CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
********
|
Số: 120-CP
|
Hà Nội, ngày 17
tháng 9 năm 1994
|
NGHỊ
ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 120-CP NGÀY 17-9-1994 BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM
THỜI VỀ VIỆC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU, CỔ PHIẾU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thủ trưởng các ngành có liên quan,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.
Nay ban
hành kèm theo Nghị định này Quy chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu, cổ
phiếu doanh nghiệp Nhà nước, trừ doanh nghiệp là ngân hàng quốc doanh, để làm
thử nghiệm.
Điều 2.
Bộ trưởng
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy chế ban hành kèm theo Nghị
định này và xét chọn các doanh nghiệp được làm thử nghiệm.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xét
chọn và hướng dẫn Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng đầu tư và phát triển quốc
doanh thử nghiệm phát hành trái phiếu.
Sau 1 năm thử nghiệm, Bộ trưởng
Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tổng kết rút kinh nghiệm bổ sung
và hoàn thiện văn bản pháp quy để Chính phủ xem xét ban hành chính thức cùng với
các văn bản pháp quy khác về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Điều 3.
Nghị định
này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1994.
Điều 4.
Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành
Nghị định này.
QUY CHẾ TẠM THỜI
VỀ VIỆC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU, CỔ PHIẾU DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 120-CP ngày 17-9-1994 của Chính phủ)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Trái phiếu
doanh nghiệp Nhà nước là chứng chỉ vay nợ có kỳ hạn và có lãi do doanh nghiệp
Nhà nước phát hành nhằm vay vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất - kinh doanh
và đổi mới thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp.
Điều 2.
Cổ phiếu
doanh nghiệp Nhà nước là chứng chỉ thừa nhận vốn của chủ sở hữu cổ phiếu do
doanh nghiệp Nhà nước phát hành nhằm huy động góp vốn vào doanh nghiệp Nhà nước
đang hoạt động hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp mới mà Nhà nước là người
sáng lập.
Điều 3.
Việc mua
và thanh toán trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện thống
nhất bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người mua trái phiếu chỉ có vàng hoặc ngoại
tệ thì chuyển đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái và giá vàng do Ngân
hàng Nhà nước công bố tại thời điểm mua.
Điều 4.
Trái phiếu,
cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước được mua bán, chuyển nhượng, thừa kế và có thể
dùng làm tài sản thế chấp, cầm cố trong các quan hệ tín dụng; không được dùng để
thay thế tiền trong lưu thông hoặc nộp thuế cho Nhà nước.
Điều 5.
Người được
mua trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước gồm:
a) Người Việt Nam trong và ngoài
nước, người nước ngoài làm việc và sinh sống tại Việt Nam.
b) Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc
các lĩnh vực và thành phần kinh tế.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước,
Ngân hàng Thương mại, Công ty Tài chính, Tổ chức tín dụng, Công ty Bảo hiểm, Quỹ
Bảo hiểm, Quỹ Đầu tư, việc mua trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước thực
hiện theo quy định của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.
c) Các Hội và đoàn thể quần
chúng.
d) Các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Chính phủ
Việt Nam cho phép mua trái phiếu, cổ phiếu.
e) Nghiêm cấm các cơ quan Nhà nước,
lực lượng vũ trang, các đoàn thể xã hội sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cấp để
mua trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước.
Điều 6.
Doanh nghiệp
Nhà nước phát hành trái phiếu, cổ phiếu có trách nhiệm:
Thanh toán đầy đủ (gốc, lãi),
đúng hạn cho chủ sở hữu trái phiếu.
Thanh toán lợi tức cổ phần cho
chủ sở hữu cổ phiếu và giá trị còn lại của cổ phiếu trong trường hợp doanh nghiệp
giải thể, sáp nhập hoặc phá sản.
Điều 7.
Các loại
trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước được phát hành bằng các phương thức
sau:
a) Trực tiếp tại doanh nghiệp
Nhà nước.
b) Thông qua các đại lý là các tổ
chức trung gian tài chính: Ngân hàng Thương mại, Công ty Tài chính, Công ty Bảo
hiểm.
Các đại lý phát hành trái phiếu,
cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước được hưởng một khoản phí phát hành theo sự hướng
dẫn của Bộ Tài chính.
c) Việc phát hành trái phiếu
doanh nghiệp Nhà nước có thể bằng phương thức đấu giá theo quy chế do Bộ Tài
chính ban hành. Tổ chức trúng thầu được bán lại trái phiếu cho các đối tượng
quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
Điều 8.
Các doanh
nghiệp Nhà nước muốn được phát hành trái phiếu, cổ phiếu phải có đầy đủ các điều
kiện quy định tại Điều 18 và Điều 25 Quy chế này và phải gửi đến Bộ Tài chính bộ
hồ sơ xin phát hành trái phiếu, cổ phiếu quy định tại Điều 19 và Điều 26 của
Quy chế này.
Điều 9.
Trong thời
gian không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin phát hành trái phiếu, cổ
phiếu doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Tài chính xem xét, cấp giấy phép cho doanh nghiệp
phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện phát
hành trái phiếu, cổ phiếu, Bộ Tài chính phải thông báo rõ lý do.
Điều 10.
Trong thời
hạn 30 ngày sau khi nhận được giấy phép phát hành trái phiếu, cổ phiếu, doanh
nghiệp Nhà nước phải công bố công khai các nội dung có liên quan đến việc phát
hành trái phiếu, cổ phiếu trên các phương tiện thông tin đại chúng và triển
khai kế hoạch phát hành trái phiếu, cổ phiếu theo phương án được duyệt.
Điều 11.
Trường hợp
hết thời hạn phát hành trái phiếu, cổ phiếu của một đợt hoặc nhiều đợt đã ghi
trong giấy phép nhưng số vốn huy động chưa đủ, doanh nghiệp Nhà nước có thể được
Bộ Tài chính xem xét cho gia hạn nhưng không nhất thiết kéo dài cho tới khi huy
động đủ vốn.
Điều 12.
Kết thúc
đợt phát hành trái phiếu, cổ phiếu, doanh nghiệp Nhà nước có trách nhiệm báo
cáo kết quả phát hành gửi Bộ Tài chính và cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp của
doanh nghiệp.
Điều 13.
Toàn bộ số
thu về phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước phải hạch toán theo
đúng quy định hiện hành của Nhà nước, phải được sử dụng đúng mục đích dự án đã
được duyệt và định kỳ báo cáo Bộ Tài chính.
Điều 14.
Chủ sở hữu
trái phiếu, cổ phiếu phải chịu trách nhiệm về việc làm hỏng, làm mất trái phiếu,
cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước mà mình đã mua. Đối với loại trái phiếu ký danh
bị mất, nếu chủ sở hữu chứng minh được quyền sở hữu trái phiếu của mình và trái
phiếu đó chưa bị người khác lợi dụng thanh toán, sẽ được thanh toán khi đến hạn.
Chủ sở hữu trái phiếu, cổ phiếu
có thể gửi trái phiếu, cổ phiếu tại các Ngân hàng Thương mại để bảo quản và phải
thanh toán phí bảo quản theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 15.
Mọi hành
vi làm và lưu hành trái phiếu giả, cổ phiếu giả đều bị xử lý theo pháp luật như
hành vi làm và lưu hành tiền giả.
Chương 2:
PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Điều 16.
Trái phiếu
doanh nghiệp Nhà nước bao gồm các loại ký danh và vô danh có thời hạn từ 1 năm
trở lên. Người mua trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước được lựa chọn mua các loại
trái phiếu thích hợp với số lượng không hạn chế.
Điều 17.
Lãi suất
trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước phải bảo đảm cho người mua trái phiếu được hưởng
lãi suất thực cộng (+) với chỉ số trượt giá và hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Bộ Tài chính thoả thuận với Ngân
hàng Nhà nước để quyết định mức lãi suất trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước theo
các phương thức sau:
1- Lãi suất cố định áp dụng cho
cả thời hạn của trái phiếu.
2- Lãi suất cố định áp dụng hàng
năm trong thời hạn của trái phiếu.
3- Lãi suất để chỉ đạo tổ chức đấu
giá chọn lãi suất trái phiếu.
Điều 18.
Doanh
nghiệp Nhà nước muốn được phát hành trái phiếu phải có đủ các điều kiện:
1- Đã được cấp giấy phép sản xuất
- kinh doanh.
2- Dự án đầu tư có hiệu quả, được
tổ chức bảo lãnh xem xét chấp thuận.
3- Hoạt động sản xuất - kinh
doanh của doanh nghiệp ba năm trước khi phát hành trái phiếu có lãi, tài chính
lành mạnh và có triển vọng phát triển.
4- Không vi phạm pháp luật Nhà
nước và kỷ luật tài chính.
5- Được Bộ Tài chính hoặc tổ chức
trung gian tài chính có uy tín bảo lãnh.
6- Phải nộp tiền ký quỹ cho tổ
chức bảo lãnh. Thể thức nộp và hoàn trả tiền ký quỹ do Bộ Tài chính quy định.
Điều 19.
Doanh
nghiệp Nhà nước muốn phát hành trái phiếu phải gửi hồ sơ đến Bộ Tài chính, bao
gồm:
1- Dự án đầu tư được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
2- Phương án phát hành trái phiếu
doanh nghiệp Nhà nước.
3- Đơn xin phát hành trái phiếu.
4- Giấy đề nghị Bộ Tài chính bảo
lãnh theo mẫu quy định của Bộ Tài chính hoặc hợp đồng bảo lãnh với một tổ chức
tài chính.
5- Các báo cáo tài chính 3 năm
liên tục trước khi xin phát hành trái phiếu có xác nhận của cơ quan kiểm toán
hoặc cơ quan cơ thẩm quyền phê duyệt quyết toán tài chính.
Điều 20.
Việc chuyển
nhượng quyền được sở hữu đối với trái phiếu ký danh và thanh toán các loại trái
phiếu đến hạn, được thực hiện tại nơi phát hành hoặc tại các địa điểm thuận tiện
cho chủ sở hữu trái phiếu. Tiền gốc trái phiều được thanh toán đúng hạn. Tiền
lãi trái phiếu được thanh toán theo định kỳ, hoặc thanh toán một lần đúng hạn.
Điều 21.
Nguồn
thanh toán trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước được lấy từ khấu hao cơ bản và lợi
nhuận thu được của công trình đầu tư bằng nguồn vốn phát hành trái phiếu, sau
khi đã nộp thuế theo luật định. Trường hợp đến hạn thanh toán trái phiếu, nếu
các nguồn thu nói trên chưa đủ, doanh nghiệp Nhà nước phải dúng các loại quỹ và
các nguồn vốn hợp pháp để thanh toán; không được phát hành trái phiếu mới để
thanh toán các trái phiếu đến hạn. Khi sử dụng các nguồn vẫn không đủ để thanh
toán, thì tổ chức bảo lãnh bảo đảm thanh toán đúng hạn cho chủ sở hữu trái phiếu.
Điều 22.
Tiền lãi
trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước và chi phí phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Nhà nước tính vào giá trị công trình đầu tư bằng nguồn vốn phát hành trái phiếu.
Chương 3:
PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Điều 23.
Chủ sở hữu
cổ phiếu (cổ đông) được hưởng các quyền lợi và chịu trách nhiệm:
1- Được quyền tham gia đại hội cổ
đồng, ứng cử và bầu cử vào Hội đồng quản trị, biểu quyết các vấn đề quan trọng
và sửa đổi, bổ sung Điều lệ, phương án kinh doanh, phân chia lợi nhuận...
2- Được hưởng lợi tức cổ phần
căn cứ vào kết quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
3- Được hưởng các ưu đãi về thuế
đối với các khoản thu nhập từ lợi tức cổ phần mang lại theo Luật thuế hiện
hành.
4- Phải chịu rủi ro khi doanh
nghiệp giải thể (hoặc phá sản) theo Điều lệ của doanh nghiệp và Luật phá sản
doanh nghiệp.
Điều 24.
Mỗi cổ
đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu, nhưng không được sở hữu vượt quá quy định
của Điều lệ doanh nghiệp.
Điều 25.
Các doanh
nghiệp Nhà nước được phép phát hành cổ phiếu phải bảo đảm các điều kiện sau:
1- Đối với các doanh nghiệp đang
hoạt động, muốn phát hành cổ phiếu phải là những doanh nghiệp đã được cấp giấy
phép sản xuất - kinh doanh và được phép cổ phần hoá theo quy định của Nhà nước.
2- Đối với doanh nghiệp thành lập
mới phải có quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền theo quy định hiện hành
của Nhà nước và phải bảo đảm vốn cổ phần của Nhà nước không dưới 30% tổng số vốn
của doanh nghiệp.
Vốn huy động từ cổ phiếu trong
thời gian chưa sử dụng phải gửi tại Kho bạc Nhà nước. Trường hợp huy động cổ
phiếu không đủ cho quy mô của dự án, phải hoàn trả cả gốc và lãi theo lãi suất
tín phiếu kho bạc cho người đã mua cổ phiếu.
Điều 26.
Doanh
nghiệp Nhà nước muốn phát hành cổ phiếu phải gửi đến Bộ Tài chính hồ sơ sau
đây:
1- Đơn xin phát hành cổ phiếu.
2- Điều lệ doanh nghiệp.
3- Đề án sản xuất - kinh doanh
hoặc luận chứng kinh tế - kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4- Phương án phát hành cổ phiếu.
5- Dự thảo thông báo phát hành cổ
phiếu theo nôi dung do Bộ Tài chính quy định.
Điều 27.
Doanh
nghiệp Nhà nước được phép phát hành cổ phiếu phải:
Thực hiện các quy định, thủ tục
về quản lý tài chính và báo cáo tài chính theo pháp luật hiện hành.
Công bố thông báo phát hành cổ
phiếu, Điều lệ doanh nghiệp, kết quả hoạt động tài chính, phẩm chất Ban quản lý
điều hành, và các thông tin khác trên phương tiện thông tin đại chúng.
Nộp các khoản chi phí về in ấn cổ
phiếu, phí cấp giấy phép, phí đại lý phát hành và lưu giữ cổ phiếu do Bộ Tài
chính quy định.
Chương 4:
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA
CÁC CƠ QUAN
Điều 28.
Bộ Tài
chính có trách nhiệm:
Phối hợp với các Bộ, ngành quản
lý sản xuất - kinh doanh và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương xét chọn những doanh nghiệp Nhà nước có đủ điều kiện được phát hành
trái phiếu, cổ phiếu và cấp giấy phép phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp
Nhà nước;
Quy định hình thức, thủ tục phát
hành trái phiếu, cổ phiếu;
Quy định nội dung và kiểm tra
tính chân thực các thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu, cổ phiếu;
Giám sát quá trình phát hành sử
dụng vốn và thành toán trái phiếu;
Kiểm tra, giám sát việc phân
chia lợi tức cổ phần và thành toán lãi cổ phiếu;
Quản lý việc in trái phiếu, cổ
phiếu;
Quy định mức phí đại lý phát
hành (Điều 7), phí bảo quản trái phiếu, cổ phiếu (Điều 14), và quy định chi phí
phát hành, thanh toán trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước;
Đình chỉ phát hành trái phiếu, cổ
phiếu đối với những doanh nghiệp vi phạm Quy chế này;
Xem xét cho các doanh nghiệp được
gia hạn phát hành trái phiếu, cổ phiếu;
Thẩm tra việc bảo lãnh thanh
toán trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước;
Thoả thuận với Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam công bố lãi suất trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước.
Điều 29.
Cơ quan quản
lý Nhà nước trực tiếp của doanh nghiệp có trách nhiệm:
Thẩm tra và quyết định hoặc
trình cấp có thẩm quyền quyết định dự án đầu tư sản xuất - kinh doanh của doanh
nghiệp Nhà nước;
Duyệt phương án phát hành trái
phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước gửi Bộ Tài chính;
Giám sát việc phát hành và sử dụng
vốn đúng mục đích, có hiệu quả;
Kiểm tra, giám sát việc thu hồi
vốn và thành toán trái phiếu đến hạn; phân chia lợi tức cổ phiếu;
Tham gia với Bộ Tài chính và
Ngân hàng Nhà nước tổng kết rút kinh nghiệm việc thử nghiệm phát hành trái phiếu,
cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước.
Điều 30.
Ngân hàng
Nhà nước có trách nhiệm:
Hướng dẫn các Ngân hàng Thương mại,
Công ty tài chính thực hiện nghiệp vụ đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu;
Quy định việc mua trái phiếu, cổ
phiếu của Ngân hàng Thương mại, Công ty tài chính;
Các quy định về thế chấp, cầm cố
trái phiếu, cổ phiếu trong quan hệ tín dụng.