BỘ TÀI CHÍNH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 38/2006/TT-BTC

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2006 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ XỬ LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MUA, BÁN, BÀN GIAO, TIẾP NHẬN, XỬ LÝ NỢ VÀ TÀI SẢN TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ về qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ về quản lý và xử lý nợ tồn đọng của công ty nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;
Căn cứ Nghị định số 80/2005/NĐ-CP ngày 22/6/2005 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 5/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp;
Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục và xử lý tài chính đối với hoạt động mua, bán, bàn giao, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp như sau:

Phần thứ nhất:

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi áp dụng: Thông tư này hướng dẫn trình tự, thủ tục và xử lý tài chính đối với các hoạt động: mua, bán, xử lý nợ và tài sản tồn đọng của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân với Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp theo nguyên tắc thoả thuận; mua, bán, xử lý nợ và tài sản tồn đọng theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ; bàn giao, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản đã loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước.

2. Đối tượng áp dụng:

2.1. Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp thành lập theo Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 5/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Công ty mua, bán nợ);

2.2. Các doanh nghiệp có nợ phải thu, tài sản tồn đọng bán cho Công ty mua, bán nợ;

2.3. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mua nợ và tài sản tồn đọng của Công ty mua, bán nợ ;

2.4. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nợ phải trả;

2.5. Các doanh nghiệp, tổ chức đang giữ hộ nợ, tài sản loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước.

3. Các thuật ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:

3.1. “Nợ tồn đọng” là các khoản nợ phải thu, nợ phải trả đã quá hạn thanh toán nhưng chưa thu được, chưa trả được.

3.2. “Chủ nợ” là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nợ phải thu.

3.3. “Khách nợ” là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nợ phải trả.

3.4. “Chủ tài sản” là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu tài sản.

3.5. “Tài sản tồn đọng” là thành phẩm, vật tư, hàng hoá, tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp còn tồn kho, ứ đọng nhưng doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng.

3.6. “Mua, bán nợ, tài sản tồn đọng” là việc chủ nợ có nợ phải thu, chủ tài sản có tài sản tồn đọng bán cho Công ty mua, bán nợ. Công ty mua, bán nợ trở thành chủ nợ mới của khách nợ, chủ sở hữu mới của tài sản.

3.7. “Mua, bán nợ, tài sản tồn đọng theo chỉ định” là việc mua, bán nợ, tài sản tồn đọng theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Công ty mua, bán nợ được quyền mua, bán, xử lý các khoản nợ, tài sản tồn đọng bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất theo giá thoả thuận và theo chỉ định; có quyền bán các tài sản cầm cố, thế chấp cho các khoản nợ Công ty đã mua, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất theo qui định hiện hành.

5. Khi hợp đồng mua, bán nợ, tài sản tồn đọng có hiệu lực, các bên có quyền và nghĩa vụ như sau:

- Toàn bộ quyền và nghĩa vụ của chủ nợ (bên bán nợ), chủ tài sản (bên bán tài sản) được chuyển giao cho bên mua.

- Chủ nợ, chủ tài sản có trách nhiệm chuyển giao đầy đủ nợ, tài sản kèm theo hồ sơ, tài liệu có liên quan theo đúng qui định của hợp đồng và các qui định pháp luật hiện hành. Đồng thời có trách nhiệm thông báo cho khách nợ biết việc chuyển đổi chủ nợ đối với khoản nợ đã bán.

- Bên mua được kế thừa đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ nợ đối với khoản nợ đã mua, có các quyền và nghĩa vụ của chủ tài sản đối với tài sản đã mua.

- Khách nợ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ; cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến khoản nợ và các nghĩa vụ khác liên quan đến khoản nợ theo quy định của pháp luật đối với bên mua nợ.

6. Đối với nợ và tài sản loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp, sau khi ký Biên bản bàn giao, Công ty mua, bán nợ được kế thừa đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ nợ đối với các khoản nợ đã tiếp nhận; có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ tài sản đối với tài sản đã tiếp nhận. Khách nợ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ và các nghĩa vụ khác đối với Công ty mua, bán nợ.

7. Đối với các khoản nợ và tài sản tồn đọng đã mua hoặc nợ, tài sản tồn đọng được Nhà nước giao xử lý, Công ty mua, bán nợ được phép xử lý theo các hình thức sau:

- Thu nợ, bán nợ, bán, khai thác tài sản đảm bảo;

- Bán, cho thuê tài sản tồn đọng;

- Sử dụng nợ, tài sản tồn đọng để góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh, hợp tác kinh doanh;

- Các hình thức khác mà pháp luật không cấm.

Công ty mua, bán nợ được phép sửa chữa, nâng cấp tài sản tồn đọng để nâng cao hiệu quả xử lý tài sản tồn đọng theo các hình thức nêu trên.

Trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý nợ và tài sản tồn đọng của Công ty mua, bán nợ được qui định cụ thể trong Quy chế quản lý tài chính của Công ty mua, bán nợ.

8. Hoạt động mua, bán nợ và tài sản tồn đọng phải lập chứng từ theo qui định hiện hành.

9. Bên mua nợ và tài sản tồn đọng có trách nhiệm theo dõi, hạch toán đầy đủ chi phí mua nợ, tài sản tồn đọng bao gồm: giá mua nợ, giá mua tài sản tồn đọng ghi trên chứng từ, chi phí vận chuyển tài sản, chi phí sửa chữa, nâng cấp tài sản (nếu có) và theo dõi giá trị nợ gốc của khoản nợ trên tài khoản ngoại bảng.

10. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của Công ty mua, bán nợ thực hiện theo giá cả thị trường bằng các hình thức thoả thuận, đầu giá, đấu thầu theo qui định hiện hành. Trình tự, thủ tục và xử lý tài chính khoản nợ và tài sản tồn đọng đã mua thực hiện như qui định đối với hoạt động mua bán nợ, tài sản tồn đọng theo hình thức thoả thuận của Công ty mua, bán nợ.

11. Công ty mua, bán nợ có trách nhiệm nộp thuế theo pháp luật hiện hành về thuế.

Phần thứ hai:

QUI ĐỊNH CỤ THỂ

I. ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MUA, BÁN NỢ VÀ TÀI SẢN TỒN ĐỌNG THEO THOẢ THUẬN

1. Trình tự, thủ tục thực hiện mua, bán nợ và tài sản tồn đọng

1.1. Việc mua, bán nợ và tài sản tồn đọng được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa hai bên.

1.2. Việc mua, bán nợ và tài sản tồn đọng theo giá cả thị trường bằng các phương thức thoả thuận, đấu thầu, đấu giá theo qui định hiện hành.

2. Xử lý tài chính đối với hoạt động mua, bán, nợ

2.1.Đối với Công ty mua, bán nợ:

Khoản nợ đã mua được coi như một loại hàng hoá đặc biệt. Việc xử lý tài chính được quy định trong Quy chế quản lý tài chính của Công ty mua, bán nợ.

2.2. Đối với bên bán nợ

a. Trường hợp khoản nợ bán là khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi mà chủ nợ đã xử lý theo qui định của Nhà nước và đang theo dõi tại tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán thì số tiền thu hồi được từ việc bán khoản nợ này được tính vào thu nhập khác của bên bán.

b. Trường hợp khoản nợ bán là khoản nợ đang theo dõi trong bảng cân đối kế toán (nội bảng) thì số tiền bán khoản nợ không tính vào doanh thu của bên bán nợ mà ghi giảm khoản phải thu tương ứng. Chênh lệch giữa số tiền thu được khi bán nợ với giá trị khoản nợ ghi trên sổ kế toán được bù đắp bằng các nguồn theo thứ tự sau đây:

- Dự phòng khoản phải thu khó đòi, dự phòng rủi ro (đối với các tổ chức tín dụng), quỹ dự phòng tài chính.

- Nếu nguồn dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc dự phòng rủi ro, quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần còn thiếu được hạch toán vào chi phí kinh doanh.

+ Đối với doanh nghiệp nhà nước : Trường hợp hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh trong 02 (hai) năm liên tiếp mà doanh nghiệp bị lỗ không có khả năng bù đắp và doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải giải thể, phá sản thì doanh nghiệp lập hồ sơ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định giảm vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo qui định hiện hành.

+ Đối với doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện chuyển đổi sở hữu: Trường hợp tính vào chi phí kinh doanh bị lỗ thì được trừ vào phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp trước khi chuyển đổi tương ứng với phần lỗ.

2.3.Đối với khách nợ

Sau khi thực hiện xong việc thanh toán nợ, trường hợp số tiền thực trả được Công ty mua, bán nợ chấp nhận thấp hơn giá trị khoản nợ hạch toán trên sổ kế toán thì khoản chênh lệch được hạch toán vào thu nhập khác.

Trường hợp giá trị thực tế khoản nợ góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh, hợp tác kinh doanh được Công ty mua, bán nợ chấp nhận thấp hơn giá trị khoản nợ theo sổ sách kế toán thì khoản chênh lệch được hạch toán vào thu nhập khác.

3. Xử lý tài chính đối với hoạt động mua, bán tài sản tồn đọng

3.1. Đối với Công ty mua, bán nợ :

Tài sản đã mua được coi là hàng hoá. Việc xử lý tài chính thực hiện theo qui định tại Qui chế quản lý tài chính của Công ty mua, bán nợ.

3.2. Đối với bên bán tài sản là doanh nghiệp :

Số tiền bán tài sản được hạch toán vào thu nhập khác của doanh nghiệp. Giá trị còn lại của tài sản ghi trên sổ kế toán và chi phí nhượng bán được hạch toán vào chi phí khác theo qui định hiện hành.

II. ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MUA, BÁN NỢ VÀ TÀI SẢN TỒN ĐỌNG THEO CHỈ ĐỊNH

1. Đối tượng được thực hiện bán các khoản nợ và tài sản tồn đọng theo chỉ định

1.1. Các công ty nhà nước thực hiện cổ phần hoá, trường hợp giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp không đủ để xử lý lỗ luỹ kế và nợ không có khả năng thu hồi hoặc sau khi xử lý giảm giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà giá trị còn lại không còn đủ để đảm bảo mức vốn Nhà nước cần tham gia trong công ty cổ phần theo phương án được duyệt theo quy định hiện hành.

1.2. Các công ty nhà nước cần giữ lại là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước theo đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mà bị thua lỗ, không có khả năng thanh toán nợ, có các khoản nợ và tài sản tồn đọng phát sinh do các nguyên nhân sau đây:

- Do thực hiện các quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Do việc thay đổi cơ chế, chính sách của Nhà nước tác động trực tiếp đến doanh nghiệp.

- Do các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng khác như: thiên tai, dịch bệnh.

1.3. Các đối tượng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Hình thức mua bán nợ, tài sản tồn đọng theo chỉ định: Thủ tướng Chính phủ chỉ định đối tượng bán nợ, tài sản tồn đọng cho Công ty mua, bán nợ. Bên mua và bên bán tự thoả thuận để quyết định giá mua bán đối với nợ, tài sản tồn đọng.

3. Trình tự, thủ tục mua, bán nợ và tài sản theo chỉ định

3.1. Các doanh nghiệp có các khoản nợ và tài sản tồn đọng thuộc đối tượng quy định tại điểm 1, mục II, phần thứ hai của Thông tư này có trách nhiệm lập hồ sơ liên quan đến các khoản nợ và tài sản tồn đọng, bao gồm:

- Tờ trình xử lý nợ, tài sản tồn đọng: trong đó nêu rõ lý do đề nghị được bán nợ, tài sản tồn đọng theo chỉ định.

- Phương án kinh doanh có hiệu quả được cấp có thẩm quyền duyệt (đối với trường hợp Tiết 1.2, Điểm 1, Mục II, phần thứ hai của Thông tư này).

- Các văn bản pháp lý và các tài liệu liên quan đến khoản nợ và tài sản tồn đọng.

- Báo cáo tài chính 03 năm gần nhất.

3.2. Hồ sơ được gửi đến đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp (Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước), Bộ Tài chính.

3.3. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp chủ trì cùng với các cơ quan chức năng có liên quan thẩm định điều kiện được mua bán theo chỉ định và gửi Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ.

3.4. Công ty mua, bán nợ có trách nhiệm tổ chức xử lý nợ, tài sản tồn đọng mua chỉ định theo phương thức thoả thuận, đấu thầu, đấu giá theo qui định hiện hành.

Các tài sản mua theo chỉ định cần thiết phải sửa chữa, nâng cấp nhằm mục đích tăng giá trị và tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản tồn đọng để thu hồi vốn, Công ty mua, bán nợ sử dụng nguồn vốn của mình để tiến hành sửa chữa, nâng cấp tài sản tồn đọng. Việc đầu tư, sửa chữa thực hiện theo qui định về quản lý đầu tư và xây dựng.

4. Xử lý tài chính đối với hoạt động mua, bán nợ và tài sản tồn đọng theo chỉ định

4.1. Đối với Công ty mua, bán nợ

a. Công ty mua, bán nợ sử dụng nguồn vốn kinh doanh để thanh toán cho bên bán theo hợp đồng kinh tế đã ký kết;

b. Giá trị thu hồi từ khoản nợ, tài sản tồn đọng đã mua theo hình thức chỉ định được xử lý như đối với trường hợp mua bán nợ, tài sản tồn đọng theo thoả thuận nêu tại Điểm 2, Điểm 3, Mục I, Phần thứ hai của Thông tư này.

c. Hàng quý, Công ty mua, bán nợ báo cáo Bộ Tài chính về kết quả mua, bán, xử lý nợ, tài sản tồn đọng theo chỉ định.

4.2. Đối với doanh nghiệp bán nợ và tài sản tồn đọng

Đối với doanh nghiệp bán nợ và tài sản tồn đọng việc xử lý tài chính thực hiện theo qui định tại Tiết 2.2, Điểm 2, Mục I, Phần thứ hai và Tiết 3.2, Điểm 3, Mục I, Phần thứ hai của Thông tư này.

4.3. Đối với khách nợ

Đối với khách nợ, việc xử lý tài chính thực hiện theo qui định tại Tiết 2.3, Điểm 2, Mục I, Phần thứ hai của Thông tư này.

III. ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÀN GIAO, TIẾP NHẬN, XỬ LÝ NỢ VÀ TÀI SẢN KHÔNG TÍNH VÀO GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP KHI CHUYỂN ĐỔI SỞ HỮU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1. Bàn giao, tiếp nhận

1.1. Bên giao:

1.1.1. Đại diện chủ sở hữu các khoản nợ và tài sản đã loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước là các Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với doanh nghiệp trực thuộc Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với doanh nghiệp do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập và Hội đồng quản trị các Tổng công ty Nhà nước đối với các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty. Đại diện chủ sở hữu có thể uỷ quyền cho doanh nghiệp hiện đang giữ hộ nợ và tài sản thực hiện việc bàn giao.

1.1.2. Doanh nghiệp chuyển đổi sở hữu hiện đang giữ hộ nợ và tài sản đã loại trừ khỏi giá trị doanh nghiệp.

1.2. Bên nhận là Công ty mua, bán nợ.

1.3. Nội dung bàn giao tiếp nhận:

a. Nợ phải thu: bao gồm những khoản nợ phải thu đã loại khỏi giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá chưa được xử lý tính đến thời điểm có quyết định giá trị doanh nghiệp.

Bên giao phân loại nợ phải thu theo tiêu thức nợ có đủ hồ sơ và khách nợ còn tồn tại; nợ không đủ hồ sơ, khách nợ không còn tồn tại và bàn giao toàn bộ cho Công ty mua, bán nợ.

b. Tài sản: bao gồm những tài sản của doanh nghiệp không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý, đến thời điểm có quyết định giá trị doanh nghiệp chưa được xử lý. Trước khi bàn giao, doanh nghiệp phải tiến hành phân loại theo các tiêu thức sau:

- Tài sản có giá trị thu hồi và có thể bán được;

- Tài sản không có giá trị thu hồi và không bán được, cần phá dỡ, huỷ bỏ;

c. Doanh nghiệp phải nộp cho Công ty mua, bán nợ số tiền đã thu hồi được từ việc xử lý các khoản nợ, tài sản tồn đọng thuộc diện phải bàn giao theo quy định tại (a) Tiết 1.3 và (b) Tiết 1.3, Điểm 1, Mục III, phần thứ hai của Thông tư này.

2. Thủ tục giao nhận

2.1. Đại diện chủ sở hữu (hoặc người được uỷ quyền) cùng với doanh nghiệp đang giữ hộ nợ, tài sản loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đang chuyển đổi sở hữu đã có quyết định giá trị doanh nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp) thực hiện bàn giao nợ, tài sản cho Công ty mua, bán nợ.

2.2. Khi giao, nhận phải lập Biên bản bàn giao. Biên bản phải có chữ ký của ba bên (đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp và Công ty mua, bán nợ). Nội dung chính của Biên bản gồm:

a. Số lượng, giá trị theo sổ kế toán các khoản nợ, tài sản loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

b. Số lượng, giá trị theo sổ kế toán các khoản nợ, tài sản loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp đã được doanh nghiệp tự xử lý trong giai đoạn từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp.

c. Số lượng, giá trị theo sổ kế toán các khoản nợ, tài sản loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp phải bàn giao cho Công ty mua, bán nợ tại thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp (được xác định bằng (=) số lượng, giá trị khoản nợ, tài sản tại (a) Tiết 2.2, Điểm 2, Mục III, phần thứ hai trừ (-) số lượng, giá trị khoản nợ, tài sản tại (b) Tiết 2.2, Điểm 2, Mục III, phần thứ hai của Thông tư này), trong đó phân loại thành: nợ phải thu có đủ hồ sơ và khách nợ còn tồn tại; nợ phải thu không có đủ hồ sơ, khách nợ không còn tồn tại; tài sản có giá trị thu hồi và có thể bán được; tài sản không có giá trị thu hồi, cần phá dỡ huỷ bỏ.

d. Số lượng, giá trị theo sổ kế toán các khoản nợ và tài sản loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp thực tế bàn giao cho Công ty mua, bán nợ, trong đó phân loại thành: nợ phải thu có đủ hồ sơ và khách nợ còn tồn tại; nợ phải thu không có đủ hồ sơ, khách nợ không còn tồn tại; tài sản có giá trị thu hồi và có thể bán được; tài sản không có giá trị thu hồi, cần phá dỡ huỷ bỏ.

đ. Chênh lệch giữa số lượng, giá trị theo sổ kế toán các khoản nợ, tài sản phải bàn giao với số lượng, giá trị theo sổ kế toán các khoản nợ và tài sản thực tế bàn giao (được xác định bằng (=) số lượng, giá trị khoản nợ, tài sản tại (c) Tiết 2.2, Điểm 2, Mục III, phần thứ hai trừ (-) số lượng, giá trị khoản nợ, tài sản tại (d) Tiết 2.2, Điểm 2, Mục III, phần thứ hai của Thông tư này); nguyên nhân chênh lệch, trong đó:

- Chênh lệch do doanh nghiệp tự xử lý trong thời gian từ thời điểm có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp đến thời điểm bàn giao cho Công ty mua, bán nợ; số tiền thực tế thu được do xử lý nợ, tài sản; số đã nộp theo qui định, số còn phải nộp cho Công ty mua, bán nợ.

- Chênh lệch do mất và các lý do khác (nêu rõ nguyên nhân đối với từng trường hợp cụ thể).

3. Trách nhiệm các bên giao, nhận

3.1. Bên giao:

3.1.1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu: Chỉ đạo doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến nợ, tài sản cần bàn giao; cùng với Công ty mua, bán nợ và doanh nghiệp lập kế hoạch và thực hiện bàn giao toàn bộ nợ và tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp khi chuyển đổi sở hữu; chủ trì xử lý số tài sản thiếu hụt phát sinh trước thời điểm bàn giao cho Công ty mua, bán nợ theo chế độ hiện hành của Nhà nước.

3.1.2. Doanh nghiệp: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan, phân loại nợ và tài sản theo quy định tại Tiết 1.3, Điểm 1, Mục III, phần thứ hai của Thông tư này để thực hiện bàn giao toàn bộ nợ, tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp khi chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước cho Công ty mua, bán nợ; tiếp tục giữ hộ tài sản theo yêu cầu của Công ty mua, bán nợ và chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty mua, bán nợ đối với những tài sản bị mất trong quá trình quản lý giữ hộ; phối hợp với Công ty mua, bán nợ trong việc xử lý tài sản bàn giao.

3.1.3. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định giá trị doanh nghiệp, bên giao phải bàn giao toàn bộ các khoản nợ và tài sản đã loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp (kèm theo hồ sơ có liên quan) cho Công ty mua, bán nợ.

3.2. Bên nhận:

- Thống nhất với bên giao về kế hoạch tiếp nhận.

- Có trách nhiệm tiếp nhận ngay nợ, tài sản và hồ sơ, tài liệu kèm theo khi bên giao giao, mở sổ kế toán theo dõi nợ và tài sản tồn đọng đã nhận bàn giao.

- Thực hiện thu hồi nợ, xử lý tài sản đã tiếp nhận theo qui định tại điểm 3.5, Mục II, Phần thứ hai của Thông tư này.

- Hàng quý, Công ty mua, bán nợ báo cáo Bộ Tài chính về kết quả xử lý nợ, bán tài sản đã tiếp nhận.

4. Nguyên tắc xử lý nợ và tài sản tồn đọng tiếp nhận:

4.1. Việc định giá lại giá trị khoản nợ, tài sản tồn đọng trước khi xử lý và việc bán tài sản tồn đọng (bao gồm cả tài sản đảm bảo các khoản nợ), Công ty mua, bán nợ thực hiện như sau:

- Thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để định giá tài sản trước khi xử lý. Riêng đối với lô tài sản tồn đọng của 1 doanh nghiệp tại 1 địa chỉ có giá trị còn lại theo sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng, trước khi bán, cho thuê hoặc góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh liên kết, Công ty mua, bán nợ tự định giá hoặc thực hiện định giá thông qua các doanh nghiệp, tổ chức có chức năng thẩm định giá.

- Bán đấu giá tài sản tồn đọng và tài sản đảm bảo các khoản nợ. Riêng đối với lô tài sản tồn đọng của 1 doanh nghiệp tại 1 địa chỉ có tổng giá trị theo kết quả thẩm định của cơ quan có chức năng thẩm định giá xác định dưới 100 triệu đồng thì Công ty mua, bán nợ được lựa chọn hình thức bán tài sản để đẩy nhanh tiến độ thu hồi vốn và đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và có hiệu quả.

- Thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp bán đấu giá hoặc tự tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định. Doanh nghiệp có tài sản loại trừ được tham gia đấu giá để mua tài sản. Trường hợp thông qua đấu giá theo qui định của pháp luật mà vẫn không bán được tài sản (không có người đăng ký mua tài sản hoặc không có người trúng đấu giá) thì Công ty mua, bán nợ được phép tự xác định giá khởi điểm mới để tiếp tục bán đấu giá.

4.2. Xử lý đối với nợ và tài sản không có giá trị thu hồi:

- Đối với nợ không còn khả năng thu hồi do khách nợ không còn tồn tại, hoặc khách nợ còn tồn tại nhưng không có khả năng trả nợ, hoặc không đủ hồ sơ pháp lý, Công ty mua, bán nợ báo cáo Bộ Tài chính để xử lý xoá nợ.

- Đối với tài sản không có giá trị thu hồi, tài sản cần phải huỷ bỏ, Công ty mua, bán nợ phối hợp với doanh nghiệp tổ chức huỷ bỏ, hoặc thuê tổ chức, cá nhân bên ngoài huỷ bỏ.

5. Xử lý tài chính đối với các khoản nợ và tài sản khi bàn giao, tiếp nhận

5.1. Đối với Công ty mua, bán nợ

Số tiền thu được từ việc thu hồi nợ; bán, khai thác tài sản tồn đọng; sử dụng khoản nợ và tài sản tồn đọng nhận bàn giao để chuyển thành vốn góp cổ phần, vốn góp liên doanh, hợp tác kinh doanh được sử dụng như sau:

- Bù đắp chi phí sửa chữa, nâng cấp tài sản (nếu có).

- Trích 20% số tiền nợ và tài sản thu hồi để lại cho Công ty mua, bán nợ để bù đắp chi phí tiếp nhận, quản lý nợ, tài sản; bù đắp chi phí định giá, đấu giá (nếu có), Bù đắp chi phí huỷ bỏ tài sản không có giá trị thu hồi, thuộc diện huỷ bỏ và khuyến khích xử lý nhanh, có hiệu quả các khoản nợ và tài sản được giao để thu hồi vốn cho Nhà nước.

- Trích 10% số tiền nợ và tài sản thu hồi chuyển trả doanh nghiệp giữ hộ tài sản để bù đắp các chi phí quản lý‎, giữ hộ.

- Số còn lại Công ty mua, bán nợ nộp ngân sách Nhà nước.

5.2. Đối với doanh nghiệp: Căn cứ biên bản bàn giao nợ và tài sản, doanh nghiệp xử lý giảm giá trị tài sản, nợ bàn giao tương ứng. Doanh nghiệp được hưởng số tiền do giữ hộ và tham gia bán tài sản qui định tại Tiết 5.1, Điểm 5, Mục III - phần thứ hai của Thông tư này.

5.3. Đối với các Tổng công ty Nhà nước: Khi thực hiện bàn giao các khoản nợ, tài sản loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp cho Công ty mua, bán nợ, chủ sở hữu được hạch toán giảm vốn tương ứng.

5.4.Đối với khách nợ: Đối với khách nợ, việc xử lý tài chính thực hiện theo qui định tại Tiết 2.3, Điểm 2, Mục I, Phần thứ hai của Thông tư này.

Phần thứ ba:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và thay thế Thông tư 39/2004/TT-BTC, ngày 11 tháng 5 năm 2004.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, các địa phương, doanh nghiệp phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

 

KT/BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
 



Trần Xuân Hà

 

THE MINISTRY OF FINANCE
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

 No. 38/2006/TT-BTC

Hanoi, May 10, 2006

 

CIRCULAR

GUIDING THE ORDER, PROCEDURES FOR, AND FINANCIAL HANDLING OF, ACTIVITIES OF PURCHASING, SELLING, TRANSFERRING, RECEIVING AND HANDLING OUTSTANDING DEBTS AND ASSETS OF ENTERPRISES

Pursuant to the Government's Decree No. 77/2003/ND-CPofJuly 1, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
Pursuant to the Government's Decree No. 69/2002/ND-CPofJuly 12, 2002, on management and handling of outstanding debts of state companies;
Pursuant to the Government's Decree No. 187/2004/ND-CP of November 16, 2004, on the transformation of state companies into joint-stock companies;
Pursuant to the Government's Decree No. 80/2005/ND-CP of June 22, 2005, on assignment, sale, business contracting and lease of state companies;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 109/2003/QD-TTg of June 5, 2003, on the establishment of the company for purchase and sale of enterprises' outstanding debts and assets;
The Ministry of Finance hereby guides the order, procedures for, and financial handling of, activities of purchasing, selling, transferring, receiving and handling outstanding debts and assets of enterprises as follows:

GENERAL PROVISIONS

1. Scope of application: This Circular guides the order, procedures for, and financial handling of, activities of: purchasing, selling and handling outstanding debts and assets between enterprises, economic organizations or individuals and the company for purchase and sale of enterprises' outstanding debts and assets on the principle of agreement; purchasing, selling and handling outstanding debts and assets under the Prime Minister's designation; transferring, receiving and handling debts and assets already excluded from the enterprises' value upon transformation of ownership of state companies.

2. Objects of application:

2.1. The company for purchase and sale of enterprises' outstanding debts and assets, established under the Prime Minister's Decision No. 109/2003/QD-TTg of June 5, 2003 (hereinafter called the debt purchase and sale company for short).

2.2. Enterprises having receivable debts, outstanding assets sold to the debt purchase and sale company;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.4. Enterprises, organizations and individuals having payable debts;

2.5. Enterprises and organizations keeping others' debts and/or assets excluded from the enterprises' value upon transformation of ownership of state companies.

3. The terms used in this Circular are construed as follows:

3.1. "Outstanding debts" mean receivable or payable debts which have become overdue but not yet been received or paid.

3.2. "Creditors" mean enterprises, organizations or individuals having receivable debts.

3.3. "Debtors" mean enterprises, organizations or individuals having payable debts.

3.4. "Asset owners" mean enterprises, organizations or individuals having the ownership right over assets.

3.5. "Outstanding assets" mean finished products, supplies, goods and/or fixed assets under the ownership of enterprises, which are left in stock but no longer needed for use by the enterprises.

3.6. "Purchase, sale of outstanding debts, assets" mean the sale by creditors of receivable debts or by owners of outstanding assets to the debt purchase and sale company which, as a result, becomes new creditor of the debtors or new owner of the assets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The debt purchase and sale company shall be entitled to purchase, sell or handle outstanding debts and assets, including the value of land use rights, at agreed or designation prices; to sell assets pledged or mortgaged for debts which it has purchased, including the value of land use rights, according to current regulations.

5. When their contracts for purchase and sale of outstanding debts and/or assets become effective, the involved parties shall have the following rights and obligations:

- All the rights and obligations of the creditors (the debt sellers), the asset owners (the asset sellers) are transferred to the purchasers.

- The creditors and asset owners shall have to transfer all debts and assets together with the related dossiers and documents in strict accordance with the contracts and current legal provisions, and also to inform the debtors of the change of creditors of the sold debts.

- The purchaser shall inherit all rights and obligations of the creditors towards the purchased debts, have the rights and obligations of asset owners towards the purchased assets.

- The debtors shall have to fulfill the debt payment obligation, supply documents and information related to their debts and fulfill other debt-related obligations towards the debt purchaser in accordance with the provisions of law.

6. For the debts and assets excluded from enterprises' value, after signing the transfer records, the debt purchase and sale company is entitled to inherit all rights and obligations of the creditors towards the received debts; have all the rights and obligations of the asset owners towards the received assets. The debtors shall have to fulfill their debt payment and other obligations towards the debt purchase and sale company.

7. For outstanding debts and assets it has purchased or those assigned by the State to it for handling, the debt purchase and sale company may handle them by the following modes:

- Recovering debts, selling debts, selling or exploiting security assets;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Using outstanding debts or assets for contribution of equities, joint-venture and/or business cooperation capital;

- Other modes not banned by law.

The debt purchase and sale company may repair and upgrade outstanding assets so as to raise the efficiency of their handling by the above-said modes.

The order and procedures for handling of outstanding debts and assets as well as the debt purchase and sale company's competence therefor is specified in its Financial Management Regulation.

8. Activities of purchasing and selling outstanding debts and assets must be recorded in writing under current regulations.

9. Purchasers of outstanding debts and/or assets shall have to monitor and account all expenses for debt and/or asset purchase, including prices of purchasing outstanding debts and/or assets as stated in vouchers, asset transportation freights, asset repair and upgrading expenses (if any), and shall monitor the value of debt principals on the out-of-balance sheet accounts.

10. When purchasing outstanding debts and/or assets of the debt purchase and sale company, enterprises and/or economic organizations shall comply with the market prices through negotiation, auction or bidding according to current regulations. The order, procedures for, and financial handling of, the purchased outstanding debts and/or assets shall be the same as those applicable to activities of purchasing and selling outstanding debts and assets agreed upon with the debt purchase and sale company.

11. The debt purchase and sale company shall have to pay taxes in accordance with the current provisions of tax law.

SPECIFIC PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Order, procedures for purchasing, selling outstanding debts and assets

1.1. The purchase and sale of outstanding debts and assets shall be effected on the basis of contracts signed between the two parties.

1.2. The purchase and sale of outstanding debts and assets shall comply with market prices by mode of agreement, bidding or auction according to current regulations.

2. Financial handling of debt-purchasing and -selling activities

2.1. For the debt purchase and sale company:

The purchased debts shall be regarded as a special type of goods. The financial handling thereof shall comply with the Financial Management Regulation of the debt purchase and sale company.

2.2. For debt sellers

a/ Where the sold debts are receivable debts which are irrecoverable, have been handled by the creditors under the State's regulations and are being monitored in out-of-balance sheet accounts, the proceeds from the sale of these debts shall be accounted into the sellers' other incomes.

b/ Where the sold debts are debts being monitored in the accounting balance sheets, the proceeds from the sale thereof shall not be accounted into the debt sellers' revenues but recorded as decreases in the corresponding receivable amounts. The negative difference between the proceeds from the sale of debts and the value of such debts recorded in the accounting books shall be offset with the following sources in the following order:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If the provision for bad receivables or the risk provision or the financial provision fund is not enough for offsetting, the deficit shall be accounted into business costs.

+ For state enterprises: In case of accounting it into business costs for 02 (two) consecutive years, if the enterprises suffer from losses and are incapable of offsetting them but do not fall into the cases of dissolution or bankruptcy, they shall compile dossiers to report thereon to competent state bodies for consideration and decision to reduce their state capital in accordance with current regulations.

+ For state enterprises undergoing ownership transformation: In case of accounting the deficit into business costs, if they suffer from losses, their state capital may be subtracted to offset such losses before they are transformed.

2.3. For debtors

After paying all debts, if the actually paid amounts, which are accepted by the debt purchase and sale company, are lower than the value of the debts recorded in accounting books, the difference may be accounted into other incomes.

If the actual value of debts contributed as equities or joint-venture or business cooperation capital, which is accepted by the debt purchase and sale company, is lower than the value of the debts recorded in accounting books, the difference may be accounted into other incomes.

3. Financial handling of activities of purchasing and selling outstanding assets

3.1. For the debt purchase and sale company:

The purchased assets shall be regarded as commodities. The financial handling thereof shall comply with the provisions of the Financial Management Regulation of the debt purchase and sale company.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The proceeds from the sale of assets shall be accounted into the enterprises' other incomes. The remaining value of assets stated in accounting books and the sale expenses shall be accounted into other expenses according to current regulations.

II. FOR ACTIVITIES OF PURCHASING AND SELLING OUTSTANDING DEBTS AND ASSETS UNDER DESIGNATION

1. Subjects entitled to sell outstanding debts and assets under designation

1.1. Equalized state companies, in cases where the value of the state capital portions at enterprises is not enough for clearance of accumulated losses and irrecoverable debts or where the value of the state capital portions at enterprises, after being reduced, is not enough to ensure the required state capital level in the new joint-stock companies under the approved plans in compliance with current regulations.

1.2. State enterprises, which need to be maintained with 100% state capital according to the enterprise reorganization, renewal and development schemes approved by the Prime Minister, which, however, suffer from losses, are incapable of paying debts, and have outstanding debts and assets arising due to the following causes:

- Execution of decisions of competent State bodies.

- Changes in the State's mechanisms and policies, which directly affect the enterprises.

- Other objective and force majeure circumstances, such as natural calamities, epidemics.

1.3. Other subjects as decided by the Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Order and procedures for purchase and sale of debts and assets under designation

3.1. Enterprises having outstanding debts and assets and falling into the subjects defined at Point 1, Section II, Part Two of this Circular shall have to compile dossiers on their outstanding debts and assets, each comprising:

- A report on the handling of outstanding debts and/ or assets, clearly stating the reasons for the proposal to sell outstanding debts, assets under designation.

- The efficient business plan approved by a competent authority (for the case specified at Item 1.2, Point 1, Section II, Part Two of this Circular).

- The legal documents and documents related to the outstanding debts and assets.

- The financial statements of the latest three years.

3.2. The dossiers shall be sent to the representatives of owners of the enterprises (ministers, heads of ministerial-level agencies, presidents of People's Committees of the provinces or centrally-run cities, managing boards of state corporations) and the Ministry of Finance.

3.3. Within 45 days as from the date of receiving the dossiers, the representatives of owners of the enterprises shall assume the prime responsibility for, and join the concerned functional bodies in, appraising the purchase and sale conditions under designation and send them to the Finance Minister for decision under authorization of the Prime Minister or submission to the latter for decision.

3.4. The debt purchase and sale company shall have to organize the handling of outstanding debts and assets purchased under designation by mode of agreement, bidding or auction under current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Financial handling of activities of purchasing, selling outstanding debts and assets under designation

4.1. For the debt purchase and sale company

a/ The debt purchase and sale company shall use its business capital to pay the sellers under the signed economic contracts;

b/ The value recovered from the outstanding debts and assets already purchased under designation shall be handled like in cases of purchasing and selling outstanding debts and assets under agreement as mentioned at Points 2 and 3, Section I, Part Two of this Circular.

c/ Quarterly, the debt purchase and sale company shall report to the Ministry of Finance on the results of purchase, sale and handling of outstanding debts and assets under designation.

4.2. For enterprises selling outstanding debts and assets

For enterprises selling outstanding debts and assets, the financial handling shall comply with the provisions of Item 2.2, Point 2, Section I, Part Two and Item 3.2, Point 3, Section I, Part Two of this Circular.

4.3. For debtors

For debtors, the financial handling shall comply with the provisions of Item 2.3, Point 2, Section I, Part Two of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Transfer and receipt

1.1. The transferors:

1.1.1. The representatives of owners of debts and assets which have been excluded from the value of enterprises upon transformation of ownership of state companies shall be ministries, ministerial-level agencies, for enterprises attached to ministries; presidents of provincial/municipal People's Committees, for enterprises established under decisions of provincial/municipal People's Committees, and the managing boards of state corporations, for member enterprises of corporations. The representatives of owners may authorize the enterprises which are keeping others' debts and assets to carry out the transfer.

1.1.2. Enterprises undergoing ownership transformation and currently keeping other's debts and assets already excluded from the value of enterprises.

1.2. The recipient is the debt purchase and sale company.

1.3. Contents of debt and asset transfer and receipt

a/ Receivable debts, which include receivables already excluded from the value of an equitized enterprise but not yet handled by the time the decision on valuation of such enterprise is issued.

The transferors shall classify debts according to the following criteria: debts with complete dossiers and existing debtors; debts with incomplete dossiers and non-existing debtors, and transfer all those debts to the debt purchase and sale company.

b/ Assets, which include assets no longer needed by enterprises, unsold assets, assets awaiting liquidation which, by the time of issuance of decisions on value of enterprises, have not yet been handled. Before the transfer, enterprises must classify assets according to the following criteria:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Unsalable assets with unrecoverable value, which should be dismantled or destroyed.

c/ Enterprises must remit to the debt purchase and sale company the proceeds from the handling of outstanding debts and assets which must be transferred under the provisions of Items 1.3 (a) and 1.3 (b), Point 1, Section III, Part Two of this Circular.

2. Transfer and receipt procedures

2.1. The representatives of owners (or authorized persons) shall together with the enterprises currently keeping others' debts and assets already excluded from the enterprises' value or enterprises currently undergoing ownership transformation and having obtained enterprise valuation decisions (referred to collectively as enterprises) shall transfer debts and assets to the debt purchase and sale company.

2.2. The transfer and receipt of debts and assets must be recorded in writing which must be signed by three parties (the representative of the owner, the enterprise and the debt purchase and sale company). The major contents of such a minutes include:

a/ The quantity and value, which are reflected in accounting books, of debts and assets excluded from the enterprise's value, at the time of valuation of the enterprise.

b/ The quantity and value, which are reflected in accounting books, of debts and assets excluded from the enterprise's value and already handled by the enterprise itself in the period from the time of its valuation to the time of announcement of its value.

c/ The quantity and value, which are reflected in accounting books, of debts and assets excluded from the enterprise's value, to be transferred to the debt purchase and sale company at the time of deciding on announcement of the enterprise's value (to be determined as equal (=) to the quantity and value of debts and assets mentioned at Item 2.2 (a), Point 2, Section III, Part Two, minus (-) the quantity and value of debts and assets mentioned at Item 2.2 (b), Point 2, Section III, Part Two of this Circular), which shall be classified into receivable debts with complete dossiers and existing debtors; receivable debts with incomplete dossiers and non-existing debtors; salable assets with recoverable value; and assets with irrecoverable value, to be dismantled or destroyed.

d/ The quantity and value, which are reflected in accounting books, of debts and assets excluded from the enterprise's value, which are actually transferred to the debt purchase and sale company and classified into receivable debts with complete dossiers and existing debtors; receivable debts with incomplete dossiers and non-existing debtors; salable assets with recoverable value; and assets with irrecoverable value, to be dismantled or destroyed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The difference arising from debt and asset handling by the enterprise in the period from the time the decision on its valuation is issued to the time the debt and asset are transferred to the debt purchase and sale company; the actual proceeds from debt and asset handling; the money amount already remitted under regulations and the amount remittable to the debt sale and purchase company.

- The difference arising from losses and other causes (clearly stating the causes for each specific case).

3. Responsibilities of the transferors and the recipients

3.1. The transferors:

3.1.1. The owner-representing agencies: To direct the enterprises to prepare dossiers and documents related to the to be-transferred debts and assets; together with the debt purchase and sale company and the enterprises to work out and implement plans on transfer of all debts and assets not included in the value of enterprises upon ownership transformation; to assume the prime responsibility for handling deficit assets arising before the time of transfer to the debt purchase and sale company according to the State's current regime.

3.1.2. Enterprises: To prepare all relevant dossiers and documents, classify debts and assets according to the provisions of Item 1.3, Point 1, Section III, Part Two of this Circular so as to transfer all debts and assets excluded from their value upon ownership transformation of state companies to the debt purchase and sale company; to continue keeping others' assets at the request of the debt purchase and sale company and take responsibility for paying compensations to the latter for assets lost in the course of keeping; to coordinate with the debt purchase and sale company in handling the transferred assets.

3.1.3. Within 30 days after obtaining decisions on valuation of enterprises, the transferors shall have to transfer all debts and assets already excluded from the enterprises' value (enclosed with related dossiers) to the debt purchase and sale company.

3.2. The recipients:

- To reach agreement with the transferors on the receipt plans.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To recover debts, handle assets they have received according to the provisions of Point 3.5, Section II, Part Two of this Circular.

- Quarterly, the debt purchase and sale company shall report to the Ministry of Finance on the results of handling of debts and assets they have received.

4. Principles for handling of received outstanding debts and assets upon transfer and receipt

4.1. The revaluation of outstanding debts and assets before handling and sale of outstanding debts (including debt-security assets) shall be conducted by the debt purchase and sale company as follows:

- Hiring an organization with valuation function to valuate assets before handling. As for assets in stock of an enterprise at an address, which has a remaining value of under VND 500 million as reflected in accounting books, before selling, leasing or contributing them as equities, joint-venture or business cooperation capital, the debt purchase and sale company shall valuate them by itself or conduct such valuation through an enterprise or organization with the valuation function.

- Putting assets in stock and debt-security assets on auction. As for assets in stock of an enterprise at an address, which is totally valued at under VND 100 million as shown by valuation results of an agency with the valuation function, the debt purchase and sale company may opt for the sale of assets so as to speed up the recovery of capital and ensure publicity, transparency and efficiency.

- Hiring professional auctioning organizations to put assets on auction or organizing the auction of such assets according to regulations. Enterprises with excluded assets may participate in the auction to purchase them. Where the assets cannot be sold even through auction under legal provisions (no one registers to purchase the assets or wins the auction), the debt purchase and sale company may determine new starting prices to continue with the auction.

4.2. Handling of debts and assets with irrecoverable value

- For irrecoverable debts whose debtors no longer exist or still exist but are incapable of paying debts or debts with incomplete legal dossiers, the debt purchase and sale company shall report thereon to the Ministry of Finance for debt remission.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Financial handling of debts and assets upon their transfer and receipt

5.1. For the debt purchase and sale company

The money amounts collected from the recovery of debts, sale or exploitation of outstanding assets; the outstanding debts and assets received for conversion into equities, joint-venture or business cooperation capital shall be used as follows:

- To cover expenses for repair or upgrading of assets (if any).

- To set aside 20% of the money recovered from debts and assets for the debt purchase and sale company to cover expenses for receipt and management of such debts and assets; to cover valuation and auction expenses (if any); to cover expenses for destruction of to-be destroyed assets with irrecoverable value and to encourage the quick and efficient handling of transferred outstanding debts and assets so as to recover capital for the State.

- To set aside 10% of the money from the recovered debts and assets for payment to the enterprises keeping such assets to cover expenses for asset management and keeping.

- To remit the remainder into the state budget.

5.2. For enterprises: On the basis of the debt and asset transfer minutes, enterprises shall record as decrease the value of the delivered debts and assets. They shall enjoy the money gained from keeping others' assets and joining in selling them as provided for at Point 5.1, Point 5, Section III, Part Two of this Circular.

5.3. For state corporations: When transferring debts and assets excluded from the enterprises' value to the debt purchase and sale company, the owners may account them as capital decreases.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

This Circular takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and replaces Circular No. 39/2004/TT-BTC of May 11, 2004.

If facing any problems in the course of implementation, ministries, branches, localities and enterprises should report them to the Ministry of Finance for study and settlement.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER





Tran Xuan Ha

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 38/2006/TT-BTC of May 10, 2006, guiding the order, procedures for, and financial handling of, activities of purchasing, selling, transferring, receiving and handling outstanding debts and assets of enterprises.
Official number: 38/2006/TT-BTC Legislation Type: Circular
Organization: The Ministry of Finance Signer: Tran Xuan Ha
Issued Date: 10/05/2006 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 38/2006/TT-BTC of May 10, 2006, guiding the order, procedures for, and financial handling of, activities of purchasing, selling, transferring, receiving and handling outstanding debts and assets of enterprises.

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status