BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2023/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2023

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 12/2017/TT-BLĐTBXH NGÀY 20 THÁNG 4 NĂM 2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:

“Điều 7. Nội dung quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo

Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo bao gồm các nội dung sau:

1. Tên ngành, nghề đào tạo

2. Trình độ đào tạo

3. Khối lượng kiến thức tối thiểu

4. Yêu cầu về năng lực

a) Yêu cầu về kiến thức;

b) Yêu cầu về kỹ năng;

c) Mức độ tự chủ và trách nhiệm.”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:

 “Điều 8. Quy trình xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

1. Chuẩn bị xây dựng

a) Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo (sau đây gọi là Ban chủ nhiệm);

b) Ban chủ nhiệm được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tập huấn, hướng dẫn về phương pháp, quy trình xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

2. Ban chủ nhiệm tổ chức xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo các bước sau:

a) Nghiên cứu, khảo sát về tiêu chuẩn nghề nghiệp, tiêu chuẩn bậc thợ, vị trí việc làm trong doanh nghiệp, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;

b) Phân tích nghề, phân tích công việc, xác định các vị trí việc làm và các năng lực cần có đối với từng vị trí việc làm của nghề;

c) Tổ chức biên soạn nội dung Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý của các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên, giáo viên, người sử dụng lao động để hoàn thiện nội dung dự thảo;

đ) Lấy ý kiến của doanh nghiệp, các nhà quản lý chuyên môn, quản lý đào tạo về dự thảo Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;

e) Căn cứ kết quả góp ý theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này, Ban chủ nhiệm tiếp thu, giải trình và hoàn thiện nội dung dự thảo Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để tổ chức thẩm định.

3. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hướng dẫn, kiểm tra và giám sát quá trình tổ chức xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đúng quy trình và đảm bảo chất lượng”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

 “Điều 9. Quy trình thẩm định, nghiệm thu, ban hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

1. Chuẩn bị thẩm định

a) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo ngành, nghề đào tạo (sau đây gọi là Hội đồng thẩm định);

b) Hội đồng thẩm định được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tập huấn, hướng dẫn về nội dung, phương pháp và quy trình thẩm định;

c) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp gửi nội dung dự thảo Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đến các thành viên Hội đồng thẩm định để chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá;

d) Các thành viên Hội đồng thẩm định nghiên cứu và gửi ý kiến nhận xét bằng văn bản đối với dự thảo Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho Chủ tịch Hội đồng thẩm định;

đ) Sau khi nhận được đầy đủ ý kiến của các thành viên, Chủ tịch Hội đồng thẩm định thông báo cho Ban chủ nhiệm về kế hoạch, thời gian, địa điểm tổ chức họp thẩm định và những nội dung cần báo cáo trước Hội đồng thẩm định.

2. Tổ chức họp thẩm định

a) Ban chủ nhiệm báo cáo kết quả xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho ngành, nghề được phân công;

b) Các thành viên Hội đồng thẩm định nhận xét, đánh giá về bản dự thảo;

c) Ban chủ nhiệm giải trình, tiếp thu các ý kiến của từng thành viên Hội đồng thẩm định;

d) Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp ý kiến nhận xét, góp ý, giải trình và kết luận về những vấn đề Ban chủ nhiệm cần tiếp thu, chỉnh sửa trong dự thảo;

đ) Hội đồng thẩm định bỏ phiếu đánh giá dự thảo Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng tiêu chí cụ thể theo mẫu phiếu do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy định, theo ba mức: đạt yêu cầu, đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa và không đạt.

3. Nghiệm thu

a) Dự thảo Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được nghiệm thu ngay khi có 100% thành viên Hội đồng thẩm định bỏ phiếu đánh giá đạt yêu cầu;

b) Trường hợp dự thảo Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng có trên 50% thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá không đạt thì Ban chủ nhiệm phải hoàn thiện để tổ chức thẩm định lại. Việc thẩm định lại được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Ngoài các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này, Ban chủ nhiệm phải thực hiện việc chỉnh sửa theo những nội dung được Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận. Sau khi chỉnh sửa và được 100% thành viên Hội đồng thẩm định đồng ý bằng văn bản mà không phải tổ chức họp thẩm định, dự thảo Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được nghiệm thu.

4. Sau khi dự thảo Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được nghiệm thu, Chủ tịch Hội đồng thẩm định báo cáo và đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho từng ngành, nghề đào tạo.”

5. Thay cụm từ “yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được” bằng cụm từ “yêu cầu về năng lực mà người học đạt được” tại tên điều, khoản 3 Điều 6; điểm a khoản 4 Điều 10; điểm b khoản 4 Điều 11; khoản 1, khoản 2 Điều 12; khoản 1, khoản 2 Điều 13; Điều 14 và khoản 1 Điều 15.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trường cao đẳng, trường trung cấp và các cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2023.

2. Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng của những ngành, nghề đang được xây dựng, thẩm định nhưng chưa ban hành thì tiếp tục áp dụng theo quy định tại Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH cho đến khi được cơ quan có thẩm quyền ban hành.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc phát sinh, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, bổ sung, sửa đổi./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Trung tâm thông tin để đăng Website Bộ;
- Lưu: VT, TCGDNN (20 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

MẪU QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG
(Kèm theo Thông tư số 04/2023/TT- LĐTBXH ngày 15 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
---------------

 

 

 

 

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP

TRÌNH ĐỘ: …………………………….

NGÀNH / NGHỀ: ………………………..

MÃ NGÀNH / NGHỀ: …………………..

 

 

 

 

Ngày ban hành: ………………………

Ngày cập nhật, bổ sung: ……………..

 

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP

 

TRÌNH ĐỘ: ………………………..

NGÀNH/NGHỀ: ……………………

MÃ NGÀNH/NGHỀ: ………………

 

1. Giới thiệu chung về ngành/nghề (mô tả nghề)

2. Yêu cầu chung của ngành/nghề

a) Yêu cầu về kiến thức

b) Yêu cầu về kỹ năng

c) Mức độ tự chủ và trách nhiệm

3. Các năng lực của ngành/nghề

TT

Mã năng lực

Tên năng lực

Khối lượng kiến thức tối thiểu (giờ, tín chỉ)

I

Năng lực cơ bản (chung)

1

NLCB-01

……...

……...

2

NLCB-02

……...

……...

……...

……...

……...

II

Năng lực cốt lõi (chuyên môn)

3

NLCL-01

……...

……...

4

NLCL-02

……...

……...

……...

……...

……...

III

Năng lực nâng cao

5

NLNC-01

……...

……...

6

NLNC-02

……...

……...

……...

……...

……...

4. Khối lượng kiến thức tối thiểu của ngành/nghề (giờ, tín chỉ)

 

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỪNG NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP

TRÌNH ĐỘ:

NGÀNH/NGHỀ:

 

1.

Tên năng lực:

Mã: .........

 

Khối lượng kiến thức tối thiểu (giờ, tín chỉ):

………..

1.1. Yêu cầu kiến thức:

1.2. Yêu cầu kỹ năng:

1.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

2.

Tên năng lực:

Mã: .........

 

Khối lượng kiến thức tối thiểu (giờ, tín chỉ):

………..

2.1. Yêu cầu kiến thức:

2.2. Yêu cầu kỹ năng:

2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

……………………………….

…………………………….…

MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 04/2023/TT-BLDTBXH

Hanoi, June 15, 2023

 

CIRCULAR

ON AMENDMENTS TO CIRCULAR NO. 12/2017/TT-BLDTBXH DATED APRIL 20, 2017 OF THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS ON MINIMUM BODY OF KNOWLEDGE AND COMPETENCY REQUIREMENTS THAT STUDENTS SHOULD ATTAIN UPON GRADUATION FROM INTERMEDIATE AND COLLEGE LEVELS

Pursuant to the Law on Vocational Education dated November 27, 2014;

Pursuant to the Government’s Decree No. 62/2022/ND-CP dated September 12, 2022 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

Pursuant to the Government’s Decree No. 15/2019/ND-CP dated February 1, 2019 of the Government on elaboration of certain articles and measures to implement the Law on Vocational Education; at the request of Director of General Department of Vocational Education,

The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgates a Circular on amendments to Circular No. 12/2017/TT-BLDTBXH dated April 20, 2017 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs on minimum body of knowledge and competency requirements that students should attain upon their graduation from intermediate and college levels (hereinafter referred to as minimum body of knowledge and competency requirements for intermediate and college levels).

Article 1. Amendments to Circular No. 12/2017/TT-BLDTBXH dated April 20, 2017 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs on minimum body of knowledge and competency requirements for intermediate and college levels

1. Article 7 shall be amended as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The minimum body of knowledge and competency requirements for intermediate and college levels by each training discipline or trade include:

1. Name of training disciplines or trades

2. Level of training

3. Minimum body of knowledge

4. Competency requirements

a) Knowledge requirements;

b) Skill requirements;

c) Degree of autonomy and responsibility.”.

2. Article 8 shall be amended as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Preparation

a) The Director of General Department of Vocational Education shall establish a Steering Committee to formulate the Regulation on minimum body of knowledge and competency requirements for intermediate and college levels by each training discipline or trade (hereinafter referred to as the Regulation);

b) The Steering Committee is trained and guided by the General Department of Vocational Education on methods and procedures for formulating the Regulation.

2. The Steering Committee shall formulate the Regulation according to the following steps:

a) Research and survey on vocational standards, worker-level standards, job positions in enterprises, and national vocational skill standards;

b) Analyze professions or jobs, identify job positions, and required competencies for each job position of the profession;

c) Compile the Regulation using the form specified in the Appendix issued together with this Circular;

d) Organize workshops to gather opinions from administrators, scientists, experts, lecturers, teachers, and employers for finalizing the draft content;

dd) Seek opinions from enterprises, professional administrators, and training administrators on the draft Regulation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The General Department of Vocational Education provides guidance, carries out inspections, and supervises the formulation process of the Regulation, ensuring compliance with the established procedure and quality assurance”.

3. Article 9 shall be amended as follows:

 “Article 9. Process of appraisal, acceptance, and promulgation of the Regulation

1. Preparation for appraisal

a) The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall establish the Appraisal Council of the Regulation by training disciplines and trades (hereinafter referred to as Appraisal Council);

b) The Appraisal Council is trained and guided by the General Department of Vocational Education on contents, methods, and process of appraisal;

c) The General Department of Vocational Education shall send a draft Regulation to members of the Appraisal Council to prepare comments and assessments;

d) The members of the Appraisal Council shall examine the draft Regulation and send comments thereon to the Chairperson of the Appraisal Council;

dd) After receiving all opinions of the members, the Chairperson of the Appraisal Council shall notify the Steering Committee of the plan, schedule and location of the appraisal meeting and the contents to be reported to the Appraisal Council.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The Steering Committee shall report the draft Regulation for the assigned discipline or trade;

b) Members of the Appraisal Council shall comment and evaluate the draft;

c) The Steering Committee shall acquire or give explanation to opinions of each member of the Appraisal Council;

d) The Chairperson of the Appraisal Council will consolidate comments, suggestions, explanations, and conclusions regarding the issues that the Steering Committee needs to address and revise in the draft;

dd) The Appraisal Council votes to evaluate the draft Regulation based on specific criteria outlined in the prescribed form by the Chairperson of the Appraisal Council. The evaluation has three levels: satisfactory, satisfactory but requiring revisions, and unsatisfactory.

3. Acceptance

a) The draft Regulations will be accepted once it receives satisfactory evaluation votes from all of the members of the Appraisal Council;

b) If the draft Regulation receives unsatisfactory evaluation votes from more than half of the members of the Appraisal Council, the Steering Committee must make revisions and seek re-appraisal. The re-appraisal follows the guidelines stated in Clause 2 of this Article;

c) Apart from the cases mentioned in Points a and b of this Clause, the Steering Committee must make revisions based on the conclusions drawn by the Chairperson of the Appraisal Council.  After the revisions are made and approved in writing by all of the members of the Appraisal Council, the draft Regulation will be accepted without requiring another appraisal meeting.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Replace the phrase "competency requirements that students have to attain" with the phrase "competency requirements that students should attain" in the titles of Article, Clause 3, Article 6; Point a, Clause 4, Article 10; Point b, Clause 4, Article 11; Clause 1, Clause 2, Article 12; Clause 1, Clause 2, Article 13; Article 14; and Clause 1, Article 15.

Article 2. Implementation

Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People's Committees of provinces and centrally affiliated cities, socio-political organizations, General Department of Vocational Education and Training, Department of Labor - Invalids and Societies, colleges, intermediate schools, and other institutions that have registered for vocational education activities at intermediate and college levels shall implement this Circular.

Article 3. Entry in force

1. This Circular comes into force as of July 30, 2023.

2. The regulations of disciplines and trades that are currently under formulation or appraisal but have not yet been promulgated shall continue to follow Circular No. 12/2017/TT-BLDTBXH until they are promulgated by competent authorities.

3. Difficulties which may arise in connection with the implementation of this Circular shall be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consolidation and amendments./.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Le Tan Dung

 

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 04/2023/TT-BLDTBXH dated June 15, 2023 on amendments to Circular No. 12/2017/TT-BLDTBXH on minimum body of knowledge and competency requirements that students should attain upon graduation from intermediate and college levels
Official number: 04/2023/TT-BLDTBXH Legislation Type: Circular
Organization: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Signer: Le Tan Dung
Issued Date: 15/06/2023 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 04/2023/TT-BLDTBXH dated June 15, 2023 on amendments to Circular No. 12/2017/TT-BLDTBXH on minimum body of knowledge and competency requirements that students should attain upon graduation from intermediate and college levels

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: info@ThuVienPhapLuat.vn

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status