Cụ thể, Bộ Y tế quy định 38 bệnh hiểm nghèo để các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Trong đó, có các bệnh như: Viêm màng não và viêm não màng não do Listeria (Mã bệnh: A32.1); Nhiễm khuẩn huyết (Mã bệnh: A32.7; A39; A40; A41); Bệnh bại liệt cấp (Mã bệnh: A80); Bệnh HIV dẫn đến bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng/ gây u ác tính/ dẫn đến các bệnh xác định khác/ bệnh lý khác (Mã bệnh: B20 đến B23)…
Cần lưu ý là Danh mục bệnh hiểm nghèo ban hành kèm theo Thông tư 50/2024/TT-BYT không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại:
(i) Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc;
(ii) Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016;
(iii) Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo;
(iv) Thông tư 26/2014/TT-BQP ban hành Danh mục bệnh hiểm nghèo, Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày để thực hiện chế độ, chính sách trong quân đội;
(v) Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 22 Luật Luật Bảo hiểm y tế (đã được sửa đổi bổ sung)
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để xem xét, giải quyết.
Thông tư 50/2024/TT-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2025.