CHÍNH
PHỦ
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
SỐ 47/2007/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 27 tháng 3
năm 2007
|
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH
MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VỀ VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA XÃ HỘI
TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật
Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Tổng Thanh tra,
NGHỊ ĐỊNH
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi và đối tượng điều chỉnh
Nghị định này quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng về
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phòng, chống
tham nhũng; vai trò, trách nhiệm của báo chí, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp,
hiệp hội ngành nghề; trách nhiệm của Ban thanh tra nhân dân và của công dân
trong phòng, chống tham nhũng.
Điều
2. Vai trò, trách nhiệm của báo chí, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp,
hiệp hội ngành nghề, trách nhiệm của Ban thanh tra nhân dân và của công dân
trong phòng, chống tham nhũng
1. Cơ quan báo chí, nhà báo có
trách nhiệm phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội trong đấu tranh phòng, chống
tham nhũng; hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống
tham nhũng; lên án, đấu tranh với người có hành vi tham nhũng, biểu dương tinh
thần và những việc làm tích cực trong phòng, chống tham nhũng; tham gia tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; có quyền yêu cầu cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến
hành vi tham nhũng.
2. Doanh nghiệp, hiệp hội doanh
nghiệp, hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm tổ chức, động viên, khuyến khích hội
viên của mình xây dựng văn hoá kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng; tích cực
tham gia vào việc phòng, chống tham nhũng; xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm
soát nội bộ nhằm phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; thông báo về hành vi tham
nhũng và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xác
minh, kết luận về hành vi tham nhũng; kiến nghị với Nhà nước hoàn thiện cơ chế,
chính sách quản lý nhằm phòng, chống tham nhũng.
3. Ban thanh tra nhân dân có
trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở xã,
phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.
4. Công dân tự mình, thông qua
Ban thanh tra nhân dân hoặc tổ chức mà mình là thành viên tham gia phòng, chống
tham nhũng.
Điều 3.
Trách nhiệm phối hợp của cơ quan nhà nước
Cơ quan nhà nước trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp và chỉ đạo cơ quan, tổ chức,
đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam các cấp và các tổ chức thành viên, tạo điều kiện để cơ quan báo chí, doanh
nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, Ban thanh tra nhân dân,
công dân trong phòng, chống tham nhũng.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC PHỐI HỢP VỚI
ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN TRONG PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG
Điều
4. Phối hợp trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật
về phòng, chống tham nhũng
1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình, cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên cùng cấp xây dựng chương
trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về phòng, chống
tham nhũng cho các thành viên, hội viên, đoàn viên và nhân dân.
2. Cơ quan nhà nước tạo điều kiện
để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cùng cấp tổ chức
việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho
nhân dân; động viên hội viên, đoàn viên, nhân dân thực hiện pháp luật về phòng,
chống tham nhũng.
Trong trường hợp cơ quan nhà nước
chủ trì việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham
nhũng thì đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
cùng cấp có liên quan tham gia phối hợp.
3. Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
cùng cấp chỉ đạo Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận
tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho nhân dân trong địa
phương.
Điều
5. Phối hợp trong hoạt động giám sát việc thực biện pháp luật về phòng,
chống tham nhũng
1. Khi thực hiện nhiệm vụ giám
sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở
địa phương, cơ sở, cơ quan nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của mình, có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét, tiếp thu kiến nghị của Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cùng cấp, Ban thanh tra nhân
dân và ý kiến của nhân dân phản ánh thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Hội đồng nhân dân các cấp khi
thực hiện nhiệm vụ giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng
có trách nhiệm mời đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
cùng cấp tham gia xây dựng kế hoạch giám sát, tham gia giám sát việc thực hiện
pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Hội đồng nhân dân.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các tổ chức thành viên cùng cấp giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống
tham nhũng.
4. Người đứng đầu cơ quan nhà nước
có trách nhiệm:
a) Cung cấp thông tin về những vấn
đề có liên quan đến hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống
tham nhũng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên;
b) Cử đại diện tham gia hoạt động
giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên khi được
đề nghị;
c) Xem xét, giải quyết và trả lời
yêu cầu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về việc
áp dụng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, xác minh vụ việc tham nhũng, xử lý
người có hành vi tham nhũng;
d) Xem xét, giải quyết kiến nghị
của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về việc biểu
đương, khen thưởng người tốt, việc tốt trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng;
đ) Xem xét, giải quyết kiến nghị
của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về việc sửa đổi,
bổ sung, đình chỉ hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật không phù hợp, làm nảy sinh
tham nhũng.
Điều
6. Phối hợp trong việc cung cấp thông tin, thực biện các biện pháp phòng,
chống tham nhũng, xác minh, xử lý người có hành vi tham nhũng, vụ việc tham
nhũng
1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình, cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin về
hoạt động của mình trong công tác phòng, chống tham nhũng cho Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chúc thành viên khi có yêu cầu của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
Việc yêu cầu cung cấp thông tin
của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về vụ việc tham
nhũng, trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền được thực hiện theo quy định của Điều 31 Luật Phòng, chống
tham nhũng và Nghị định số 120/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20 tháng 10
năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống
tham nhũng và các quy định khác của pháp luật.
2. Khi nhận được yêu cầu của Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về việc áp dụng biện
pháp phòng ngừa tham nhũng, xác minh vụ việc tham những, xử lý người có hành vi
tham nhũng thì trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, trả lời Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về việc xem xét, xử lý đó. Trường hợp
vụ việc phức tạp thì thời hạn cỏ thể kéo dài nhưng không quá ba mươi (30) ngày.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khi nhận được tố cáo về vụ việc tham nhũng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các tổ chức thành viên chuyển đến có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo
quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Trong thời hạn bảy (7) ngày kể từ ngày vụ việc được giải quyết, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đã chuyển đến biết kết quả.
4. Trong quá trình xác minh, xử
lý vụ việc tham nhũng, người có hành vi tham nhũng, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cung cấp
các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc tham nhũng, người có hành vi tham
nhũng để làm cơ sở xem xét, giải quyết. Thời hạn cung cấp thông tin của Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là mười lăm (15) ngày kể từ
ngày nhận được đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi cần thiết, cơ quan nhà nước
đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cử đại diện
của tổ chức mình tham gia xác minh, xử lý vụ việc tham nhũng.
Điều
7. Phối hợp trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống
tham nhũng
1. Tham gia xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân:
a) Văn phòng Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân, cơ quan tư pháp của Ủy ban nhân dân cùng cấp có trách nhiệm
tập hợp những ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên cùng cấp về dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân
dân, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân trình cơ quan có thẩm quyền;
b) Đối với dự thảo nghị quyết,
quyết định, chỉ thị có liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phòng, chống tham nhũng thì cơ quan chủ
trì soạn thảo có trách nhiệm gửi dự thảo để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các tổ chức thành viên cùng cấp có liên quan tham gia ý kiến.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
có trách nhiệm phối hợp với Ban Thường trực Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội là
thành viên của Mặt trận ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành những vấn
đề mà pháp luật quy định trách nhiệm tham gia phòng, chống tham nhũng của Mặt
trận Tổ quốc việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội thành viên ở địa phương.
Điều
8. Phối hợp trong phòng, chống tham nhũng thông qua hiệp thương bầu cử đại
biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, tuyển chọn Thầm phán, Kiểm sát viên,
giới thiệu Hội thẩm Toà án nhân dân
Khi nhận được yêu cầu xác minh của
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về dấu hiệu tham
nhũng của những người được lựa chọn, giới thiệu là ứng cử đại biểu Quốc hội, đại
biểu Hội đồng nhân dân, tuyển chọn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Hội thẩm nhân dân
thì trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, trả lời. Trường hợp vụ việc phức tạp
thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi (30) ngày.
Điều 9.
Xây dựng nội dung phối hợp công tác về phòng, chống tham nhũng
1. Cơ quan nhà nước và Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xây đựng nội dung phối hợp về công tác phòng, chống
tham nhũng. Nội dung phối hợp được quy định trong quy chế phối hợp công tác giữa
cơ quan nhà nước và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Nội dung phối hợp về công tác
phòng, chống tham nhũng phải căn cứ vào yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, điều kiện cụ thể của từng địa phương. Nội dung phối hợp có những hoạt
động chủ yếu sau:
a) Tuyên truyền, vận động nhân
dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
b) Giám sát việc thực hiện pháp luật
về phòng, chống tham những;
c) Phối hợp trong việc cung cấp
thông tin, phát hiện, xác minh, xử lý vụ việc tham nhũng;
d) Các biện pháp tổ chức thực hiện;
đ) Trách nhiệm của từng cơ quan,
tổ chức trong việc phối hợp.
VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BÁO CHÍ TRONG PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG
Điều 10.
Tuyên truyền, động viên nhân dân tham gia phòng, chống tham nhũng
Cơ quan báo chí, nhà báo thông
qua hoạt động nghề nghiệp của mình có trách nhiệm:
1. Tuyên truyền về chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; tuyên
truyền về công tác phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, tổ chức.
2. Phản ánh và hướng dẫn dư luận
xã hội, động viên nhân dân tích cực tham gia đấu tranh chống tham những.
3. Biểu dương tinh thần và những
việc làm tích cực của tập thể, cá nhân trong công tác phòng, chống tham nhũng;
bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng.
4. Lên án, đấu tranh với người
có hành vi tham nhũng.
Điều 11.
Việc thu thập, cung cấp thông tin về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
1. Khi nhận được kiến nghị, phản
ánh, tin, bài của công dân về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng hoặc thông qua hoạt
động nghề nghiệp của mình phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, cơ quan báo
chí, nhà báo có quyền:
a) Thu thập thông tin, tài liệu
theo quy định của pháp luật để làm rõ về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc có dấu
hiệu tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Khi nhận được yêu cầu của cơ
quan báo chí, nhà báo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan
báo chí, nhà báo, giúp cho báo chí thông tin chính xác, kịp thời. Việc yêu cầu
cung cấp thông tin của cơ quan báo chí, nhà báo về vụ việc tham nhũng và trách
nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được
thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Phòng, chống tham nhũng
và Nghị định số 120/2006/NĐ-CP của Chính phú ngày 20 tháng 10 năm 2006 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham
nhũng và các quy định khác của pháp luật.
Điều 12.
Việc đưa tin của cơ quan báo chí, nhà báo về phòng, chống tham nhũng
1. Cơ quan báo chí, nhà báo có
quyền đưa tin phản ánh về vụ việc tham nhũng và hoạt động phòng, chống tham
nhũng. Khi đưa tin về vụ việc tham nhũng, người có hành vi tham nhũng, cơ quan
báo chí, nhà báo phải đưa tin trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về việc đưa tin đó.
Cơ quan báo chí phát hiện hoặc
nhận dược tố cáo của công dân về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì phải báo
ngay cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân bằng văn bản. Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm thụ lý và trả lời cho báo chí cách
giải quyết. Cơ quan báo chí có quyền đưa tin về vụ việc có dấu hiệu tham những
từ các thông tin, tài liệu mà mình có được và chịu trách nhiệm trước pháp luật
về tính chính xác, trung thực của thông tin được đăng tải trên báo chí.
Trường hợp có căn cứ cho rằng kiến
nghị, phản ánh, tin, bài, tố cáo của công dân về vụ việc tham nhũng không có cơ
sở thì cơ quan báo chí thông báo cho công dân về việc không đưa tin và nêu rõ
lý do.
2. Tổng biên tập, nhà báo chịu
trách nhiệm về việc đưa tin và chấp hành pháp luật về báo chí, đạo đức nghề
nghiệp trong hoạt động báo chí.
3. Cơ quan báo chí, nhà báo
không được đưa tin về những vụ việc không có căn cứ rõ ràng; đưa tin sai sự thật;
phương hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích của tổ chức, cá nhân, ảnh hưởng đến uy
tín, danh dự, nhân phẩm của công dân; không được tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật
quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và các thông tin khác theo quy định của
pháp luật.
4. Cơ quan báo chí, nhà báo có
quyền và ngh~ã vụ từ chối tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo,
người cung cấp thông tin về vụ việc tham những, về người có hành vi tham nhũng
nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng Viện Kiểm
sát nhân dân hoặc Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên để
phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử.
5. Khi đưa tin trên báo chí về vụ
việc có dấu hiệu tham những, cơ quan báo chí, nhà báo đưa tin sai sự thật phải
cải chính, xin lỗi theo quy định của pháp luật về báo chí. Nếu lợi dụng quyền
thông tin báo chí để xuyên tạc, vu khống thì tuỳ theo tính chất, mức độ của
hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật; nếu gây thiệt hại thì
phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Điều 13.
Trách nhiệm của Hội Nhà báo
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình, Hội Nhà báo các cấp có trách nhiệm:
1. Tuyên truyền, động viên cơ
quan báo chí, nhà báo là hội viên của mình tham gia phòng, chống tham nhũng;
2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định của pháp luật để hoàn
thiện cơ chế, chính sách quản lý nhằm phòng, chống tham nhũng;
3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan báo chí, nhà báo là hội viên của mình bị đe doạ trả thù, trù dập
khi đưa tin về phòng, chống tham nhũng.
4. Phối hợp với Bộ Văn hoá -
Thông tin xây đựng quy định về đạo đức, quy tắc nghề nghiệp của nhà báo.
Điều
14. Quyền yêu cầu được bảo vệ của cơ quan báo chí, nhà báo khi thông tin
về vụ việc tham nhũng
1. Trong quá trình tác nghiệp,
khi có căn cứ cho rằng việc thông tin về vụ việc tham nhũng có thể dẫn đến nguy
hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của mình, nhà báo có quyền đề
nghị cơ quan báo chí và cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp
cần thiết để bảo vệ mình.
2. Khi nhận được đề nghị được bảo
vệ của nhà báo, cơ quan báo chí có trách nhiệm áp dụng ngay các biện pháp cần
thiết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các
biện pháp cần thiết bảo vệ nhà báo đó. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách
nhiệm áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để bảo vệ cơ quan báo chí, nhà báo.
Chương 4:
VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP, HIỆP HỘI DOANH
NGHIỆP, HIỆP HỘI NGÀNH NGHỀ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Điều
15. Tuyên truyền, động viên cán bộ, người lao động thực hiện quy định
pháp luật về phòng, chống tham nhũng
1. Trong điều kiện của mình,
doanh nghiệp có trách nhiệm:
a) Tuyên truyền pháp luật về
phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, người lao động trong doanh nghiệp; vận động
cán bộ, người lao động thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng;
b) Tổ chức các hình thức động
viên, giáo dục cán bộ, người lao động trong doanh nghiệp thực hiện quy tắc ứng
xử trong hoạt động của doanh nghiệp để phòng ngừa tham nhũng.
2. Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội
ngành nghề có trách nhiệm:
a) Tổ chức tuyên truyền pháp luật
về phòng, chống tham nhũng cho các hội viên của hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội
ngành nghề; vận động hội viên thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tham
những;
b) Tổ chức các hình thức động
viên, khuyến khích các hội viên xây dựng văn hoá kinh doanh lành mạnh, phi tham
nhũng; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, người
lao động trong doanh nghiệp để phòng ngừa tham nhũng.
Điều 16.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng
1. Doanh nghiệp áp dụng các biện
pháp phòng ngừa tham nhũng thông qua việc thực hiện cạnh tranh lành mạnh trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của
doanh nghiệp đối với Nhà nước và người lao động trong doanh nghiệp; thực hiện
chế độ thống kê theo quy định của pháp luật; thực hiện dân chủ, công khai, minh
bạch trong hoạt động của doanh nghiệp; xây dựng và thực hiện các quy định về kiểm
soát nội bộ nhằm phòng, chống tham nhũng; khuyến khích việc phát hiện, tố cáo
các hành vi tham nhũng. Nghiêm cấm đưa hối lộ cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền dưới mọi hình thức.
2. Doanh nghiệp ban hành và tổ
chức thực hiện các quy định về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp nhằm phòng
ngừa tham nhũng, kịp thời phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các hành vi tham
nhũng phát sinh trong nội bộ hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền xử lý.
Điều
17. Thông báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi
tham nhũng
Khi phát hiện có hành vi tham những
thì doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm
thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi tham nhũng đó.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền có trách nhiệm xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo kết
quả xử lý cho doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề đó biết.
Điều
18. Trách nhiệm cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
1. Khi nhận được yêu cầu của cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp
hội ngành nghề có trách nhiệm cung cấp thông tin mà mình có được về vụ việc có
dấu hiệu tham nhũng, đồng thời áp dựng các biện pháp cần thiết trong phạm vi
quyền và trách nhiệm của mình để phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền xác minh, làm rõ vụ việc tham nhũng, người có hành vi tham nhũng.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin cho doanh nghiệp, áp dụng các biện pháp
theo thẩm quyền để các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, góp phần phòng, chống
tham nhũng.
Điều
19. Kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm phòng, chống
tham nhũng
Doanh nghiệp, hiệp hội doanh
nghiệp, hiệp hội ngành nghề có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ các văn bản pháp luật không phù hợp, làm phát sinh
tham nhũng, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật, nâng cao hiệu lực
quản lý nhà nước, hiệu quả công tác đấu tranh chống tham nhũng.
Điều 20.
Trách nhiệm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có trách nhiệm:
1. Phối hợp với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền tuyên truyền, động viên doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp
hội ngành nghề tham gia phòng, chống tham nhũng.
2. Phối hợp với cơ quan nhà nước
tổ chức diễn đàn để trao đổi, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, hiệp hội
doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.
3. Kiến nghị với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để hoàn thiện cơ chế,
chính sách quản lý nhằm phòng, chống tham nhũng.
4. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong đấu
tranh phòng, chống tham nhũng.
TRÁCH NHIỆM CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN TRONG PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG
Điều 21.
Việc tham gia phòng, chống tham nhũng của Ban thanh tra nhân dân
1. Ban thanh tra nhân dân trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện
pháp luật về phòng, chống tham những ở xã, phường, thị trấn và ở cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.
2. Khi cần thiết, Ban thanh tra
nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Người đứng đầu cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước giao cho xác minh những
vụ việc nhất định.
3. Khi cần thiết, cơ quan nhà nước
có trách nhiệm mời đại diện Ban thanh tra nhân dân tham gia giám sát, thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở xã, phường,
thị trấn, ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Ban
thanh tra nhân dân có trách nhiệm cung cấp thông tin, cử người tham gia khi được
yêu cầu.
Điều 22.
Việc giám sát của Ban thanh tra nhân dân
Ban thanh tra nhân dân giám sát
việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng thông qua:
1. Tiếp nhận các ý kiến phản ánh
của nhân dân, cán bộ, người lao động về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; trực tiếp
thu thập các thông tin, tài liệu trong việc thực hiện các quy định pháp luật về
phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường,
thị trấn, của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.
2. Phát hiện hành vi tham nhũng,
vụ việc tham nhũng của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở xã, phường, thị trấn, cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.
3. Trực tiếp hoặc thông qua Ban
Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn, Ban chấp hành công
đoàn cơ sở kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Người đứng
đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, hành vi
tham nhũng và giám sát việc giải quyết đó.
Điều
23. Quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân trong quá trình giám sát việc
thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng
1. Trong quá trình giám sát việc
thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Ban Thanh tra nhân dân có quyền
đề nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn,
Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước cung cấp
các thông tin, tài liệu liên quan đến việc giám sát.
2. Trường hợp phát hiện vụ việc
có dấu hiệu tham những, người có hành vi tham nhũng thì Ban Thanh tra nhân dân
kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn, Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước
hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
3. Trong thời hạn mười lăm (15)
ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm
xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho Ban Thanh tra nhân dân.
Trường hợp kiến nghị không được xem xét, giải quyết hoặc thực hiện không đầy đủ
thì Ban Thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh hoặc kiến nghị cấp trên trực tiếp của
Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết.
Chương 6:
TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Điều 24.
Trách nhiệm của công dân tham gia phòng, chống tham nhũng
1. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật
về phòng, chống tham nhũng; lên án, đấu tranh với những người có hành vi tham
nhũng; phản ánh với Ban thanh tra nhân dân, tổ chức mà mình là thành viên về
hành vi tham nhũng, vụ việc tham nhũng để Ban thanh tra nhân dân, tổ chức đó kiến
nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của
pháp luật; cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xác
minh vụ việc tham nhũng khi được yêu cầu.
2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về
phòng, chống tham nhũng; góp ý kiến với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
việc xây dựng các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Điều 25.
Tố cáo hành vi tham nhũng
1. Khi tố cáo hành vi tham nhũng
với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, công dân phải nêu rõ họ, tên, địa
chỉ, nội dung tố cáo và cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung
tố cáo mà mình có được cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Người tố cáo được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trả thù, trù dập do việc tố cáo hành vi
tham nhũng.
2. Việc tố cáo và giải quyết tố
cáo về hành vi tham những, bảo vệ bí mật, an toàn cho người tố cáo hành vi tham
nhũng được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống tham những, Luật Khiếu
nại, tố cáo, Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham
nhũng.
Điều
26. Tham gia phòng, chống tham nhũng thông qua Ban thanh tra nhân dân, tổ
chức mà mình là thành viên
1. Nhân dân ở xã, phường, thị trấn,
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp, doanh nghiệp nhà nước khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng, vụ
việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình có quyền:
a) Phản ánh với Ban thanh tra
nhân dân ở xã, phường, thị trấn hoặc ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp,
doanh nghiệp nhà nước nơi mình cư trú hoặc làm việc;
b) Phản ánh với tổ chức mà mình
là thành viên.
2. Việc phản ánh của nhân dân,
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về hành vi có dấu hiệu tham nhũng,
vụ việc tham nhũng phải khách quan, trung thực.
3. Ban thanh tra nhân dân có
trách nhiệm tiếp nhận ý kiến phản ánh của nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, xem xét và kiến nghị Chủ tịch
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xem
xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và giám sát việc giải quyết đó.
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình, tổ chức mà công dân là thành viên có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến
phản ánh của công dân về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, vụ việc tham nhũng xem
xét và kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết
theo quy định của pháp luật.
5. Khi nhận được thông báo kết
quả giải quyết vụ việc tham nhũng của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
thì Ban thanh tra nhân dân, tổ chức mà công dân là thành viên có trách nhiệm
thông báo kết quả giải quyết cho công dân đã có ý kiến phản ánh biết.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 27.
Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi
hành sau mười lăm (15) ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 28.
Trách nhiệm thi hành
Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi chức năng, quyền hạn của
mình hướng dẫn thi hành những vấn đề liên quan đến trách nhiệm chỉ đạo tổ chức
và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng
của Nhà nước tổ chức hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|