT dated January 18, 2022 of the Minister of Education and Training of Vietnam, effective as of June 13, 2023.

13 This Point is amended by Clause 7 Article 1 of Circular No. 10/2023/TT-BGDDT on amendments to Circular No. 03/2022/TT-BGDDT dated January 18, 2022 of the Minister of Education and Training of Vietnam, effective as of June 13, 2023.

14 This Point is amended by Clause 8 Article 1 of Circular No. 10/2023/TT-BGDDT on amendments to Circular No. 03/2022/TT-BGDDT dated January 18, 2022 of the Minister of Education and Training of Vietnam, effective as of June 13, 2023.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



16 Article 3 and Article 4 of Circular No. 10/2023/TT-BGDDT on amendments to Circular No. 03/2022/TT-BGDDT dated January 18, 2022 of the Minister of Education and Training of Vietnam, effective as of June 13, 2023 are as follows:

“Article 3. Implementation responsibilities

Chief of Office, Director of Department of Higher Education, heads of relevant entities affiliated with Ministry of Education and Training of Vietnam; Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities; Directors of Departments of Education and Training; Directors of universities, academies; Principals of universities; Principals of colleges admitting preschool education major enrollees shall be responsible for implementation of this Circular.

Article 4. Implementation provision

This Circular comes into force as of June 13, 2023”.

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Integrated document No. 03/VBHN-BGDDT dated June 12, 2023 Circular determining enrolment target of university, master, doctoral education and enrolment target of college majoring in preschool education
Official number: 03/VBHN-BGDDT Legislation Type: Integrated document
Organization: The Ministry of Education and Training Signer: Hoang Minh Son
Issued Date: 12/06/2023 Integrated Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Integrated document No. 03/VBHN-BGDDT dated June 12, 2023 Circular determining enrolment target of university, master, doctoral education and enrolment target of college majoring in preschool education

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: info@ThuVienPhapLuat.vn

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status