>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Xác định nguyên giá của tài sản cố định vô hình trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

Tài sản vô hình (Invisible Assets) là gì? Vai trò của tài sản vô hình đối  với doanh nghiệp

 

Hình từ Internet

Nguyên giá tài sản cố định (TSCĐ) vô hình là toàn bộ các chi phí mà công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải bỏ ra để có TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính. Cụ thể, nguyên giá TSCĐ vô hình được xác định như sau:

1. Nguyên giá của TSCĐ vô hình mua sắm

Nguyên giá

=

Giá mua thực tế phải trả

+

Các khoản thuế

+

Các khoản chi phí liên quan trực tiếp

Riêng đối với trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp:

Nguyên giá

=

Giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua (không bao gồm lãi trả chậm)

2. Nguyên giá của TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi

- Đối với TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác:

Nguyên giá

=

Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về hoặc đem trao đổi

+

Các khoản thuế

+

Các khoản chi phí liên quan trực tiếp

- Đối với TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự:

Nguyên giá

=

Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi

3. Nguyên giá của TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều chuyển đến

- Đối với trường hợp được cấp, được biếu, được tặng:

Nguyên giá

=

Giá trị hợp lý ban đầu

+

Các chi phí liên quan trực tiếp

- Đối với trường hợp được điều chuyển đến:

Nguyên giá

=

Nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán của công ty có tài sản điều chuyển

4. Nguyên giá của TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Nguyên giá

=

Các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm

5. Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất

Quyền sử dụng đất được ghi nhận là TSCĐ vô hình bao gồm:

- QSDĐ được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng QSDĐ hợp pháp (bao gồm QSDĐ có thời hạn, QSDĐ không thời hạn).

- QSDĐ thuê trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ.

Quyền sử dụng đất không ghi nhận là TSCĐ vô hình gồm:

- QSDĐ được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.

- Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê (thời gian thuê đất sau ngày 01 tháng 7 năm 2014, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); Thuê đất trả tiền thuê hàng năm.

Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được xác định:

Nguyên giá

=

Toàn bộ khoản tiền chi ra để có QSDĐ hợp pháp

+

Các chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất)

Hoặc được xác định:

Nguyên giá

=

Giá trị QSDĐ nhận góp vốn

Hạch toán đối với TSCĐ là nhà hỗn hợp:

- Đối với các tài sản là nhà hỗn hợp vừa dùng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH 2 thành viên trở lên, vừa dùng để bán hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật thì công ty phải xác định và hạch toán riêng phần giá trị của nhà hỗn hợp theo từng mục đích sử dụng. Theo đó, công ty TNHH 2 thành viên trở lên chỉ ghi nhận và trích khấu hao đối với phần giá trị tài sản (diện tích) dùng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và dùng để cho thuê (trừ trường hợp cho thuê tài chính): công ty thực hiện ghi nhận giá trị của phần tài sản (diện tích) là tài sản cố định, quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định theo quy định.

Đối với trường hợp không xác định tách riêng được phần giá trị tài sản (diện tích) thì công ty TNHH 2 thành viên trở lên không hạch toán toàn bộ phần giá trị tài sản này là TSCĐ và không được trích khấu hao theo quy định.

- Tiêu thức để xác định giá trị từng loại tài sản và phân bổ khấu hao tài sản đối với từng mục đích sử dụng được căn cứ vào tỷ trọng giá trị của từng phần diện tích theo từng mục đích sử dụng trên giá trị quyết toán công trình; hoặc căn cứ vào diện tích thực tế sử dụng theo từng mục đích sử dụng để hạch toán.

6. Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ

Nguyên giá

=

Toàn bộ các chi phí thực tế mà công ty đã chi ra để có được các tài sản đó

7. Nguyên giá của TSCĐ là các chương trình phần mềm

Nguyên giá

=

Toàn bộ các chi phí thực tế mà công ty đã bỏ ra để có được phần mềm đó

Trong đó:

- Các khoản thuế ở đây không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại như thuế GTGT.

- Các chi phí liên quan trực tiếp ở đây là những chi phí mà công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng hoặc tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

- Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về hoặc đem trao đổi được xác định sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

2,125
Bài viết liên quan: