BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 74/2002/TT-BTC

Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2002

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 74/2002/TT-BTC NGÀY 9 THÁNG 9 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN VIỆC ĐÁNH GIÁ LẠI KHOẢN NỢ TỒN ĐỌNG KHÔNG CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC

Thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại, Bộ Tài chính hướng dẫn việc đánh giá lại khoản nợ không có tài sản bảo đảm của Ngân hàng thương mại nhà nước mà đối tượng vay là các doanh nghiệp nhà nước, đang hoạt động như sau:

I/ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi áp dụng:

Thông tư này được áp dụng để đánh giá lại khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm của các ngân hàng thương mại nhà nước đã quá hạn thanh toán đến thời điểm ngày 31/12/2000, hiện còn dư nợ đến thời điểm xử lý nợ mà đối tượng nợ là các doanh nghiệp nhà nước hiện còn tồn tại, đang hoạt động.

2. Đối tượng áp dụng:

Đối tượng áp dụng là các ngân hàng thương mại nhà nước, doanh nghiệp nhà nước hiện còn tồn tại, đang hoạt động không thuộc diện phải giải thể, phá sản có nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm tại ngân hàng thương mại nhà nước.

3. Một số khái niệm:

Trong thông tư này, những khái niệm sau đây được hiểu như sau:

a) "Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm" là khoản nợ tồn đọng không áp dụng các biện pháp cầm cố, thế chấp, nhận gán nợ bằng tài sản của doanh nghiệp nhà nước và các biện pháp bảo đảm khác như bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, nhận tài sản do toà án giao.

b) "Đánh giá lại khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm của Ngân hàng thương mại nhà nước" là việc xác định giá trị tài sản thực có của doanh nghiệp nhà nước để thanh toán nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhằm xác định giá trị thực còn và khả năng thu hồi khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm của ngân hàng thương mại nhà nước.

4. Các nguyên tắc chung:

a) Các doanh nghiệp nhà nước hiện còn tồn tại, đang hoạt động phải thanh toán các khoản nợ tồn đọng cho các chủ nợ, bao gồm cả khoản nợ không có tài sản bảo đảm. Trường hợp không còn hoặc thiếu khả năng thanh toán thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý theo các quy định hiện hành.

b) Việc xác định và đánh giá lại khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhằm mục tiêu giúp các ngân hàng thương mại nhà nước đánh giá được khả năng thực tế có thể thu hồi khoản nợ này.

c) Việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp để đánh giá lại khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm chỉ áp dụng để xác định giá trị thực còn và khả năng thu hồi các khoản nợ không có tài sản bảo đảm của ngân hàng thương mại nhà nước. Không áp dụng để xác định lại giá trị thực còn và khả năng thu hồi các khoản nợ không có bảo đảm của các chủ nợ khác và không áp dụng để điều chỉnh lại giá trị tài sản trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

d) Các ngân hàng thương mại nhà nước phải phân loại nợ, lập hồ sơ, chủ động xử lý nợ tồn đọng theo hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước. Riêng khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm cần đánh giá lại thì ngân hàng thương mại nhà nước cùng với doanh nghiệp thực hiện đánh giá lại khoản nợ theo quy định của Thông tư này. Trường hợp nhiều ngân hàng thương mại nhà nước đều có khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm tại một doanh nghiệp nhà nước thì các ngân hàng thương mại nhà nước phải phối hợp với nhau (do ngân hàng có nợ lớn nhất chủ trì) để cùng thực hiện đánh giá lại và xác định giá trị thực còn của khoản nợ không có bảo đảm của từng ngân hàng.

II/ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

1. Xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp:

1.1. Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp là giá trị toàn bộ tài sản (tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn) hiện có trên sổ kế toán thuộc quyền sở hữu, quản lý và sử dụng của doanh nghiệp tại thời điểm xử lý nợ, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất trong trường hợp doanh nghiệp thế chấp khoản vay có bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất.

a) Căn cứ xác định giá trị tài sản:

- Tài liệu, chứng từ và số liệu kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị thực còn của khoản nợ không có tài sản bảo đảm và báo cáo tài chính quý gần nhất.

- Số lượng và chất lượng tài sản theo kết quả kiểm kê thời điểm gần nhất và kết quả phân loại tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị thực còn của khoản nợ không có tài sản bảo đảm.

- Tính năng kỹ thuật của tài sản, nhu cầu sử dụng và giá thị trường của tài sản tại thời điểm xác định giá trị thực còn của khoản nợ không có tài sản bảo đảm.

- Giá trị quyền sử dụng đất trong trường hợp doanh nghiệp thế chấp khoản vay có bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất theo giá thời điểm thế chấp.

b) Cách xác định giá trị tài sản:

- Giá trị tài sản của doanh nghiệp được xác định theo số lượng và giá ghi trên sổ kế toán hoặc theo số dư ghi trên sổ kế toán thời điểm lập báo cáo tài chính quý gần nhất.

+ Đối với tài sản cố định, tài sản lưu động tính theo số lượng tài sản và giá của tài sản ghi trên sổ kế toán thời điểm lập báo cáo tài chính quý gần nhất.

+ Đối với tài sản là vốn bằng tiền, các khoản phải thu, chi phí dở dang (bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí sự nghiệp, chi phí đầu tư xây dựng), tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn, tài sản đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn tính theo số dư thực tế trên sổ kế toán thời điểm lập báo cáo tài chính quý gần nhất.

+ Đối với tài sản vô hình tính theo giá trị còn lại đang hạch toán trên sổ kế toán.

- Chỉ xác định lại giá trị tài sản trong một số trường hợp sau đây:

+ Tài sản không cần dùng, tài sản chờ thanh lý, vật tư ứ đọng, kém mất phẩm chất tính theo số lượng tài sản theo kết quả phân loại và giá tài sản có khả năng thu hồi được (trừ tài sản bảo đảm khoản nợ).

+ Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của những công trình đã bị đình hoãn thi công trước thời điểm xử lý nợ (trừ những công trình dùng làm thế chấp khoản nợ) tính theo giá có khả năng thu hồi được.

1.2. Giá trị tài sản để xác định khả năng thanh toán nợ bằng (=) tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp (tính theo tiết 1.1 khoản 1 mục II) trừ đi (-) giá trị của những tài sản sau đây:

a) Tài sản thuộc dự trữ nhà nước để tại doanh nghiệp.

b) Tài sản thuộc công trình phúc lợi: nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá và các tài sản phúc lợi khác đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi; nhà ở của cán bộ, công nhân viên kể cả nhà ở được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước.

c) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi (sau khi trừ dự phòng nợ phải thu khó đòi). Nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ, bao gồm các khoản sau đây:

- Các khoản nợ phải thu còn lại chưa thu được của các khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã hoàn thành việc giải thể, phá sản. Các khoản nợ phải thu của các khách nợ đã ngừng hoạt động không có khả năng chi trả.

- Các khoản nợ phải thu của các khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích, đang thi hành án bị phạt tù nhưng không có người thừa kế theo pháp luật hoặc người thừa kế theo phán quyết của Toà án không có khả năng chi trả. Khách nợ đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử nhưng có đủ căn cứ chứng minh là nợ không có khả năng thu hồi.

- Các khoản nợ phải thu của các Hợp tác xã nông nghiệp đã giải thể, của các Hợp tác xã nông nghiệp đã được chuyển đổi và đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 16/CP ngày 12/02/1997 của Chính phủ nhưng quá khó khăn về tài chính (kinh doanh thua lỗ) không có khả năng trả nợ và của các Hợp tác xã nông nghiệp đang còn hoạt động (kinh doanh có lãi), mà số tiền nợ này được sử dụng để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng đến nay các cơ sở hạ tầng đó đã bị hư hỏng, thiệt hại do thiên tai, bão lụt tàn phá được nhà nước cho xoá nợ.

- Các khoản nợ phải thu của các con nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xoá nợ theo quy định của pháp luật.

- Khoản chênh lệch còn lại của các khoản nợ không thu hồi được sau khi đã xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vật chất.

- Khoản chênh lệch thiệt hại do bán nợ phải thu.

- Các khoản nợ phải thu nhỏ mà dự toán chi phí đi đòi nợ lớn hơn giá trị khoản phải thu.

- Các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 3 năm trở lên mà khách nợ còn tồn tại, đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ hoặc quá khó khăn không có khả năng thanh toán, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng nhiều giải pháp nhưng vẫn không thu được nợ.

1.3. Giá trị tài sản để xác định khả năng thanh toán nợ không có tài sản bảo đảm bằng (=) giá trị tài sản để xác định khả năng thanh toán nợ (tính theo tiết 1.2 khoản 1 mục II) trừ đi (-) các khoản sau đây:

a) Gía trị của tài sản đã cầm cố, thế chấp, tài sản gán nợ, tài sản dùng bảo lãnh cho bên thứ ba, tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay, tài sản toà án giao cho đơn vị khác (tài sản bảo đảm khoản nợ).

Nếu giá trị thực tế của tài sản bảo đảm khoản nợ nhỏ hơn khoản nợ (tính cho từng khoản nợ) có bảo đảm thì tính bằng giá trị tài sản. Nếu giá trị thực tế của tài sản bảo đảm khoản nợ bằng hoặc lớn hơn khoản nợ có bảo đảm thì tính bằng giá trị khoản nợ;

b) Nợ phải trả cán bộ công nhân viên (bao gồm cả trợ cấp thôi việc);

c) Nợ Bảo hiểm xã hội;

d) Số dư quĩ khen thưởng, phúc lợi.

2. Xác định hệ số khả năng thanh toán nợ không có tài sản bảo đảm:

Hệ số khả năng
thanh toán nợ không có tài sản bảo đảm

=

Giá trị tài sản để xác định khả năng
thanh toán nợ không có tài sản bảo đảm
----------------------------------------------------------------

 

 

Tổng nợ phải trả *

-

Nợ có tài sản
bảo đảm

-

Nợ cán bộ CNV

-

Nợ BHXH

* Tổng nợ phải trả: theo báo cáo tài chính quý gần nhất, mã số 300, Mẫu số B01-DN.

3. Xác định giá trị thực còn của khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm:

Căn cứ Hệ số khả năng thanh toán nợ không có tài sản bảo đảm (tính theo khoản 2 mục II) và khoản nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại nhà nước, xác định giá trị thực còn của khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm tại ngân hàng thương mại nhà nước (thuộc phạm vi và đối tượng áp dụng).

Nếu Hệ số khả năng thanh toán nợ không có tài sản bảo đảm lớn hơn hoặc bằng (³) 1 thì không xác định lại giá trị thực còn của khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm. Trường hợp Hệ số khả năng thanh toán nợ không có tài sản bảo đảm nhỏ hơn (<) 1 thì xác định lại giá trị thực còn của khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm, theo công thức:

Giá trị thực còn của
khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm của ngân hàng thương mại

=

Giá trị khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm của ngân hàng thương mại

x

Hệ số khả năng thanh toán nợ không có tài sản bảo đảm

Trường hợp nhiều ngân hàng thương mại nhà nước đều có khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm tại một doanh nghiệp nhà nước thì xác định giá trị thực còn của khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm của từng ngân hàng thương mại nhà nước.

4. Xác định giá trị đã mất của khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm:

Giá trị đã mất của khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm là chênh lệch giữa giá trị khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm ghi trên sổ sách kế toán với giá trị thực còn của khoản nợ này.

5. Xử lý khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm sau khi đánh giá lại:

a) Đối với doanh nghiệp nhà nước:

Khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm sau khi đánh giá lại và được Liên Bộ Tài chính- Ngân hàng nhà nước thẩm định và Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng thương mại phê duyệt, doanh nghiệp nhận nợ với ngân hàng theo giá xác định lại và thanh toán theo quy định hiện hành hoặc thoả thuận với ngân hàng chuyển thành vốn góp cổ phần của ngân hàng vào công ty cổ phần (trường hợp doanh nghiệp đang thực hiện cổ phần hoá).

Chênh lệch giữa giá trị khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm ghi trên sổ sách kế toán với giá trị của khoản nợ này sau khi xác định lại, hạch toán vào thu nhập bất thường để xử lý khoản lỗ hoặc nợ phải thu không có khả năng thu hồi (nếu có) của doanh nghiệp.

b) Đối với Ngân hàng thương mại nhà nước:

- Khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm sau khi đánh giá lại và được Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng thương mại phê duyệt, ngân hàng đôn đốc thanh toán theo quy định hiện hành hoặc thoả thuận với doanh nghiệp chuyển thành vốn góp cổ phần của ngân hàng vào công ty cổ phần (trường hợp doanh nghiệp đang thực hiện cổ phần hoá).

Chênh lệch giữa giá trị khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm ghi trên sổ sách kế toán với giá trị của khoản nợ này sau khi xác định lại (trừ những khoản nợ tồn đọng ngân hàng đã sử dụng dự phòng rủi ro xử lý đưa ra ngoài bảng tổng kết tài sản) ngân hàng thương mại được hạch toán vào chi phí bất thường. Ngân sách nhà nước cấp bù vốn cho ngân hàng thương mại theo đề án xử lý nợ tồn đọng của ngân hàng thương mại được Ban chỉ đạo phê duyệt phần chênh lệch này.

- Trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được bổ sung thêm vốn, Bộ Tài chính xem xét quyết định chuyển giá trị thực còn của khoản nợ thành vốn Nhà nước cấp bổ sung cho doanh nghiệp, đồng thời ngân sách nhà nước cấp bù vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước tương ứng với số nợ tồn đọng theo đề án xử lý nợ tồn đọng được Ban chỉ đạo phê duyệt từ nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng thương mại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

III/ TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ LẠI VÀ THẨM ĐỊNH KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KHOẢN NỢ TỒN ĐỌNG KHÔNG CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM

1/ Ngân hàng thương mại nhà nước

a) Xác định các khoản vay, đối tượng vay thuộc phạm vi đánh giá lại theo đúng hướng dẫn tại Thông tư này và các văn bản liên quan, báo cáo liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

b) Chủ trì phối hợp với doanh nghiệp nhà nước, Sở Tài chính- vật giá, cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp (Bộ quản lý ngành, Tổng công ty) tổ chức thực hiện việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp và xác định giá trị thực còn và giá trị đã mất của khoản nợ không có tài sản bảo đảm theo hướng dẫn của Thông tư này, lập báo cáo theo mẫu số 01 kèm theo Thông tư này.

c) Lập hồ sơ, báo cáo kết quả xác định giá trị thực còn của từng khoản nợ không có tài sản bảo đảm. Hồ sơ báo cáo bao gồm:

- Bản sao khế ước vay vốn, văn bản có liên quan chứng minh doanh nghiệp còn nợ ngân hàng.

- Biên bản xác định giá trị thực tế tài sản của doanh nghiệp, giá trị thực còn của khoản nợ không có bảo đảm do ngân hàng thương mại và doanh nghiệp lập.

- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm 2000 và Báo cáo tài chính quý gần nhất làm căn cứ xác định giá trị tài sản doanh nghiệp.

- Các văn bản giải trình kèm theo.

d) Tổng hợp báo cáo kết quả xác định giá trị thực còn của các khoản nợ không có bảo đảm theo Biểu số 3, 3A, 3B, 5, 5A, 5B kèm theo công văn số 174 /NHNN-TD ngày 21/2/2002 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc xử lý nợ quá hạn khó đòi tồn đọng không có tài sản bảo đảm. Kiến nghị phương án xử lý.

Báo cáo kết quả xác định giá trị thực còn của các khoản nợ không có bảo đảm kèm theo Hồ sơ báo cáo quy định tại điểm c khoản 1 mục III nói trên gửi Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính để thẩm định và tổng hợp trình Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại xem xét, quyết định.

2/ Doanh nghiệp nhà nước

a) Xác định giá trị tài sản để tính toán và phân tích khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 mục II nói trên, đồng thời trên cơ sở các chế độ quy định hiện hành và thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp đề xuất các giải pháp xử lý. Doanh nghiệp lập báo cáo theo các nội dung trên gửi đến các ngân hàng thương mại nhà nước là chủ nợ và cơ quan tài chính cùng cấp.

b) Phối hợp với ngân hàng thương mại nhà nước và các cơ quan liên quan thực hiện xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp và đánh giá lại khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm để xác định giá trị thực còn của khoản nợ theo các qui định tại Thông tư này.

c) Cung cấp đầy đủ số liệu kế toán, tình hình tài chính theo yêu cầu cho ngân hàng thương mại nhà nước và Hội đồng thẩm định đánh giá lại các khoản nợ không có tài sản bảo đảm.

3/ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các ngân hàng thương mại nhà nước tổ chức thực hiện xác định giá trị thực còn của khoản nợ không có tài sản bảo đảm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ và quy định của Thông tư này.

b) Hướng dẫn, chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước tổng hợp danh sách các doanh nghiệp có khoản nợ vay không có tài sản bảo đảm thuộc diện phải đánh giá lại, tổng giá trị từng món vay, đồng thời tham gia cùng với Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ xác định giá trị thực còn của khoản nợ không có bảo đảm do các Ngân hàng thương mại nhà nước và doanh nghiệp nhà nước lập.

c) Tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả xác định giá trị thực còn của khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm, xử lý các khoản nợ này theo thẩm quyền và kiến nghị phương án xử lý gửi Bộ Tài chính đồng thời trình Thủ tướng Chính phủ để xử lý các khoản nợ không thuộc thẩm quyền được xử lý.

4/ Bộ Tài chính

a) Chủ trì cùng với sự tham gia của Ngân hàng nhà nước thẩm định hồ sơ xác định giá trị thực còn của khoản nợ không có tài sản bảo đảm do các Ngân hàng thương mại và doanh nghiệp nhà nước lập.

b) Thực hiện việc cấp bù các khoản chênh lệch nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm theo đề án xử lý nợ tồn đọng từ nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

c) Tham gia cùng với Ngân hàng nhà nước tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả xác định giá trị thực còn của khoản nợ không có bảo đảm và kiến nghị phương án xử lý trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với các khoản nợ không thuộc thẩm quyền xử lý.

d) Căn cứ vào Báo cáo tổng hợp kết quả xác định giá trị thực còn của các khoản nợ tồn đọng không có bảo đảm và Hồ sơ báo cáo của các Ngân hàng thương mại nhà nước, Bộ Tài chính thành lập Hội đồng thẩm định đánh giá lại các khoản nợ không có tài sản bảo đảm.

- Thành phần Hội đồng bao gồm:

+ Đại diện Bộ Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng,

+ Đại diện Ngân hàng Nhà nước, thành viên.

+ Đại diện Ngân hàng thương mại Trung ương, thành viên.

+ Đại diện chi nhánh Ngân hàng thương mại tại địa phương (nơi có khoản nợ tồn đọng không có bảo đảm), thành viên.

Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể mời thêm đại diện Sở Tài chính- vật giá, đại diện cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp (Bộ quản lý ngành, Tổng công ty).

- Hội đồng thẩm định đánh giá lại các khoản nợ không có tài sản bảo đảm có nhiệm vụ sau:

+ Thẩm định hồ sơ, báo cáo kết quả xác định giá trị thực còn của từng khoản nợ không có tài sản bảo đảm của Ngân hàng hương mại nhà nước theo qui định tại khoản 1, mục III Thông tư này.

+ Trường hợp cần thiết đến làm việc với doanh nghiệp thẩm định lại kết quả xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, giá trị các khoản nợ không có tài sản bảo đảm của doanh nghiệp.

Kết quả thẩm định của Hội đồng được lập biên bản, có đầy đủ chữ ký của các thành viên chính thức theo mẫu số 02 kèm theo Thông tư này.

5/ Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hội đồng quản trị các Tổng công ty phối hợp với Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước chỉ đạo doanh nghiệp tổ chức thực hiện xác định giá trị thực còn của khoản nợ không có bảo đảm theo các qui định tại Thông tư này.

IV/ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, áp dụng để đánh giá lại các khoản nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo của ngân hàng thương mại để xác định giá trị thực còn của khoản nợ để xử lý theo Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các đơn vị gửi ý kiến về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

 

 

Trần Văn Tá

(Đã ký)

 

 

MẪU SỐ 01:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.................., ngày ..... tháng ......năm 200...

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN DOANH NGHIỆP VÀ ĐÁNH GIÁ LẠI KHOẢN NỢ KHÔNG CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM

Doanh nghiệp......................................................

thuộc..................................................................

Tại thời điểm .../.../200...

Căn cứ Thông tư số 74/2002/TT-BTC ngày 09/9/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đánh giá lại khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm của Ngân hàng thương mại nhà nước;

- Thành phần Hội đồng gồm:

1/ Đại diện ngân hàng thương mại trung ương

+ Ông (bà):...............................................................

+ Ông (bà):...............................................................

2/ Đại diện Chi nhánh ngân hàng thương mại (tỉnh, thành phố)

+ Ông (bà):...............................................................Giám đốc

+ Ông (bà):...............................................................Kế toán trưởng

+ Ông (bà):.....................................................................

3/ Đại diện Sở Tài chính- Vật giá

+ Ông (bà):...............................................................

+ Ông (bà):...............................................................

4/ Đại diện (cơ quan chủ quan cấp trên của doanh nghiệp)

+ Ông (bà):...............................................................

+ Ông (bà):...............................................................

5/ Đại diện doanh nghiệp.....

+ Ông (bà):...............................................................Giám đốc

+ Ông (bà):...............................................................Kế toán trưởng

+ Ông (bà):.....................................................................

- Căn cứ báo cáo tài chính quý......./200... (năm 200....) của doanh nghiệp, căn cứ kết quả kiểm kê thực tế tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và các tài liệu có liên quan (biên bản kiểm tra báo cáo tài chính, Biên bản kiểm tra quyết toán thuế...)

Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp đã tiến hành làm việc từ ngày ....đến ngày .... tháng .... năm 200... tại Công ty.....................................................

KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN DOANH NGHIỆP,GIÁ TRỊ KHOẢN NỢ KHÔNG CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM:

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu

Số liệu theo sổ kế toán

Số liệu

xác định lại

Chênh lệch

1

2

3

4

A/ Tài sản đang dùng (I + II)

 

 

 

I. TSCĐ và đầu tư dài hạn

 

 

 

1. Tài sản cố định (giá trị còn lại)

 

 

 

a. TSCĐ hữu hình

 

 

 

b. TSCĐ vô hình

 

 

 

2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

 

 

 

3. Chi phí XDCB dở dang

 

 

 

4. Các khoản ký cược,ký quỹ dài hạn

 

 

 

II. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn

 

 

 

Trong đó :

 

 

 

1. Tiền:

 

 

 

a. Tiền mặt tồn qũy

 

 

 

b. Tiền gửi ngân hàng

 

 

 

c. Tiền đang chuyển

 

 

 

2.Cáckhoản đầu tư tài chính ngắn hạn

 

 

 

3. Các khoản phải thu

 

 

 

trong đó: Nợ khó đòi

 

 

 

4. Vật tư hàng hoá tồn kho

 

 

 

5. Tài sản lưu động khác

 

 

 

6. Chi phí sự nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

B/ Tài sản không cần dùng (I + II)

 

 

 

I. TSCĐ và đầu tư dài hạn

 

 

 

1. Tài sản cố định (giá trị còn lại)

 

 

 

2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

 

 

 

3. Chi phí XDCB dở dang (công trình bị đình hoãn thi công)

 

 

 

4. Các khoản ký cược,ký quỹ dài hạn

 

 

 

II. TS lưu động và đầu tư ngắn hạn

 

 

 

- Vật tư hàng hoá ứ đọng

 

 

 

- Nợ không có khả năng thu hồi

 

 

 

.........

 

 

 

C/ Tài sản chờ thanh lý

 

 

 

1.Tài sản cố định (giá trị còn lại)

 

 

 

...........

 

 

 

2. Tài sản lưu động

 

 

 

...........

 

 

 

D/ Tổng giá trị tài sản doanh nghiệp

( A + B + C )

 

 

 

trong đó:

 

 

 

I. Tài sản dự trữ nhà nước

 

 

 

.....

 

 

 

II. Tài sản hình thành từ quỹ phúc lợi, khen thưởng, tài sản phúc lợi khác

 

 

 

......

 

 

 

III. Nợ khó đòi

 

 

 

.......

 

 

 

IV. Tài sản thế chấp, cầm cố

 

 

 

1.Tài sản cố định (giá trị còn lại)

 

 

 

...........

 

 

 

2. Tài sản lưu động

 

 

 

............

 

 

 

Đ/ Giá trị tài sản để xác định khả năng thanh toán nợ (D -DI -D II -D III)

 

 

 

 

 

 

 

E/ Nợ phải trả

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

1. Phải trả công nhân viên

 

 

 

2. Nợ bảo hiểm xã hội

 

 

 

3. Nợ có tài sản bảo đảm

 

 

 

4. Nợ không có tài sản bảo đảm

 

 

 

4.1. Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm của ngân hàng thương mại nhà nước

 

 

 

4.2. Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm của các đối tượng khác

 

 

 

 

 

 

 

G/ quỹ khen thưởng, phúc lợi

 

 

 

 

 

 

 

H/ giá trị tài sản để xác định khả năng thanh toán nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm

(Đ-DIV- E1- E2 -G)

 

 

 

 

 

 

 

K/ Xác định lại khoản nợ tồn đọng

 

 

 

1. Hệ số khả năng thanh toán nợ không có tài sản bảo đảm

 

 

 

2. Giá trị thực còn của khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm

 

 

 

3. giá trị đã mất của khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm

 

 

 

Ghi chú: Tài sản không cần dùng, tài sản chờ thanh lý, tài sản dự trữ nhà nước, tài sản hình thành từ quỹ phúc lợi, khen thưởng, tài sản phúc lợi khác, nợ khó đòi, tài sản thế chấp cầm cố, nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm phải có bảng kê chi tiết kèm theo.

C. PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ NGUYÊN NHÂN TĂNG, GIẢM:

D/ KIẾN NGHỊ :

Biên bản đã được các thành viên nhất trí thông qua và ký tên./.

ĐD. SỞ TÀI CHÍNH VG

ĐD. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

 

ĐD. CƠ QUAN CHỦ QUẢN

ĐD. CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC

 

ĐD DOANH NGHIỆP

KẾ TOÁN TRƯỞNG

GIÁM ĐỐC

 

MẪU SỐ 02

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.................., ngày ..... tháng ......năm 200...

BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ LẠI KHOẢN NỢ KHÔNG CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM

của...................................................................

thuộc................................................................

Tại thời điểm .../.../200...

Căn cứ Quyết định số ......QĐ/BTC ngày .../.../200... của Bộ Tài chính về việc thành lập Hội đồng thẩm định đánh giá lại khoản nợ không có tài sản bảo đảm của ngân hàng thương mại nhà nước.

- Thành phần Hội đồng gồm:

+ Ông (bà):.....................................................................

+ Ông (bà):.....................................................................

+ Ông (bà):.....................................................................

+ Ông (bà):.....................................................................

Căn cứ Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại;

Căn cứ Thông tư số 74/2002/TT-BTC ngày 09/9/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đánh giá lại khoản nợ không có tài sản bảo đảm của Ngân hàng thương mại nhà nước;

Căn cứ hồ sơ, báo cáo kết quả xác định giá trị thực còn của từng khoản nợ không có tài sản bảo đảm của Ngân hàng.........................................................,

Hội đồng đã làm việc từ ngày.... đến ngày.... tháng.... năm 200... tại ..................................................... thẩm dịnh việc xác định giá trị tài sản doanh nghiệp, xác định giá trị các khoản nợ không có tài sản bảo đảm của Ngân hàng thương mại nhà nước.

KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN DOANH NGHIỆP, GIÁ TRỊ KHOẢN NỢ KHÔNG CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM:

Đơn vị tính : đồng

Chỉ tiêu

Số liệu báo cáo của đơn vị

Số liệu

thẩm định

Chênh lệch

1

2

3

4

A/ Tài sản đang dùng (I + II)

 

 

 

I. TSCĐ và đầu tư dài hạn

 

 

 

1. Tài sản cố định (giá trị còn lại)

 

 

 

a. TSCĐ hữu hình

 

 

 

b. TSCĐ vô hình

 

 

 

2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

 

 

 

3. Chi phí XDCB dở dang

 

 

 

4. Các khoản ký cược,ký quỹ dài hạn

 

 

 

II. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn

 

 

 

Trong đó :

 

 

 

1. Tiền:

 

 

 

a. Tiền mặt tồn qũy

 

 

 

b. Tiền gửi ngân hàng

 

 

 

c. Tiền đang chuyển

 

 

 

2.Cáckhoản đầu tư tài chính ngắn hạn

 

 

 

3. Các khoản phải thu

 

 

 

trong đó: Nợ khó đòi

 

 

 

4. Vật tư hàng hoá tồn kho

 

 

 

5. Tài sản lưu động khác

 

 

 

6. Chi phí sự nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

B/ Tài sản không cần dùng (I + II)

 

 

 

I. TSCĐ và đầu tư dài hạn

 

 

 

1. Tài sản cố định

 

 

 

2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

 

 

 

3. Chi phí XDCB dở dang (công trình bị đình hoãn thi công)

 

 

 

4. Các khoản ký cược,ký quỹ dài hạn

 

 

 

II. TS lưu động và đầu tư ngắn hạn:

 

 

 

-Vật tư hàng hoá ứ đọng

 

 

 

- Nợ không có khả năng thu hồi

 

 

 

.........

 

 

 

C/ Tài sản chờ thanh lý

 

 

 

1.Tài sản cố định (giá trị còn lại)

 

 

 

...........

 

 

 

2. Tài sản lưu động

 

 

 

...........

 

 

 

D/ Tổng giá trị tài sản doanh nghiệp

(A + B + C)

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

I. Tài sản dự trữ nhà nước

 

 

 

.....

 

 

 

II. Tài sản hình thành từ quỹ phúc lợi, khen thưởng, tài sản phúc lợi khác

 

 

 

......

 

 

 

III. Nợ khó đòi

 

 

 

.......

 

 

 

IV. Tài sản thế chấp, cầm cố

 

 

 

1.Tài sản cố định (giá trị còn lại)

 

 

 

...........

 

 

 

2. Tài sản lưu động

 

 

 

............

 

 

 

Đ/ Giá trị tài sản để xác định khả năng thanh toán nợ (D-dI-dII-dIII)

 

 

 

 

 

 

 

E/ Nợ phải trả

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

1. Phải trả công nhân viên

 

 

 

2. Nợ bảo hiểm xã hội

 

 

 

3. Nợ có tài sản bảo đảm

 

 

 

4. Nợ không có tài sản bảo đảm

 

 

 

4.1. Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm của ngân hàng thương mại nhà nước

 

 

 

4.2. Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm của các đối tượng khác

 

 

 

 

 

 

 

G/ quỹ khen thưởng, phúc lợi

 

 

 

 

 

 

 

H/ giá trị tài sản để xác định khả năng thanh toán nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm

(Đ-DIV- E1 - E2 -G)

 

 

 

 

 

 

 

K/ Xác định lại khoản nợ tồn đọng

 

 

 

1. Hệ số khả năng thanh toán nợ không có tài sản bảo đảm

 

 

 

2. Giá trị thực còn của khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm

 

 

 

3. giá trị đã mất của khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm

 

 

 

C. PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ NGUYÊN NHÂN TĂNG, GIẢM

D/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :

1. Kết luận:

2. Kiến nghị:

Biên bản đã được các thành viên nhất trí thông qua và ký tên.

ĐD. NGÂN HÀNG NNVN

ĐD. BỘ TÀI CHÍNH

 

VỤ TCNH

CỤC TCDN

 

ĐD. NGÂN HÀNG TM TW

ĐD. CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TM

 

ĐD. BỘ, TỔNG CÔNG TY

ĐD. SỞ TÀI CHÍNH VG

 

ĐD. DOANH NGHIỆP

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 74/2002/TT-BTC

Hanoi, September 09, 2002

 

CIRCULAR

GUIDING THE REVALUATION OF THE STATE-RUN COMMERCIAL BANKS OUTSTANDING DEBTS WITHOUT SECURITY ASSETS

In furtherance of the Prime Minister’s Decision No.149/2001/QD-TTg of October 5, 2001 approving the scheme for handling commercial banks outstanding debts, the Finance Ministry hereby guides the revaluation of debts without security assets owed to State-run commercial banks by operating State enterprises, as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Scope of application:

This Circular applies to the revaluation of State-run commercial banks outstanding debts without security assets, which become overdue as of December 31, 2000 with their debit balance still existing until the time of debt handling, and debtors being existent and operating State enterprises.

2. Objects of application:

Objects of application are State-run commercial banks and State enterprises, which are existent and operating, but not subject to dissolution or bankruptcy, and owe outstanding debts without security assets to State-run commercial banks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In this Circular, the following concepts are construed as follows:

a/ "Outstanding debts without security debts" are outstanding debt amounts for which the measures of pledge, mortgage or acceptance of assets given in lieu of debts owed by State enterprises, as well as other security measures such as guarantee with the third party’s assets, security with assets formed from borrowed capital, and reception of assets assigned by court, are not applied.

b/ "Revaluation of the State-run commercial banks outstanding debts without security assets" means the determination of the value of assets actually possessed by State enterprises for repaying outstanding debts without security assets, aiming to figure out the actually remaining value of, and possibility to recover, the State-run commercial banks outstanding debts without security assets.

4. General principles:

a/ The existent and operating State enterprises shall have to repay outstanding debts, including those without security assets, to creditors. In cases where they are insolvent or lack solvency, they must report such to the competent agencies for handling according to the current regulations.

b/ The determination and revaluation of outstanding debts without security assets aim to help the State-run commercial banks appraise practical possibilities to recover such debts.

c/ The determination of the value of enterprises assets for the purpose of revaluing outstanding debts without security assets shall only apply to the determination of the actually remaining value of, and possibility to recover, the State-run commercial banks outstanding debts without security assets. It shall not apply to the determination of the actually remaining value of, and possibility to recover, the outstanding debts without security assets of other creditors as well as the readjustment of asset value on the enterprises accounting books.

d/ The State-run commercial banks shall have to classify debts, compile dossiers thereof and take initiative in handling outstanding debts under the State Bank’s guidance. Particularly for outstanding debts without security assets, which need to be revalued, the State-run commercial banks shall, together with the enterprises, conduct the revaluation thereof according to the provisions of this Circular. In cases where many State-run commercial banks have their outstanding debts without security assets in one State enterprise, they shall have to coordinate with one another in conducting the revaluation and determination of the actually remaining value of each banks outstanding debt without security assets (with the prime responsibility therefor assumed by the biggest creditor-bank).

II. VALUATION METHODS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1. Total value of enterprises assets is the value of all assets (current assets and short-term investments, fixed assets and long-term investments) currently recorded on accounting books and under the ownership, management and use by enterprises at the time of debt handling, including the land use right value in cases where enterprises mortgage such land use right as security for loans.

a/ Bases for determining the value of assets:

- Documents, vouchers and accounting figures of enterprises available at the time of determining the actually remaining value of debts without security assets, and financial statement of the latest quarter.

- Quantity and quality of assets according to the result of the latest inventory as well as the result of the classification of enterprises assets at the time of determining the actually remaining value of outstanding debts without security assets.

- Technical specifications, use demands and market prices of assets at the time of determining the actually remaining value of outstanding debts without security assets.

- Land use right value in cases enterprises mortgage such at prices at the time of mortgage as security for loans.

b/ Methods for determining the asset value:

- The value of enterprises assets shall be determined according to their quantity and prices or their balance recorded on accounting books at the time of making the financial statement of the latest quarter.

+ For fixed assets and current assets, their value shall be calculated according to their quantity and prices recorded on accounting books at the time of making the financial statement of the latest quarter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ For intangible assets, their value shall be calculated according to their remaining value currently accounted on accounting books.

- The revaluation of assets value shall only be made in the following cases:

+ Unused assets, assets awaiting liquidation, supplies in stock or of inferior or degenerated quality shall be revalued according to the classified quantity and prices of recoverable assets (excluding debt security assets).

+ Expenses for capital construction of uncompleted projects, which have been suspended from construction before the time of debt handling (excluding projects used as debt mortgage), shall be revalued according to recoverable prices.

1.2. Value of assets for determining the debt repayment capability shall be equal to (=) the total value of enterprises assets (calculated according to Item 1.1, Clause 1, Section II) minus (-) the value of the following assets:

a/ Assets belonging to the State reserves left at enterprises.

b/ Assets being social-welfare works: creche, kindergartens, health clinics and other welfare assets invested with the Reward Fund and Welfare Fund; dwelling houses of officials, employees and workers, including those invested with the State budget capital.

c/ Irrecoverable receivable debts (after cleared against the bad debt reserve). Irrecoverable receivable debts as prescribed in Article 5 of the Government’s Decree No.69/2002/ND-CP of July 12, 2002 include the followings:

- Receivable debts which have not yet been recovered from debtors being enterprises and/or organizations whose dissolution or bankruptcy was already completed. Receivable debts owed by debtors that have ceased their operations and are insolvent.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Receivable debts of agricultural cooperatives, which have already been dissolved or transformed and made business registration according to the Government’s Decree No.16/CP of February 12, 1997 but meet with great financial difficulties (bearing business losses), which render them incapable of repaying debts, and of operating agricultural cooperatives (conducting profitable business), and such debts have been invested in infrastructural works, which have, however, been damaged or destroyed by natural calamities, storms or floods, and therefore eligible for debt remission by the State.

- Receivable debts of debtors that enjoy remission under decisions of competent agencies according to the provisions of law.

- Remainders of irrecoverable debts after they are handled with material compensations by liable individuals and/or collectives.

- Losses due to sale of receivable debts.

- Receivable debts with their values smaller than estimated expenses for claiming them.

- Receivable debts, which have become overdue for three years or more, with debtors still existent and operating but suffering from business losses or meeting with great difficulties which render them incapable of repaying their debts, and are still irrecoverable despite that the enterprises have actively applied numerous measures.

1.3. The value of assets for determining the capability to repay debts without security assets shall be equal to (=) the asset value for determining the debt repayment capability (calculated according to Item 1.2, Clause 1, Section II) minus (-) the followings:

a/ Value of assets already pledged, mortgaged, given in lieu of debts or as guarantee for the third party, security assets created from borrowed capital, assets assigned by the court to other units (debt security assets).

If the actual value of debt security assets is smaller than that of secured debts (regarding each debt), such asset value shall serve the calculation. If the actual value of debt security assets is equal to or larger than that of secured debts, such debts value shall serve the calculation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Social insurance premium arrears;

d/ Balance of the reward fund and welfare fund.

2. Determination of the coefficient of capability to repay debts without security assets:

Coefficient of Value of assets for determining the capability to capability to repay debts without security assets repay debts =without Total Debts with Debts owed Social security assets payable - security - to officials, - insurance debts assets employees premium and workers arrears

* The total payable debts: According to the latest quarter’s financial statement with code name 300 and form No. B01-DN.

3. Determination of the actually remaining value of outstanding debts without security assets:

The coefficient of capability to repay debts without security assets (calculated according to Clause 2, Section II) and outstanding debts without security assets owed to State-run commercial banks shall serve as basis for determining the actually remaining value of outstanding debts without security assets owed to such State-run commercial banks (within this Circular’s application scope and objects).

If the coefficient of capability to repay debts without security assets is larger than or equal to () 1, the actually remaining value of outstanding debts without security assets shall not be re-determined. If such coefficient is smaller than (<) 1, the actually remaining value of outstanding debts without security assets shall be re-determined according to the following formula:

Actually remaining Value of Coefficient value of outstanding outstanding debts of capability debts without = without security x to repay debts security assets of assets of without security commercial banks commercial banks assets

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Determination of the lost value of outstanding debts without security assets:

The lost value of outstanding debts without security assets is the difference between the value of outstanding debts without security assets recorded on accounting books and the actually remaining value of such debts.

5. Handling of outstanding debts without security assets after the revaluation:

a/ For State enterprises:

Outstanding debts without security assets, after being revalued, jointly appraised by the Finance Ministry and the State Bank and approved by the Steering Board for financial restructuring of commercial banks, shall be acknowledged by enterprises with banks at the revalued prices and repaid according to the current regulations or converted into banks stock capital contributions to joint-stock companies (in cases where such enterprises are undergoing equitization) after the enterprises reach agreement thereon with banks.

The difference between the value of outstanding debts without security assets recorded on accounting books and the value of such debts after being revalued shall be accounted into irregular income for offsetting enterprises losses or irrecoverable receivable debts (if any).

b/ For State-run commercial banks:

- They shall urge the repayment of outstanding debts without security assets, after the debts have been revalued and approved by the Steering Board for financial restructuring of commercial banks, according to the current regulations, or reach agreement with enterprises on conversion thereof into their stock capital contributions to joint-stock companies (in cases where such enterprises are undergoing equitization).

The difference between the value of outstanding debts without security assets recorded on accounting books and the value of such debts after being revalued (excluding the outstanding debts already handled with the risk reserve and put outside asset balance sheets) shall be accounted by commercial banks into their irregular expenses. The State budget shall allocate capital to commercial banks according to the scheme for handling commercial banks outstanding debts approved by the Steering Board to offset such difference.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. ORGANIZATION OF THE REVALUATION OF OUTSTANDING DEBTS WITHOUT SECURITY ASSETS AND APPRAISAL OF ITS RESULTS

1. The State-run commercial banks:

a/ To identify loans and borrowers subject to debt revaluation in strict compliance with the guidance in this Circular and relevant documents, then report them to the Finance Ministry and the State Bank of Vietnam.

b/ To assume the prime responsibility and coordinate with State enterprises, provincial/municipal Finance and Pricing Services, superior managing agencies of enterprises (the branch-managing ministries or corporations) in organizing the determination of the value of enterprises assets as well as the actually remaining value and the lost value of debts without security assets under this Circular’s guidance, then make reports thereon according to the set form.

c/ To make reporting dossiers on results of the determination of actual remaining value of each debt without security assets. Each reporting dossier comprises:

- Copies of the capital-borrowing contract and relevant documents evidencing that the enterprise still owes the bank.

- Written record on the determination of the actual value of the enterprise’s assets and the actually remaining value of debts without security, made by the commercial bank and the enterprise.

- The 2000 financial statement and the latest quarter’s financial statement of the enterprise, which shall serve as basis for determining the value of the enterprise’s assets.

- Accompanying written explanations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Reports on results of the determination of the actually remaining value of debts without security shall be enclosed with the reporting dossiers prescribed at Point c, Clause 1, Section III above, and sent to the State Bank and the Finance Ministry for appraisal, sum-up and submission to the Steering Board for financial restructuring of commercial banks for consideration and decision.

2. State enterprises:

a/ To determine their assets value in order to calculate and analyze their capability to repay debts according to the criteria prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4, Section II above, and at the same time base themselves on the current regimes and their actual financial situations to propose debt-handling measures. To make reports according to the above-said contents and send them to commercial banks being their creditors and to the finance agencies of the same level.

b/ To coordinate with State-run commercial banks and relevant agencies in conducting the determination of their assets value and revaluation of outstanding debts without security assets for the purpose of determining the actually remaining value of debts according to the provisions of this Circular.

c/ To fully supply their accounting figures and notify their financial situations as requested to State-run commercial banks and the Council for appraisal of the revaluation of debts without security assets.

3. The State Bank of Vietnam:

a/ To assume the prime responsibility and coordinate with the relevant agencies in guiding, directing and urging the State-run commercial banks to organize the determination of the actually remaining value of debts without security assets according to the Prime Minister’s Decision No.149/2001/QD-TTg of October 5, 2001 and the provisions of this Circular.

b/ To guide and direct the State-run commercial banks in drawing up the list of enterprises having loan debts without security assets, which are subject to the revaluation, specifying the aggregate value of each debt, and at the same time join the Finance Ministry in appraising dossiers on determination of the actually remaining value of debts without security, compiled by the State-run commercial banks and State enterprises.

c/ To sum up and report on the situation and result of the determination of the actually remaining value of debts without security assets, handle such debts according to their competence and propose handling measures to the Finance Ministry and at the same time submit to the Prime Minister for handling debts beyond their handling competence.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To assume the prime responsibility and coordinate with the State Bank in appraising dossiers on determination of the actually remaining value of debts without security, compiled by State-run commercial banks and State enterprises.

b/ To make allocations to offset differences arising from outstanding debts without security assets under the scheme for handling outstanding debts with the funding source for the reform of enterprises and commercial banks, already approved by the Prime Minister.

c/ To join the State Bank in summing up and reporting on the situation and result of the determination of the actually remaining value of debts without security, and propose measures for handling debts beyond their handling competence to the Prime Minister for consideration and decision.

d/ Basing itself on the sum-up report on the result of the determination of the actually remaining value of outstanding debts without security and reporting dossiers of the State-run commercial banks, to set up the Council for appraisal of the revaluation of debts without security assets.

- The Council shall be composed of:

+ A representative of the Finance Ministry, as the Council Chairman,

+ A representative of the State Bank, as a member,

+ Representatives of the central-level commercial banks, as members.

+ Representatives of the commercial banks branches in localities (where exist debts without security assets), as members.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Council for appraisal of the revaluation of debts without security assets has the following tasks:

+ To appraise dossiers and reports on the result of the determination of the actually remaining value of each debt without security assets of State-run commercial banks according to the provisions in Clause 1, Section III of this Circular.

+ In case of necessity, it shall work with concerned enterprises to re-appraise the results of the determination of the value of enterprises assets as well as the value of enterprises debts without security assets.

The Council’s appraisal results shall be recorded in writing, with all signatures of its official members according to the set form.

5. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the corporations managing boards shall coordinate with the Finance Ministry and the State Bank in directing enterprises in organizing the determination of the actually remaining value of debts without security according to the provisions of this Circular.

IV. IMPLEMENTATION PROVISIONS

This Circular takes effect 15 days after its signing and applies to the revaluation of the commercial banks outstanding debts without security assets for the purpose of determining the actually remaining value of such debts for handling thereof according to the Prime Minister’s Decision No.149/2001/QD-TTg of October 5, 2001.

The concerned units shall propose their opinions regarding any problems arising in the course of implementation to the Finance Ministry for study and solution.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Tran Van Ta

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 74/2002/TT-BTC of September 09, 2002, guiding the revaluation of the state-run commercial banks outstanding debts without security assets
Official number: 74/2002/TT-BTC Legislation Type: Circular
Organization: The Ministry of Finance Signer: Tran Van Ta
Issued Date: 09/09/2002 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 74/2002/TT-BTC of September 09, 2002, guiding the revaluation of the state-run commercial banks outstanding debts without security assets

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status