QUỐC HỘI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Luật
số: 63/2010/QH12
|
Hà Nội, ngày 24 tháng 11
năm 2010
|
LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ
sung một số điều theo Nghị quyết số
51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội
số 31/2001/QH10 và Luật bầu cử đại biểu
Hội đồng nhân dân số 13/2003/QH11.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại
biểu Quốc hội.
1. Điều 12 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 12
1. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội chia thành nhiều khu vực bỏ phiếu. Khu vực bỏ phiếu bầu cử
đại biểu Quốc hội đồng thời
là khu vực bỏ phiếu bầu
cử đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp.
2. Mỗi khu vực bỏ phiếu có từ ba trăm đến bốn nghìn cử tri. Ở miền núi, hải đảo và những
nơi
dân cư không tập trung thì dù chưa có tới ba trăm cử tri cũng được thành lập một khu vực bỏ phiếu.
Việc chia khu vực bỏ phiếu do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định và do Uỷ ban nhân
dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn. Đối với
những nơi không có đơn
vị hành chính xã, phường, thị trấn thì việc chia khu vực bỏ phiếu do Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh quyết định.
Đơn vị vũ trang nhân dân thành lập khu vực bỏ phiếu riêng, trừ trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương
có chung một khu vực bỏ phiếu.
Bệnh viện, nhà hộ sinh, nhà an dưỡng, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc
người
cao tuổi có từ năm mươi cử tri trở
lên có thể thành lập khu
vực bỏ phiếu riêng.
Cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh đối với những người đang chấp hành quyết định xử lý vi
phạm hành chính có thể thành
lập khu vực bỏ phiếu riêng.”
2. Điều 13 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 13
Các tổ chức phụ
trách bầu cử
đại biểu Quốc hội bao gồm:
1. Hội đồng bầu
cử
ở trung ương;
2. Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Ban bầu cử ở đơn
vị bầu cử;
4. Tổ bầu cử ở khu
vực bỏ phiếu.”
3. Điều 14 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 14
1. Chậm nhất là một trăm lẻ năm ngày trước ngày bầu cử, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thành lập
Hội đồng bầu cử ở trung ương để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp. Hội đồng bầu cử có từ mười lăm đến hai
mươi
mốt người gồm Chủ tịch,
các
Phó Chủ
tịch, Tổng thư ký và các uỷ viên là đại diện Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính
phủ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một số cơ quan, tổ chức hữu
quan.
2. Đối với bầu cử đại biểu Quốc hội,
Hội đồng bầu cử có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức bầu
cử trong cả nước; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành quy định của pháp luật về bầu
cử;
b) Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên
truyền và vận động bầu cử;
c) Chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh,
trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử;
d) Nhận và xem xét hồ sơ của người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu
Quốc hội; gửi tiểu sử tóm tắt của những người ứng cử đến Ban thường trực Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam;
đ) Nhận hồ sơ và danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội do Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh
gửi đến;
e) Quy định mẫu thẻ cử tri và phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội;
g) Lập và công bố danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầu
cử trong cả nước;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội của Uỷ ban bầu cử đại biểu
Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ban bầu cử và Tổ bầu cử; giải quyết khiếu
nại, tố cáo về bầu cử đại biểu Quốc hội do Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban bầu cử chuyển đến; giải quyết khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại
biểu Quốc hội; giải quyết khiếu nại về
kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội;
i) Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử do Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và
đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ban bầu cử gửi đến; làm biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước;
k) Quyết định việc bầu cử lại, bầu cử thêm đại biểu Quốc hội hoặc huỷ bỏ kết quả bầu cử đại
biểu Quốc hội ở đơn vị bầu
cử;
l) Công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước;
m) Cấp giấy chứng
nhận cho người trúng
cử đại biểu Quốc hội;
n) Trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội khoá mới biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước và
những hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Quốc hội.
4. Điều 15 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 15
1. Chậm nhất là chín mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định thành lập Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh. Uỷ ban
bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có từ hai mươi mốt đến ba mươi mốt người gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký và các uỷ viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
Danh sách Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải
được báo cáo lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
Hội đồng
bầu cử.
2. Đối với bầu cử đại biểu Quốc hội, Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội ở các đơn vị bầu cử; kiểm tra,
đôn đốc việc thi hành quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội của Ban bầu cử, Tổ bầu
cử;
b) Chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử đại biểu Quốc hội
ở địa phương;
c) Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương;
d) Nhận và xem xét hồ sơ của người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở địa phương giới thiệu ứng cử đại biểu
Quốc hội và hồ sơ của người tự ứng cử đại biểu Quốc hội; gửi danh sách trích ngang và tiểu sử tóm tắt của những người được giới thiệu ứng cử và những người tự ứng cử đại biểu Quốc hội đến
Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận
Tổ quốc tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương;
đ) Nhận tài liệu và phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội từ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương và phân phối cho các Ban bầu cử chậm nhất là hai mươi lăm ngày trước ngày bầu cử;
e) Lập danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo đơn vị bầu cử và báo cáo Hội đồng bầu
cử;
g) Chỉ đạo, kiểm
tra việc lập và niêm yết danh sách cử
tri;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội của Ban bầu cử, Tổ bầu
cử;
giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử đại biểu Quốc hội do Ban bầu cử, Tổ bầu cử chuyển đến;
giải quyết khiếu nại, tố cáo về người
ứng cử đại biểu Quốc hội;
i) Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội của các Ban bầu cử; lập biên bản xác định kết
quả bầu cử đại biểu Quốc hội
ở địa phương;
k) Thông báo kết quả bầu
cử đại biểu Quốc hội ở địa
phương;
l) Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội theo quy định của Hội
đồng bầu cử;
m) Chuyển hồ sơ, biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội đến
Hội
đồng bầu cử;
n) Tổ chức việc bầu cử lại, bầu cử thêm
đại biểu Quốc hội theo quyết định của Hội đồng bầu cử.
5. Điều 16 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 16
1. Chậm nhất là sáu mươi ngày trước
ngày bầu cử, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi thống
nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban Thường trực Uỷ
ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử một Ban bầu cử từ chín
đến mười lăm người
gồm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban,
Thư ký và các uỷ viên là đại diện
Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, một số cơ
quan, tổ chức hữu quan.
2. Ban bầu cử có những nhiệm
vụ và quyền hạn sau đây:
a) Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội của các Tổ bầu
cử;
b) Kiểm tra, đôn đốc
việc bố trí các phòng bỏ
phiếu;
c) Kiểm tra việc lập và niêm yết danh sách cử tri;
d) Phân phối tài liệu và phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội cho các Tổ bầu cử chậm nhất là
mười lăm ngày trước ngày bầu cử;
đ) Niêm yết danh sách những
người
ứng
cử đại biểu Quốc
hội trong đơn vị bầu cử;
e) Chỉ đạo, kiểm
tra công việc bầu cử
đại biểu Quốc hội tại các phòng
bỏ phiếu;
g) Nhận và kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội do các Tổ bầu cử gửi đến; làm biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội ở đơn vị bầu cử để gửi đến Hội
đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử
đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng
nhân dân cấp tỉnh;
h) Nhận và chuyển đến Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bầu
cử đại biểu Quốc hội của các Tổ bầu cử;
i) Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội theo quy định của Hội
đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử
đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng
nhân dân cấp tỉnh;
k) Chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đến
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
l) Tổ chức thực hiện việc
bầu cử lại, bầu cử
thêm đại biểu Quốc hội.”
6. Điều 17 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 17
1. Chậm nhất là ba mươi lăm ngày trước
ngày bầu cử, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sau khi thống nhất với Thường
trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử để thực hiện công tác bầu cử
đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi
mốt người gồm Tổ trưởng, Tổ phó, Thư ký và các uỷ viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ
chức
xã hội, tập thể cử tri ở địa
phương.
Đối với những nơi không có đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn thì Uỷ ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và
Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu
một Tổ bầu cử từ mười một đến hai mươi mốt người gồm Tổ trưởng, Tổ phó, Thư ký và các uỷ viên là đại diện cơ quan nhà
nước, tổ
chức
chính trị - xã hội, tổ chức
xã
hội, tập thể cử tri ở địa phương.
Đơn vị vũ trang nhân dân thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu của mình một Tổ bầu cử từ năm
đến chín người gồm Tổ trưởng, Tổ phó, Thư ký và các uỷ viên là đại diện Chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân.
Trong trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu
thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban
thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và Chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân quyết định
thành lập Tổ bầu cử từ mười một đến hai mươi mốt
người gồm Tổ trưởng, Tổ phó, Thư ký và các uỷ
viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tập thể cử tri ở địa
phương,
đại diện Chỉ huy đơn vị, đại diện
quân nhân.
2. Tổ bầu cử có những nhiệm vụ
và quyền hạn sau đây:
a) Phụ trách công tác bầu cử
trong khu vực bỏ phiếu;
b) Bố trí phòng bỏ phiếu,
chuẩn bị hòm phiếu;
c) Nhận tài liệu và phiếu bầu từ Ban bầu cử; phát thẻ cử tri, phiếu bầu có đóng dấu của Tổ bầu cử
cho cử tri;
d) Thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu,
thời gian bỏ phiếu
trong thời hạn mười ngày trước ngày bầu cử;
đ) Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh nội
quy phòng bỏ phiếu;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về
công tác bầu cử do mình phụ trách;
g) Kiểm phiếu và làm biên bản kết quả
kiểm phiếu để gửi đến Ban bầu cử;
h) Giao biên bản kết quả kiểm phiếu và
toàn bộ phiếu bầu cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
i) Báo cáo tình hình tổ chức và tiến
hành bầu cử theo quy định của các tổ chức phụ trách bầu cử cấp trên;
k) Tổ chức thực hiện việc bầu cử lại,
bầu cử thêm.”
7. Điều 21 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 21
Hội đồng bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Quốc hội sau khi đã trình Quốc hội khoá mới biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Quốc
hội.
Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ban bầu cử, Tổ bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Quốc hội sau khi Hội đồng bầu cử kết thúc việc tổng kết công
tác bầu cử đại biểu Quốc
hội trong cả nước.”
8. Điều 25 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 25
Chậm nhất là ba mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, cơ quan lập danh sách cử tri niêm yết
danh sách đó tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và tại những nơi công cộng của khu vực
bỏ phiếu, đồng thời thông báo
rộng rãi danh
sách cử tri và việc niêm yết để nhân dân
kiểm tra.”
9. Điều 26 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 26
Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu thấy có sai sót thì trong thời hạn hai mươi lăm ngày, kể từ
ngày niêm yết, mọi người có quyền khiếu nại bằng miệng hoặc bằng văn bản với cơ quan lập danh
sách cử tri. Cơ quan lập danh sách cử tri phải ghi vào sổ những khiếu nại đó. Trong thời hạn năm ngày,
kể từ ngày nhận được
khiếu nại, cơ quan lập danh sách
cử tri phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết
kết quả giải quyết.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý về kết quả giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận
được khiếu kiện, Toà án nhân dân phải giải quyết xong. Quyết định của Toà án nhân dân là quyết định
cuối cùng.”
10. Điều 46
được sửa đổi,
bổ sung như sau:
“Điều 46
Căn cứ vào danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội được Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu, Hội đồng bầu cử gửi đến các Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hữu quan danh sách những người
được giới thiệu về ứng cử tại
địa phương.
Hội đồng bầu
cử
lập và công bố danh sách những người
ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước theo danh sách chính thức do Ban thường trực Uỷ ban trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh gửi đến chậm nhất là hai mươi lăm ngày trước ngày bầu
cử.
Trong danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội phải ghi rõ họ, tên, ngày, tháng,
năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hoá, chuyên môn, nghề
nghiệp, chức vụ, nơi làm việc của người ứng cử. Danh sách những người ứng cử được xếp theo
vần chữ cái A, B, C...
Số người trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số đại biểu được bầu ở đơn vị đó; nếu đơn vị bầu cử được bầu ba đại biểu thì số người trong danh sách ứng cử phải nhiều hơn số đại biểu được bầu ít nhất là hai người. Trong trường hợp khuyết người ứng cử vì lý do bất khả kháng
thì do Hội đồng bầu cử quyết
định.
Người ứng cử chỉ được ghi tên vào danh sách ứng cử ở một đơn vị bầu cử.”
11. Điều 55
được sửa đổi,
bổ sung như sau:
“Điều 55
Trường hợp đặc biệt cần hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định thì Tổ bầu cử phải kịp thời báo cáo Ban bầu cử để đề nghị Ủy ban bầu cử trình Hội đồng bầu cử xem xét,
quyết định”.
12. Điều 58
được sửa đổi,
bổ sung như sau:
“Điều 58
Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu
đại biểu Quốc hội.
Cử tri phải tự mình đi bầu, không được nhờ người khác bầu thay, trừ trường hợp quy định
tại Điều 59 của
Luật này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.”
13. Điều 60
được sửa đổi,
bổ sung như sau:
“Điều 60
Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.
Nếu viết hỏng, cử
tri có quyền đổi phiếu bầu khác.
Khi cử tri bỏ phiếu xong,
Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng
dấu “đã bỏ phiếu” vào thẻ cử
tri.”
14. Điều 68
được sửa đổi,
bổ sung như sau:
“Điều 68
1. Sau khi kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử
phải lập biên bản kết quả kiểm phiếu. Biên bản phải ghi rõ:
a) Tổng số cử tri của khu vực
bỏ phiếu;
b) Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu;
c) Số phiếu phát ra;
d) Số phiếu thu vào;
đ) Số phiếu hợp
lệ;
e) Số phiếu không hợp lệ;
g) Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử;
h) Những khiếu nại nhận được, những
khiếu nại đã giải quyết và kết quả giải quyết, những khiếu nại chuyển đến Ban bầu
cử giải quyết.
2. Biên bản được lập thành ba bản, có
chữ ký của Tổ trưởng, Thư ký và hai cử tri được mời chứng kiến việc kiểm phiếu.
Biên bản được gửi đến Ban bầu cử và Uỷ ban nhân dân, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
xã,
phường, thị trấn chậm
nhất là ba ngày sau ngày bầu
cử.”
15. Điều 82
được sửa đổi,
bổ sung như sau:
“Điều 82
Chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày bầu cử bổ sung, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định thành lập ở đơn vị bầu cử Ban bầu cử bổ sung từ ba
đến năm người gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Thư ký và các uỷ viên là đại diện chính quyền
địa phương và Uỷ ban
Mặt trận Tổ quốc ở địa phương.”
16. Điều 83 được sửa
đổi, bổ sung như
sau:
“Điều 83
Chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày bầu cử bổ sung, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử
bổ sung
từ năm đến bảy người
gồm Tổ trưởng, Tổ phó, Thư ký và các uỷ viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, tập thể cử tri ở địa phương.”
Điều 2.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu
Hội đồng nhân dân.
1. Điều 13 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 13
1. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân mỗi cấp
chia thành một hoặc nhiều khu vực bỏ phiếu. Khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đồng thời là khu vực bỏ phiếu bầu
cử đại biểu Quốc hội.
2. Việc thành lập khu vực bỏ phiếu được thực hiện theo quy định
tại Điều 12
của
Luật bầu cử đại biểu Quốc hội.”
2. Điều 15 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 15
Các tổ chức phụ
trách bầu cử
đại biểu Hội đồng nhân dân bao
gồm:
1. Hội đồng bầu
cử
ở trung ương;
2. Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện ở huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở xã, phường, thị trấn (sau
đây gọi chung là Ủy ban bầu cử);
3. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở đơn vị bầu cử (sau đây gọi chung là
Ban bầu cử);
4. Tổ bầu cử ở khu
vực bỏ phiếu.”
3. Bổ sung Điều
15a sau Điều 15 như sau:
“Điều 15a
1. Hội đồng bầu cử được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật bầu cử đại
biểu Quốc hội.
2. Đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Hội đồng bầu
cử có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức bầu cử trong cả nước; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành quy
định của pháp luật về bầu cử;
b) Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử;
c) Chỉ đạo công
tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc
bầu cử;
d) Quy định mẫu phiếu bầu
cử đại biểu Hội đồng
nhân dân;
đ) Hủy bỏ kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và quyết định ngày bầu cử lại ở đơn vị bầu cử
đó.”
4. Điều 16 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 16
1. Việc thành lập Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều
15 của Luật
bầu cử đại biểu Quốc hội.
Đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền
hạn theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Chậm nhất là chín mươi lăm ngày trước ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân cấp huyện, cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường
trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định thành lập Ủy ban bầu cử tương ứng gồm đại diện
Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, một số cơ quan, tổ chức hữu
quan.
Ủy ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân cấp huyện có từ
mười
một đến mười lăm người.
Ủy ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân cấp xã có từ chín
đến mười một người.
Ủy ban bầu cử gồm Chủ tịch, các
Phó Chủ tịch, Thư ký và
các
ủy viên.
Danh sách Ủy ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp xã phải được báo cáo lên Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
cấp
trên trực tiếp.
3. Ủy ban bầu cử
có những nhiệm vụ và quyền
hạn sau đây:
a) Chỉ đạo việc tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương; kiểm tra, đôn đốc việc
thi hành quy định của pháp
luật về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
b) Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân ở địa phương;
c) Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử
đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương;
d) Nhận và xem xét hồ sơ của những người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, thôn, tổ dân phố ở địa
phương giới thiệu ứng cử và những người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân; gửi danh sách
trích ngang và tiểu sử tóm tắt của những người ứng cử và những người tự ứng cử đại biểu Hội đồng
nhân dân đến Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng
cấp;
đ) Giải quyết những khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của
các Ban bầu cử, Tổ bầu
cử;
e) Công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị và số đại biểu được bầu của mỗi đơn vị bầu cử
đại biểu Hội đồng nhân dân
ở địa phương mình;
g) Nhận hồ sơ và công bố danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo
từng đơn vị bầu cử; giải quyết những khiếu nại, kiến nghị về
việc lập danh sách đó;
h) Nhận tài liệu và phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân từ Uỷ ban nhân dân cùng cấp và phân phối cho các Ban bầu cử chậm nhất
là hai mươi lăm ngày trước ngày bầu
cử;
i) Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
do các Ban bầu cử gửi đến; làm biên bản tổng kết cuộc
bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân ở địa phương;
k) Chỉ đạo việc bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định tại các
điều 62, 63, 64 và 65 của Luật
này;
l) Công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng
nhân dân;
m) Trình Hội đồng nhân dân biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và chuyển giao các hồ sơ, tài liệu về cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật
này.”
5. Khoản 1 Điều 17 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“ 1. Chậm nhất là bốn mươi lăm ngày trước ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Uỷ ban Mặt
trận Tổ quốc cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử một Ban bầu cử gồm đại diện cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Ở cấp xã, thành phần Ban bầu cử có thêm đại diện tập thể cử tri ở
địa phương.
Ban bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh có từ
mười một đến
mười ba người. Ban bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân cấp
huyện
có từ chín đến mười một người.
Ban bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân cấp xã có từ bảy đến chín người. Ban bầu cử gồm Trưởng ban,
Phó Trưởng ban, Thư ký và
các ủy viên.”
6. Điều 18 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 18
1. Tổ bầu cử được thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu để thực hiện công tác bầu cử đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp và bầu cử đại biểu Quốc hội.
2. Việc thành lập Tổ bầu cử, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử được thực hiện theo quy
định tại Điều 17 của
Luật bầu cử đại biểu Quốc
hội.”
7. Điều 22 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 22
Hội đồng bầu
cử
hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
sau khi các Ủy ban bầu cử đã trình biên bản tổng kết cuộc bầu cử và hồ sơ, tài liệu về bầu cử tại kỳ họp thứ nhất của Hội
đồng nhân dân khoá mới.
Ủy ban bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân sau khi Ủy ban bầu
cử đã trình biên bản tổng kết cuộc bầu cử và hồ sơ, tài liệu về bầu cử tại kỳ họp thứ nhất của Hội
đồng nhân dân khoá mới.
Ban bầu cử, Tổ bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân sau khi Ủy ban bầu
cử
kết thúc việc tổng kết công tác
bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.”
8. Điều 37 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“ Điều 37
Hội nghị cử tri ở xã, phường, thị trấn tổ chức theo đơn vị thôn, tổ dân phố do Ban thường
trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cùng
cấp triệu tập và chủ trì.
Hội nghị cử tri ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp do Thủ trưởng cơ quan hoặc người đứng đầu của tổ chức phối
hợp
với Ban chấp hành công đoàn cùng cấp triệu tập và chủ trì. Hội nghị cử tri ở đơn vị vũ trang
nhân dân là Hội nghị quân nhân do
lãnh đạo, Chỉ huy đơn
vị triệu tập và chủ trì.
Người được giới thiệu ứng cử, tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị,
thôn, tổ dân phố có người
ứng cử được mời tham dự các hội
nghị này.
Tại các hội nghị này, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân để nhận xét, bày
tỏ sự tín nhiệm đối với người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử bằng cách giơ tay hoặc
bỏ phiếu kín theo quyết định của
Hội nghị.
Biên bản Hội nghị cử tri lấy ý kiến về những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải
ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả Hội nghị. Biên bản Hội nghị cử tri lấy ý kiến về những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp nào thì gửi đến Ban thường trực Uỷ ban Mặt
trận Tổ quốc cấp đó để chuẩn bị cho Hội nghị hiệp thương lần thứ ba.
Ủy ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức Hội nghị cử tri nơi làm việc và nơi
cư trú.”
9. Điều 44 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“ Điều 44
Hội đồng bầu cử chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử trong phạm vi
cả
nước. Các Ủy ban bầu cử chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử tại địa phương mình.”
10. Điều 48
được sửa đổi,
bổ sung như sau:
“Điều 48
Việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối. Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn
nhưng
không được quá mười giờ đêm.
Trước khi bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải
kiểm tra hòm phiếu trước sự
chứng
kiến của cử tri.”
11. Điều 54
được sửa đổi,
bổ sung như sau:
“Điều 54
Trong ngày bầu cử,
cuộc bỏ phiếu phải
được tiến hành liên tục. Trong trường hợp có sự
kiện
bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu thì Tổ bầu cử phải lập tức niêm phong giấy
tờ
và hòm phiếu, kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử biết, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để cuộc bỏ phiếu
được tiếp tục.
Trong trường hợp đặc biệt cần hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định
thì Tổ bầu cử phải kịp thời báo cáo Ban bầu
cử để đề nghị Ủy ban
bầu cử trình Hội
đồng bầu cử xem xét, quyết định.”
12. Điều 64
được sửa đổi,
bổ sung như sau:
“Điều 64
Hội đồng bầu cử huỷ bỏ cuộc bầu cử ở đơn vị bầu cử có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng theo đề nghị của Chính
phủ và quyết định ngày bầu cử
lại ở đơn vị bầu cử đó.”
13. Điều 70
được sửa đổi,
bổ sung như sau:
“Điều 70
Chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân cấp nào thì Uỷ ban nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc cấp đó thành lập Ủy ban bầu cử bổ sung từ ba đến năm người và chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày bầu cử bổ sung, thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử bổ sung một Ban bầu cử bổ sung từ ba
đến năm người gồm đại diện cơ quan
nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội,
tổ chức
xã hội.
Ủy ban bầu cử bổ sung gồm
Chủ tịch, Thư ký và ủy viên. Ban bầu
cử bổ
sung gồm Trưởng ban,
Thư ký và ủy viên.”
14. Điều 71
được sửa đổi,
bổ sung như sau:
“Điều 71
Chậm nhất là mười ngày trước ngày bầu cử bổ sung, Uỷ ban nhân dân cấp xã thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử bổ sung từ năm đến bảy người gồm đại diện cơ quan nhà
nước, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức xã hội và tập thể cử tri ở địa phương.
Tổ bầu cử bổ sung gồm Tổ trưởng, Tổ
phó, Thư ký và các ủy viên.”
Điều 3
1. Thay thế cụm từ “Ủy ban bầu cử” tại các điều 18, 19,
28, 31, 38, 40, 45, 49, 50, 69, 71, 72,
73, 75, 76 và 84 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội bằng cụm từ “Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội
và đại biểu Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh”.
Thay thế cụm từ “Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” tại Điều 39
và Điều 84 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội bằng cụm từ “Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam”.
2. Thay thế cụm từ “Hội đồng bầu cử” tại các điều 12, 17, 21, 29, 31, 32, 36, 38, 40, 41, 43,
60, 62, 63, 66, 67 và 74 của
Luật bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân bằng cụm từ
“Ủy ban bầu cử”.
Điều 4
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung
cần thiết khác của Luật
này để đáp ứng yêu cầu quản lý
nhà nước.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24 tháng 11
năm
2010.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Phú Trọng
|